Hôm nay,  

Thời sự nước Úc: Bài học sau chiến thắng của Đảng Lao Động tại QLD

18/09/200600:00:00(Xem: 1908)

Cuối tuần qua, thủ hiến Queensland, ông Peter Beattie, đã đi vào lịch sử: Là Thủ hiến Lao Động duy nhất ở Queensland đã đắc thắng liên tiếp bốn nhiệm kỳ! Chẳng những thế, mặc dầu trong nhiều tháng trước cuộc tổng tuyển cử chính phủ Lao động ở tiểu bang nắng ấm này liên tục gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là trong lãnh vực y tế và thủy cục, tổng số ghế của đảng Lao động tại quốc hội tiểu bang vẫn không suy suyển ở mức 60 ghế trên tổng số 89 ghế. Giới bình luận phân tích chính trị tại Úc bắt đầu so sánh uy thế của ông trên chính trường tiểu bang với uy thế của cựu thủ hiến Peter Bjelke Petersen trong những thập niên 70 và 80 khi đảng Quốc Gia tha hồ thao túng tại tiểu bang này.
Lãnh tụ đối lập liên bang, ông Kim Beazley, lập tức nhảy vào ăn ké chiến thắng vẻ vang này và hùng hổ tuyên bố rằng kết quả của cuộc bầu cử tiểu bang này là một cú tát nẩy lửa cho chính phủ Howard bởi vì nó cho thấy cử tri Queensland quả thật đã bày tỏ sự bất mãn của mình về đạo luật Work Choices của chính phủ Howard. Ông Howard thì, như thông lệ từ nhiều năm qua - từ khi đảng Lao động liên tục chiến thắng 20 kỳ tổng tuyển cử trên bình diện tiểu bang - một mực tuyên bố rằng kết qủa cuộc bầu cử tiểu bang hoàn toàn không dính líu gì đến những vấn đề có tầm vóc quốc gia hay liên bang cả. Theo ông, cử tri tiểu bang QLD chỉ bỏ phiếu dựa vào những vấn đề thuần túy thuộc về tiểu bang đó mà thôi.
Công bằng mà nói thì lần này ông Howard quả thật có lý hơn ông Beazley khi ông phủ nhận rằng chính sách về quan hệ lao tư của ông hoàn toàn không có ảnh hưởng gì đến kết quả của cuộc bầu cử ở Queensland. Mặc dầu có một vài dấu hiệu cho thấy Work Choices có thể là một gánh nặng cho chính phủ liên bang - chẳng hạn như việc đảng Lao động thắng lớn với hơn 10% khác biệt ở đơn vị Gladstone, đơn vị duy nhất dùng quan hệ lao tư làm chủ đề vận động bầu cử - thế nhưng trong kỳ bầu cử tiểu bang QLD quả thật cử tri, và ngay cả chính phủ Lao động của ông Beattie, chỉ chuyên chú vào những vấn đề của Queensland mà thôi. Ông Kim Beazley gần như không đóng một vai trò nào trong kỳ vận động bầu cử tại QLD cả.
Từ những sự kiện này, người ta có thể nhận xét một cách thật rõ rệt rằng một phe đối lập yếu đuối và bị phân hóa, chia rẽ sẽ hoàn toàn không có một hy vọng nào để thắng cử trong tình hình kinh tế xã hội chính trị hiện nay cho dù chính phủ đương nhiệm có bê trễ và phần nào tắc trách với nhiệm vụ của họ. Cử tri chắc chắn không muốn thay ngựa giữa giòng, không muốn thử thời vận giao trọng trách cho phe đối lập vốn thiếu kinh nghiệm lèo lái vận mệnh tiểu bang (hoặc quốc gia) vào thời điểm mà kinh tế đang phát triển cũng như trước mối đe dọa về nguy cơ khủng bố. Và từ đó, người ta có thể tiên đoán được rằng cử tri tại Victoria và NSW sẽ tiếp tục dồn phiếu cho các chính phủ Lao Động đương nhiệm hơn là phe liên đảng đối lập trong vài tháng tới đây. Kết quả của hai cuộc tổng tuyển cử này được xem như là khó thay đổi, trừ khi phe đối lập chứng tỏ họ thực sự có tài lãnh đạo, và họ có thể đưa ra những đường lối và chính sách khả dĩ giúp cho cử tri phân biệt được sự khác biệt giữa phe đối lập và chính phủ, rằng họ có những viễn kiến quan trọng cho tương lai của hai tiểu bang.
Và cũng từ những suy luận tương tự, chúng ta có thể thấy được thật rõ rệt, trừ phi phe đối lập liên bang, đặc biệt là lãnh tụ đối lập Kim Beazley, chứng minh được những ưu thế của các chính sách của họ so với chính sách của chính phủ, và nhấn mạnh được những lợi ích cho sự phát triển của quốc gia, cho mọi người dân Úc thấy rõ những khác biệt giữa các chính sách của họ và chính phủ Howard thì chắc chắn phe liên đảng lại tiếp tục nắm vững chính quyền liên bang trong nhiều năm nữa. Cho đến bây giờ, ngoại trừ lãnh vực quan hệ lao tư, người ta chỉ thấy ông Kim Beazley có một chính sách duy nhất: “Tớ cũng thế!”


Đâu là nguyên nhân sâu xa của một sự kiện có vẻ khó hiểu là vì sao phe Lao động liên tục đắc cử ở bình diện tiểu bang nhưng lại không thể giành được chính quyền trên bình diện liên bang từ hơn một thập niên qua" Có phải vì cử tri muốn tạo một thế quân bình nào đó nên liên tục đầu phiếu cho một phe trên bình diện này và bầu cho phe kia trên bình diện khác chăng"
Giới bình luận phân tích chính trị Úc cho rằng việc phe bảo thủ liên đảng liên tục bị cử tri từ chối không tín nhiệm trên bình diện tiểu bang là một hệ quả tất yếu của “chủ thuyết Howard” hơn là việc cử tri muốn đi hàng hai, bầu một phe ở tiểu bang và bầu phe kia ở liên bang. Theo những người này thì từ khi ông Howard lên nắm chính quyền, phong cách cùng những chính sách mà ông đưa ra trên bình diện quốc gia đã dần dần tạo nhiều ảnh hưởng và liên tục xâm thực đến quyền đưa ra chính sách độc lập của chính phủ ở cấp tiểu bang về nhiều lãnh vực khác nhau, và biến khái niệm cùng phong cách của các chính phủ ở cấp tiểu bang thành một thứ chi nhánh của chính phủ liên bang, chuyên chú vào việc thi hành các chính sách cho cấp liên bang mà thôi.
Các chính phủ Lao Động ở cấp tiểu bang đã vô hình chung chấp nhận chuyện này và chỉ chuyên chú vào việc chứng minh cho cử tri thấy rằng họ có tài quản lý, điều hành công việc của tiểu bang hay hơn, giỏi hơn phe đối lập liên đảng. Thế thôi. Và từ đó, đảng Lao động không còn là một đảng cấp tiến với nhiều tư tưởng mới lạ nhằm cải thiện xã hội nữa. Ưu thế trên chính trường cấp tiểu bang trong suốt hơn một thập niên qua đã mang đến cho đảng Lao động một hạ tầng cơ sở vững chãi cũng như khả năng lớn lao trong việc nâng đỡ bè bạn và tài năng mới và trừng phạt kẻ thù. Oái oăm thay, những khả năng này hiếm khi được sử dụng trong việc thổi luồng sinh khí mới vào những chính sách có tầm vóc quốc gia hoặc trong việc khuyến khích phát triển những tư tưởng cấp tiến, những ý thức hệ mới mẻ hoặc ngay cả trong những cuộc thảo luận trong nội bộ đảng để liên tục canh tân đảng và cải tiến xã hội. Có lẽ vì e ngại rằng những tư tưởng cấp tiến, canh tân là những chuyện tối nguy hiểm chăng"
Ngược lại, đảng Tự Do, trên bình diện liên bang, lại là một đảng của ý thức hệ, của liên tục thúc đẩy thay đổi xã hội cho phù hợp với ý thức hệ của họ, trên nhiều lãnh vực như quan hệ lao tư, thuế khóa, an ninh quốc gia.v.v. Chẳng những thế, chính phủ liên bang, dưới sự lãnh đạo của John Howard, ngày càng lấn lướt hơn vào những lãnh vực mà từ xưa đến giờ được xem như là trách nhiệm của chính quyền tiểu bang, chẳng hạn như giáo dục, huấn nghệ, y tế, xã hội, và ngay cả trong vấn đề trật tự trị an nữa.
Nguy hiểm hơn nữa cho tương lai của phe đối lập liên bang là việc chính phủ Lao động đương nhiệm tại các tiểu bang, trong nỗ lực giữ vững vị trí của mình trên chính trường tiểu bang, liên tục nhắc nhở cho cử tri rằng chính phủ đương nhiệm mới là những người có kinh nghiệm lèo lái, điều hành những guồng máy công quyền để giữ vững nhịp sống hiện tại. Ngay cả những khi mà chính phủ đương nhiệm có chểnh mảng, bê trễ trong việc điều hành, quán xuyến, thì họ vẫn có nhiều lợi thế hơn phe đối lập, và việc cử tri trao chính quyền cho phe đối lập chẳng khác nào trao trứng cho ác vậy, vì họ sẽ làm xáo trộn, tạo nên những thay đổi có thể ảnh hưởng nặng nề đến xã hội. Và vì thế, chắc chắn các chính phủ Lao động cấp tiểu bang - tuy không nói ra - thật sự không muốn thấy đảng Lao động liên bang được miêu tả như một đảng cấp tiến, muốn canh tân, muốn thay đổi xã hội với những chính sách khả dĩ tạo nhiều phản ứng, khả dĩ gây nhiều tranh cãi trong cử tri. Và vì thế, Kim Beazley chỉ biết mỗi một trò “tớ cũng thế” trong hầu hết mọi lãnh vực, mọi vấn đề, điển hình là phản ứng (hoặc như thiếu phản ứng) khi John Howard lên tiếng chỉ trích cộng đồng người Hồi Giáo không muốn hội nhập (đồng hóa) vào xã hội Úc.v.v.
Nguy thay cho nền dân chủ Úc khi phe đối lập liên bang nghĩ rằng họ có thể giành được chính quyền trên căn bản rằng họ không khác gì với chính phủ đương nhiệm, ngoại trừ những bích chương, những khẩu hiệu mà thôi!!!

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
DB Rick Miller thuộc Đảng Cộng Hòa, đại diện khu vực Sugar Land, đã bị phản ứng gay gắt sau khi ông chụp mũ các đối thủ tranh ghế ông chỉ vì họ là người Mỹ gốc Á trong địa hạt đông ngưởi gốc Á.
Ai quyết tâm đi tìm chân lý và hướng thượng cuộc đời trong tinh thần – Tu là cõi phúc – đều hưởng được sự bình an trong tâm hồn, tức là hưởng được hạnh phúc, Thiên đàng, Niết bàn, Cõi phúc ở trần gian
nữ tài tử Julia Roberts và cựu đệ nhất phu nhân Michelle Obama sẽ có chuyến đi đặc biệt thăm Việt Nam trước khi sang Malaysia dự chương trình "Leaders: Asia-Pacific"
ông có tập Thơ Lửa, cùng làm với Đoàn Văn Cừ, gồm những bài thơ đề cao cuộc kháng chiến chống Pháp, do Cơ quan Kháng chiến Liên khu III xuất bản, được in ở Thái Nguyên năm 1948
James Nguyen Fernandes, 43 tuổi, bị buộc tội 6 vụ tấn công, gồm 2 tội tấn công cố ý sát hại, và 6 tội phạm tội liên quan súng, theo hồ sơ tòa án cho biết.
Cục Cảnh sát Hình sự của Bộ Công an mới đây thừa nhận Việt Nam là một “điểm nóng” của nạn buôn người và di cư bất hợp pháp, với lợi nhuận hàng năm lên đến hàng chục tỉ đôla.
Khi chưa thấy ánh mặt trời, Tôi đã cảm nhận được muôn ngàn đau khổ, Của mẹ cha, Của bà con và của muôn triệu người dân gần xa trong nước, Lúc mẹ ôm bụng bầu chạy từ chỗ nầy sang chỗ khác,
Theo bản tin từ đài KUSI, Dân biểu Cộng Hòa Duncan D. Hunter cho biết ông sẽ nhận một tội sử dụng sai trái quỹ vận động khi ra tòa vào hôm Thứ Ba ngày 3 tháng 12/2019 trước Chánh án Thomas J. Whelan.
Mùa cháy rừng hiện nay nêu bật việc cần phải nhanh chóng đạt được các mục tiêu loại bỏ carbon đầy tham vọng của California, và bản báo cáo ‘Lộ Trình 2045’ đặt ra sơ đồ định hướng để đạt được mục tiêu đó
Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump hôm Thứ Hai, 2 tháng 12, lên án các nhà Dân Chủ tại Hạ Viện về việc tổ chức điều trần luận tội trong khi ông đang dự hội nghị thượng đỉnh NATO tại London
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.