Hôm nay,  

Phỏng Vấn Bruce Vũ Thành Long: Đam Mê Đến Tận Các Vì Sao

27/07/200200:00:00(Xem: 5228)
Trong các bản tin và số báo của Cơ Quan Hàng không Liên Bang Hoa Kỳ (NASA) phát hành trong tháng bảy 2002 này, một nhà khoa học gốc Việt, tiến sĩ Bruce Vũ Thành Long, đã được vinh danh vì những đóng góp của anh cho ngành không gian nói chung và cơ quan NASA nói riêng.

TS Bruce hiện nay dang làm việc tại Trung tâm Vũ trụ Kennedy tại Florida trong công việc tính toán và lập trình hoạt động của động cơ chính của phi thuyền con thoi với sự trợ giúp của các máy siêu điện toán, cũng như đang tham gia các nhóm nghiên cứu các thế hệ tàu vũ trụ của NASA trong tương lai.

Anh là một hội viên kỳ cựu của Hội Hàng không và Vũ trụ Hoa kỳ, đã được khá nhiều giải thưởng và sự vinh danh vì những đóng góp từ NASA. Cùng sinh hoạt trên một diễn đàn nghệ thuật liên mạng (nhóm Ô Thước thuộc Văn học Nghệ thuật Liên mạng tại www.saomaịorg), một nhóm trẻ đa phần là các chuyên viên trong các ngành kinh tế, kỹ thuật, nhân văn, ngôn ngữ học ... đang dự phần vào những sinh hoạt văn học nghệ thuật tại hải ngoại, tiến sĩ Bruce Vũ Thành Long đã ưu ái dành riêng cho chúng tôi một cuộc phỏng vấn khá thú vị được thực hiện qua điện thư từ Dallas với nhiều thông tin bổ ích về các chương trình của NASA.

Xin mời các bạn cùng chúng tôi theo dõi bức chân dung của một Vũ Thành Long, ở góc cạnh nhà khoa học và đời thường. Các chữ trong ngoặc là giải thích hay chuyển ngữ của PV.

Chúng tôi xin cảm ơn TS Bruce Vũ Thành Long đã dành thời gian và sự quí mến để chúng tôi thực hiện cuộc phỏng vấn nàỵ

Phỏng vấn đặc biệt:

Khoa học gia Bruce Vũ Thành Long, những đam mê đến tận các vì sao

Phóng viên (PV): -Xin gởi lời chúc mừng anh từ Dallas, Texas với những thành công tại NASA, xin anh có thể cho biết sơ về chương trình của những nhà khoa học vừa hoàn tất NASA Administrator's Fellowship Program (NAFP) như anh.

Tiến sĩ Bruce Vũ Thành Long (TS Bruce): - Đây là chương trình kéo dài hai năm dành cho các nhân viên của NASA ra ngoài làm việc. Những người được chọn vào chương trình sẽ bỏ ra một năm dạy các môn toán, khoa học hay kỹ thuật ở một học viện thiểu số nhằm nâng cao khả năng của học viện này, hầu đáp ứng cho các nghiên cứu và phát triển của NASA trong tương lai . Sau đó, chúng tôi có thể tự chọn đi làm việc ở bất cứ nơi nào theo mình thích, miễn công việc có liên quan đến các nghiên cứu của NASẠ Mình có thể chọn một trung tâm khác của NASA, một cơ quan chính phủ, hoặc thậm chí công ty tư nhân bởi vì chương trình này hoàn toàn do NASA đài thọ, cho nên mình xin về đâu là ở đó mời ngaỵ

PV: -Cơ duyên hay sự đam mê nào đưa anh đến ngành không gian và cơ quan NASA"

TS Bruce: - Hồi bé tôi hay đọc truyện khoa học giả tưởng, xem phim Star Trek, mê môn hình học không gian. Qua Mỹ, khi bạn bè đổ xô đi học các ngành phổ biến như điện tử, cơ khí, hóa chất thì tôi chọn ngành không gian. Hồi đó tôi rất ngông, chọn ngành theo ý thích, bất chấp chuyện sau này ra trường phải đi kiếm việc làm.

PV: -NASA là nơi qui tập những nhà khoa học, những chuyên gia lỗi lạc hàng đầu, yếu tố quan trọng nào dẫn anh đến những thành công này .

TS Bruce: - Năm 87 tôi tốt nghiệp đại học U.C. Davis ngành Hàng không, vào làm research assistant (một phụ tá nghiên cứu) cho NASA Ames tại Moffett Field, CA . Vào đó tôi mới thấy hiểu biết của mình còn quá nông cạn cho nên tôi quyết định trở lại trường tiếp tục chương trình hậu đại học. Tôi chưa kịp hoàn tất chương trình Master (cao học) thì có giấy mời việc của NASA Marshall tại Huntsville, Alabama qua sự giới thiệu từ NASA-Ames. Năm đó là năm 1989, lúc chương trình trạm không gian quốc tế vừa bắt đầu được khởi xướng. Tôi qua NASA Marshall làm việc mới thấy mình không hợp với dự án Space Station (Trạm không gian) nên xin chuyển qua nhóm làm về Computational Fluid Dynamics (CFD) (Lưu chất động học điện toán) . Một lần nữa, tôi cảm thấy hiểu biết của mình về ngành nghiên cứu mới mẻ này còn quá hạn hẹp, cho nên tôi xin NASA nghỉ một thời gian để trở lại đại học tiếp tục hoàn tất chương trình Ph.D (Tiến sĩ). Nói chung yếu tố quan trọng dẫn đến thành công là đừng bao giờ tự mãn với bản thân của mình. Ít nhất là điều đó đúng đối với cá nhân tôi.

PV: - Bên cạnh anh, có những thành công đáng ghi nhận nào khác từ các kỹ sư và các nhà khoa học Việt nam đang làm cho NASA trong thời gian gần đây thưa anh "

TS Bruce: - Thành công của tôi chỉ là nhỏ thôi, không đáng kể. Những nhà khoa học gốc Việt nổi bật của NASA phải kể đến giáo sư Nguyễn Xuân Vinh, người có đóng góp lớn lao cho chương trình thám hiểm không gian của NASA từ thời đại Apollo khi ông tham gia nhóm vẽ đường bay cho phi thuyền nàỵ Sau đó ông giảng dạy ở một học viện nổi tiếng về ngành không gian của đại học Michigan tại Ann Habor. Kế đến là tiến sĩ Trịnh Hữu Châu, phi hành gia phi thuyền STS-50 được NASA phóng đi năm 1992, hiện đang dẫn đầu một nhóm nghiên cứu về cơ lưu chất trong môi trường mất trọng lượng tại cơ quan NASA đầu não nằm ngay thủ đô Hoa Thịnh Đốn. Còn gần đây thì cũng có một vài người Mỹ gốc Việt được NASA tuyên dương, chẳng hạn như chị Trần Kim Huy trong nhóm nghiên cứu vật liệu ở NASA-Ames có đóng góp trong dự án Mars Pathfinder (thám hiểm Hoả tinh) và tiến sĩ Trần Mạnh Tiến, người nhận nhiều giải thưởng và bằng phát minh từ NASA-Jet Propulsion Lab (Phòng thí nghiệm Xung động phản lực) về ngành Data Communication (Thông tin dữ liệu) . Tuy nhiên công tâm mà nói thì con số người Việt hoạt động nghiên cứu ở trung tâm NASA còn quá ít, so với các lãnh vực khác

PV: - Được biết những nghiên cứu của anh không chỉ ứng dụng cho riêng NASA mà còn có những nghiên cứu cho Lục Quân Hoa Kỳ hay hãng chế tạo máy bay Boeing. Anh có thể giải thích về mối quan hệ giữa NASA và Bộ quốc phòng hay các hãng tư nhân là như thế nào"

TS Bruce: - Thật ra 3 nhóm kể trên có quan hệ rất mật thiết, cụ thể là dự án phòng thủ phi đạn quốc gia (NMD) của Lục Quân Hoa Kỳ, do Boeing làm hãng thầu chính, còn về phần kỹ thuật phóng, nhất là vấn đề phản lực và hỏa tiễn thì NASA có rất nhiều kinh nghiệm để đảm trách. Cho nên hợp tác nghiên cứu giữa 3 nhóm là chuyện rất cần thiết.

PV: -Hướng phát triển hiện nay của NASA hay khoa học không gian nói chung như thế nào thưa anh"

TS Bruce: -Hồi năm ngoái NASA thành lập một Enterprise mới là Office of Biological and Physical Science Research (Văn phòng Nghiên cứu Khoa học Tự Nhiên và Sinh Học), điều đó chứng tỏ là cơ quan này đang có chiều hướng tiến tới chuyện đổ bộ lên 1 hành tinh ngoài trái đất. Trung tâm mới này sẽ tập trung các nhà nghiên cứu về tâm sinh lý của con người ở điều kiện ngoài không gian. Còn trạm không gian quốc tế chỉ là một nơi để thực hiện các thí nghiệm khoa học, chứ mục tiêu xa của NASA là ở những hành tinh xa xôi trong Thái Dương Hệ. (Bốn nhóm khác của cơ quan NASA bao gồm Space Science (Khoa học Không gian), Earth Science (Khoa học Địa cầu), Human Exploration and Development of Space (Thám Hiểm Không gian về sự Phát triển Vũ trụ) và Aerospace Technology (Kỹ thuật Hàng Không)- PV)

PV: Cảm ơn anh đã dẫn chúng tôi "thám hiểm" không gian, xin phép được cùng anh trở về với đời thường . Được biết anh còn là một cây bút phiếm luận khá duyên dáng và quen thuộc với độc giả trên liên mạng với bút hiệu Bùi Thanh Liêm, anh có thể nói sơ về điều này được chăng"

TS Bruce: -Tôi khởi đầu cầm bút năm 1985 để viết truyện ngắn rồi sau đó gác bút khá lâu vì bận rộn với công việc khoa học không cho phép tôi tiếp tục viết lách. Nhưng có lẽ đó là cái nghiệp nên tôi muốn bỏ, bỏ cũng không được, thế là tôi chuyển qua viết những truyện cực ngắn, nhưng cũng chỉ được một thời gian. Gia đình, vợ con chiếm hết thời gian rỗi, thế là cuối cùng tôi sử dụng kiểu viết phiếm như ông Bùi Bảo Trúc, tác giả của "Thư Gửi Bạn Ta" . Tôi thấy viết các các phiếm luận này dễ hơn và không mất thời giờ vì không phải bỏ công kiếm đề tài vì đề tài xoay quanh chuyện đang xảy ra quanh đây.

PV: -Xu hướng các nhà khoa học tự nhiên, các chuyên gia kỹ thuật như anh đang dự phần vào sinh hoạt thi ca hay các lãnh vực nhân văn ngày càng nhiều, như giáo sư Toàn Phong Nguyễn Xuân Vinh cũng là một cây bút khá uy tín, theo ý anh thì như thế nào "

TS Bruce: Điều đó rất khó, vì như anh cũng biết hai lãnh vực này hoàn toàn đối chọi . Tôi đã thử nhưng không thành công. Tôi rất phục GS Nguyễn Xuân Vinh, tác giả của "Đời Phi Công" và "Theo Ánh Tinh Cầu".

PV: - Gia đình đóng vai trò như thế nào trong cuộc sống và sự thăng tiến nghề nghiệp của anh, thưa anh"

TS Bruce: -Rất quan trọng. Có người nào đã nói "Đằng sau mỗi người đàn ông thành công là một người đàn bà tuyệt vời". Theo tôi thì "Đằng sau mỗi người đàn ông thành công là một gia đình tuyệt vời".

PV: - Trước khi kết thúc bài phỏng vấn, xin anh có thể nói bất cứ về điều gì anh cho là quan trọng với anh, một giá trị nào đó chẳng hạn và anh muốn chuyển gì đến các bạn trẻ VN đang chuẩn bị tiếp tục những con đường khoa học như anh đang thực hiện.

TS Bruce: - Tôi muốn gửi đến các bạn trẻ VN mang đam mê ngành không gian rằng các bạn hãy tiếp tục giữ sự đam mê, vì đó là cầu nối dẫn đến sự thành công. Nếu niềm đam mê bị tắt, cuộc đời sẽ không còn ý nghĩa, vì chẳng còn gì để vươn lên. Không những chỉ đam mê không thôi mà hãy biến những đam mê và giấc mơ đó thành hiện thực.

PV: - Vâng, sự đam mê là những ngọn lửa trong cuộc sống mỗi người, nếu không dẫn đến những thành công như anh ắt cũng không làm cuộc sống tẻ nhạt đi . Chúng tôi xin cảm ơn anh rất nhiều đã dành cho chúng tôi cuộc phỏng vấn đầy lý thú nàỵ Xin chúc anh sẽ luôn thăng tiến trong nghề nghiệp cũng như giữ vững những sự yêu thích trong văn chương. Mong rằng những đóng góp và thành công của anh cho ngành không gian hay tại NASA sẽ luôn tạo một niềm hứng khởi cho các thanh thiếu niên Việt Nam đang định hướng cho mình một nghề nghiệp trong tương lai.

TS Bruce: - Cám ơn anh. Chúc tòa báo luôn thành công.

Dallas 7/2002
Đinh Yên Thảo thực hiện

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Viện Kiểm Soát Nhân Dân Tối Cao tại Việt Nam đã đề nghị ngưng thi hành án lệnh hành quyết với tử từ Hồ Duy Hải để điều tra lại vụ án này, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do cho biết hôm 2 tháng 12.
Tuần báo OC Weekly đã viết twitter cho biết đóng cửa sau khi chủ nhân là công ty Duncan McIntosh Company đóng cửa tuần báo giấy một ngày trước Lễ Tạ Ơn.
Cha mất rồi. Em buồn lắm, vì không về thọ tang Cha được. Em đang xin thẻ xanh. Sắp được phỏng vấn. Vợ chồng em định năm sau, khi em đã thành thường trú nhân, sẽ về thăm Cha Mẹ. Ngày tạm biệt Cha lên đường đi Mỹ du học bốn năm trước, đã thành vĩnh biệt.
Tôi khẳng định những việc tôi làm là đúng đắn và cần thiết để kiến tạo một xã hội tốt đẹp hơn. Những gì tôi làm không liên can đến vợ con và gia đình tôi. Vì thế, tôi yêu cầu công an Hồ Chí Minh chấm dứt ngay việc sách nhiễu, khủng bố gia đình tôi.
Brilliant Nguyễn là một thanh niên theo trường phái cấp tiến và chủ thuyết Vô Thần (*). Chàng ta không tin ma quỷ đã đành mà cũng chẳng tin rằng có thần linh, thượng đế. Để giảm bớt căng thẳng của cuộc sống, theo lời khuyên của các nhà tâm lý và bạn bè, chàng ta đến Thiền Đường Vipassana ở Thành Phố Berkeley, California để thực hành “buông bỏ” trong đó có rất nhiều cô và các bà Mỹ trắng, nhưng không một ý thức về Phật Giáo
Có những câu chuyện ngày xửa ngày xưa mà chẳng xưa chút nào. Có những chuyện hôm nay mà sao nó xa xưa vời vợi. Chuyện ngày xưa... Có một ngôi chùa ở vùng quê thanh bình, trước mặt là đồng lúarì rào, cánh cò chao trắng đồng xanh. Trong chuà có vị hoà thượng già hiền như ông Phật, lông mày dài bạc trắng rớt che cả mắt...
Ông Gavin Newsom, Thống đốc tiểu bang California, đã tuyên bố ân xá cho hai người đàn ông từng dính vào hai vụ hình sự khác nhau khi họ mới 19 tuổi và đang mong muốn không bị trục xuất về Việt Nam.
Hoang Nguyen, 43 tuổi, bị bắt và bị truy tố về tội trộm sau khi bị cho là đổi nhãn giá trên hơn ba mươi chai rượu vang tuần trước, theo hồ sơ tòa.
Bé ngọc ngà của Mẹ cố thở chút không khí ít oi còn trong buồng phổi. Giây phút cuối. Để ngàn sau dân Hong Kong sống xứng đáng Con Người.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.