Canberra - Một bản báo cáo cho rằng một số cộng đồng di dân có khả năng phạm tội nhiều hơn những người Úc bản xứ đã làm cho nhiều cộng đồng sắc tộc lên tiếng phản đối và những nhóm kỳ thị chủng tộc nhao nhao chỉ trích chính phủ.
Học viện nghiên cứu tội phạm quốc gia Úc cho công bố một nghiên cứu chỉ ra rằng các cộng đồng như Rumania, Nam tư, Lebanon, Thổ nhĩ kỳ, Cam bốt, Việt nam, Fiji và Tân tây la có số tội phạm và số phạm nhân trong tù cao hơn so với cộng đồng bản xứ của Úc.
Tác giả bản nghiên cứu là tiến sĩ Mukherjee cho biết ông không hề nói là cộng đồng nào có nhiều tội phạm hơn cộng đồng nào. Ông này cũng nói là vấn đề không nằm trong nguồn gốc sắc tộc nhưng nằm trong những khó khăn về hội nhập như ngôn ngữ, giáo dục, thất nghiệp và vô gia cư.
Bà Pauline Hanson, thủ lãnh của One Nation cho biết những khó khăn về hội nhập không phải là cái cớ để bào chữa cho vấn đề tội phạm. Bà Pauline Hanson cho biết là nhiều người Úc cũng gặp khó khăn trong cuộc sống nhưng họ không trở thành tội phạm.
Theo tiến sĩ Mukherjee thì nhiều nghiên cứu ở Châu Âu và Hoa kỳ trước đây cũng cho thấy kết quả tương tự.
Học viện nghiên cứu tội phạm quốc gia Úc cho công bố một nghiên cứu chỉ ra rằng các cộng đồng như Rumania, Nam tư, Lebanon, Thổ nhĩ kỳ, Cam bốt, Việt nam, Fiji và Tân tây la có số tội phạm và số phạm nhân trong tù cao hơn so với cộng đồng bản xứ của Úc.
Tác giả bản nghiên cứu là tiến sĩ Mukherjee cho biết ông không hề nói là cộng đồng nào có nhiều tội phạm hơn cộng đồng nào. Ông này cũng nói là vấn đề không nằm trong nguồn gốc sắc tộc nhưng nằm trong những khó khăn về hội nhập như ngôn ngữ, giáo dục, thất nghiệp và vô gia cư.
Bà Pauline Hanson, thủ lãnh của One Nation cho biết những khó khăn về hội nhập không phải là cái cớ để bào chữa cho vấn đề tội phạm. Bà Pauline Hanson cho biết là nhiều người Úc cũng gặp khó khăn trong cuộc sống nhưng họ không trở thành tội phạm.
Theo tiến sĩ Mukherjee thì nhiều nghiên cứu ở Châu Âu và Hoa kỳ trước đây cũng cho thấy kết quả tương tự.
Gửi ý kiến của bạn