Hôm nay,  

Chuyện Cộng Đồng

01/04/200300:00:00(Xem: 4277)
THẮC MẮC VỀ Ô.CON GOURIOTIS & LÊ PHÚ CƯỜNG"

Hữu Nguyên

Sau khi đăng lá thư gửi Sàigòn Times của BS Nguyễn Mạnh Tiến, Chủ tịch BCH Cộng Đồng Người Việt Tự Do NSW, tôi thực tâm cho rằng, những rắc rối quanh việc làm của anh Lê Phú Cường đã được giải quyết, vấn đề được kết thúc, tình thân ái giữa những người liên hệ được duy trì, và tương lai, những chuyện đáng tiếc như vậy sẽ không bao giờ xảy ra.
Không ngờ, vào chiều Thứ Năm, 20 tháng 3, anh Lê Phú Cường gọi điện thoại cho tôi, trình bầy những điểm không đồng ý của anh quanh mấy giòng giới thiệu của Sàigòn Times đăng ở trang 25, trong số báo ra cùng ngày. Sau khi trao đổi ý kiến với anh Cường, tôi thấy có một số khúc mắc nảy sinh nên thận trọng tìm hiểu, xem lại các thư từ, sách vở, và bỗng dưng phát hiện ra một số điểm mà tôi nghĩ ở cả anh Lê Phú Cường lẫn ông Con Gouriotis, đều có thể nhầm lẫn. Phần nghĩ rằng những nhầm lẫn này vô cùng tai hại, ảnh hưởng đến uy tín và lập trường của cộng đồng NVTD, phần tôn trọng anh Lê Phú Cường và ông Con Gouriotis, nên tôi thấy có bổn phận viết bài này để minh bạch những khúc mắc trong lòng và chia sẻ những suy nghĩ của mình cùng qúy độc giả.

NHỮNG THẮC MẮC VỀ ANH LÊ PHÚ CƯỜNG

Đọc lá thư của BS Nguyễn Mạnh Tiến, qúy độc giả đều thấy rõ, qua báo cáo của anh Lê Phú Cường và thư của ông Con Gouriotis, giám đốc Casula Powerhouse Arts Centre (CPAC), BS Tiến đã minh xác, “Cuộc triển lãm "Thế Hệ Một Rưỡi" là do CPAC đứng ra tổ chức. Ông Cường cộng tác với họ trong vai trò "guest curator", phụ trách sắp xếp các vật liệu triển lãm, không tham khảo trước với BCH/CĐ. Việc mời các nghệ sĩ cộng tác, mời khách đến dự buổi khai mạc...vv là của CPAC. Việc in tập sách nhỏ về cuộc triển lãm này trong đó có in logo của CĐ cũng hoàn toàn là việc làm tự ý của CPAC, CĐNVTD/NSW không hề tài trợ hay tham gia vào việc thực hiện.”
Tuy nhiên, trong Thông Báo về cuộc triển lãm “Thế Hệ Một Rưỡi” do anh Lê Phú Cường gửi cho báo chí được Sàigòn Times phổ biến, anh Lê Phú Cường đã dùng số điện thoại và địa chỉ email của CĐNVTD để liên lạc về những vấn đề liên quan đến cuộc triển lãm. Nguyên văn đoạn đó như sau: “Cuộc triển lãm sẽ do Ông Lưu Tường Quang chính thức khai mạc vào lúc 1 giờ chiều, ngày Thứ Bảy 21 tháng 9, 2002, tại Casula Powerhouse Arts Centre. Nếu muốn biết thêm chi tiết hay đóng góp ý kiến, xin liên lạc với anh Lê Phú Cường qua số (02) 9727 5599 hay 9727 7599 hay email: vcansw@bigpond.net.au” (Sàigòn Times số 278, ngày 18/9/2002, trang 30).
Như vậy, xin hỏi anh Lê Phú Cường, anh được CPAC mời cộng tác trong một thời gian tương đối dài, tại sao anh không tham khảo với qúy vị trong BCH" Nếu việc cộng tác với CPAC là điều hoàn toàn chính đáng thì lý do gì khiến anh e ngại không chịu thông báo cho BCH biết" Trong thời gian cộng tác với CPAC, anh có làm việc full-time cho CĐNVTD hay không" Nếu có, việc cộng tác đó có ảnh hưởng gì đối với công việc anh làm cho CĐNVTD" Anh cộng tác trong tinh thần thiện nguyện hay được CPAC trả thù lao" Việc sử dụng số điện thoại số fax và email của CĐ cho công việc triển lãm mà anh cộng tác với CPAC nhưng không hề tham khảo BCH, phải được giải thích như thế nào" Việc anh sử dụng thì giờ và tiện nghi của CĐ cho việc triển lãm, liệu có thiệt thòi gì cho CĐ hay không" Là người học hành đàng hoàng ở Úc, anh Lê Phú Cường dư biết mối quan hệ giữa chủ (CĐNVTD/NSW) và nhân viên (anh LPC) luôn luôn đặt trên những nguyên tắc, trong đó mỗi bên đều phải hành xử những bổn phận để được hưởng những quyền lợi và quyền hạn nhất định. Như vậy thử hỏi, có người nhân viên nào làm việc full-time cho một hãng xưởng, mà lại nhận lời cộng tác với một cơ quan hay hãng xưởng khác, mà không hề báo cáo với chủ nhân của mình hay không" Việc không báo cáo của anh xuất phát từ sự thiếu hiểu biết, hay coi thường chủ, hay vì những ẩn ý nào khác, xin anh cho biết"
Theo lá thư của BS Tiến, anh Lê Phú Cường cộng tác với CPAC trong vai trò “guest curator”, nghĩa là vai trò của một người quản nhiệm nghệ thuật, thu xếp các vật liệu triển lãm. Như vậy xin hỏi anh Lê Phú Cường, anh lấy tư cách gì viết 7 chữ “Nhân Viên Nghệ Thuật Đa Văn Hóa” dưới tên của anh khi anh viết bài Dẫn Nhập đăng trong cuốn “Thế Hệ Một Rưỡi”" Anh Lê Phú Cường nên hiểu, “Nhân Viên Nghệ Thuật Đa Văn Hóa” không phải là một bằng cấp hay nghề nghiệp thuộc quyền sở hữu của anh, mà nó là một chức năng, và chức năng đó chỉ gắn liền với CĐNVTD/NSW. Anh chỉ được sử dụng chức năng đó khi nào có sự chấp thuận của BCH. Đằng này anh cộng tác với CPAC đã không xin phép BCHCĐ, lại còn tự tiện sử dụng chức năng mà CĐ thuê mướn anh làm, như vậy là thế nào" Nếu anh không còn làm việc cho CĐ, CĐ sẽ tuyển lựa người khác vô chức năng đó. Tôi nói như vậy không hề có ý khó dễ gì đối với anh Lê Phú Cường, nhưng chỉ muốn nhấn mạnh một điểm: Nếu anh Lê Phú Cường đã không coi trọng CĐ, cộng tác với một cơ quan chủ quản khác mà không hề tham khảo với CĐ, thì bắt buộc CĐ phải đặt ra những nguyên tắc cụ thể và nghiêm khắc đối với anh.


Theo lá thư của BS Tiến, thì anh báo cáo với BCH là khi gửi bài của Bội Trân cho SGT, anh đã làm ngoài giờ làm việc với tư cách cá nhân, chứ không phải với tư cách nhân viên CĐ. Trong buổi nói chuyện chiều ngày Thứ Năm, 20 tháng 3, anh cũng nói là hôm anh đến SGT là ngày Chủ Nhật 29 tháng 12.
Thực tế không hẳn như vậy. Hôm đó, anh tới gặp tôi, tôi có hỏi anh địa chỉ, số điện thoại của cô Bội Trân. Anh nói, cô Bội Trân ở không nhất định nên không có địa chỉ và không có số điện thoại nhà. Đến khi tôi hỏi xin số mobile của Bội Trân, anh mới cho. Sau khi anh rời khỏi nhà tôi không lâu, tôi điện thoại cho cô Bội Trân, và trò chuyện khoảng 40 phút. Theo bill điện thoại, tôi biết chính xác, thời gian nói chuyện là 41 phút 31 giây, và ngày hôm đó là Thứ Ba, 31 tháng 12 năm 2002. Trừ trường hợp nghỉ đặc biệt cho riêng anh LPC, còn không, chắc chắn ngày đó không phải ngày public holidays. Thêm vào đó, tôi được biết, ngay sau khi rời khỏi tòa soạn SGT hôm đó, anh đã lái xe lại gặp Bội Trân. Và trong thời gian 41 phút đồng hồ tôi nói chuyện với Bội Trân, anh đã ở ngay cạnh Bội Trân.
Có điều tôi rất ngạc nhiên, là tại sao anh đưa bài của Bội Trân cho tôi để yêu cầu SGT đăng, vậy mà khi tôi ngỏ ý muốn gặp Bội Trân để trò chuyện, tìm hiểu thì anh lại nói Bội Trân không có chỗ ở nhất định, mặc dù ngay sau khi rời khỏi tòa soạn, anh lái xe đến gặp Bội Trân ở một nơi cách tòa soạn SGT chỉ vài phút xe.
Sau này, trong dịp trò chuyện với anh Lê Phú Cường, tôi có hỏi, tại sao hôm đó, rời tòa soạn SGT anh lại phải chạy tới gặp Bội Trân ngay. Anh trả lời, anh có ý định đến gặp Bội Trân từ trước khi tới SGT. Điều này càng khiến tôi ngạc nhiên vì nếu anh LPC đã có ý đến gặp BT hôm đó, và nơi gặp cách tòa soạn không bao xa, thì tại sao, khi tôi có ý muốn gặp để trò chuyện với Bội Trân, anh lại không hề có ý muốn cho tôi gặp gỡ, mặc dù anh muốn SGT đăng bài của Bội Trân.

NHỮNG THẮC MẮC VỀ ÔNG CON GOURIOTIS

Theo thư của BS Tiến thì cuộc triển lãm “Thế Hệ Một Rưỡi” là hoàn toàn do CPAC tổ chức, mà họ không hề bàn bạc, tham khảo gì ý kiến BCHCĐ. Ngay cả việc in sách, lấy logo của CĐ cũng hoàn toàn là việc làm tự ý của CPAC.

Nhưng trong Lời Giới Thiệu của cuốn sách Thế Hệ Một Rưỡi, được in ở trang 5, ông Con Gouriotis lại viết, nguyên văn bằng tiếng Anh: “1.5 Generation has been developed in partnership with the Vietnamese Community in Australia NSW Chapter Inc.” Phần này được dịch ra tiếng Việt và cũng in ở trang 5, nguyên văn như sau: “Chương trình Thế Hệ 1.5 được thực hiện với sự phối hợp của Cộng Đồng Người Việt Tự Do NSW”.
Hiển nhiên, đoạn văn trên do ông Con Gouriotis viết, và lá thư gửi cho BS Tiến, cũng do ông Con Gouriotis viết, là hai nội dung hoàn toàn mâu thuẫn. Sự mâu thuẫn này nên được giải thích như thế nào" Nếu ông Con Gouriotis và CPAC đã đơn phương đứng ra làm cuộc triển lãm “Thế Hệ Một Rưỡi” không hề tham khảo CĐNVTD/NSW, thì tại sao trong phần giới thiệu ông lôi CĐNVTD/NSW vô làm gì" Và tại sao ông Con Gouriotis và CPAC lại tự ý sử dụng logo của CĐNVTD/NSW" Chẳng lẽ vị giám đốc của Trung Tâm Nghệ Thuật Casula lại phạm phải những lỗi lầm sơ đẳng nhưng vô cùng nghiêm trọng như vậy hay sao"
Ông Con Gouriotis nên nhớ, logo của CĐNVTD/NSW không những có giá trị bản quyền mà còn là biểu tượng của lập trường chính trị, của chính nghĩa tỵ nạn CS. Việc ông Con Gouriotis tự ý đề tên CĐNVTD/NSW trong cả phần tiếng Anh lẫn tiếng Việt, đồng thời sử dụng logo của CĐ mà không hề xin phép, là một sự mạo nhận. Sự mạo nhận này trở nên nguy hiểm đặc biệt, khi trong tập sách đó có bài của Bội Trân, một cán bộ văn hóa của CS được CS cho sang Úc du học. Điều này vô hình chung, biến cuốn sách trở thành một khí cụ tuyên truyền cho CS, phá vỡ lập trường chính trị chống cộng trước sau như một của CĐNVTD/NSW.
Bài này đáng lẽ tôi không viết. Nhưng vì sau khi trò chuyện với anh LPC, tôi thấy có nhiều vấn đề cần phải được đào xới, tìm hiểu... Tuy nhiên, vì thời gian eo hẹp và trang báo có hạn nên xin được tạm ngưng ở đây. Trong số báo tới, tôi sẽ tiếp tục trình bầy kỹ hơn những suy nghĩ của tôi. Tôi cũng tha thiết mong qúy độc giả tiếp tục đóng góp những ý kiến mới mẻ quanh vấn đề này. Cuối cùng, tôi cũng thưa, bài viết này đã được tóm tắt và chuyển dịch ra tiếng Anh những phần liên hệ tới ông Con Gouriotis để gửi cho ông, yêu cầu ông giải thích, xin lỗi cộng đồng một cách công khai và thu hồi toàn bộ những cuốn sách Thế Hệ Một Rưỡi đã phát hành. (Còn tiếp...)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
DB Rick Miller thuộc Đảng Cộng Hòa, đại diện khu vực Sugar Land, đã bị phản ứng gay gắt sau khi ông chụp mũ các đối thủ tranh ghế ông chỉ vì họ là người Mỹ gốc Á trong địa hạt đông ngưởi gốc Á.
Ai quyết tâm đi tìm chân lý và hướng thượng cuộc đời trong tinh thần – Tu là cõi phúc – đều hưởng được sự bình an trong tâm hồn, tức là hưởng được hạnh phúc, Thiên đàng, Niết bàn, Cõi phúc ở trần gian
nữ tài tử Julia Roberts và cựu đệ nhất phu nhân Michelle Obama sẽ có chuyến đi đặc biệt thăm Việt Nam trước khi sang Malaysia dự chương trình "Leaders: Asia-Pacific"
ông có tập Thơ Lửa, cùng làm với Đoàn Văn Cừ, gồm những bài thơ đề cao cuộc kháng chiến chống Pháp, do Cơ quan Kháng chiến Liên khu III xuất bản, được in ở Thái Nguyên năm 1948
James Nguyen Fernandes, 43 tuổi, bị buộc tội 6 vụ tấn công, gồm 2 tội tấn công cố ý sát hại, và 6 tội phạm tội liên quan súng, theo hồ sơ tòa án cho biết.
Cục Cảnh sát Hình sự của Bộ Công an mới đây thừa nhận Việt Nam là một “điểm nóng” của nạn buôn người và di cư bất hợp pháp, với lợi nhuận hàng năm lên đến hàng chục tỉ đôla.
Khi chưa thấy ánh mặt trời, Tôi đã cảm nhận được muôn ngàn đau khổ, Của mẹ cha, Của bà con và của muôn triệu người dân gần xa trong nước, Lúc mẹ ôm bụng bầu chạy từ chỗ nầy sang chỗ khác,
Theo bản tin từ đài KUSI, Dân biểu Cộng Hòa Duncan D. Hunter cho biết ông sẽ nhận một tội sử dụng sai trái quỹ vận động khi ra tòa vào hôm Thứ Ba ngày 3 tháng 12/2019 trước Chánh án Thomas J. Whelan.
Mùa cháy rừng hiện nay nêu bật việc cần phải nhanh chóng đạt được các mục tiêu loại bỏ carbon đầy tham vọng của California, và bản báo cáo ‘Lộ Trình 2045’ đặt ra sơ đồ định hướng để đạt được mục tiêu đó
Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump hôm Thứ Hai, 2 tháng 12, lên án các nhà Dân Chủ tại Hạ Viện về việc tổ chức điều trần luận tội trong khi ông đang dự hội nghị thượng đỉnh NATO tại London
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.