Hôm nay,  

Đôi Hia Ngàn Dặm Internet

13/09/199900:00:00(Xem: 6189)
Chúng ta đã có thói quen vào Internet và tìm đọc các các dữ kiện, thông tin trên mạng lưới này như dường tất nhiên phải là “của chùa.” Nghĩa là miễn phí, không cần trả một xu nào. Mà các báo Mỹ, Việt, Tây, Tàu... khi lên Internet lại chạy đua phá giá hoặc miễn phí đủ thứ dịch vụ, để tìm cách thu hút càng nhiều độc giả vào xem càng tốt, bởi vì con số độc giả có đông, thì mới dễ nói chuyện và thuyết phục các thân chủ quảng cáo hơn.
Thậm chí tới khổng lồ như Microsoft Corp. mà cũng chịu thua thói quen “xài chùa” trên Internet, sau một thời gian tính lệ phí vào đọc tạp chí Slate mà thấy giang hồ vẫn lạnh nhạt, thế là năm nay bèn cho vào đọc chùa luôn. Chỉ có vài báo là tính tiền độc giả online được, thí dụ như tờ Wall Street Journal Interactive Edition, báo tài chánh thestreet.com và tạp chí Consumer Reports. Ngắn gọn, đã là Internet thì phải là “của chùa.”
Vấn đề cạnh tranh nguy kịch tới nỗi bây giờ, nhiều công ty cung cấp cả dịch vụ vào Internet “chùa,” thí dụ như NetZero hay AltaVista; tặng cả máy điện toán “chùa,” thí dụ như Compaq hay Micron, dĩ nhiên là với điều kiện mua 3 năm dịch vụ vào Net; hay mới tuần này thì công ty Techtronix chịu tặng chùa cả máy in... Vậy thì làm sao có lời"
Câu hỏi đó nên giành cho các chủ công ty tính toán thì hợp lý hơn. Nơi đây chúng ta thử khoanh vùng khảo sát: Vậy rồi các nhà báo, các giáo sư làm sao mà sống nổi, khi mà các bài viết của họ phóng đầy khắp trên Internet cho thiên hạ đọc chùa" Đây là câu hỏi nghiêm chỉnh và đang làm suy nghĩ cho văn giới Hoa Kỳ.
Mới vài năm trước, nhà đạo sư kỹ thuật Esther Dyson đã tiên đoán rằng các nhà báo và nhà văn — nói theo kiểu xã hội Internet thì là “những người cung cấp nội dung cho trang Web,” content providers — sẽ tới một lúc không còn được lãnh lương nữa, bởi vì mọi thứ họ viết đều sẽ tất yếu phóng đầy trên Internet. Nhà đạo sư vị lai học này lúc đó cũng viết rằng, các nhà báo và nhà văn sẽ dùng bài viết và sách để tạo dựng uy tín, rồi kiếm sống bằng cách đi diễn thuyết. Khổ lắm. Nhà văn Mỹ còn dễ có chỗ diễn thuyết, chứ nhà văn gốc Việt ai mà dễ dàng mời đi diễn thuyết"
Chắc chắn là Internet đang thay đổi cả thế giới. Đó cũng là kết luận của Giáo Sư Brad DeLong tại Đại Học UC Berkeley trong bài viết “The Next Economy” mà ông viết chung với A. Michael Fromkin, một giáo sư luật Đại Học Miami. Ông DeLong tên vốn là “de Long,” nhưng nhiều máy điện toán lúc sign-up không nhận khoảng trống ở giữa, thế là đành phải đổi tên là DeLong.

DeLong và Fromkin nói về viễn tượng giáo dục do cuộc cách mạng Internet rằng, hiện nay gần như mỗi thành phố lớn trên thế giới đều có ít nhất một đại học, nhưng tương lai sẽ không cần nhiều như thế nữa, vì ai cũng có thể vào Internet mà tự học và lấy thông tin “chùa miễu” mà xải.
Hai ông giáo này viết, “Thử nhớ lại nhiều thế kỷ trước rằng, tất cả các thành phố Ý Đại Lợi vẫn thường cung cấp lợi tức tốt cho các giọng ca tenor và giọng soprano tại các hí viện địa phương. Thế nhưng với cuộc cách mạng kỹ thuật, với băng cát-sét và đĩa CD, bây giờ thì không có bao nhiêu ca sĩ soprano sống nổi.”
Và cuộc cách mạng của Internet trên phương diện giáo dục sẽ ở tầm mức lớn kinh khủng: DeLong nêu thí dụ, thay vì có 10,000 sinh viên tại UC Berkeley trong 8 tháng, người ta sẽ có tới 120,000 sinh viên, với mỗi nhóm 10,000 sinh viên chỉ trong một tháng.
Nói tượng hình cho dễ hiểu, nghĩa là thay vì 800 cô cậu sinh viên đạp xe đạp tới dự lớp kinh tế vĩ mô ở Berkeley mỗi năm, thì bây giờ sẽ có 4,000 cô cậu mong muốn học quan Internet, mà trước đó họ không có cơ hội tham học. “Nghĩa là sẽ còn rất ít đại học, mà rất nhiều sinh viên...”
Vậy rồi tác quyền trí tuệ" Với Internet, từ nhu liệu tới âm nhạc, từ sách tới ảnh chụp đều rất dễ dàng được sao chép lậu và phổ biến lậu, mà chuyện dò tìm rất mực gian nan, nhiều khi không đáng công để làm điều này. Thế là, theo giáo sư DeLong và Fromkin thì sẽ không ai chịu mua sách hay bài nữa, mà các tác giả đành phải năn nỉ kiểu shareware là “Nếu bạn thích cuốn sách của tôi, xin làm ơn gửi tác giả ít tiền để tôi nuôi mấy đứa con...”
Tuy nhiên, đó là hướng đi tất yếu của lịch sử. Và nhà nước Hà Nội cần phải khẩn cấp nắm lấy làn sóng Internet này để tăng tốc giáo dục cho dân mình; nếu không thì hết theo kịp nước người. Phải hạ giá thêm cước thuê bao Internet, phải thật dễ dãi cho người muốn thuê bao, và phải phóng càng nhiều báo lên Net càng tốt. Và cả các báo độc lập với nhà nước, đó là phương chước tăng tốc dân trí. Còn không thì chỉ tự bịt mắt dân mình mà đi lùi thêm.
Thêm lời thăm hỏi cuối bài: Xin các bạn văn và bạn biên tập của Vietbao Online, nơi địa chỉ www.vietbao.com, hãy tự an ủi rằng các bạn cũng đang chia xẻ chung vận mệnh với tất cả các nhà văn khác trên thế giới. Khi thế giới đột nhiên trở thành “chùa với miễu.” Và nhân loại nhờ đây có thêm những bước nhảy ngàn dặm của tri thức.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.