Hôm nay,  

Du Ký Một Vòng Châu Âu

03/03/200200:00:00(Xem: 5772)
Năm 300 A.D., Công giáo được hoàng đế La Mã Constantine cho sinh hoạt tự do. Cho đến năm 400(") dưới thời Theodosius 1, mới được công nhận là Quốc Giáo. Trước kia thì La Mã có nhiều tín ngưỡng khác nhau, hầu hết chỉ thờ cúng các thần linh.

Chấm dứt ngày thứ nhì rất bận rộn ơœ Rome, bằng một bữa ăn tối với các món ăn thuần túy cuœa Ý, chúng tôi được nghe toàn các giọng "Tenor" thuộc các ca sĩ chuyên nghiệp, có caœ một cô Ý từ Mỹ sang trình diễn nữa. Nếu chúng tôi tiếp tục xuôi Nam, cách Rome chừng hơn 200 km, sẽ tới Napoli. Xa hơn một chút nữa là Pompei; một cổ thành đã bị chôn vùi nhiều thế kyœ mới được phát hiện trong thời cận đại, mà ai cũng đã nghe qua.

Sáng mai 19.9, chúng tôi sẽ từ giã Rome và đi ngược trơœ lại hướng Bắc, sẽ có vài giờ chu du và nghỉ đêm ơœ Florence, nơi được xem là phát sinh ra phong trào phục hưng (Renaissance); có nhiều danh họa, điêu khắc gia, nhà văn tên tuổi đã sinh trươœng tại nơi đây và yêu thương, sống chết với thành phố văn nghệ này.

Florence là một địa danh rất đặc biệt cuœa Ý và Âu châu, nó chính là cái nôi cuœa phong trào phục hưng vào thế kyœ 14, 15. Vì tính cách vô cùng quan trọng cuœa phong trào nên mạn phép cho tôi được ghi lại một vài nét sơ lược, để chúng ta có thêm vài dữ kiện lịch sưœ về thành phố địa linh nhân kiệt, mà chúng tôi đang có cơ may một lần qua đây.

Trước hết để làm đầu cầu, tôi xin sơ lược qua một chút về thời kỳ Trung Cổ (Middle Ages), thời kỳ này tiếp nối theo sau khi đế quốc La Mã suy yếu và sụp đổ. Thời Trung Cổ kéo dài độ từ 400 A.D. cho đến 1500. Thời gian đó Âu Châu bị xâm chiếm bơœi những bộ lạc người Đức (Germanic Bribes). Đời sống cuœa các bộ lạc này rất hoang dã (barbarian), lần hồi làm biến mất những văn minh cuœa thời đế quốc La Mã; không còn thương mại, không xài tiền, không xài luật pháp thành văn, gần như hoàn toàn boœ quên những cổ văn, kiến trúc, sơn họa, điêu khắc. Đời sống dân chúng Âu châu đi ngược trơœ lại thời lạc hậu, sơ khai.

Phong trào phục hưng, bắt đầu khoaœng năm 1300, và kéo dài chừng 300 năm. Nó lan tràn khắp Âu Châu vào những năm 1400 và 1500. Phong trào như một trận cuồng phong, quét sạch và cuốn trôi những cổ tục, những nề nếp cũ, đã tồn tại hàng ngàn năm trước ơœ Âu châu. Những caœi cách cuœa phong trào phục hưng vẫn còn đang aœnh hươœng rất nhiều vào đời sống nhân loại mãi cho đến hiện tại và có lẽ còn xa hơn nữa.

Dưới thời Trung cổ, Âu Châu được chia thành nhiều nước phong kiến, làm chuœ bơœi giới thượng lưu giàu có. Dân chúng chỉ là nông nô, phục vụ trong các đồn điền, các nông trại; Cho nên Công giáo là một thế lực mạnh mẽ hơn caœ Âu châu. Khi phong trào phục hưng naœy sanh và phát triển, các vua chúa thay thế các giới giàu có, chiếm hữu đất đai và tạo thành các chính quyền. Thương mại bắt đầu bành trướng, nông dân rời nông trại và tụ hợp thành các thị tứ. PTPH đã làm giaœm dần quyền lực cuœa Công giáo. Nhìn lại, người ta nhận thấy trong hai lãnh vực Học Vấn và Nghệ Thuật, là hai môi trường mà phong trào đã làm biến hóa và gặt hái nhiều thành tựu nhanh chóng nhất. PTPH đã chuœ trương đaœ phá tất caœ khuôn khổ trong thời trung cổ, kể caœ cổ tục cuœa Hy Lạp và La Mã. Các học giaœ cuœa PTPH đã tập trung vào mục tiêu đi tìm, chuyển dịch để làm sống lại những văn phẩm cổ tự nguyên thuœy, mà họ nghĩ đã bị thất lạc ơœ thời trung cổ (Middle Ages). Họ đã sáng tạo ra những phương pháp và hình thức mới meœ, nhằm tạo dựng một kyœ nguyên mới lạ, tách rời với thời Trung Cổ. Họ tin rằng họ đang tiếp tục làm sống lại những tinh hoa nguyên trạng nên mới gọi là phong trào phục hưng. Các sưœ gia cuœa thế kyœ 19, nghiên cứu và tin tươœng rằng: học thuật đã chết trong thời kỳ trung cổ và đã được tái sinh vào những năm 1300-1400.

Như trên đã nhắc qua, Florence là nơi sinh cuœa PTPH vì các lão tiền bối đều sinh trươœng và khơœi động phong trào tại chốn này; Các Danh Họa và Điêu Khắc gia như Leonardo da Vince, Giotto, Michelangelo..., những văn hào như Giovanni Boccaccio, Dante...; như kiến trúc sư Filippo Brunelleschi, như nhà thiên văn Galileo...., tất caœ đã góp phần đổi thay nội dung và hình thức cuœa đời sống nhân loại bằng PTPH! Nổi bật cụ thể hơn hết là Giotto vẽ chân dung con người nhìn từ 3 phía thấy khác nhau, sống động như người thật đứng đó, ngồi đó. Không như những bức họa theo lối cũ, chỉ thấy có một mặt cứng nhắc. Từ đó, sau này mới bước xa hơn bằng tranh lập thể cuœa Picasso.

Sau khi vượt qua 260km đường dài từ Rome trơœ lại Florence, chúng tôi tới nơi lúc gần trưa. Chúng tôi ăn trưa vội vã, khi xe vừa dừng lại bên ngoài thành phố, sau đó chúng tôi đi đến công trường David, nằm trên một gò đất công viên, từ đó mình có thể nhìn thấy khung caœnh toàn thể thành phố Florence. Chúng tôi tới đây với lý do chính là để ngắm tượng David, đứng cao giữa công trường. Đây chỉ là một trong hai copy, tượng gốc bằng marble, tạc bơœi Michelangelo vào năm 1504. Tượng David nhằm mô taœ vua David là ông vua Do Thái (1000 B.C."). Theo Cựu Ước vua David là một ông vua lý tươœng có nhiều nhân tính hơn các vị vua khác. Ông vua này đã đem đến cho Do Thái một thời hoàng kim, với caœ hòa bình, công lý và tiến bộ. Trước khi trơœ thành vua, David là một chiến binh mạnh mẽ, tinh khôn và gan dạ. Nổi tiếng lưu danh qua thành tích, với một cái ná và năm viên đá mà bắn hạ được địch thuœ khổng lồ Goliath. Trơœ thành một anh hùng nổi tiếng cuœa Do Thái. Ngoài ra David cũng có caœ biệt tài về âm nhạc và thơ văn. Tượng David cuœa Michelangelo là hình aœnh một nam phái vẹn toàn và lý tươœng. Mãi cho tới thế hệ đầu thế kyœ 21 mới có một chút nhoœ nhẹ than phiền về sự không cân xứng, như đã nêu ra ơœ đoạn trước. Mặc dù có chút không vui nhưng dân Florence đã và vẫn chọn David là biểu tượng riêng cuœa thành phố được tôn danh tiêu biểu cho nghệ thuật.

Tại Công Trường David, lần đầu tiên đoàn du lịch cuœa chúng tôi chụp một bức hình chung làm kyœ niệm. Bức hình được phóng đại và sáng hôm sau trên đường đi Venice, mỗi người có một tấm mang về. Nhóm chúng tôi có caœ thaœy 49 du khách, nếu kể ông tài xế và bà hướng dẫn vào là 51. Các du khách gồm có một số đông thuộc quốc tịch Hoa Kỳ; kế đó là quốc tịch Nam Phi; Tân Tây Lan; Úc châu, Gia Nã Đại, Mã Lai và Singapore. Chừng 3/4 ơœ lứa tuổi trung bình 45-50. Chỉ chừng 1/4 là dưới 45 và trên 50. Chúng tôi khơœi đầu bằng xa lạ, nhưng quen dần, thân dần, cũng có người trơœ nên gần gũi khi chuyến đi gần vào những ngày cuối. Nói chung không ngờ chúng tôi có được một nhóm người, nhiều khác biệt, từ muôn phương; đột nhiên không hẹn mà gặp và chung đụng hơn 10 ngày, thật khó quên với nhiều kyœ niệm raœi rác chỗ nọ, chỗ kia.

Từ công trường David, chúng tôi vào thăm viện Baœo Tàng nghệ thuật Dell'Academia, gồm các tượng từ thời trung cổ, thời phục hưng và các họa phẩm danh tiếng, nằm ngay bên cạnh nhà thờ San Marco. Tượng gốc David được lưu giữ trong Viện baœo tàng này. Sang qua công trường Piazza della Signoria (chữ Piazza có nghĩa như chữ Square, không phaœi là pizza), một công trường rộng lớn, nằm ngay trung tâm thành phố. Chỗ mà dân chúng hay tụ họp và là nơi mà lôi cuốn du khách, bên bờ hữu ngạn sông Armo. Có rất nhiều tượng điêu khắc ơœ ngay công trường và raœi rác chung quanh, coi như khu tàng trữ nghệ thuật cuœa Florence. Nhiều nhà thờ cổ kính cũng cùng phía hữu ngạn; nhà thờ chính cuœa Florence, có tên là The Duomo ơœ công trường Del Duomo, xây hình bát giác với những cưœa bằng đồng, được trang trí rất đẹp bơœi Lorenzo Ghiberti và Andrea Pisano. Đặc biệt trong nhà thờ Sata Croce có nhiều phần mộ cuœa Machiavellli (một nhà phân tách chính trị); Michelangelo, Galileo (nhà thiên văn và vật lý, thế kyœ 16), và nhiều người nổi danh cuœa Florence.

Chúng tôi được hướng dẫn, hết chỗ này sang chỗ khác, toàn là những công trình nghệ thuật và là nơi phát sinh nhiều nhân tài. Nhất là Florence đã dấy lên một phong trào, gọi là phục hưng đã đưa nhân loại đi vào những con đường sáng tạo, làm cho các thế hệ sau hưng phú hơn lên.

Florence còn là một cựu thuœ đô cuœa Ý từ 1865 đến 1870. Chỉ trong vòng 5 năm, mà Florence đã thay đổi vượt bực, để tương xứng với một thuœ đô. Như các đại lộ trồng cây thêm bóng mát, xây cất nhiều công trường bên ngoài khu phố cổ.

Chúng tôi đi vào phía Tây, phần lớn những cưœa hàng sang trọng đều tập trung trên một con đường nổi tiếng là đường Tornabouni. Có nhiều cưœa hiệu chuyên bán đồ da, một đặc saœn lừng danh cuœa Florence. Chúng tôi được hướng dẫn vào một hiệu saœn xuất đồ da, họ trình bày khái quát về kỹ xaœo cắt may quần áo da, giày da, giày da. Có nhiều du khách khi ra khoœi tiệm, bằng lòng ra mặt, về giá caœ lẫn đường nét tinh xaœo, chu đáo cuœa món hàng.

Chiều xuống, keœ sớm người trễ, chúng tôi khó khăn lắm mới đếm đuœ mọi người. Chúng tôi nghỉ tại khách sạn Delta, khu Calenzano - làm vệ sinh cá nhân, nghỉ ngơi vài mươi phút; xuống ăn tối ngay trong khách sạn. Những bữa ăn chung càng về sau càng kéo dài lâu hơn, vì chúng tôi quen nhau khá nhiều. Cho nên các câu chuyện cứ như dài thêm, dài thêm... buổi ăn ấy tôi nán lại khá khuya, vì đề tài cứ tiếp nối về Nelson Mandela, Rubin Island, Soweto, Johannesburg; với những người bạn Nam Phi cơœi mơœ và hiểu biết cuœa chúng tôi.

Sáng ngày 20/9, chúng tôi rời Florence lúc 7giờ30. Chúng tôi di chuyển theo hướng Bắc, nhưng sẽ từ từ lệch qua hướng đông một chút để đến Venice. Venice cách Florence chừng 300km đường bộ. Chúng tôi ngồi xe độ 2 tiếng thì dừng lại ơœ một thành phố tên là Verona. Đây là một địa danh nổi tiếng cuœa Ý. Chung quanh Verona còn rất nhiều dấu tích cổ thành cuœa thời Đế quốc La Mã, kể caœ một sân khấu có những bậc thềm đá giống như các đấu trường, được xây cất vào thời Hoàng đế Diocletian (khoaœng năm 300), nay vẫn là một thắng tích ngạo nghễ qua thời gian.

Verona, ngoài khung caœnh một thành phố nên thơ bên bờ sông Adige - chính nó còn là nơi xuất phát mối tình sưœ Romeo và Juliet. Shakespeare, một nhà viết kịch người Anh, trươœng thành ơœ Stratford vào thời cuối thể kyœ 16 và đầu thế kyœ 17. Ông đã để lại cho đời những kịch tác bất huœ như: King Lear, Hamlet, Twelfth Night, The Winter's Tale, As You like it... Gần như tất caœ những kịch phẩm cuœa Shakespeare đều dựa vào những câu chuyện thực, rồi ông ta kết cấu thành những kịch baœn. Câu chuyện tình giữa hai gia đình thù nghịch cuœa Romeo và Juliet xaœy ra tại Verona, ngôi nhà hai tầng mà có thời Juliet sống ơœ đó vẫn còn được baœo tồn. Bây giờ thì chung vách với bên cạnh, như những căn phố chợ. Nhà ơœ một con đường ngắn, hình như ngõ cụt thì phaœi"! Du khách được cho biết cái balcony ấy, ngày xưa lâu lắm (trước 1590) Juliet hay xuất hiện trên đấy và anh chàng Romeo đứng trước nhà ngắm nhìn bàn tay nàng tựa trên lan can, mà ao ước mình được làm đôi bao tay mượt mà!!!

Chúng tôi tới căn nhà Juliet, tự mình nhìn ngắm những vết tích tình sưœ ngàn năm, nghe như lòng mình cũng xuyến xao rừng lá thấp. Trước nhà có ngôi tựơng đồng Juliet, với tầm cỡ một cô gái còn xanh tươi, tượng đứng trên một bệ đá cao chừng 6, 7 tấc, rộng hơn hai bàn chân ra một chút thôi. Cho nên các du khách muốn chụp hình tiếp cận với Juliet, phaœi trèo lên chen chân với Juliet, tay trái phaœi ôm choàng Juliet cho khoœi ngã, và tay còn lại thì ai cũng đặt trên 'ngọn đồi' bên phaœi, khiến cho ngọn đồi bên này mòn nhẵn, bóng loáng' còn đồi bên kia thì đóng ten màu rêu hoang vắng! Tôi cũng chụp chung hình với Juliet, nhưng ngần ngại không dám quờ quạng vì chưa biết làm sao xin phép"! Nhưng mọi người la ó quá "Come on Lam"!... cuối cùng tôi cũng làm như bao nhiêu người qua đây, xin một lần có dấu tay làm kyœ niệm. Riêng tôi hôm ấy chỉ chạm nhẹ, chắc Juliet cũng đã âm thầm mỉm cười, chỉ có một lần thôi. Đàn ông gì sao mà nhát thế!

Chúng tôi đến Venice lúc vừa xế trưa. Venice là một thành phố tên tuổi cuœa thế giới và cũng là một thành phố không thông thường như những thành phố khác. Người ta hay gọi Venice là thành phố nổi. Vì Venice nằm trên chừng 100 đaœo nhoœ, cách xa nội địa chừng 4 km, thuộc miền cực Bắc cuœa bờ biển Adriatic, với những con kinh (canals) thay cho các đường phố. Tới Venice, sẽ di chuyển bằng tàu, bằng thuyền thay cho xe cộ. Venice dĩ nhiên là một thành phố hấp dẫn nhiều du khách nhất, và cũng là một haœi caœng lớn nhất cuœa Ý. Venice có caœ thaœy hơn 150 canals chằng chịt dọc ngang. Những chiếc thuyền thường sơn màu đen, đáy bằng phẳng, được gọi là GONDOLAS, trước kia là phương tiện vận chuyển chính, ngày nay người ta đã tận dụng các thuyền máy, các gondolas chỉ còn để phục vụ du khách trong tinh thần đi ngược quá khứ cho vui! Nói đến Venice là phaœi nhắc đến cầu, có hơn 400 cầu nối liền các CALLI, là những đường đi bộ nhoœ hẹp chen giữa hai dãy phố, băng qua các canals. Grand Canals, là con kinh chính, xuyên qua trung tâm Venice, dọc hai bên grand canal có nhiều lâu đài bằng đá màu và đá cẩm thạch, xây cất từ năm 1100. Con đường thương xá nhộn nhịp cuœa Venice có tên là Merceria bắt đầu từ cầu Rialto đến Công Trường Saint Mark.

Khi xe vừa đến nơi, chúng tôi hối haœ xuống một tàu đã được thông báo chờ sẵn. Tàu đưa chúng tôi sang LAGOON, một đaœo biệt lập. Trên đường ra Lagoon, tàu chạy dọc theo những hàng cột, như những trụ điện, cắm dọc, cắm ngang với những hàng số thay cho tên, làm phân biệt được đường nọ, đường kia như trên đất liền. Vì gặp lúc nước dâng cao và khi tối trời chỉ nhờ các trụ đường này mới biết mình đang di chuyển hướng nào! Để đến đâu"

Chúng tôi ăn trưa tại một nhà hàng nổi tiếng trên Lagoon. Sau đó có một đôi giờ dạo phố. Nơi đây tôi được ghi nhớ hai nhân vật danh tiếng sanh trươœng tại Venice: một là CASANOVA, chúng tôi đi ngang ngôi nhà cuœa Casanova, còn được giữ gìn cẩn thận. Chắc không ít người còn nhớ cuốn phim kể lại cuộc đời Casanova. Đây là một người thật có tên là Casanova Giovanni Jacopo (1725-1798) Ông ta được công chúng nhìn nhận như một người đàn ông có những đường tình luyến ái nồng nàn nhất thiên hạ (greatest of romantic lovers). Từ thiếu thời, ông làm nhiều việc, nhiều nghề khác nhau; từ đi lính cho tới đàn vĩ cầm cho một dàn nhạc hợp tấu. Nhưng ông cứ phaœi thay đổi việc hoài, vì chuyện lăng nhăng tình ái...

Người ngoại hạng thứ hai cuœa Venice, MARCO POLO (1254-1324) là một doanh thương nổi tiếng về chuyện ông là người Tây phương du hành qua Trung Á và Trung Hoa, thời đó được gọi là Cathay.

Lúc 17 tuổi, Marco Polo đã theo cha và một người chú, đi tàu buồm đến vịnh Trung Đông, từ đó cỡi lạc đà băng qua sa mạc và núi đá hiểm trơœ để đến Mông Cổ. Từ Venice phaœi mất hơn 3 năm mới tới Trung Hoa. Ông được Thành Cát Tư Hãn (Kublai Khan) tiếp đón nồng hậu và tin dùng dựa vào khaœ năng và kiến thức phương Tây. Marco Polo nói đựơc 4 ngôn ngữ, nên được Thành Cát Tư Hãn bổ nhậm như một quan lại đặc biệt, cho du hành nhiều nơi trên đất Trung Hoa và đã chính thức cai quaœn Yang Chou (Giang Châu") trong 3 năm...

Khi Thành Cát Tư Hãn vào thời già yếu, Marco Polo sợ lúc TCTH qua đời sẽ có loạn lạc và những người thù nghịch với TCTH sẽ nắm quyền và Marco Polo sẽ khó an toàn, nên muốn hồi hương trước khi quá trễ. Nhân cơ hội hướng dẫn đoàn tàu đưa cô dâu mà TCTH đã chọn cho một người cháu đang thống lãnh vương quốc Persia (Trung Đông). Sau đám cưới, Marco Polo đi đường bộ qua Thổ Nhĩ Kỳ và xuống tàu trơœ lại Venice, chấm dứt 24 năm dài xa xứ.

Khi về Venice, Marco Polo đã viết lại tất caœ những gì nghe thấy tại những đất địa xa xôi bên viễn Á. Những du ký cuœa Marco Polo, đựơc giao cho một nhà văn tên Rustichello chuyển qua Cổ ngữ Pháp, ngôn ngữ chính cuœa Ý vào thời đó. Sách có tên Description of The World, sách nói về những tiến hoá dưới đế chế TCTH. Ông mô taœ cách vận chuyển thư tín, từ trạm này nối liền trạm khác, bằng các kÿ mã được tổ chức và huấn luyện rất chu đáo, coi như tiên phong cho ngành bưu điện cuœa thế giới. Ông cũng phổ ghi những sự kiện mới lạ mà Âu Châu chưa có, như Trung Hoa đã tạo nhiệt năng bằng than đá, xài tiền giấy, và in sách vơœ...

Lúc ấy, Âu Châu chưa có in ấn, nên các học giaœ chỉ sao lại sách cuœa Marco Polo bằng cách chép tay. Chính sách cuœa Marco Polo đã mơœ ra một khung trời thích thú, xa lạ; làm aœnh hươœng và thôi thúc những khám phá và mạo hiểm khắp nơi. Nhất là Christopher Columbus, cũng một người Ý, aœnh hươœng nặng nề bơœi Marco Polo và đã khám phá ra Châu Mỹ La Tinh.

(Còn tiếp...)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.