Hôm nay,  

Ngoại Giao Tay Trắng

17/03/200300:00:00(Xem: 3974)
Nên ngoại giao phi đạn hay ngoại giao tay trắng" Không biết thời đại này có phải duy vật mạnh hơn duy tâm hay lý của kẻ mạnh là lý đúng hay không. Thế sao đường lối ngoại giao của Toà Thánh La Mã không dựa vào quyền lực, chỉ có tay trắng, mà dựa vào uy tín tinh thần cứ thất bại hoài.
Chủ trương "Hoà bình Dưới Thế" (Pacis in Terris) cho Nggười Thiện Tâm thất bại ngay trong việc giải thể Cộng sản ở Ba Lan, quê hương và nơi Đức Giáo Hoàng và Toà Thánh La Mã nhập cuộc sâu nhứt trong việc thay đổi chế độ. Ba Lan giải phóng bằng một cuộc cách mạng lật đổ dù là cách mạng nhung nhưng vẫn là cách mạng, có người bị đàn áp tù đày và chết chóc, chớ không phải bằng việc ngoại giao thương lượng với nhà cầm quyền CS. Nói về quyền lực vật chất, Vatican chỉ là một quốc gia diện tích nhỏ nhứt thế giới. Nhưng nói về uy lực tinh thần, Vatican có tính hoàn cầu. Đức Giáo Hoàng (GH) không có binh lực. Nhưng Toà Thánh và Giáo Hoàng có chính sách và tổ chức ngoại giao. Chính sách ngoại giao không dựa vào thế quyền có trong tay vì quá nhỏ, mà dựa vào tổ chức giáo quyền bàng bạc nhưng rất chặt chẽ khắp thế giới. Vấn đề Iraq hiện tại là một cuộc khủng hoảng có tầm vóc thế giới. Tự nhiên guồng máy ngoại giao tay trắng ấy cũng phải vận hành. Đức Giáo Hoàng hơn một lần kêu gọi tránh chiến tranh và gởi hai đại diện đến gặp Ô. Hussein và Bush kình địch. Còn quá sớm để đoán các vận động ngoại giao tay trắng ấy sẽ trắng tay hay đem lại "hoà bình trên thế giới cho người thiện tâm". Tuy nhiên kinh nghiệm lịch sử gần đây cho thấy chính sách ngoại giao tay trắng ấy không thành công trong cuộc khủnh hoảng Iraq lúc trước và hiện thời.
Chánh sách "Hoà bình Dưới Thế" của Vatican do GH Jean 23 công bố ngày 11 tháng 4, 1963, kêu gọi "những người thiện tâm" xây dựng hoà bình trên thế giới. Nhưng chỉ trước đó vài tháng thôi, chính GH Jean 23 hết sức âu lo vì cuộc khủng hoảng hoả tiễn Cuba súyt đưa nhân loại vào vực thẩm chiến tranh nguyên tử. Chánh sách Hoà bình Dưới Thế chấm dứt cuộc tranh luận có tính thần học và kéo dài về ý niệm "chiến tranh công chính" của Toà Thánh La Mã. Ý niệm đó không còn thích hợp với thời đại nguyên tử với hình thái chiến tranh toàn diện trên thế giới và với nỗ lực làm hoà của Toà Thánh đối với thế giới " không Công giáo", như Phật giáo, Hồi giáo, Do thái Giáo; điều mà trước đó Toà Thánh La mã xem là việc làm không thích hợp.
Bốn thập niên sau, ĐGH Jean Paul 2, với sức khỏe mong manh còn lại của cuộc đời, cố gắng bước theo đường đi của ĐGH Jean 23. Ngài ráng hết sức để ngăn chận cuộc chiến tranh ở Iraq, cuộc chiến có thể làm hủy hoại bao nỗ lực và công phu suốt một phần tư thế kỷ của triều đại Ngài muốn thông cảm với thế giới Hồi giáo. Nhờ uy lực tinh thần của Giáo hội có tính hoàn vũ, nên Vatican thu hút nhiều nhân vật đối kháng đến La Mã. Trong chỉ có 15 ngày người ta thấy có Joshaka Fischer, Tarek Aziz, Kofi Annan, Tony Blair đến điện Vatican. Uy tín của chính sách ngoại giao tuy tay trắng nhưng mạnh nhờ: (1) tính liên tục và kiên trì của Vatican không chấp nhận chiến tranh phủ đầu; ( 2 ) một hệ thống tổ chức ngoại giao có mặt tại nhiều nước ( 3 ) đạo hạnh của ĐGH và đặc sứ như Hồng y Etchgary, và ( 3 ) uy tín của ĐGH được ghi vào danh sách ứng viên của Giải Hoà Bình Nobel.

Chính sách ngoại giao tay trắng đó được củng cố nhờ ý nghĩa của lời kêu gọi kiên trì GH trước sau như một khẳng định chỉ có cách đối thoại ngoại giao mới giải quyết được những căng thẳng thường trực của thế giới, va chạm của các nền văn minh, và sự lan tràn của hoạ khủng bố. Ngài phản bác thẳng thắn chiến tranh Iraq lẫn vũ khí giết người hàng loạt đối với Mỹ lẫn Iraq. Ngài gởi đặc sứ đến tận Baghdad lẫn Washington. Việc làm đó phù họp với tinh thần tổ chức giáo quyền của giáo hội Công giáo La Mã. Mọi va chạm, xung đột tôn giáo trong thế giới Công giáo, giải quyết phải hướng về La Mã cũng như mọi va chạm, xung đột chánh trị trên thế giới, ngoài đời thường, phải hướng về Liên Hiệp quốc. Trật tự giáo quyền song song với thầøn quyền. Về chiến tranh Vatican có chánh sách ba không. Không chấp nhận chiến tranh đề phòng hay trả thù. Không chấp nhận chiến tranh toàn diện. Không chấp nhận chiến tranh quá mức. Chỉ chiến tranh chống xâm lược được xem là chiến tranh công chính. Lời kêu gọi của ĐGH, sự có mặt của người đại diện hầu như khắp các điểm nóng và việc tới lui của các nhân vật của những phe đối địch nhau suốt một phần tư thế kỹ củng cố chánh sách ngoại giao tay trắng ấy .
Chính sách ngooại giao tay trắng có thành và bại. Nhưng bại nhiều hơn thành. Riêng cuộc chiến tranh Vùng Vịnh lần thứ nhứt, 90-91, là một thất bại điển hình. Thất baiï đối với cả hai bên lâm chiến. Ô. Saddam Hussein vẫn xâm chiếm Kuwait dù ĐGH lên án nặng nề. Mỹ và đồng minh Tây Phương vẫn quyết tâm tấn công Iraq dù ĐGH liên tục cản ngăn trong hơn 40 lời kêu gọi trong vòng chỉ 6 tháng. GH cũng không thành công mấy với nỗ lực ngưng cấm vận Iraq, chận nạn diệt chủng ở Soudan, Croatie và Slovenie. Riêng ở sau này, ĐGH lại bị người Serbs kêu ca là "kẻ bảo vệ người Croatie xâm lược" khi Vatican nhanh chóng thừa nhận nền độc lập của 2 nước nhiều người theo Công giáo Croatie và Slovenie. Chánh sách ngoại giao tay trắng ấy cũng không thành công ở Rwanda, một nước công giáo mạnh nhứt ở Phi Châu. Nơi đây hàng giáo phẩm đia phương bị xem có nhiều dính líu với bộ tộc Hutu. Chánh sách ngoại giao tay trắng cũng không thành công tại Trung quốc và VN Cộng sản. Và thất bại lớn nhứt phải nói là số tín đồ, chức sắc, nhà thờ Công giáo đia phương bị quân khủng bố Hồi giáo cực đoan giết hại không thương tiếc tại vài nơi ở Nam dương, Phi Luật tân, Phi châu.
Không phải ĐGH không biết những thất bại này. Ngài biết rất rõ đường lối ngoaiï giao có tính "tinh thần", bằng tay trắng ấy chừng như đã trắng tay. Khi cuộc chiến ở Bosnia bộc phát, ĐGH Jean Paul 2, đã than thở, "Tôi đã thử. Tôi đã vô ích gõ tất cả các cửa." Nhưng việc làm và lời nói của ĐGH ít ra cũng là niềm hy vọng " bình an dưới thế cho người thiện tâm." Người ta e ngại lời than thở ấy của ĐGH sẽ lập lại trong cuộc khủng khoảng Iraq hiện thời. Ngoại giao tay trắng dù có trắng tay cũng phải làm, đâu còn có cách nào khác hơn đối với một tổ chức tôn giáo.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
tác giả Đinh Xuân Quân sinh trong một gia tộc Miền Bắc theo Công Giáo từ vài thế kỷ, qua các thời kỳ Quốc-Cộng đảng tranh, Hoàng Đế Bảo Đại, TT Ngô Đình Diệm, Đệ Nhị Cộng Hòa, du học, về VN làm việc, vào tù cải tạo sau 1975, vượt biên, làm một số dự án LHQ giúp các nước nghèo (kể cả tại VN)
Một chiếc máy bay rớt tại South Dakota hôm Thứ Bảy làm thiệt mạng ít nhất 9 người, gồm phi công và 2 trẻ em.
Cảnh sát lập hồ sơ khởi tố Nguyen về tội bạo lực gia đình, say, và 2 tội gây nguy hiểm cho trẻ em. Nguyen được tạm rời nhà tù quận Polk County Jail vào sáng Thứ Sáu 29/11/2019.
Mười người đã bị bắn tại Khu Phố Pháp ở thành phố New Orleans vào sáng Chủ Nhật, 1 tháng 12, theo cảnh sát cho biết.
Diễn cẩn thận từng bước, hết sức chậm rãi đi xuống đồi do bờ triền dốc đứng. Hân đi sau tay phải ôm chặt tay trái Diễn và nửa thân xô nghiêng ép vào người anh.
Như chúng ta biết, đảng SPD (Đảng Dân chủ Xã hội Đức) đã tìm kiếm lãnh đạo mới từ sáu tháng nay. Vào mùa hè 2019, nhà lãnh đạo đảng trước đó Nahles đã từ chức sau các cuộc tranh giành quyền lực nội bộ. Có nhiều ứng cử viên nhưng sau cuộc bầu cử sơ bộ chỉ còn hai cặp vào chung kết.
Hàng triệu người nghèo có thể bị mất phiếu thực phẩm (food stamps) quan trọng theo những thay đổi luật lệ được đề nghị bởi chính phủ Trump.
Con sông Hoàng Hạ chảy xuyên qua trấn Hoàng Hoa quanh năm xanh biếc, nước từ miền tuyết lãnh tan ra nên tinh khiết vô cùng.
Lý do để viết bài này là vì bản thân người viết có sai lầm cần bày tỏ. Tuy rằng sai lầm đã hiệu đính, nhưng cũng cần nói ra, vì Đức Phật đã dạy rằng hễ sai thì nên tự mình bày tỏ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.