Hôm nay,  

Nguy Cho Mỹ Và Tt Bush

2/24/200300:00:00(View: 4154)
Tướng Colin Powell, số ngày quân ngũ cả chục lần nhiều hơn trong ngoại giao. Nhưng trong bộ tham mưu cận của TT Bush, trước các vấn đề nóng bỏng trên thế giới (Do Thái- Palestine, Iraq, và Bắc Hàn, Ông là người " bồ câu" hơn nhiều người. Quan miệm của Ông là dùng ngoại giao, cực chẳng đã mới dùng biện pháp quân sư. Thế nhưng trước sự kiên trì chống đối của Pháp trong vấn đề Iraq, Ông phải đập hai lòng bàn tay xuống bàn, không hiểu nổi: "Cả đời tôi, với tư cách là người lính chiến và nhà ngoại giao, tôi cũng đã nói võ lực là phương cách cuối cùng. Nhưng đó là phương cách đang cần có." Cần có vì nói chung LHQ đang bi thách thức bởi nhỏ nhưng quốc tế như Iraq và Hàn Cộng. Cần có vì nói riêng, Mỹ và TT Bush đang bị HĐBA đặt trước hai nguy cơ: tương quan chiến lược toàn cầu bất lợi cho Mỹ và cuộc thanh tra vũ khí của LHQ làm TT Bush sa lầy có thể thất cử trong kỳ bầu tới.
Hai nguy cơ ấy như hai đám mây đen báo hiệu cơn lốc đang ập đến trên đất nước và nhân dân Mỹ. Một đất nước và nhân dân cả đời Ông Powell tận tụy phục vu và cho người tổng thống Mỹ đầu tiên cử một người da đen, là Ông, lên đứng đầu ngành ngoại giao Mỹ. Không, Tướng Powell là người lính từng cười hiểm nguy, bất chấp gian lao, từng xông pha ở chiến trường sình lầy miền nhiệt đới VN, từng dùng tất cả tim óc và tài thao lược để tạo cuộc chiến thần tốc ở vùng nửa sa mạc Trung Đông, lấy lại danh dự cho Quân lực Mỹ sau khi bị Phản Chiến trói tay phải rút ra khỏi VN như một đoàn quân bại trận. Ông không sợ những cuộc biểu tình phản chiến hàng triệu người ở Aâu, Uùc sắp tác động phong trào phản chiến cố hữu của Mỹ. Ắt hẵn CIA, đại sứ Mỹ bên cạnh LHQ đã báo trước cho Ông tin ấy trước khi vào bàn hội nghị tại Hội đồng Bảo An. Ô. Trưởng đoàn thanh tra và Giám đốc nguyên tử năng sẽ xin thêm thời gian công tác. Và 15 thành viên của HĐBA chỉ còn 4 ủng hộ lập trường trừng trị Iraq của Mỹ.
Nguy cơ cho nước Mỹ đã biễu lộ rõ nét khi Trung Cộng và Nga đã minh thị liên kết với Pháp Đức chống Mỹ trong vấn đề trong vấn đề Iraq. Từ sau Chiến tranh Lạnh, thế giới chia ba: Hồi giáo, Cộng sản, và Tư do. Nga là nước TC và Mỹ đều cố lôi kéo từ lâu về phe mình. TC không đụng chạm gì tới Hồi giáo và đang tiến lên vai trò siêu cường duy nhứt có thề kình địch với Mỹ. Còn Hồi giáo quyết liệt chống phá Mỹ. Nếu Mỹ không cắm chốt thêm được ở Trung Động thì tiền đồn Do thái của Mỹ rất nguy ngập. Mỹ đã kéo được nước Hồi giáo Thổ nhĩ kỳ vào NATO. Nhưng Pháp, Đức, Bĩ đã làm cho Nato chia rẻ trầm trọng khi không đồng ý tiếp Thổ nhĩ kỳ khi bị Iraq tấn công. Trong vấn đề Iraq tại HĐBA, sau nhiều ngày lơ lững như con cá vàng, giờ chót Bắc Kinh và Mạc tư Khoa đứng về phía Pháp Đức chống Mỹ. Trong vấn đề nguyên tử Bắc Hàn, TC chống mọi việc cấm vận. Thế Mỹ ở NATO từng gầy dựng sau Thế chiến 2, lực lượng Mỹ trong hàng ngũ Tây Phương ở Aâu bị chia rẻ, mất mát. Trương quan lực lượng mới lợi nghiêng về CS và Hồi giáo thấy rõ.

Nguy cơ thứ hai là cuộc thanh tra vũ khí của LHQ làm cho chánh quyền TT Bush càng ngày càng sa lầy trên bàn hội nghị và bị phản chiến chống đối nhiều trên đường phố trong và ngoài nước Mỹ. Tại nghị trường của HĐBA Pháp đặt vấn đề nguyên tắc, 3 điểm: phải chắc chắn Iraq có vũ khi giết người hàng loạt, bằng cớ vật chất phải cụ thể; thanh tra phải có đủ điều kiện hợp lý, nhất là thì giờ, để làm việc, chứng minh; việc sử dụng quân sự sẽ đưa đến tình trạng cuộc chiến tranh Bắc Nam, Tây phương chống Hồi giáo và Á rập. Đặt vấn đề nguyên tắc chặt chẽ như vậy, dù thanh tra là Bao Công cũng khó có chứng lý "súng bốc khói", NT Mỹ là Tô Tần cũng khó thuyết phục HĐBA quyết định dùng biện pháp quân sự với Iraq. Nhứt là với một Ô. Hussein dày kinh nghiệm chơi trò chơi trốn kiếm với LHQ cả chục năm qua. Vì bám sát nguyên tắc nên Pháp trong lập luận được cảm tình với bàng dân thiên hạ không có thì giờ tìm hiểu Iraq nhưng thừa bản tính ghét kẻ mạnh hiếp yếu. Tình tự này đã từng xảy ra ở Tây Aâu Bắc Mỹ, Phản chiến đã trói tay các nhà cầm quyền chống CS Hà nội trong Chiến tranh VN bằng nhiều cuộc biểu tình và nhiều kỳ bầu cử chánh quyền. Tình tự này cũng đã khiến các nước thuộc thế giới thứ ba ghét Mỹ, buộc Mỹ phải rút ra khỏi Uûy ban Văn hoá, Giáo dục LHQ trong Chiến tranh Lạnh; Mỹ bị loại ra khỏi Uûy ban Nhân quyền thời hậu Chiến tranh Lạnh gần đây. Và bây giờ trong ngoại giao, tại HĐBA/ LHQ, Mỹ đang ở trong tình trạng bất thuận lợi nặng hơn nữa với trò chơi dân chủ nghị trường. Càng kéo dài cuộc thanh tra, càng đấu lý trên diễn đàn, Mỹ càng mất bạn trong nghi trường, mất chánh nghĩa biểu kiến trong dư luận thế giới. Bám sát nguyên tắc, Pháp và Đức không cần biết biết thực tế. Nếu Mỹ, Anh, Uùc, không đổ 200 ngàn quân thì Ô. Hussein không dịu gionïg, không hé nắp vung xì một chút bí mật mà đoàn thanh tra tưởng là sự hợp tác tiến bộ của Iraq đâu.
Việc câu giờ trong trò chới trốn kiếm của Ô. Hussein là để chia rẽ Tây Phương, để TC gần với Hồi giáo hơn. Nhưng quan trọng nhứt là để Mỹ cô đơn, thất thế hơn trong tương quan lực lượng tam phân của thế giới sau Chiến tranh Lạnh. Và sau cùng là để trả thù kẻ thù hai đời của Ô. Hussein -- cả nhà Ông TT Bush, cha và con -- phải tiêu tan sư nghiệp trong kỳ bầu cử tới. Ô. Hussein chỉ cần kéo dài 3 tháng nữa thôi, uy tín của chánh quyền Bush sẽ hết cứu gỡ đối với cử trị Mỹ. Một Tổng thống kiêm Tư lịnh tối cao động binh, dàn trận cách xa nước nhà gần nửa bán cầu. Mỗi ngày nhân dân tốn hàng trăm triệu. Mà không có lý do chánh đáng, không có bằng cớ rõ ràng như đa số hội viên HĐBA / LHQ và các cuộc biểu tình Phản chiến đang nói lên ở Uùc, Aâu, Mỹ; hỏi ăn làm sao, nói làm sao; bầu với bán gì nữa! Lý do vì dân vì nước trong tâm can của TT Bush-- nước Mỹ bị khủng bố tấn công, Iraq có vũ khì tập sát giúp cho quân khủng bố Mỹ, Mỹ phải phản công tự vệ, tiên hạ thủ vi cường như đối với al Qaeda, Taleban -- được nhân dân Mỹ và các nước ủng hộ. Lý do chánh đáng, chiến tranh được biện minh đó của Mỹ đã bị HĐBA, nhứt là Pháp Đức, lái đi thành nước mạnh hiếp nước yếu. Cuộc tranh luận dai dẵng tại HĐBA về việc thanh sát làm Mỹ mất bạn, mất thế dư luận. Đó là hai nguy cơ đang thử thách nước Mỹ, chánh quyền Đảng Cộng hoà và sự nghiệp của TT Bush.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Trong những năm gần đây Trung Quốc đẩy mạnh việc xâm chiếm Biển Đông qua nhiều hành động như tự tuyên bố chủ quyền trên hầu hết diện tích Biển Đông qua ‘đường lưỡi bò’, tự bồi đắp, xây dựng và quân sự hóa ít nhất 7 đảo nhân tạo trên Biển Đông, lấn áp và đe dọa các nước có tranh chấp chủ quyền Biển Đông như Việt Nam, Phi Luật Tân, Mã Lai Á, Brunei, Đài Loan.
LONDON - 1 cư dân 23 tuổi từ North Ireland bị bắt ngày 22-11 có liên quan với 39 tử thi chở trong container.
MOSCOW - TT Putin hứa hoàn thiện hỏa tiễn nguyên tử được tin là trung tâm của vụ nổ động cơ ngày 8-8 gây thiệt mạng 5 kỹ sư và 2 công nhân.
GENEVA - Phúc trình Landmine Monitor 2019 của “chiến dịch quốc tế vận động cấm mìn - ICBL” xác nhận: tuy các nỗ lực ban hành luật cấm mìn chống người (landmine - địa lôi) thành công và tăng quỹ hỗ trợ nạn nhân, tổn thất nhân mạng vẫn là cao.
LONDON - Ông Nigel Farage, lãnh tụ đảng Brexit, vừa công bố các chính sách về tổng tuyển cử với hứa hẹn “cách mạng chính trị” đặt quyền lợi dân thường lên trên hết.
ANKARA - Bộ quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ loan báo: hơn 200 người tị nạn Syria đã tự nguyện hồi cư sau chiến dịch đánh đuổi dân quân YPG của phe thiểu số Kurd tại vùng đông bắc Syria –họ đã trở về an toàn.
BAGHDAD - Biểu tình chống chính quyền tiếp diễn tại thủ đô Iraq – lực lượng an ninh đàn áp bằng đạn cao su và đạn thật, ít nhất 7 người chết và gần 80 người bị thương hôm Thứ Năm.
HONG KONG - Cảnh sát dồn sức bảo vệ phòng phiếu để bầu cử địa phương được xúc tiến như đã định vào cuối tuần này.
KIEV - Văn phòng của TT Zelenski từ chối cung cấp ghi âm cuộc điện đàm Trump-Zelenski ngày 25-7 theo yêu cầu của đối thủ chính trị.
BEIJING - Giới chức Trung Cộng xác nhận: thương lượng mậu dịch “giai đoạn 1” tiếp tục đúng hướng.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.