Hôm nay,  

Luật Pháp Phổ Thông

09/06/200300:00:00(Xem: 4186)
Hỏi (ông Nguyễn H.Q.): Cách đây 3 tuần lễ, khi đi làm về tôi thấy có một tấm danh thiếp của cảnh sát gắn trước cửa căn nhà mà tôi đang cư ngụ. Mặt sau của tấm danh thiếp có để tên và số điện thoại yêu cầu tôi gọi lại.
Vì tiếng Anh của tôi không được giỏi lắm, nên tôi định ngày mai sẽ nhờ người bạn làm cùng hãng liên lạc giúp.
Tuy nhiên, vào khoảng 9 giờ tối ngày hôm đó, cảnh sát đã đến và mời tôi về đồn để thẩm vấn. Sau khi thẩm vấn tôi bị cáo buộc về tội hiếp dâm và nhiều tội liên hệ khác do cô bạn gái trước đây của tôi tố giác. Tuy thế, tôi vẫn được phép tại ngoại để chờ ngày hầu tòa.
Sáng hôm sau, tôi có đến văn phòng của một luật sư, và yêu cầu họ giúp cho tôi điền đơn để xin sự bảo trợ pháp lý. Văn phòng LS này đã giúp cho tôi điền và nộp đơn xin. Khoảng một tuần sau, tôi có nhận được thư trả lời là tôi sẽ không được sự trợ giúp của chính phủ vì lợi tức của tôi cao hơn luật định.
Tôi đã đi làm gần được hai năm, nhưng tiền lương nhận được tôi chẳng để dành được đồng nào cả.
Tôi đang lo lắng về việc vu khống và sự cáo giác vô căn cứ mà người bạn gái tôi đã cố tình hại tôi.
Hiện đơn xin bảo trợ pháp lý của tôi đã bị bác, và bản thân của tôi thì không có tiền bạc để trả các phí tổn pháp lý cần thiết hầu chống lại sự cáo buộc vô căn cứ này.
Xin LS cho biết là trong trường hợp vừa nêu, tôi vẫn sẽ bị xét xử mặc dầu không có luật sư để bào chữa cho tôi hay không" Tôi sợ rằng vào phút chót trước khi xét xử họ có thể chỉ định đại một LS nào đó để biện hộ cho tôi, và vì thế quyền lợi của tôi sẽ không được bảo vệ đúng mức.
Trả lời: Để sự xét xử được công bằng, vấn đề trước tiên cần đặt ra ở đây là liệu luật pháp và hiến pháp có đảm bảo cho “bị cáo” (the accused) quyền được có luật sư đại diện khi “bị cáo” bị cáo buộc bởi những tội phạm hình sự nghiêm trọng hay không"
Trong vụ Dietrich v R (1992). Trong vụ đó, Dietrich đã bị cáo buộc về tội nhập cảng bạch phiến. Đương sự đã bị theo dõi ngay từ phi trường, sau đó cảnh sát đã tìm thấy bạch phiến tại nhà của đương sự và những “condom” (bao để bọc dương vật [khi giao hợp để chống thụ thai và những căn bệnh tình dục]) đầy bạch phiến mà đương sự đã nuốt vào người.
Dietrich đã cho rằng số lượng bạch phiến đã tìm thấy tại nhà của đương sự cũng như trong các bao “condom” tại bệnh viện là do sự đặt để của cảnh sát hoặc của một người nào đó. “Bị cáo” không có luật sư đại diện trong lúc xét xử. “Bị cáo” đã nhiều lần yêu cầu được có luật sư đại diện, nhưng sự yêu cầu của “bị cáo” đã bị “vị thẩm phán tọa xử” (the trial judge) từ chối. “Bị cáo” bèn xin tòa chỉ định “người bạn của McKenzie” nhưng lời yêu cầu này cũng bị khước từ. Hơn nữa, ngay trước khi xét xử vấn đề cũng được đặt ra là liệu tinh thần và thể chất của bị cáo có tỉnh táo và khỏe mạnh để được xét xử hay không.
[Ghi chú: McKenzie man [or McKenzie’s friend] (người trợ giúp nguyên đơn [hoặc bị đơn] trong vụ tranh tụng [người bạn của McKenzie]): Thuật từ, bắt nguồn từ vụ McKenzie kiện McKenzie (1971), được dùng để chỉ người tham dự phiên tòa và ngồi bên cạnh nguyên đơn [hoặc bị đơn] không có luật sư đại diện nhằm mục đích trợ giúp cho nguyên đơn [hoặc bị đơn] bằng cách nhắc nhở, ghi chú, và đưa ra lời cố vấn một cách kín đáo. (The term, deriving from the case McKenzie v. McKenzie (1971), used to denote a person who attends at court and sits beside an unrepresented plaintiff [or defendant] for the purpose of assisting the plaintiff [or defendant] by prompting, taking notes, and quietly giving advice).]

“Tối Cao Pháp Viện Liên Bang Úc” (The High Court of Australia) cho rằng “bị cáo” đã bị ảnh hưởng nặng nề về phương diện tâm lý vì khi ra hầu tòa mà không có luật sư đại diện. Bằng chứng của bác sĩ tâm thần cho thấy rằng “bị cáo” là một “người không kiên định, người hay thay đổi” (a volatile person). Cuối cùng tòa đã hủy án và ra lệnh xét xử lại.
Tại Hoa Kỳ, ‘Tu Chính Thứ 14 đối với Hiến Pháp được thừa nhận vào năm 1868, gồm 5 điều khoản, và điều khoản quan trọng nhất là điều khoản 1 quy định rằng “… không một tiểu bang nào được tước đoạt đời sống, sự tự do, hoặc tài sản của bất cứ cá nhân nào mà không thông qua tiến trình thích đáng của luật pháp; không được khước từ đối với bất cứ cá nhân nào trong phạm vi thẩm quyền tư pháp của tiểu bang về sự bảo vệ bình đẳng của luật pháp.’ (In the United States, the Fourteenth Amendment to the Constitution adopted in 1868, including five sections, and the most important section is section 1 which provides that “… no state shall deprive any person of life, liberty, or property without due process of law; nor deny to any person within its jurisdiction the equal protection of the laws”).
Trong vụ Evitts v Lucey 469 US 387 (1985). Trong vụ đó, sau khi tòa án tiểu bang Kentucky kết tội “bị cáo” về việc buôn bán những loại thuốc ngăn cấm. Luật sư của “bị cáo” đã nộp “cáo tri về việc kháng án, thông báo về việc kháng án” (notice of appeal) tại “Tòa Kháng Án Kentucky” (the Kentucky Court of Appeals).
Tuy nhiên, công tố viện tiểu bang đã đề nghị và tòa đã đồng ý bác bỏ đơn kháng án với lý do là luật sư của “bị cáo” đã không đệ nộp “đơn kháng án” (a statement of appeal) theo những nguyên tắc và thủ tục kháng án quy định bởi luật pháp của tiểu bang.
“Bị cáo” bèn thỉnh cầu Tòa Án Vùng đưa ra “án lệnh thẩm xét quyền giam giữ can phạm” (a writ of habeas corpus), và cho rằng việc bác bỏ đơn kháng án của đương sự với lý do luật sư của đương sự đã không chịu đệ nộp “đơn kháng án” theo quy định là tước đoạt “quyền hiến định của của đương sự về việc trợ giúp hữu hiệu của luật sư trong lúc kháng án” (his constitutional right to effective assistance of counsel on appeal).
[“Án lệnh thẩm xét quyền giam giữ can phạm có thể được định nghĩa là án lệnh chỉ thị cảnh sát trưởng hoặc viên chức đang giam giữ một người phải đưa người bị giam giữ ra tòa và trưng bày lý do về việc giam giữ đương sự.” (a writ of habeas corpus may be defined as a court order directing a sheriff or an official who is holding person under detention to bring the prisoner to court and to show cause for his or her detention).]
“Tòa Án Khu Vực” (the District Court) đã đưa ra án lệnh phóng thích “bị cáo” ngoại trừ chính phủ tiểu bang để cho đương sự kháng án hoặc tái xét xử đương sự. Quyết định này đã được tái xác quyết bởi “Tòa Kháng Án Lưu Động Thứ 6 của Hoa Kỳ” (the United States Court of Appeals for Sixth Circuit).
Dựa vào luật pháp cũng như các phán quyết vừa trưng dẫn, ông có thể thấy được rằng hệ thống pháp luật cũng quan điểm của tòa án thuộc hầu hết các quốc gia trên thế giới chủ trương rằng quyền cơ bản của các bị cáo để được xét xử công bằng là một quyền được hiến pháp và pháp luật bảo vệ và tôn trọng.
Vì thế, chắc chắn rằng một luật sư chuyên trách về hình sự sẽ được chính phủ chỉ định, và luật sư này sẽ sắp xếp để một trạng sư chuyên về hình sự trợ giúp để bảo vệ quyền lợi của ông trong tiến trình xét xử. Chúc ông may mắn.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Viện Kiểm Soát Nhân Dân Tối Cao tại Việt Nam đã đề nghị ngưng thi hành án lệnh hành quyết với tử từ Hồ Duy Hải để điều tra lại vụ án này, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do cho biết hôm 2 tháng 12.
Tuần báo OC Weekly đã viết twitter cho biết đóng cửa sau khi chủ nhân là công ty Duncan McIntosh Company đóng cửa tuần báo giấy một ngày trước Lễ Tạ Ơn.
Cha mất rồi. Em buồn lắm, vì không về thọ tang Cha được. Em đang xin thẻ xanh. Sắp được phỏng vấn. Vợ chồng em định năm sau, khi em đã thành thường trú nhân, sẽ về thăm Cha Mẹ. Ngày tạm biệt Cha lên đường đi Mỹ du học bốn năm trước, đã thành vĩnh biệt.
Tôi khẳng định những việc tôi làm là đúng đắn và cần thiết để kiến tạo một xã hội tốt đẹp hơn. Những gì tôi làm không liên can đến vợ con và gia đình tôi. Vì thế, tôi yêu cầu công an Hồ Chí Minh chấm dứt ngay việc sách nhiễu, khủng bố gia đình tôi.
Brilliant Nguyễn là một thanh niên theo trường phái cấp tiến và chủ thuyết Vô Thần (*). Chàng ta không tin ma quỷ đã đành mà cũng chẳng tin rằng có thần linh, thượng đế. Để giảm bớt căng thẳng của cuộc sống, theo lời khuyên của các nhà tâm lý và bạn bè, chàng ta đến Thiền Đường Vipassana ở Thành Phố Berkeley, California để thực hành “buông bỏ” trong đó có rất nhiều cô và các bà Mỹ trắng, nhưng không một ý thức về Phật Giáo
Có những câu chuyện ngày xửa ngày xưa mà chẳng xưa chút nào. Có những chuyện hôm nay mà sao nó xa xưa vời vợi. Chuyện ngày xưa... Có một ngôi chùa ở vùng quê thanh bình, trước mặt là đồng lúarì rào, cánh cò chao trắng đồng xanh. Trong chuà có vị hoà thượng già hiền như ông Phật, lông mày dài bạc trắng rớt che cả mắt...
Ông Gavin Newsom, Thống đốc tiểu bang California, đã tuyên bố ân xá cho hai người đàn ông từng dính vào hai vụ hình sự khác nhau khi họ mới 19 tuổi và đang mong muốn không bị trục xuất về Việt Nam.
Hoang Nguyen, 43 tuổi, bị bắt và bị truy tố về tội trộm sau khi bị cho là đổi nhãn giá trên hơn ba mươi chai rượu vang tuần trước, theo hồ sơ tòa.
Bé ngọc ngà của Mẹ cố thở chút không khí ít oi còn trong buồng phổi. Giây phút cuối. Để ngàn sau dân Hong Kong sống xứng đáng Con Người.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.