Hôm nay,  

HT Quảng Độ Thư Gửi Hội Rafto

28/10/200600:00:00(Xem: 4707)

HT Quảng Độ Thư  Gửi Hội Rafto: Đi Na Uy Sẽ Bị Chặn Đường Về

Theo Thông cáo báo chí của Phòng Thông Tin Phật Giáo phát hành từ Paris ngày 27-10-2006, từ VN, Hòa Thượng Thích Quảng Độ gửi thư cám ơn Sáng Hội Rafto đã chọn trao giải Nhân Quyền cho ngài và ủy quyền ông Võ Văn Ái thay mặt thầy để nhận giải. HT viết: "Chỗ đứng của tôi là trên quê hương Việt, tôi không bao giờ bỏ rơi đồng bào tôi cho đến ngày Việt Nam đạt tự do": HT. Thích Quảng Độ viết thư trả lời và cảm tạ Sáng hội Rafto, cho biết lý do không sang Na Uy ngày 4.11.2006 và ủy quyền cho ông Võ Văn Ái thay mặt Ngài nhận Giải Nhân quyền Rafto 2006

 Thông cáo báo chí như sau.

PARIS, ngày 27.10.2006 (PTTPGQT) - Âm hưởng của Giải Nhân quyền Quốc tế Rafto 2006 đang vang động trên dư luận quốc tế cũng như trong Cộng đồng người Việt hải ngoại hay đồng bào trong nước. Vì tính chất chính trị quốc tế của Giải Rafto là nhằm thúc đẩy tiến trình dân chủ hóa xã hội độc tài toàn trị Việt Nam hiện nay. Câu trả lời phỏng vấn Đài BBC hôm 27.9.2006 của ông Arne Liljedahl Lynngạrd, Chủ tịch Sáng hội Rafto nói lên tầm quan trọng quốc tế ấy. Ông Linngard tuyên bố với phóng viên đài BBC:

"Tôi nghĩ rằng Giải Rafto sẽ tăng cường sự chú tâm của phương Tây vào các đề tài dân chủ và nhân quyền ở Việt Nam. Tôi nghĩ thời điểm này rất tốt bởi vì sắp tới sẽ có Hội nghị APEC ở Việt Nam. Việt Nam cũng rất muốn tăng uy tín quốc tế của mình, và nhiều nhà lãnh đạo Phương Tây sẽ thăm Việt Nam, sẽ gặp và thảo luận với các nhà lãnh đạo Việt Nam. Tôi nghĩ việc trao Giải thưởng Nhân quyền Rafto năm nay chính là cách nêu cao các vấn đề Quyền Con Người, và sẽ giúp cho việc đưa chúng lên cao trong nghị trình của những tuần, những tháng tới".

Riêng đối với chính trường Na Uy, ông Linngạrd cho biết:

"Chúng tôi đã yêu cầu các chính trị gia Na Uy rằng khi đến Hà Nội, họ cần thảo luận về sự quan tâm của Cộng đồng Quốc tế vào các vấn đề nói trên. Chứ không chỉ nói về đầu tư và tăng trưởng kinh tế. Chúng tôi muốn thấy sự thăng tiến trong cả việc tôn trọng nhân quyền và cải tổ làm sao để có một xã hội dân chủ tại Việt Nam".

Trong cuộc trả lời ký giả Nhã Trân của Đài Á châu Tự do hôm 27.9.2006, ông Linngard còn nhấn mạnh:

"Chúng tôi rất muốn bày tỏ rằng thế giới đang theo dõi và ủng hộ những cố gắng của phong trào đấu tranh cho dân chủ tại Việt Nam, tán đồng đòi hỏi của phong trào này về một xã hội đa nguyên, một xã hội dân chủ hơn, một xã hội tôn trọng nhân quyền, cho phép đảng phái chính trị tổ chức một cách hợp lý, và cho phép sự tự do về truyền thông. Vì vậy đối với chúng tôi điều quan trọng là chúng tôi được nói với người dân Việt Nam, cũng như với nhà cầm quyền Việt Nam, là thế giới đang theo dõi, quan sát, và chúng tôi kỳ vọng sẽ có những thay đổi ở Việt Nam lúc này. Chúng tôi muốn chính phủ Việt Nam lắng nghe nhân dân, để biết rằng người dân muốn đất nước thay đổi và theo kịp các nước khác trên thế giới".

Mặc dù có sự can thiệp của Bộ Ngoại giao Na Uy, đặc biệt là hôm 25.9.2006, bà Erna H. Solberg, nhân danh Ủy ban Đối ngoại Quốc hội Na Uy đã đến Hà Nội gặp Bộ Ngoại giao Việt Nam và Ủy ban Đối ngoại Quốc hội Việt Nam, nêu rõ trường hợp quản chế Hòa thượng Thích Quảng Độ và yêu cầu trả tự do cho Hòa thượng để ngài sang Na Uy lãnh Giải Rafto vào tháng 11.

Tuy cuộc gặp gỡ mang nhiều dấu hiệu tích cực, song cho đến hôm nay, Nhà cầm quyền Hà Nội vẫn chưa chính thức trả lời các đòi hỏi của chính quyền và Quốc hội Na Uy.

Ngày 1.10.2006, từ Saigon, Hòa thượng Thích Quảng Độ viết thư gửi Ông Arne Liljjedahn Lynngạrd, Chủ tịch Hội đồng Sáng hội Rafto cảm tạ sự trao giải cùng những quan tâm đối với phong trào Dân chủ đang bộc phát tại Việt Nam. Hòa thượng nêu lên việc bản thân Ngài hiện bị quản chế cũng như tình trạng nhà cầm quyền Cộng sản kiềm tỏa, đàn áp Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất. Đặc biệt mối lo ra đi không được trở về lại Việt Nam.

Hòa thượng đưa ra hai lý do lịch sử khiến ngài "không tin chế độ Cộng sản", không tin sự hứa lời rồi lại cướp lời của người Cộng sản. Nên Hòa thượng thông báo cho Hội đồng Sáng hội Rafto quyết định ủy quyền ông Võ Văn Ái thay Ngài lãnh giải hôm 4.11.2006, nếu từ đây đến đó Nhà cầm quyền Hà Nội không có sự thay đổi triệt để chấm dứt chính sách đàn áp Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất và trả tự do cho toàn bộ hàng giáo phẩm lãnh đạo.

Bức thư trên đây Hòa thượng viết bằng Anh ngữ. Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế dịch toàn văn sang Việt ngữ và đăng tải dưới đây. Chúng tôi cũng cho đăng thư ủy quyền của Hòa thượng Thích Quảng Độ viết từ Saigon ngày 18.10.2006 gửi ông Võ Văn Ái nhờ thay Ngài sang Na Uy lãnh Giải Nhân quyền Rafto năm 2006:

 GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỐNG NHẤT

VIỆN HÓA ĐẠO

Thanh Minh Thiền viện, 90 Trần Huy Liệu, Phường 15, Quận Phú Nhuận, TP. Hồ Chí Minh

Phật lịch 2550                                                           

Số /VHĐ/VT

 Kính gửi Ông Arne Liljjedahn Lynngard, Chủ tịch Hội đồng Sáng hội Rafto

(Nhờ Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế ở Paris chuyển giúp)

 Saigon, ngày 1.10.2006

Ngài Chủ tịch kính mến,

Tôi viết thư này nói lên lời cảm tạ chân thành và sâu xa việc chọn tôi lãnh Giải Tưởng niệm Giáo sư Thorold Rafto năm 2006 dành cho những người bảo vệ nhân quyền. Thư hồi âm chậm trễ, xin ngài thông cảm và lượng tình. Ông Võ Văn Ái, người phát ngôn của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất chúng tôi loan báo tin này hôm 23.9.2006.

Nhưng cùng thời gian ấy, Đức Tăng thống Thích Huyền Quang lâm trọng bệnh tại tỉnh Bình Định, là nơi Ngài bị quản chế. Khiến tôi âu lo và bận rộn tìm các phương tiện đưa Ngài về Saigon chữa trị. Tôi xin báo tin vui là Đức Tăng thống hiện nay đang được chăm sóc trong một bệnh viện tư ở thành phố Saigon, nơi ngài được tận tình chăm sóc, đông đảo Phật tử hằng ngày viếng thăm ngài. Dù Đức Tăng thống còn yếu mệt, nhưng tinh thần minh mẫn và sức khỏe dần dà hồi phục.

Riêng đối với tôi, Giải Rafto đến một cách quá bất ngờ, một vinh dự chẳng bao giờ tôi nghĩ tới hay ước mơ. Tôi xúc cảm đọc bản thông cáo báo chí của Ngài do đạo hữu Võ Văn Ái gửi về, qua đó Sáng hội Rafto chọn tôi như một "biểu tượng cho phong trào dân chủ đang bùng lên trên toàn quốc", và qua tôi, Ngài "mong ước nói lên sự hỗ trợ tất cả những người Việt Nam đang đấu tranh để chuyển hóa ôn hòa sang nền dân chủ".

Là Tăng sĩ Phật giáo, tôi không mưu cầu quyền lợi hay danh vị. Nhưng tôi tin quyết vào phong trào dân chủ tại Việt Nam, và tôi cống hiến đời tôi cho công trình kết hợp mọi người Việt bất phân tôn giáo, bất phân chính kiến để cùng nhau đẩy mạnh tiến trình dân chủ. Vinh danh tôi như "thế lực kết hợp" là ngài đã thấy rõ động cơ sâu thẳm của đời tôi. Niềm thông cảm ấy không mang riêng vinh hạnh đến cho tôi, mà còn là nguồn hứng khởi và khích lệ. Ngài đặt lòng tôi vào cuộc đấu tranh ôn hòa, bền bỉ, và tôi sẽ kiên trì cho tới khi hoàn mãn. Ý nghĩa này rất lớn cho tôi, và cho tất cả những người Việt bảo vệ nhân quyền hay bất đồng chính kiến, để hiểu rằng Sáng hội Rafto đang hiện hữu, và ngài đang âu lo cho chúng tôi cũng như sẵn sàng tiếp vận tiếng nói của chúng tôi. Sáng hội Rafto vừa cho chúng tôi món quà trân quí, món quà mà chẳng bao giờ nhà cầm quyền cộng sản mang lại cho dân tộc họ  - món quà huynh đệ và tương cảm. Tôi thực tình xúc động trước mối quan tâm của ngài, và trân bảo này sẽ được gìn giữ mãi hoài trong tâm khảm tôi.

Tiếc thay, tôi ngại ngùng thông báo qua thư này là không chắc gì tôi sang được Na Uy nhận giải vào thượng tuần tháng 11. Hy vọng ngài thông cảm cho tôi, rằng sự vắng mặt ấy không là dấu hiệu thờ ơ hay bội nghĩa. Thực tình tôi rất muốn đến thành phố Bergen để tự thân lên tiếng cảm tạ Sáng hội Rafto về sự quan tâm đối với dân tộc Việt Nam. Nhưng hoàn cảnh tôi hiện nay vô cùng khó. Như ngài biết, tôi đang bị quản chế, dù không hề được tuyên án hay buộc tội. Tôi cũng đứng ở vị thế thứ hai trong Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, là giáo hội bị nhà nước Việt Nam cấm đoán. Hai nguyên do ấy biến tôi thành một công dân bất hợp pháp dưới mắt nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam. Họ có thể bắt bỏ tù tôi bất cứ lúc nào.

Do áp lực quốc tế của chính phủ nước ngài, hoặc để tranh thủ tín nhiệm nhân Thượng đỉnh APEC họp tại Hà Nội tháng 11 sắp tới, có thể Việt Nam sẽ cho tôi ra đi. Nhưng nếu họ để cho tôi đến Na Uy, chắc chi họ sẽ cho tôi về lại Việt Nam" Tôi không bao giờ muốn bị kẹt nơi đất khách, nơi tôi chẳng làm được gì để cứu nguy cho đồng bào tôi vào những giây phút đồng bào tôi lâm lụy.

Nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam đang nhìn tôi và Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất như cái gai phải nhổ. 31 năm qua, chính quyền này đã sử dụng đủ thứ phương tiện  - lừa dối, áp đảo và bạo lực nhằm đàn áp Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất để ngăn cấm chúng tôi công khai đòi hỏi cải cách dân chủ và nhân quyền. Nếu nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam thành công ly cách tôi với phong trào đòi hỏi dân chủ và nhân quyền của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, đó sẽ là gánh nặng nghìn cân được cất đi cho nhà nước XHCN. Tôi không thể nào chấp nhận nguy cơ ấy. Chỗ đứng của tôi là trên quê hương Việt, cạnh kề đồng bào tôi, tôi không bao giờ bỏ rơi đồng bào tôi cho đến ngày Việt Nam đạt tự do.

Tôi phải thành thực nói rằng, tôi không tin chế độ Cộng sản. Năm 1968, trong thời chiến tranh, Nhà cầm quyền Cộng sản Bắc Việt đề nghị hưu chiến với quân lực Việt Nam Cộng hòa ở miền Nam để cùng nhau ăn Tết. Rồi người Cộng sản miền Bắc ăn Tết trước, để có thể mở đợt Tổng tấn công năm Mậu Thân tại miền Nam trong thời điểm hưu chiến, gây không biết cơ man nào là tàn phá và đau khổ cho nhân dân. Năm 1973, chính quyền Bắc Việt ký kết Hiệp định Paris chấm dứt chiến tranh với nhiều điều ước ngăn cấm sự trả thù giữa các bên lâm chiến để thực hiện công cuộc hòa hợp hòa giải dân tộc. Nhưng hai năm sau đó, bộ đội Bắc Việt cưỡng chiếm Saigon. Nếu một chính quyền vi phạm nghĩa vụ quốc tế đối với các cường quốc trong thế giới, thì thử hỏi lời hứa hẹn của chính quyền này đối với một cá nhân như tôi xem ra chẳng có trọng lượng gì. Cho nên, dù họ hứa cho tôi sang Na Uy, tôi chẳng an tâm chút nào.

Tuy nhiên, nếu nhà cầm quyền Việt Nam dám chân thật làm một bước tiến mới để tuyên bố phục hồi quyền sinh hoạt pháp lý cho Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất và bảo đảm quyền tự do tôn giáo trước ngày trao Giải Rafto vào thượng tuần tháng 11 này, và với sự bảo đảm cho tôi đi rồi được trở về lại Việt Nam. Dĩ nhiên, tôi sẽ xét lại quyết định của tôi. Nếu không, tôi nhờ Phát ngôn nhân quốc tế của Giáo hội chúng tôi, là Đạo hữu Võ Văn Ái, sẽ thay tôi đến tham dự lễ trao giải và thay tôi nhận giúp Giải Rafto 2006.

Hy vọng một ngày nào đó, khi Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất được phục hồi quyền sinh hoạt pháp lý và tất cả hàng Giáo phẩm lãnh đạo được trả tự do, tôi sẽ có cơ hội đến thăm Ngài và Sáng hội Rafto tại thành phố Bergen.

 Trân trọng,

Viện trưởng Viện Hóa Đạo

Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất

(Ấn ký)

Sa môn Thích Quảng Độ

 Và sau đây là bức thư Hòa thượng Thích Quảng Độ ủy quyền ông Võ Văn Ái thay Ngài đến Na Uy nhận Giải Rafto 2006 tại thành phố Bergen ngày 4.11 sắp tới:

GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỐNG NHẤT

VIỆN HÓA ĐẠO

Thanh Minh Thiền viện, 90 Trần Huy Liệu, Phường 15, Quận Phú Nhuận, TP. Hồ Chí Minh

Phật lịch 2550                                                                                                

Số /VHĐ/VT

Sài gòn ngày 18.10.2006.

Kính gửi: Đạo hữu Võ văn Ái,

Giám đốc Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế kiêm Phát ngôn nhân Viện Hoá Đạo, GHPGVNTN.

Thưa Đạo hữu,

Ngày 21.9.2006 vừa qua, Hội đồng Chỉ đạo Sáng hội Rafto của Na Uy tặng giải Nhân quyền Rafto năm nay cho Giáo Hội, trong đó có sự vận động tích cực của Đạo hữu. Lý đáng tôi phải đại diện Giáo Hội đi nhận lãnh giải này vào ngày 4.11.2006, nhưng tôi rất ngại có thể chính quyền CSVN tìm cách ngăn chặn không cho tôi trở về nước.

Như Đạo hữu đã biết, tôi không bao giờ muốn sống xa quê hương đất nước và đồng bào Phật tử, nhất là trong lúc này. Vậy nên tôi nhờ Đạo hữu thay tôi đến Na Uy ngỏ lời cảm tạ và xin lỗi về sự vắng mặt bất đắc dĩ của tôi và nhận lãnh giải này.

Cầu chúc Đạo hữu vô lượng an lạc, vạn sự như ý.

 Kính thư,

(Ấn ký)

Thích Quảng Độ

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Bốn người được báo cáo đã bị giết chết hôm Thứ Năm sau một vụ cảnh sát rượt đuổi qua nhiều quận đã kết thúc trong trận đấu súng trên đường Miramar Parkway theo sau một tên cướp có vũ khí tại Coral Gables, tiểu bang Florida.
Mỗi năm lên tuổi già đi, tưởng đâu đã được an nhàn, nào ngờ đảng Cộng sản Việt Nam vẫn phải tối mắt đấu tranh để tồn tại vì các chứng nan y: Suy thoái tư tưởng; Đạo đức xuống cấp; Tham nhũng; và, Lợi ích nhóm trong trong cán bộ,đảng viên.
Bản thông báo của cảnh sát đưa ra hôm Thứ Năm ngày 5 tháng 12/2019, cho biết cô bé mất tích tên Lara Nguyen, 12 tuổi, cư dân thị trấn Menda. Lần cuối cô bé được nhìn thấy là tại nhà cô bé này ở đường Coppice Street, khoảng 8 giờ sáng hôm Thứ Tư ngày 4 tháng 12/2019.
Sài Gòn: Trong 11 tháng kiều hối đạt 4,3 tỷ USD, dự kiến cả năm 2019 dự kiến 5,3 tỷ USD, tăng trên 9% so với năm 2018. Kiều hối về đã giúp sản xuất kinh doanh, giải quyết khó khăn đời sống người thân, giải quyết việc làm, tạo điều kiện cho kinh tế Tp SG phát triển.
Do dự đoán thời tiết sẽ có 40-50% cơ hội mưa rào vào Thứ Bảy tới, 7 tháng 12 - ngày sự kiện ‘Winter in the Grove’, Thành phố sẽ dời sự kiện này đến ngày thứ Năm tuần sau, vào ngày 12 tháng 12, và chương trình sẽ bắt đầu lúc 5:00 giờ chiều đến 8:00 giờ tối
Tại nhà hàng Diamond 3, Westminster, Nam California, Tối thứ Sáu, ngày 29 tháng 11 năm 2019, Hội Đồng Hương Quảng Nam – Đà Nẵng (QNĐN) đã tổ chức buổi tiệc tri ân các mạnh thường quân và các ân nhân đã ïđóng góp cho chương trình cứu trợ Thương Phế Binh Việt Nam Cộng Hòa Quảng Nam Đà Nẵng.
Hôm biểu tình 17/11, lãnh tụ trẻ Joshua Wong hô lớn khẩu hiệu "Hồng-kông là Bá-linh mới !" trước đông đảo dân Hồng-kông tụ tập tại Công trường Edimbourg trong khu phố doanh thương.
Chính phủ Trump đang thắt chặt các đòi hỏi làm việc đối với một số người nhận phiếu thực phẩm, một sự thay đổi dự kiến sẽ loại bỏ các lợi ích của Chương Trình Hỗ Trợ Dinh Dưỡng Bổ Sung (SNAP) cho 688.000 người lớn.
Tổng Thống Donald Trump hôm Thứ Tư đã đột ngột bãi bỏ cuộc họp báo đã được lên lịch trình để kết thúc chuyến đi đầy tranh cãi tới Anh cho cuộc họp năm thứ 70 của Tổ Chức Hiệp Ước Bắc Đại Tây Dương gọi tắt là NATO.
Có 422.9 triệu khẩu súng đang lưu hành, khoảng 1.2 khẩu cho một người Mỹ, và 8.1 tỉ dây đạn được bán vào năm ngoái, chứng tỏ súng là phổ biến tại Mỹ, theo National Shooting Sports Foundation cho biết.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.