Hôm nay,  

Chiến Tranh Và Dân Chủ

9/14/200600:00:00(View: 5677)

Thời trước tôi thích đọc "Chiến tranh và Hòa bình" của Văn hào Leo Tolstoy. Đây là một cuốn tiểu thuyết vĩ đại vào cuối Thế kỷ 19, lấy bối cảnh một cuộc chiến tranh ở Âu châu do Hoàng đế Pháp Napoleon phát động nhằm mục đích xây dựng một Đế quốc rộng lớn. Napoleon là một chủ tướng tài giỏi, đánh đâu thắng đó, nhưng năm 1812 ông xua quân xâm lược nước Nga của Nga hoàng, sau khi chiếm được Moscow, ông đã phải rút quân bỏ chạy. Sự thất bại này cũng là khởi điểm cho sự tan rã giấc mộng đế nghiệp, khiến về sau ông mất cả ngôi vị Hoàng đế và phải đi đầy. Thời nay ở Mỹ vào đúng lúc kỷ niệm ngày 9/11, 5 năm đã trôi qua nhưng hiệu ứng và hậu quả của vụ khủng bố vẫn còn nóng hổi, tôi bỗng thầm mong bây giờ nếu có một nhà văn nào viết ra cuốn "Chiến tranh và Dân Chủ" để đọc thì hay quá. Cố nhiên đây chỉ là một suy nghĩ viển vông do một cảm xúc nhất thời. Tôi không hề nghĩ lịch sử sẽ diễn lại y trang, bởi vì bối cảnh mỗi thời một khác.

Nghệ thuật chém giết lẫn nhau của loài người từ cổ chí kim vẫn có một tên chung gọi là chiến tranh. Nhưng chiến tranh cuối thế kỷ 19 không bằng cuộc chiến đầu thế kỷ 20, và Thế chiến I thua xa Thế chiến II về mặt giết chóc và tàn phá rùng rợn. Sau đó là cuộc chiến tranh lạnh, ngón nghề lại càng kỳ diệu hơn nữa. Hai bên đối nghịch, Thế giới Tự do có siêu cường Mỹ lãnh đạo, Thế giới Cộng sản do siêu cường Liên Xô cầm đầu, đều có sẵn sàng tính chung hàng chục triệu quân và tích trữ các kho vũ khí hạt nhân khổng lồ đủ để tàn phá tất cả quả Địa Cầu này không phải một lần mà đến 7 lần có dư. Vậy mà không một anh siêu cường nào dám nhấn nút khai chiến để tiên hạ thủ vi cường. Bởi vì cả hai bên đều biết đánh nhau là cùng tự sát. Dù vậy trong thời chiến tranh lạnh, vẫn có loại chiến tranh cục bộ thường được gọi là chiến tranh "ủy nhiệm" và hậu quả cũng không phải nhỏ.

Nhưng "hòa bình" là tiếng ấm lòng nhất muôn đời không thay đổi, nay tại sao cần phải đổi thành "dân chủ"" Sự thật hòa bình thời xưa khác, đó là niềm hoan lạc vì sau khi hết chiến tranh là có hòa bình. Thí dụ sau Thế chiến II, ba anh Đức, Ý, Nhật đầu hàng, trở thành 3 nước hòa bình và dân chủ, phát triển kinh tế thật đẹp, ai cũng thích hình ảnh này, nhất là ông Mỹ. Thế nhưng thời chiến tranh lạnh có hai cái gọi là hòa bình chẳng thể nào quên. Trước hết chiến tranh Triều Tiên có hòa bình nhờ hiệp ước ngừng bắn năm 1953, nhưng đến nay hơn 50 năm sau Mỹ vẫn phải lo đối phó với chế độ Cộng sản Bắc Hàn còn ở đó để hăm có vũ khí nguyên tử. Thê thảm nhất là nền hòa bình ở Việt Nam. Hiệp định Paris ký kết năm 1972, nhưng đến tháng 4 năm 1975, Cộng sản Bắc Việt đã đánh chiếm toàn bộ miền Nam Việt Nam. Hai chữ "hòa bình" đã trở thành trơ trẽn, nó được dùng vì nhu cầu chiến lược của nước lớn hay để rút quân mà không mất mặt, bất chấp nỗi thống khổ của các dân tộc nhỏ chẳng may lọt vào cái nồi súp hòa bình giả tạo này.

Chính vì thế cuốn sách mới còn trong tưởng tượng đã thay thế chữ "hòa bình" bằng chữ "dân chủ", có thể sẽ hấp dẫn hơn. Chỉ khổ nỗi sau khi không chịu hâm lại nồi súp hòa bình đã nguội lạnh để tìm cái gì ngon lành hơn, người ta lại rơi vào một nồi canh lộn xà bần và nó đang sôi sùng sục. Đó là nồi canh Iraq hiện nay. Vì đâu nông nỗi" Vì chữ hòa bình cuối Thế kỷ 20 hết hấp dẫn, nay bước sang đầu Thế kỷ 21, chữ dân chủ cũng đã hết linh. Gia dĩ hòa bình là trạng thái cuộc sống, dân chủ lại là cơ chế nên bộ máy phức tạp hơn. Trên thực tế dân chủ chỉ là một quy ước chính trị tương đối tốt chớ chưa phải là đã tối ưu, có dân chủ chưa phải là...hết chuyện. Nói dùng chiến tranh để xây dựng dân chủ là nghịch lý, dân chủ không phải là món hàng làm sẵn nên không nước nào có thể xuất cảng dân chủ. Dân chủ của một nước là phải do chính dân chúng của nước đó dựng thành trong tự do hoàn toàn chớ không bị ép buộc. Ngoài định lý trên, tất cả dân chủ nếu có chỉ là giả hiệu hay tạm bợ.

Lúc đầu khi ra lệnh cho quân đội đánh Iraq, Tổng Thống Bush nói mục đích là đập tan chế độ độc tài Saddam Hussein và giúp dân Iraq xây dựng một chế độ tự do dân chủ. Nhưng sau thấy tình hình Iraq quá phức tạp, TT Bush nói đánh Iraq là một bộ phận của chiến tranh chống khủng bố. Về điểm này dư luận trong nước và trên thế giới cũng có nhiều điều dị nghị. Xây dựng tự do dân chủ và tiễu trừ khủng bố đều là những lý tưởng tốt đẹp. Nhưng nói theo ước mơ là chuyện dễ, làm được trên thực tế mới là chuyện khó. Điều đáng buồn là cuộc chiến tranh Iraq đã làm gia tăng chớ không làm giảm bớt được nạn khủng bố. Trong khi Mỹ đánh bọn al-Qaida và bọn nổi loạn ở Iraq, nạn khủng bố đã xẩy ra ở một số nước Âu châu, nhất là Tây Ban Nha, Anh quốc và cả Thổ Nhĩ Kỳ. Mới đây ngọn lửa khủng bố đã nhen nhúm trở lại tại Afghanistan.

Ở Mỹ tuần này, ngày kỷ niệm 9/11 đã trôi qua êm thấm, mọi người thở dài nhẹ nhõm. Người ta vẫn phải đề phòng, nhưng phải chăng bọn khủng bố đã thấy sợ và hết khả năng đánh vào nước Mỹ" Chúng tôi thiết nghĩ bọn khủng bố không ngu dại mà đánh vào nước Mỹ trong lúc này. Tháng 9 năm 2001, khủng bố cướp 4 chiếc phi cơ chở khách để biến thành 4 quả bom khổng lồ, tất cả mọi người trên 4 chiến phi cơ chết hết. Dân chúng Mỹ kinh hoàng phẫn nộ, đại da số đứng lên hậu thuẫn TT Bush tiễu trừ những kẻ cầm đầu khủng bố và dư đảng. Cả thế giới thông cảm và hoan nghênh khi Mỹ đánh Afghanistasn. Nhưng khi Mỹ đánh Iraq, thế giới chống đối và một nửa dân Mỹ đã không tán thành cuộc chiến khi nó kéo dài. Bây giờ bọn khủng bố sẽ không chơi dại mà tạo ra cho TT Bush một cơ hội được ủng hộ như trước. Vào cuối ngày kỷ niệm 9/11, Tổng Thống Bush đã lên tiếng yêu cầu đoàn kết trong nội bộ Mỹ và các nước đồng minh ủng hộ Mỹ trong cuộc chiến chống khủng bố, nhưng có lẽ đã muộn rồi.

TT Bush đã có lý khi nói quân Mỹ không thể rút khỏi Iraq trước khi hoàn thành sứ mạng. Nhưng thế nào là hoàn thành sứ mạng" Một nền hòa bình giả tạo hay một chính quyền dân chủ tạm bợ, bấp bênh như trứng để đầu đẳng" Đó là câu hỏi lớn đặt ra cho các nhà lãnh đạo Mỹ bây giờ và những năm kế tiếp. Vì thời gian còn khá dài.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
SINH HOẠT CỘNG ĐỒNG:
Tiếng thầy tri chúng oang oang: - Chú Trí Giải đâu rồi? có mấy mân dưa chua mà vẫn chưa xong à? cỏ cũng chưa cắt? nhà khách chưa lau chùi? Chú làm gì mà cả ngày không xong vậy?
Người Kurds là ai? * Có khoảng từ 25 đến 35 triệu người Kurds sống trong vùng núi tiếp giáp ở hai bên biên giới của xứ Thổ, Iraq, Syria, Iran và Armenia. Họ là nhóm sắc tộc đông thứ tư tại vùng Trung Đông, nhưng chưa bao giờ là một quốc gia.
Cái gì lâu đời thuộc về văn hóa dù là văn hóa vật thể cũng đều quý hiếm như cây thị 900 tuổi tại Chùa Đồng Phúc thuộc tỉnh Quảng Ninh tại miền Bắc Việt Nam được liệt vào si sản văn hóa của Việt Nam
Nhân dịp Giỗ lần thứ 4 của Nhạc Sĩ Anh Bằng, Câu Lạc Bộ Tình Nghệ Sĩ xin trân trọng kính mời quý vị và các anh chị tham dự "Đêm Nhạc Tưởng Niệm Nhạc Sĩ Anh Bằng" vào Thứ Sáu, 15 tháng 11, 2019 lúc 7:00 pm tại studio của Đài Việt TV 24
“Con xin lỗi mẹ nhiều. Mẹ ơi! Chuyến đi hải ngoại của con bất thành. Con chết vì con không thở được. Con xin lỗi mẹ…” Đó là tiếng kêu đau thương, khẩn thiết của cô Phạm Thị Trà My, người con gái Hà Tĩnh, hai mươi sáu tuổi gọi mẹ từ trong một container đông lạnh tại biên giới của Vương Quốc Anh ở tận bên trời Âu.
Dù là tác phẩm đầu tay, Ocean Vương gây thu hút nơi độc giả, nhưng cũng là một khám phá kỳ thú cho giới phê bình. Nổi bật nhất là MacArthur Foundation trao giải thưởng cao quý của loại Genius Grant, giải Thiên Tài này sẽ thưởng $625,000 trong vòng năm năm.
Trên con đường lưu lạc, không ít kẻ đã bỏ thân nơi đất lạ xứ người. Hai nạn nhân mới nhất có tên là Phạm Thị Trà My và Nguyễn Đình Lượng, đều là người cùng quê (Can Lộc) với Bộ Trưởng Trần Hồng Hà.
Chương-trình ca-nhạc tháng Mười Một - Những Ca-khúc Tìm Quen
Bà Elizabeth Warren hiện dẫn đầu trong cuộc bầu cử sơ bộ thuộc đảng Dân Chủ cho nên cần tìm hiểu lập trường chính trị của bà.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.