Hôm nay,  

Các nhà sản xuất quần áo, giày dép thấy khó từ bỏ chuỗi cung ứng của Trung Quốc

03/11/202300:00:00(Xem: 2676)

Nhà máy tại Ninh Thuận

Nhà máy của Tập đoàn Sản xuất May mặc D’Sago tại Suối Đá, tỉnh Ninh Thuận, Việt Nam.


Cù Tuấn biên dịch phóng sự của Bloomberg. 

 
Từ Adidas AG đến Nike Inc, các nhà sản xuất quần áo và giày dép đã chuyển chuỗi cung ứng của họ ra khỏi Trung Quốc do căng thẳng địa chính trị và chi phí sản xuất thấp hơn.
 
Nhưng trong bối cảnh kinh tế toàn cầu ngày càng bất ổn và nhu cầu tiêu dùng suy yếu, nhiều công ty đã nhận ra rằng việc tìm kiếm các trung tâm sản xuất thay thế cũng đi kèm với những thách thức riêng. Một số thậm chí còn đóng cửa cơ sở sản xuất vừa mới thành lập để quay về Trung Quốc đại lục.
 
Laura Magill, người đứng đầu của thương hiệu giày dép Bata Group nổi tiếng toàn cầu, cho biết: “Hệ sinh thái trưởng thành đó, được thiết lập qua nhiều thập niên ở Trung Quốc, không chỉ đảm bảo mức giá cạnh tranh mà còn mang lại chất lượng ổn định khi sản xuất hàng loạt. Điều này khó có thể sao chép. Tôi không thể nghĩ ra nơi nào khác có thể làm được sản phẩm với chất lượng, số lượng và giá cả tốt như Trung Quốc”.
 
Các nhà sản xuất hàng may mặc và chủ nhà máy mà Bloomberg News đã nói chuyện cũng đồng tình với quan điểm của Magill.
 
Lin Feng, ở độ tuổi 50, là một doanh nhân sở hữu các nhà máy may mặc trong và xung quanh thành phố Quảng Châu phía nam Trung Quốc. Các nhà máy của ông chủ yếu sản xuất quần áo cho khách hàng Mỹ và châu Âu.
 
Vào năm 2020, khi Trung Quốc đóng cửa biên giới vì Covid, Lin Feng bắt đầu một dây chuyền sản xuất váy phụ nữ mới ở Hà Nội để “ném đá tìm đường”. Feng có được những công nhân hài lòng với mức lương chưa đến một nửa mức lương hàng tháng mà ông phải trả ở Quảng Châu.
 
Nhưng Feng sớm nhận ra mình bị sốc vì có rất ít đơn đặt hàng từ các khách hàng nước ngoài, vốn thận trọng với mức tồn kho khá lớn do dịch bệnh. Năm ngoái, Feng rời Việt Nam và chuyển trọng tâm sản xuất trở lại Quảng Châu.
 
Lin Feng nói: “Bây giờ không có ích gì khi nói về việc mở rộng hoặc chuyển dịch ra nước ngoài. Với nhu cầu giảm đi, việc người làm đòi lương thấp và được miễn thuế [tại Việt Nam] là vô nghĩa”.
Theo Hội đồng Dệt may Quốc gia Trung Quốc, việc rút lui này có nguy cơ làm mất đi một phần trong số 1,8 tỷ USD mà các nhà sản xuất Trung Quốc đã chi để chuyển sang các nước láng giềng châu Á như Việt Nam và Thái Lan. Một số quốc gia trong số này trong những năm qua đã chứng kiến xuất khẩu của họ sang các quốc gia phát triển đã tăng lên, gây bất lợi cho nền kinh tế lớn nhất châu Á.
 
Kee, giám đốc một nhà máy may mặc có trụ sở tại Quảng Đông, người yêu cầu chỉ nêu tên khi thảo luận về các vấn đề có thể nhạy cảm về mặt chính trị, cũng có một câu chuyện tương tự.
Hơn 20 năm, ông vận hành dây chuyền sản xuất quần jeans ở Campuchia. Tuy nhiên, trong thập kỷ qua, ông nhận thấy tỷ suất lợi nhuận ngày càng mỏng hơn khi mức lương tối thiểu tại Campuchia đã tăng lên.
 
Số tiền ông trả cho công nhân ở thành phố sản xuất Trung Sơn phía nam Trung Quốc hiện chỉ cao hơn 30% so với ở Campuchia. Cách đây 10 năm thì tỷ lệ chênh lệch này còn cao hơn. Trong khi đó, hiệu suất đầu ra tại các nhà máy ở Trung Quốc của ông tốt hơn khoảng 20% so với các nhà máy tại Campuchia, cộng thêm công nhân Trung Quốc có tay nghề cao hơn.
 
Kee cho biết, việc mở rộng sản xuất ở Đông Nam Á không phải là một “quyết định hợp lý”. “Tôi e rằng tình trạng kinh doanh chậm lại sẽ tiếp tục trong một hoặc hai năm tới.”
 
Quả thực, Trung Quốc đóng vai trò không thể thiếu trong chuỗi cung ứng hàng may mặc toàn cầu đến mức ngay cả những quốc gia đang đóng vai trò thay thế Trung Quốc cũng vẫn còn phụ thuộc rất nhiều vào quốc gia này.
 
Theo bà Dương Thị Ngọc Dung, Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam, ngành may mặc Việt Nam vẫn chủ yếu dựa vào nguyên liệu Trung Quốc như nút, chỉ, nhãn mác và bao bì. Chỉ khoảng 30% đến 40% nguyên liệu được sản xuất trong nước Việt Nam.
 
“Khi bạn bắt đầu nói về sự chuyển động của chuỗi cung ứng hóa chất, chuỗi cung ứng nguyên liệu thô, bạn có kiến thức về máy trộn hóa chất ở các quốc gia đó không? Bạn có kiến thức ở các quốc gia trên về cách sản xuất hàng loạt không? Magill của công ty Bata đặt câu hỏi.
 
Rào cản ngôn ngữ và cú sốc văn hóa cũng là những trở ngại trong việc quản lý người lao động ở Đông Nam Á, một số người lao động này có ít kinh nghiệm hơn nhân viên ở Trung Quốc.
 
Michael Laskau, một doanh nhân ở Việt Nam, chuyên kết nối các nhà sản xuất quần áo địa phương với người mua nước ngoài, cho biết căng thẳng chính trị đã thúc đẩy một số khách hàng của ông chuyển sang Đông Nam Á – nhưng “nỗi sợ đi sang Trung Quốc làm việc và bị mắc kẹt ở đó” đã không xảy ra. Điều này đã khiến các đơn đặt hàng cho các nhà máy địa phương bị giảm đi, khiến một số nhà sản xuất hàng may mặc có nhà máy tại Đông Nam Á đang phải vật lộn để tồn tại.
 
Laskau cho biết hầu hết khách hàng đặt hàng với các nhà máy ở Việt Nam đang né tránh các hợp đồng dài hạn hơn do lo lắng về nhu cầu toàn cầu giảm sút. Ông cho biết, nếu không có những cam kết dài hạn hơn, nhiều công ty may mặc đang phải sống ngày qua ngày, thậm chí một số công ty còn có kế hoạch cắt giảm thời gian làm việc 4 ngày/tuần để cắt giảm chi phí.
 
Bà Dung Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam cho biết nước này vẫn đặt mục tiêu xuất khẩu hàng may mặc đạt 40 tỷ USD trong năm nay, trong bối cảnh một số khách hàng ở các quốc gia phát triển không muốn phụ thuộc quá nhiều vào Trung Quốc. Bà cho biết, xuất khẩu hàng may mặc đạt 18,6 tỷ USD trong nửa đầu năm, chiếm 11,3% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam.
 
Tuy nhiên, các đơn đặt hàng mới chủ yếu dành cho việc gia công các công đoạn cuối cùng chứ không phải dành cho việc sản xuất đầy đủ. “Chi phí thành lập các nhà máy mới rất tốn kém và chính phủ Việt Nam không muốn có các nhà máy do nước ngoài đầu tư gây ô nhiễm thêm nữa”, bà Dung nói.
Ấn Độ là một nước được hưởng lợi khác từ sự chuyển dịch đa dạng hóa khỏi Trung Quốc của một số nhà sản xuất. Uniqlo của Fast Retailing Co cho biết họ sẽ tìm kiếm thêm đối tác sản xuất tại nước này trong khi Apple Inc cũng đang mở rộng quy mô sản xuất ở Ấn Độ, trong nỗ lực tìm cách đa dạng hóa sản xuất từ nhà máy trung tâm chính ở Trung Quốc đại lục.
 
Tuy nhiên, vẫn còn phải xem liệu có quốc gia nào khác – ngay cả một quốc gia có dân số tương đương Trung Quốc – có thể cạnh tranh với hệ sinh thái sản xuất khổng lồ của Trung Quốc hay không.
 
Một nhà máy may mặc mà Laskau hợp tác đã chi 80 triệu USD vào một nhà máy ở Việt Nam để sản xuất ra vải bằng các phương pháp thân thiện với môi trường hơn. Công ty đã đưa một phần chi phí của công nghệ mới vào giá vải - để rồi nhận thấy mình liên tục bị các đối thủ cạnh tranh báo giá rẻ hơn ở Trung Quốc đánh bại.
 
Laskau nói: “Vấn đề nan giải là ở đó. Khách hàng đều muốn vải sản xuất tại Việt Nam nhưng lại không muốn trả giá cho việc chuyển dịch sản xuất. Họ cứ muốn mọi thứ phải rẻ nhất có thể.”
 
Cù Tuấn biên dịch
 
Nguồn: https://www.facebook.com/tuan.cu.5
 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Khi Trump rời Nhà Trắng vào tháng 1, 2021, tỉ lệ thất nghiệp là 15%. 20 triệu việc làm mất trong 2020. Kinh tế thu nhỏ lại -2.8%. Chỉ số chứng khoán Dow Jones dưới 20,000. Chính sách thuế thất bại. Giảm $1.9 ngàn tỉ cho giới giầu và các đại công ty làm ngân sách quốc gia thiếu hụt 5.4 lần từ $585 tỉ trong tài khóa 2026 lên đến $3,132 tỉ vào tài khóa 2020 và nợ công tăng thêm $8 ngàn tỉ trong bốn năm. Kinh tế chỉ phát triển trung bình hàng năm được 0.95% thay vì 4% - 6% như Trump dự trù.
Tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) năm nay ở Davos, nơi 60 Tổng Thống và Thủ Tướng, 800 lãnh đạo doanh nghiệp và các tổ chức phi lợi nhuận tập họp để thảo luận về những thách thức lớn của thời đại chúng ta, Trí tuệ nhân tạo, AI, lần này đã trở thành chủ đề làm lu mờ mọi chủ đề khác. Trí tuệ nhân tạo AI ngày càng ảnh hưởng đến chúng ta, ngoài việc có thể xử dụng trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu và ảnh hưởng đến nền kinh tế, AI cũng ngày càng có vẻ là một phần của bộ máy chiến tranh, hay ngay cả trong thị trường lao động AI cũng cho thấy sự hiệu quả rõ ràng hơn, AI, trí tuệ nhân tạo là siêu năng lực vừa có thể hủy diệt mà cũng vừa có thể cải thiện, là rủi ro cũng như là cơ hội.
Lịch sử kinh tế của Mỹ là chu kỳ giữa sự các đợt tăng trưởng và suy thoái kinh tế. Gần đây nhất là sự tăng trưởng kinh tế từ thời Tổng Thống Obama, kéo dài sang thời Tổng Thống Trump trước khi đại dịch Covid-19 xảy ra. Tổng Thống Biden nhậm chức trong thời điểm nền kinh tế Mỹ bắt đầu có những dấu hiệu suy thoái. Theo các nhà hoạch định chính sách, hiếm khi các chính sách giảm lạm phát được áp dụng mà không xảy ra suy thoái. Nhưng có vẻ như lần này điều này có thể xảy ra.
Giá xăng trung bình vào ngày 14-12-2023 ở Mỹ là 3.10 USD/gallon, giảm 0.02 USD so với ngày hôm qua, 0.10 USD so với tuần trước và 0.25 USD so với tháng trước. Hawaii có giá cao nhất là $4.70, tiếp đến là California với giá là $4.63. Ngược lại, Texas ghi nhận giá thấp nhất trên toàn nước Mỹ là $2.55. Giá xăng giảm do mức cầu hạ theo mùa và mức cung trong nước Mỹ gia tăng đáng kể là một tin đáng hoan nghênh đối với những người Mỹ đã phải vật lộn với giá xăng cao trong quá khứ. Ngoài ra, tình hình kinh tế Trung Quốc là một điểm đáng lưu tâm. Trung Quốc là một quốc gia nhập cảng xăng dầu nhiều nhất thế giới. Kinh tế Trung Quốc đi xuống sẽ làm giảm mức cầu.
Sẽ không có một bản tổng kết nào đầy đủ về tình hình kinh tế Mỹ trong năm 2023. Sẽ không có dự đoán nào chính xác cho kinh tế tương lai 2024. Nhưng hai chữ “kinh tế” lớn lao và khách quan này lại ảnh hưởng trực tiếp đến túi tiền và đời sống hàng ngày của chúng ta. Kinh nghiệm và hiểu biết về khả năng kinh tế cộng đồng ảnh hưởng đến kinh tế cá nhân/gia đình, sẽ giúp cho lòng tham giàu có chững chạc hơn và nỗi sợ hãi nghèo khó được nhẹ nhàng hơn.
Theo trang mạng tin tức kinh tế thương mại Business Insider, báo cáo mới đây nhất về dự báo thị trường nhà ở năm 2024 có một số tin tốt lành, nhưng vẫn có nhiều thách thức từ năm nay sẽ vẫn tồn tại. Báo cáo này là của trang mạng chuyên về địa ốc Realtor.com. Nhìn chung, Realtor đưa ra một dự báo có nhiều điểm trái chiều. Điều này sẽ làm thất vọng nhiều người Mỹ đang hy vọng sẽ có một thị trường nhà cửa dễ mua bán nhiều hơn so với năm 2023, khi mà tỷ lệ lãi suất cao đã làm đóng băng phần lớn thị trường.
Ở Mỹ, khi người ta kết hôn, tài khoản của họ cũng thường được ‘quy về một mối’: phần lớn các cặp vợ chồng đều sẽ gửi toàn bộ thu nhập của mình vào một tài khoản chung. Trong những năm 1970 và 1980, việc tách biệt tài chánh có thể bị coi là điềm xấu cho một mối quan hệ. Nhưng ngày nay điều đó không còn đúng nữa. Tỷ lệ các cặp đôi, dù đã kết hôn hay chưa, giữ ít nhất một phần tài chánh riêng biệt đã tăng lên trong những thập niên gần đây, một phần vì người dân Hoa Kỳ có khuynh hướng kết hôn trễ hơn so với ngày xưa, và khi đó thì họ đã có thói quen tiêu xài của riêng mình.
Tập Cận Bình, bằng cách thắt chặt kiểm soát từ chính sách, truyền thông, đến quân đội, đã nâng quyền lực của mình tới mức chưa từng thấy trong nhiều thập kỷ. Nhưng chính nhu cầu chứng tỏ quyền lực của Tập cũng chính là chiếc ”gậy ông đập lưng ông”. Nền kinh tế Trung Quốc khó có thể phục hồi như mong đợi sau đại dịch covid, ngành bất động sản khủng hoảng, các nhà đầu tư nước ngoài rút vốn ra khỏi nước và tỷ lệ thanh niên thất nghiệp lên tới trên 20%. Các nhà phê bình năm nay đã sử dụng những thuật ngữ như đây là ”sự kết thúc của phép màu kinh tế Trung Quốc”. Vấn đề nan giải của Tập Cận Bình là ông dường như chỉ có một giải pháp duy nhất cho mọi vấn đề: tăng cường kiểm soát. Tập đã loại bỏ những cố vấn giỏi nhất vì tham nhũng hay có thể nói chính xác hơn là ông không tin tưởng họ.
Đô la điện tử (digital dollar), còn gọi là đô la kỹ thuật số, là một vấn đề tài chánh có tầm vóc thế giới, có khả năng thay đổi nền kinh tế Hoa Kỳ và toàn cầu. Vấn đề này được bàn thảo trong những năm qua: Liệu đã đến lúc Hoa Kỳ có thể thay đổi tiền giấy, tiền đồng bằng tiền điện tử? Nhưng những cuộc thảo luận không được nổi bật vì tình hình chính trị sôi nổi, chính quyền, báo chí vây quanh câu chuyện cựu tổng thống Trump bị truy tố khoảng trên 90 tội, trong lúc ông đang tranh cử cho chuyến trở về tòa Bạch Ốc năm 2024.Thay đổi hệ thống tiền tệ quốc gia sẽ tạo ra sự xáo trộn thói quen sử dụng và cách đánh giá mặt tiền của dân chúng. Nhiều câu hỏi sẽ phải giải quyết: Tại sao phải đổi tiền giấy thành tiền điện tử? (Có lẽ, ngày xưa, người ta cũng đặt câu hỏi tương tựa như vậy khi đổi từ tiền kim loại, tiền vàng thành tiền giấy. Dĩ nhiên, phải có lợi ích cho người tiêu dùng, có khả năng phát triển kinh tế quốc gia và đồng minh.)
Trần nợ là mức ấn định số tiền tối đa mà chính phủ có thể vay nợ. Quốc hội biểu quyết số nợ tối đa, tạo ra mức “Trần Nợ”, và chính phủ không được vay tiền nhiều hơn mức “Trần Nợ” này. Chính phủ Hoa Kỳ đã đụng đầu vào “trần nợ” từ tháng Giêng năm 2023, khi số nợ lên tới $31.4 ngàn tỷ đô la. Bộ Tài Chánh không được vay nữa, phải “du di” các món chưa dùng trong ngân sách để xài tạm vào các mục đã hết tiền. Nhưng từ đầu tháng Sáu, sẽ bắt buộc phải vay nợ thêm mới có tiền chi tiêu. Nếu không thanh toán được thì chính phủ bị “vỡ nợ”, chính phủ Mỹ sẽ không có tiền trả lãi và vốn từ các món nợ cũ, công khố phiếu Mỹ sẽ mất giá trị kéo theo những tai họa kinh tế khôn lường cho kinh tế nước Mỹ lẫn kinh tế thế giới.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.