(xin được tạm gọi người bạo hành là "chồng" và nạn nhân là "vợ", vì đại đa số-khoảng 95%- nạn nhân của nạn bạo hành trong gia đình là phụ nữ):
·Thường có những cơn nóng giận kinh hồn
- Không để ý đến cảm giác của bạn
- Hay nhục mạ phụ nữ nói chung
- Liên tục chỉ trích và la hét vào mặt bạn
- Làm cho bạn xấu hổ trước đám đông
- Không cho bạn đi làm, lái xe, không cho bạn được xài tiền hay được quyết định bất cứ việc gì trong gia đình
- Thường xuyên đe doạ sẽ bỏ rơi hay xua đuổi bạn
- Đe dọa sẽ làm thương tổn bạn hay là gia đình bạn
- hành hạ bạn về những chuyện ngoại tình mà ông ta tưởng tượng ra
- đập phá đồ đạc, nhà cửa, liệng đồ đạc vào bạn
- đánh, đá, xô đẩy, hành hung bạn
- ghiền rượu hay thuốc phiện
2-Bạn
- run sợ trước những cơn giận sấm sét của chồng
- nghe lời chồng vì sợ sẽ làm cho ông ta giận hay là làm cho ông không được vui
- bị đánh, đá, xô đẩy, hành hung
- không dám gặp gỡ bạn bè và người thân vì chồng không cho phép
- nghĩ rằng việc chồng đối xử tệ với bạn là lỗi của bạn
- cảm thấy cô đơn, bị cách ly, bị kiểm soát và lợi dụng
- xin lỗi mọi người vì những việc tệ hại mà người chồng đã làm với bạn
ĐƯỜNG DÂY NÓNG
(HOTLINE):
Nếu bạn đã gặp đa số những sự việc kể trên, bạn có thể là nạn nhân của nạn bạo hành trong gia đình. Hãy gọi đến những đường dây mở 24/24 để xin được giúp đỡ. Khi gọi đến những đường dây này, bạn sẽ được cố vấn tâm lý, được cung cấp tin tức và giới thiệu đến những dịch vụ thích hợp và cần thiết cho bạn, như cố vấn tâm lý cho những nạn nhân của nạn bạo hành trong gia đình, hay là xin vào ở một nơi ở tạm (shelter). Bạn cũng có nhờ nhân viên của đường dây nóng gọi cảnh sát nếu bạn không dám gọi.
Một vài số điện thoại "nóng" mở 24/24: 1(800) 339-3940
1(800) 978-3600
(có ghi chú là có nhân viên nói tiếng Việt)
Nguyễn M. Hà
Tài liệu tham khảo: Alternative to Domestic Violence Manual