Hôm nay,  

Cuộc Chiến Mới Cho Vn

21/12/200300:00:00(Xem: 4253)
Nơi đây chúng ta không có ý nói tới cuộc chiến nhân quyền hay dân chủ. Đó là chuyện khi khác, để lúc khác. Bài này sẽ viết về một cuộc chiến kinh tế cực kỳ hung hiểm.
Không phải vì chúng ta không muốn áp lực nhà nước CSVN phải nới mở nhân quyền. Không phải thế. Chúng ta vẫn muốn nhà nước để quý thầy Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất tự do hành đạo. Nhưng nếu Hà Nội vẫn ngang bướng, như với bản tường trình nhân quyền quá tệ hại vừa được Bộ Ngoại Giao Mỹ phổ biến hôm thứ năm, thì Việt Nam có thể bị đưa vào danh sách các nước quan ngại, và như thế có thể bị Mỹ trừng phạt bằng cấm vận -- điều này chỉ làm trở ngại cho kinh tế VN trong giai đoạn mở cửa này, và làm suy yếu sức của toàn dân trong các nỗ lực kinh tế. Đây là chỗ mà nhà nước CSVN phải suy nghĩ. Hãy nhớ, chúng ta lùi một bước kinh tế, thì người ta tiến hai bước kinh tế. Và sẽ có những cơ hội để trễ là mất luôn. Không níu lại nổi.
Việt Nam thực sự đang đối diện với một cuộc chiến rất mới: cuộc chiến hội nhập kinh tế và sinh tồn đầy gay go. Và điều này, cần tới sức động viên toàn dân một lòng một ý, và cả sự sáng suốt cần thiết của các chính sách cải tổ kinh tế. Đây là chỗ mà nhà nước phải thành tâm mở rộng cho toàn dân, và phải theo các lời khuyên cải tổ của quốc tế.
Chúng ta thử nói về một trường hợp nghiên cứu cho cuộc chiến mới này, hiện đang xảy ra tại Ý. Hy vọng Việt Nam có thể rút kinh nghiệm nào đó nơi đây. Hồ sơ sau đây dựa vào bài “Threat From China Starts to Unravel Italy’s Cloth Trade” (Hiểm Họa Từ Trung Quốc Bắt Đầu Sổ Chỉ Giao Thương May Dệt Ý Đại Lợi) trên tờ Wall Street Journal tuần này.
Trong hơn 600 năm, những dòng sông băng giá chảy xuyên thành phố vùng Alpine này đã làm cho nó hiện hữu như tự nhiên cho những người dệt vải -- họ dùng nước sông chảy xiết này để làm năng lượng quay các máy quay dệt và giạt sạch vải len. Dần dà, vùng này đã khai sinh ra những cái tên nổi tiếng nhất trong hàng vải Ý, trong đó có Zegna và Cerruti.
Các thị trấn sản xuất vùng Bắc Ý xây dựng trên các nhóm công ty thường là nhỏ, do gia đình điều hành, và họ chia sẻ thông tin, kỹ thuật và doanh vụ. Như vùng Como có kỹ nghệ lụa, vùng Lucca về hàng da, Montebelluna về giày và Biella nổi tiếng về len. Đó là mới kể vài tên thôi.
Bây giờ thì Trung Quốc đang làm rung chuyển các kỹ nghệ này. Trong quá khứ, sức mạnh của vùng này dựa vào đoàn kết. Nhưng ảnh hưởng Trung Quốc đang đánh cho họ rời ra, theo nhiều hướng khác nhau. Như Botto Poala SpA, một phần trong một nhóm các công ty len khởi sự từ năm 1876, đang phải chuyển thêm các sản phẩm tự làm để bảo đảm phẩm chất, và đã sa thải công nhân lần đầu tiên trong lịch sử công ty. Trong khi đó, Ermenegildo Zegna SpA, công ty vẽ kiểu thời trang nam giới, đã dọn nhiều bộ phận sản xuất ra khởi vùng Biella và đang tập trung vào thiết lập thương hiệu. Còn Fratelli Piacenza SpA, công ty đã có mặt từ 270 năm nay chuyên về hàng len cashmere, đang chuyển các dây chuyền sản xuất mới sang Trung Quốc. Trong tương lai, các giám đốc hãng này tiên đoán, các hãng sẽ thay nhãn “Made in Italy” (Sản Xuất Ở Ý Đại Lợi) bằng nhãn “Created in Italy” (Được Tạo Ra Ở Italy).

Đối với Ý Đại Lợi, nền kinh tế lớn thứ 6 thế giới, thì việc Trung Quốc tràn vào y hệt một trận bão. Luật lao động cứng ngắt buộc các công ty Ý không được sa thải thợ và đưa việc làm ra hải ngoại. Đa số các hãng sản xuất vẫn là các hãng do gia đình điều hành với chưa đầy 100 công nhân mỗi hãng. Chống cự lại Trung Quốc gần như bất khả đối với nhiều hãng Ý. Và nhiều hãng Ý tin rằng điều làm họ bán được sản phẩm -- dù là bộ áo Versace, một túi xách Gucci hay các chậu gạch cẩm thạch -- chính là nhờ mang nhãn hiệu “Made in Italy.”
Ý là quê hương của hơn một nửa các hãng may dệt Âu Châu cùng với các kỹ nghệ sản xuất kỹ thuật thấp (low-tech), thí dụ như giày da, cho nên Ý nằm ngay trên đường tiến của kinh tế Trung Quốc. Trung Quốc năm ngoái xuất cảng 20 tỉ đô la hàng may dệt, tức là tăng 53% so với ba năm trước đó, đã biến nước này thành nước xuất cảng may dệt lớn thứ nhì thế giới, chỉ sau Liên Âu. Cần ghi nhận: Liên Âu là 15 quốc gia, vậy mà đụng Trung Quốc vẫn còn vất vả.
Để tóm gọn, chúng ta có thể trích một mẩu chuyện sau cho thấy tình hình cực kỳ hung hiểm.
Công ty hàng len Lanificio di Lessona SpA vẫn còn giữ được nhiều khách hàng, nhưng càng lúc càng có các đơn đặt hàng lớn từ các hãng Mỹ lớn như Calvin Klein và hệ thống tiệm trang phục Men’s Wearhouse chạy sang Trung Quốc.
Elena Crotti, một giám đốc cao cấp của hãng, kể lại, “Ảnh hưởng là ‘Ouch!’” Công ty Men’s Wearhouse nói với bà hai năm trước rằng họ muốn có lượng hàng bình thường, nhưng lại mới nhận lời chào hàng của một hãng Trung Quốc chỉ có NỬA GIÁ thôi.
Bà Crotti nói, “Tôi mới bảo họ rằng chúng tôi không làm với giá đó được, thôi thì đành chịu. Và thế là họ lấy mối hàng bên Trung Quốc.”
Dân tộc Việt nam đã được sửa soạn ra sao trong cuộc chiến mới này của mặt trận kinh tế thế giới" Nhà nước hãy nhớ rằng dân tộc vẫn còn nhiều nhân lực, tài lực từ quốc nội và hải ngoại vẫn chưa sử dụng được vì các chính sách về nhân quyền và trấn áp tôn giáo. Đây là giai đoạn nhà nước phải nhìn xa hơn là hàng rào công an ở Ba Đình. Chính ngay Ý Đại Lợi, nền kinh tế lớn thứ 6 thế giới, còn phải rụng hàng loạt công ty, thì chúng ta phải thấy là cực kỳ hung hiểm. Nếu Hà Nội làm hòa với toàn dân, thì việc gì mà không làm nổi. Lạ là sau gần 30 năm thống nhất, mà Đảng CSVN vẫn còn nhìn e dè, và cả căm thù, đối với nhiều thành phần ở Miền Nam, như cụ thể là với quý thầy trong GHPGVNTN. Hãy suy nghĩ chỗ này cho kỹ đi.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.