Hôm nay,  

‘nội Chiến’ Mỹ-mỹ Vì Biên Cương Mỹ-mễ

29/03/200600:00:00(Xem: 6011)
- Hoa Kỳ là quốc gia giàu mạnh nhờ di dân. Nay đang phải tính sổ và trả giá…

Tại Thượng đỉnh tuần này (30-31) ở Cancun thuộc Mexico, Tổng thống George W. Bush sẽ gặp hai vị tương nhiệm của hai miền Nam Bắc, Tổng thống Vincente Fox của Mexico và Thủ tướng Stephen Harper của Canada. Ngoài các hồ sơ lớn của Bắc Mỹ, ông Bush sẽ phải nói chuyện với người bạn lâu năm - từ khi mình còn là Thống đốc Texas - là Vincente Fox về một chuyện nhức đầu tại biên giới Mỹ-Mễ.

Chuyện nhức đầu này không là mâu thuẫn hay xung đột giữa hai nước, mà là mâu thuẫn giữa người Mỹ với nhau về di dân gốc Mễ.

Thứ Hai tuần qua, Ủy ban Tư pháp Thượng viện Mỹ đã thông qua đạo luật Di trú theo chiều hướng tốt đẹp cho di dân bất hợp pháp tại Mỹ, hơn 11 triệu người mà đa số đến 85% là dân Mexico. Cũng do vị trí riêng, Thượng viện có đưa ra chủ trương đối ngoại của Hoa Kỳ với Mexico về vấn đề này. Đạo luật mới của Thượng viện có thể đã bị ảnh hưởng của các cuộc biểu tình rầm rộ trên toàn quốc, đặc biệt là cuộc biểu dương của nửa triệu người tại Los Angeles.

Nhưng, đạo luật của Thượng viện sẽ phải kết hợp với đạo luật do Hạ viện thông qua trước đó về cùng một vấn đề. Các Dân biểu vốn đi sát với quần chúng và phải tranh cử hai năm một lần (trong khi nhiệm kỳ của Nghị sĩ là sáu năm), đã có một quan điểm khắt khe hơn với di dân lậu. Họ càng thấy lập trường ấy là đúng khi di dân gốc Mễ biểu tình tại Los Angeles lại giăng cờ Mexico còn nhiều hơn quốc kỳ Mỹ! Hạ viện Mỹ quan tâm hơn Thượng viện đến vấn đề an ninh lãnh thổ và biên giới, nên đạo luật Hạ viện mới đề nghị xây một bức tường bảo vệ biên giới miền Nam của Hoa Kỳ chống di dân xâm nhập bất hợp pháp.

Là người thực tế, Tổng thống Bush (và hai Nghị sĩ Cộng hòa là John McCain và Alan Specter) đề nghị giải pháp "khách lao động", qua đó mặc nhiên hợp thức hóa khối di dân nhập lậu hiện đang sống tại Mỹ, thay vì đuổi họ về nước rồi mới cứu xét việc tái nhập cư trong chương trình "guest worker". Ông cố dung hòa hai quan điểm đối nghịch của thành phần cử tri Cộng hòa của mình.

Giới kinh doanh, nhất là tiểu doanh thương, thành phần ủng hộ Cộng hòa rất mạnh, muốn Hoa Kỳ giảm bớt việc kiểm soát di dân: họ cần giới lao động cho loại việc làm mà dân Mỹ chối từ vì lương thấp và chẳng có chuyên môn. Ngược lại, giới bảo thủ về an ninh thì không chịu được việc biên cương Hoa Kỳ không được kiểm soát khiến khủng bố và các phần tử trộm cướp, buôn bán ma túy có thể dễ dàng xâm nhập. Và dù không nói ra vì sợ bị công kích là kỳ thị, nhiều người Mỹ gốc Âu gốc Á lẫn gốc Mễ cũng chẳng chịu được cảnh di dân lậu lại được nâng đỡ bằng chánh sách bao cấp quen thuộc của đảng Dân chủ và đã nhập lậu lại đòi hỏi quyền lợi như mọi người khác. Nếu hợp thức hóa thành phần này mà không kiểm soát biên cương thì sau này sẽ còn di dân nhập lậu nữa…

Các thành phần này đều có thể ủng hộ ông Bush nhưng lại không đồng ý với nhau về chánh sách di trú, về giải pháp cho vấn đề di dân.

Đã thế, trong vấn đề này, ta còn thấy chính trường Mỹ bị tách đôi, một bên là các phần tử cực đoan nhất của cả hai đảng Dân chủ và Cộng hòa, bên kia là những người ôn hòa của cả hai đảng.

Nhìn xa hơn những tính toán trong mùa bầu cử, vấn đề di dân là một bài toán lớn của Hoa Kỳ sau khi đã là một giải pháp tốt đẹp từ thời lập quốc.

Hoa Kỳ là một quốc gia - lục địa được bảo vệ bởi hai đại dương lớn nên có thể dồn tiền bảo vệ biên giới qua việc phát triển. Nhờ thế Hoa Kỳ thành đại cường quốc nhanh và mạnh hơn nhiều xứ khác. Sau mấy trăm năm phát triển liên tục, đại cường quốc ấy nay có một dân số có tay nghề và trình độ kiến thức rất cao. Nhưng, vì trình độ phát triển ấy, xã hội Mỹ có loại việc làm nhàm chán và lặt vặt mà nhiều người Mỹ không muốn làm nữa. Nhờ vị trí địa dư và sức mạnh kinh tế, Hoa Kỳ thừa sức khóa chặt biên cương để khỏi nhận di dân. Nhưng, nếu muốn như vậy, người dân Mỹ phải làm lấy một số việc tầm thường không ai thèm. Muốn tránh việc đó, họ phải nhận di dân vào từ miền Nam.

Như trong mọi vấn đề của nhân sinh, giải pháp nào cũng có mặt lợi và có điều bất lợi. Chỉ những kẻ cực đoan hay ngây thơ mới đòi hỏi giải pháp toàn hảo.

Hoa Kỳ có thể khóa chặt biên cương để bảo vệ sự thuần nhất xã hội và văn hóa bên trong. Nhưng cái giá phải trả là xã hội sẽ bị lão hóa, kinh tế tăng trưởng chậm, với rủi ro lạm phát cao, y nhu Âu châu ngày nay. Giải pháp thứ hai là mở cửa đón di dân, với mối lợi là kinh tế tăng trưởng mạnh và cái giá phải trả là những mâu thuẫn sắc tộc âm ỉ trong xã hội. Cho đến nay, Hoa Kỳ thiên về giải pháp mở hơn là đóng và thu được rất nhiều lợi ích khả quan.

Nhưng, nói đến di dân, ta nghĩ tới ba nguồn xuất xứ là Âu châu, Á châu và Trung Nam Mỹ. Từ Trung Nam Mỹ lại có vấn đề di dân từ Mexico. Vấn đề ở đây không là dị biệt hay mâu thuẫn về sắc tộc. Vấn đề ở đây là Mexico lại có vị trí địa dư tiếp giáp với nước Mỹ nên cộng đồng di dân lớn nhất tại các tỉnh miền Nam Hoa Kỳ là gốc Mễ, hay Latino.

Từ Trung Quốc, Ấn Độ hay Âu châu mà muốn vào Mỹ, di dân có nhiều bãi đáp và nhiều nơi sinh hoạt trải mỏng trong cả xã hội. Từ Mexico hay Nam Mỹ, di dân tập trung với mật độ cao tại các tiểu bang miền Nam. Trong lâu dài, họ sẽ ảnh hưởng đến sinh hoạt kinh tế, xã hội và cả chính trị của Hoa Kỳ.

Trong lịch sử, đã có thời lãnh thổ Mexico nằm trong nước Mỹ và dân Mexico từng có nỗ lực "Bắc Tiến" mà bị chặn đứng. Lịch sử Texas thành hình từ đấy! Năm mươi năm nữa, tình hình sẽ ra sao" Phân nửa miền Nam nước Mỹ có bị "nâu hóa" vì số lượng dân cư gốc Latino không" Chẳng ai nghĩ rằng trăm năm nữa thành phần này sẽ đòi tự trị - họ không dại - nhưng họ có thể thay đổi chính sách nước Mỹ nhiều hơn mọi thành phần sắc tộc khác. Nhiều công trình nghiên cứu còn dự đoán là nửa thế kỷ nữa, dân gốc Latino sẽ chiếm phân nửa dân số Hoa Kỳ!

Bài toán ấy là chuyện lâu dài nhưng tất yếu.

Trước mắt là những bài toán cụ thể mà các dân biểu, Nghị sĩ và lãnh đạo Hành pháp sẽ phải giải quyết. Người Mỹ sẵn sàng đón nhận di dân vì di dân muốn trở thành người Mỹ, hòa nhập vào xã hội Mỹ và hành xử theo quyền lợi tối thượng của Hoa Kỳ, của toàn quốc. Họ có thể gìn giữ phong thái văn hóa riêng và làm giàu cho văn hóa và cả thực phẩm bếp núc Hoa Kỳ, nhưng họ không muốn lập riêng một nước trong nước Mỹ.

Di dân gốc Latino có thể lại không như vậy vì sự hiện hữu cận kề của quốc gia Mexico.

Bài toán ấy mới là vấn đề đáng suy nghĩ vì cho thấy là trong khi kiếm lợi nhờ di dân, Hao Kỳ cũng phải chuẩn bị trả giá cho việc ấy. Một vấn đề không đơn giản, nếu ta nhớ tới những gì đang xảy ra cho nhiều nước Âu châu đối với làn sóng Hồi giáo, từ miền Nam tràn lên và sống biệt lập trong khu vực riêng mà không muốn trở thành người Âu châu, người Pháp hay người Đức…

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Viện Kiểm Soát Nhân Dân Tối Cao tại Việt Nam đã đề nghị ngưng thi hành án lệnh hành quyết với tử từ Hồ Duy Hải để điều tra lại vụ án này, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do cho biết hôm 2 tháng 12.
Tuần báo OC Weekly đã viết twitter cho biết đóng cửa sau khi chủ nhân là công ty Duncan McIntosh Company đóng cửa tuần báo giấy một ngày trước Lễ Tạ Ơn.
Cha mất rồi. Em buồn lắm, vì không về thọ tang Cha được. Em đang xin thẻ xanh. Sắp được phỏng vấn. Vợ chồng em định năm sau, khi em đã thành thường trú nhân, sẽ về thăm Cha Mẹ. Ngày tạm biệt Cha lên đường đi Mỹ du học bốn năm trước, đã thành vĩnh biệt.
Tôi khẳng định những việc tôi làm là đúng đắn và cần thiết để kiến tạo một xã hội tốt đẹp hơn. Những gì tôi làm không liên can đến vợ con và gia đình tôi. Vì thế, tôi yêu cầu công an Hồ Chí Minh chấm dứt ngay việc sách nhiễu, khủng bố gia đình tôi.
Brilliant Nguyễn là một thanh niên theo trường phái cấp tiến và chủ thuyết Vô Thần (*). Chàng ta không tin ma quỷ đã đành mà cũng chẳng tin rằng có thần linh, thượng đế. Để giảm bớt căng thẳng của cuộc sống, theo lời khuyên của các nhà tâm lý và bạn bè, chàng ta đến Thiền Đường Vipassana ở Thành Phố Berkeley, California để thực hành “buông bỏ” trong đó có rất nhiều cô và các bà Mỹ trắng, nhưng không một ý thức về Phật Giáo
Có những câu chuyện ngày xửa ngày xưa mà chẳng xưa chút nào. Có những chuyện hôm nay mà sao nó xa xưa vời vợi. Chuyện ngày xưa... Có một ngôi chùa ở vùng quê thanh bình, trước mặt là đồng lúarì rào, cánh cò chao trắng đồng xanh. Trong chuà có vị hoà thượng già hiền như ông Phật, lông mày dài bạc trắng rớt che cả mắt...
Ông Gavin Newsom, Thống đốc tiểu bang California, đã tuyên bố ân xá cho hai người đàn ông từng dính vào hai vụ hình sự khác nhau khi họ mới 19 tuổi và đang mong muốn không bị trục xuất về Việt Nam.
Hoang Nguyen, 43 tuổi, bị bắt và bị truy tố về tội trộm sau khi bị cho là đổi nhãn giá trên hơn ba mươi chai rượu vang tuần trước, theo hồ sơ tòa.
Bé ngọc ngà của Mẹ cố thở chút không khí ít oi còn trong buồng phổi. Giây phút cuối. Để ngàn sau dân Hong Kong sống xứng đáng Con Người.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.