Hôm nay,  

Bài Học "phục Hưng Dân Tộc"

22/12/200300:00:00(Xem: 4917)
(Tham Luận Đọc Trong Hội Thảo Chính Trị do Phong Trào Thống Nhất Dân Tộc và Vận Động Dân Chủ Cho Việt Nam tổ chức tại American Enterperise Institute, Washington DC. Ngày 8 tháng 12, năm 2003)

So Sánh thời kỳ hậu Hán thuộc với thời kỳ hậu Pháp thuộc
Để chuẩn bị kỷ niệm 1000 năm thành lập Thăng Long (1010-2010) ...

Dẫn Nhập:

Một câu hỏi luôn luôn nằm trong đầu của người dân Việt Nam là "Tại sao Đất nước đãû độc lập từ 1945 mà dân tộc Việt vẫn nghèo nàn, đất nước tụt hậu, và lòng người vẫn còn ly tán""

Hơn 50 năm qua bao nhiêu thế hệ Việt nam đã cố công đi tìm câu trả lời. Kẻ cầm súng đúng trong hàng ngũ Cộng Sản, người cầm súng bảo vệ chính nghĩa Quốc Gia.

Và đếøn ngày hôm nay chúng ta vẫn còn ngồi ở đây để tìm một giải pháp cho Việt Nam.

Trong những trăn trở đó trong mỗi chúng ta đều có một "Giấc Mơ Việt nam". Chúng ta đều muốn một đất nước phục hưng. Một Renaissance Việt. Một nước Đại Việt của thời đại 2000. Làm sao Việt nam có thể cất cánh về kinh tế văn hoá và chính trị để hoà nhập vào cộng đồng nhân loại " Và làm sao để các thế hệ thanh niên Việt có thể ngững mặt ngang hàng với Đài Loan, Nam Hàn, Nhật Bản

Trưóc những biến động kinh tế, chính trị và xã hội của đất nước hiện nay, chúng ta có thể cảm nhận được rằng vận nước hiện nay đang chuyển mình. Một vận hội mới sẽ mở ra cho dân tộc Việt. Chúng ta có lẽ sẽ may mắn chứng kiến cảnh đổi đời đó.

Nhưng nước Đại Việt mới đó chỉ có thể ra đời lành mạnh khi những yếu tố lịch sử cần thiết được hội tụ.

II. Tổng quát Về Thời Đại

Trong lịch sử, có hai thời đại đất nước bị ngoại xâm lâu dài đó là thời kỳ 1000 năm bắc thuộc và thời kỳ 100 năm Pháp thuộc.

Hai thời kỳ ngoại xâm đó chấm dứt cách nhau khoảng 1000 năm, nhưng đã để lại những dấu ấn có những điểm tương đồng trong thời kỳ hậu độc lập.

Từ thời kỳ độc lập hậu Hán thuộc đến thời kỳ phục hưng Lý Trần đất nước đã trãi qua một thời gian dài khoảng 70 năm. Từ thời kỳ độc lập 1945 đến nay đã gần 60 năm.

Nếu gọi thời kỳ Lý Trần là thời kỳ phục hưng và thịnh trị của dân tộc Việt ở giai đoạn độc lập hậu Hán thuộc thì vấn để của chúng ta là trong thòi kỳ hậu Pháp thuộc khi nào phục hưng dân tộc mới xuất hiện"

Tra xét lại những biến động chính trị và xã hội của hai thời kỳ có thể giúp chúng ta tìm thấy phương pháp khai thông lịch sử của người xưa để tìm một xuất lộ cho dân tộc ngày nay.

III. Một số điẻm tương đồng giữa hai thời kỳ hậu Hán thuộc và hậu Pháp thuộc

1. Quá Trình Độc Lập:

Quá trình độc lập thời kỳ hậu Hán thuộc bắt đầu từ thời kỳ Khúc Hạo (907) làm tiết độ sứ dưới thời Ngũ Quí bên Tàu. Từ Khúc hạo đén Dương Diên Nghe (hay Dương Đình Nghệ) là giai đoạn nước Việt có độc lập chuyển tiếp. Mặc dù đã có độc lập về lãnh thổ, Khúc Hạo và Dương Diên Nghê trên danh nghĩa vẫn là quan lại của nhà Đường và Nam Hán. Cho đến lúc Ngô Quyền chiến thắng quân Nam Hán ở Bạch Đằng Giang năm 939 đất nước mới bước vào giai doạn độc lập thực sự. Dầu vậy, nền độc lập từ Ngô Quyền đến thời Lê Long Đĩnh vẫn còn là một nền độc lập chưa triệt để. Đất nước vẫn không vươn lên được vì di tật của 1000 năm đô hộ vẫn còn. Di tật về phân hoá, chia rẽ đã gây những khủng hoảng về chính trị, văn hoá. Hay nói một cách khác, mặc dù độc lập nhưng văn hoá dân tộc vẫn chưa được phục hưng và phục hoạt.

Thơì kỳ giành độc lập cận đại cũng có những nét tương tư. Việt Nam bắt đầu có những hạt mầm độc lập từ thời kỳ chính phủ Trần Trọng Kim. Chính phủ Trần trọng Kim ra đời là chính phủ đầu tiên của người Việt sau 80 năm bị Pháp đô hộ. Chính phủ Trần trọng Kim bị Việt Minh đảo chính với sự tham gia của nhiều đảng phái cách mạng quốc gia. Khi Pháp trở lại, một chính quyền Quốc gia Việt nam lại xuất hiện song song với chính quyền Việt Minh. Sau chiến thắng Điện Biên Phủ 1954 nước Việt Nam bị chia đôi và cuộc chiến tranh Quốc Cộng tiếp theo sau đó với sự tham dự của các cưòng quốc Mỹ, Nga và Trung Cộng. Miền Nam được độc lập bằng giải pháp chính trị. Miền bắc được độc lập bằng giải pháp chiến tranh. Và đến năm 1975 Cộng Sản thống nhất được hai miền Nam Bắc.

Từ kinh nghiệm của thời đại hậu Hán thuộc, chúng ta có thể xác định rằng, từ 1945 đến 1954 là giai đoạn độc lập chuyển tiếp tương tự như thời kỳ Khúc hạo, Dương Diên Nghệ. Từ 1954 đến nay là giai đoạn độc lập nhưng chưa triệt để. Đăc biệt từ khi Cộng Sản thống nhất đất nước, Việt Nam phải đi vào một giai đoạn dựa vào các thế lực của Liên Xô chống lại với Hoa Kỳ và Trung Cộng. Sau khi Liên Xô sụp đổ, Việt Nam phải ngã theo Trung Cộng để bảo vệ chế độ Cộng Sản. Cái giá mà Việt nam phải trả để được làm bạn lại với Trung Cộng sau cuộc chiến biên giới đẫm máu là bản hiệp ước biên giới Việt Trung. Theo đó, Việt nam phải nhượng cho Trung quốc một số lãnh thổ biên giới và vùng biển thuộc Vịnh Bắc Bộ. Và ĐCSVN phải làm ngơ trước việc Trung quốc xâm lược Hoàng Sa và Trường Sa.

2. Tình Hình Xã hội Loạn Lạc

Thời kỳ hậu Hán thuộc là thời kỳ loạn lạc nhiễu nhương; chính trị thay đổi liên tục. Chính tà bất phân minh. Khi Dương Diên Nghệï bị Kiều Công Tiển giết chết lẽ ra con của Dương Diên Nghệ là Dưong Tam Kha được thay cha để làm Tĩnh Hải Tiết Độ Sứ. Nhưng bộ tướng và cũng làø con rể của Dương Diên Nghệ là Ngô Quyền dấy quân diệt Kiều Công Tiển và sau đó Ngô Quyền xưng vương, bỏ rơi Dương Tam Kha là người anh vợ. Khi Ngô Quyền băng hà, Dương Tam Kha, thay vì đưa con Ngô Quyền là Ngô Xương Ngâp lên làm vua, thì tiếm quyền xưng vương. Dưong Tam Kha từ giòng chính trở thành dòng phản loạn. Từ Dưong Tam Kha trở đi đất nước rơi là cuộc nội loạn Thập Nhị Sứ Quân, chiến tranh triền miên. Đinh bộ Lĩnh thống nhất 12 sứ một thời gian ngắn thì bị ám sát. Hoàng hậu Dưong Vân Nga âm mưu cùng Lê Hoàn phế Đinh Hạng Lang là con út của Đinh Tiên Hoàng để tiếm ngôi. Lê Đại Hành chết các con dành quyền lực đánh nhau đẫm máu. Lê Long Đĩnh giết anh là Lê Long Việt để chiếm ngôi vua .

Cuối thời kỳ Pháp thuộc, sau khi Viet nam Quang Phục Hội của cụ Phan Bội Châu thất bại, phong trào đấu tranh giành độc lập chia làm hai phe: các đảng phái tả khhuynh và các đảng phái hữu khuynh. Trong khi đó, triều đình Huế cũng đi vào những thoả hiệp với Nhật và Pháp để tìm con đưòng độc lập. Việt Nam đứng trưóc hai giải pháp đi đến độc lập: giải pháp bạo lực chọn chiến tranh để đến độc lập và giải pháp chính trị ch ọn hoà giải, hợp tác để đi đến độc lập. Các đảng phái hữu khuynh đã liên minh với Cộng Sản chọn giải pháp bạo lực để đánh Pháp giành độc lập. Các chính phủ trong Liên Hiệp Pháp chọn giải pháp chính trị. Sau năm 45 là giai đoạn đấu tranh quyết liệt giữa các phe cách mạng và với thực dân Pháp và chính quyền Việt Nam nằm trong Liên Hiệp Pháp. Cuộc chiến tranh giành độc lập, theo với xu hướng chiến tranh toàn cầu giữa các đế quốc cực quyền, biến dạng thành cuộc chiến tranh Quốc Cộng. Trong thời gian đó, các đảng phái cách mạng Quốc gia bị Cộng Sản tiêu diệt. Sau 1950, các đảng phái quốc gia vào Nam hợp tác với chính quyền miền Nam. Sau khi đất nưóc chia hai năm 1945, các đảng phái quốc gia cũng bị chính quyền đệ nhất Cộng Hoà đàn áp. Sau đó, tổng thống Ngô Đình Diệm bị quân nhân đảo chính và anh em tổng thống Diệm bị phe quân nhân giết chết. Đến thời kỳ đệ nhi Cộng Hoà các đảng phái quốc gia mới được sinh hoạt trở lại. Nhưng lúc đó, cuộc chiến đã leo thang và vai trò quân đội lại nổi bật lên. Đến năm 1975 chính quyền miền Nam sụp đổ. Sau năm 1975, thì tất cả các đảng phái cũng như những người hợp tác với VNCH nếu không ra đượïc hải ngoại đêøu bị bắt giam. Cũng sau năm 1975, lực lượng Giải Phóng Miền Nam hợp tác với Cộng Sản bị giải tán. Các lực lượng đòi tự do dân chủ bị đàn áp triệt để.

Tình hình loạn lạc còn do tâm thức "đấu tranh giai cấp" của tập đoàn lãnh đạo, một di tật của ngoại bang để lại. Đất nước không bao giờ đưọc yên ổn, và lòng dân không an định để kiến thiết phục hưng vì nhu cầu thực hiện đấu tranh giai cấp để phục vụ cho chủ nghĩa Mác Lê.

3. Tình hình văn hoá đa diện

Sau thời kỳ bắc thuộc, đất Việt phải chịu ảnh hưởng 3 nguồn tư tưởng ở ngoài tràn vào. Phật Giáo được vào nước Việt qua ngã Ấn Độ và Trung quốc; Nho giáo và Lão giáo từ Trung quốc. Ba giòng từ tưởng nầy đóng vai trò to lớn trong đời sống tinh thần của người dân cũng như tư duy của những nhà cầm quyền.

Sau thời kỳ Pháp thuộc ngoài các tôn giáo trên còn xuất hiện thêm Thiên Chuá giáo. Đồng thời các luồng triết học tây phưong cũng tràn vào Việt nam với các chủ nghĩa Cộng sản, Tư Bản, Dân chủ Xã Hội, Tam Dân chủ nghĩa, Duy Vật, Duy Tâm, Hiện Sinh vân vân. Ngày nay trưóc ngọn triều toàn cầu hoá, dân tộc Việt lại phải đương đầu với nền văn hoá mới, một văn hoá trẻ trung của thế giới với sự tham dự của khoa học kỷ thuật điện toán, và mạng lưói toàn cầu cũng như khoa học kỷ thuật về di truyền và y học.

4. Ý thức Dân Tộc Non Kém

Trong thời kỳ hậu Hán thuộc ý thức độc lập và quyền lực cá nhân lấn át các nổ lực vận động phục hoạt văn hoá và phục hưng dân tộc. Ý thức dân tộc chỉ chớm nở như những bông hoa lát đát mùa đông.

Khi Ngô quyền xưng Vương thì ngài chỉ đặt vưong hiệu chứ chưa đăït được quốc hiệu. Đến đời Nam Tấn Vương Ngô xương Văn lại xin thần phục nhà Nam Hán để làm Tỉnh Hải Tiết Độ Sứ. Đến đời Đinh Bộ Lĩnh thì ngài mới xưng Đinh Tiên Hoàng Đế và được nhà Nam Hán phong làm Giao Chỉ Quận Vương, và ngài đặt quốc hiệu là Đại Cồ Việt. Nhưng không có một triều đại nào xây dựng lại nền văn hoá Việt cho khi Lý Công Uẩn lên ngôi.

Trong cuộc vận động độc lập thời kỳ Pháp thuộc và hậu Pháp thuộc ý thức phục hưng dân tộc cũng không phải là ưu tiên số một của các đảng phái lãnh đạo công cuộc đấu tranh. Đề cương văn hoá của tổng bí thư đảng CSVN Trường Chinh nhấn mạnh là người CS sẽ làm một cuộc cách mạng văn hoá mà nội dung là xã hội chủ nghĩa và hình thức văn hoá là dân tộc.

Ở đây chúng ta không thể không nhắc tới tên An Nam Cộng Sản Đảng, tiền thân của ĐCSVN ngày nay. Khác với các đảng phái cách mạng phát xuất từ lòng dân tộc có những tên gợi lòng yêu nước như Việt Nam Quang Phục hội, Việt Nam Quốc Dân Đảng; hay những đảng phái gợi lại thời đại vàng son của dân tộc như Đại Việt Quốc Dân Đảng, Đai Việt Duy Dân Đảng, tên An nam Cộng Sản Đảng hoàn toàn không chuyên chở một ý niệm dân tộc. Từ chử "An nam" đến chữ "Cộng Sản" đều không có ý thức dân tộc. An Nam là tên có ý khinh miệt do Trung Hoa đặt cho Đại Việt. Cộng Sản là tên của một ý thức hệ ngoại bang. Và hậu thân của đảng nầy là Đảng Cộng Sản Việt Nam là đảng đang cai trị Việt nam ngày nay.

Ngoài ra, cuộc cách mạng dân tộc được ĐCSVN biến thành cuộc cách mạng Cộng Sản đẻ phục vụ cho "lý tưỏng" Đấu Tranh Giai Cấp. Trên bàn thờ tổ quốc nogài hình ông Hồ Chí Minh còn có thêm hình hai ông Tây: ông Mác người Đức và ông Lê Nin người Nga. Chưa kể thời ông Hồ Chí Minh còn sống còn có thêm hình ông Mao Trạch Đông người Tàu.

Giáo dục dưói chế độ Cộng Sản chú trọng đến việc xây dựng con ngưòi XHCN, ca tụng và sùng bái các lãnh tụ ngoại bang chứ không quan tâm đén xây dựng văn hoá dân tộc.

Những người đi theo đảng CS có ý thức dân tộc, phản tỉnh đều bị đàn áp trù dập.

Từ xuất phát điểm của đảng đã thiếu ý thức dân tộc cho nên nền độc lập dưới ngọn cờ của đảng đã trở thành cái độc lập không triệt để. Đó là một nền độc lập vong thân.

5. Tình hình chính trị: Bạo ngược, chuyên chính

Để cũng cố điạ vị chính trị và quyền lực của mình, các triều đình thời hậu Hán thuộc đã gia tăng hình phạt. Dưới thơì Đinh Tiên Hoàng, triều đình nấu vạt dầu nóng và nuôi hổ báo trong triều đình. Ngươì nào phạm tội thì bỏ vào vạc dầu hay cho hổ báo ăn. Thời kỳ Lê Long Đĩnh là thời kỳ tàn ác bạo ngược. Lê Long Đĩnh giết anh để lên ngôi. Sử chép "Lê Long đĩnh là người bạo ngược, tính hay chém giết, ác bằng Kiệt Trụ ngày xưa. Nhà vua cứ lấy sự giết ngưoì làm trò chơi. Bổ mía trên đầu nhà sư mà róc vỏ."

Tình hình chính trị thời kỳ hậu Pháp thuộc cũng tàn ác và bạo ngược chẳng những không kém, mà có phần hơn nhờ ác tính của chủ nghĩa Cộng Sản. Đây là chế độ dựa vào đấu tranh giai cấp để xây dựng xã hội và con người. Đấu tranh giai cấp là ngôn ngữ cách mạng của Cộng Sản. Ngôn ngữ bình dân là cướp của giết người để chiếm đoat tài sản của nhân dân. Suốt 60 năm cai trị đất nước Chế Độ Cộng Sản đã đưa đấu tranh giai cấp trở thành quốc sách. Khi Cộng Sản thống nhất đất nước hàng triệu người phải bỏ nước ra đi và hàng trăm ngàn người vào tù. Cho đến ngày hôm nay, ĐCSVN luôn luôn tăng cường "pháp quyền xã hội chủ nghĩa" . Nội dung của "pháp quyền xhcn" là cái vạc dầu của thời đại Đinh Tiên Hoàng, là cái những ngọn dao gọt mía rót trên đầu sư tăng của Lê Ngoạ triều. Đại học công an sản xuất hàng ngàn sinh viên công an tốt nghiệp hàng năm để làm công tác tăng cường sức mạnh của pháp quyền XHCN. Ngày nay, Việt nam là một trong những nước có thành tích chà đạp nhân quyền lớn nhất thế giới.

6. Đạo Đức Lãnh Đạo Suy Đồi

Từ đời Ngô Quyền đến Lê Long Đĩnh đạo đức triều chính suy đồi. Dưong Tam Kha, anh vợ Ngô Quyền soán ngôi cháu khi Ngô Quyền băng hà. Dương vân Nga con gái của Dương Diên Nghệ làm hoàng hậu 3 triều đại Ngô Quyền, Đinh Bộ Lĩnh và Lê Đại Hành. Có sử gia nghi ngờ chính bà tư thông với Lê Hoàn, mưu cho Đổ Thích giết Đinh Bộ Lĩnh và con trưởng là Đinh Liễn, cùng Lê Hoàn phế Đinh Hạng Lang còn bé nhỏ để cho Lê Hoàn lên ngôi. Lê Long Đĩnh giết anh để soán ngôi, ăn chơi trụy lạc đếùn nổi mới 20 tuổi mà đã không đứng nỗi khi lâm triều.

Suốt thời kỳ hậu Pháp thuộc hình bóng ông Hồ chí Minh luôn luôn ngự trị trên đất nước Việt nam. Ngày nay ông đã chết nhưng hình ảnh của ông được dựng khắp nơi. Tư tưỏng Hồ Chí Minh dù không có gì cũng được đảng CSVN sáng tạo để làm chổ vịn cho chế độ ở thời kỳ thành đồng cách mạng vô sản Liên Xô sụp đổ.

Thanh niên thế hệ 45, 60 đi theo tiếng gọi của đảng để cuối đời biết mình bị lường gạt. Yêu nước biến thành yêu xã hội chủ nghĩa. Hiến pháp đa nguyên đa đảng 1946 bị thay thế bằng hiến pháp độc tài mà người dân không được trưng cầu dân ý. Thay vì xây dựng một xã hội thái bình thịnh trị, ĐCSVN đã dựng lên một xã hội đấu tranh giai cấp để chinh chiến và hận thù không bao giờ dứt giữa vòng người Việt.

Dâm đảng gian trá mà không biết hổ thẹn. Ông Hồ Chí Minh lấy vợ từ đông sang tây, từ Nga sang Tàu. Ông sống huởng thụ đời sống nhục dục suôt thời thanh niên bất chấp luân thường đạo lý. Ông lấy bà Nguyễn Thị Minh Khai là vợ của Tổng Bí Thư đảng CS Lê hồng Phong. Ông sống trác táng trong nhục dục nhưng lúc nào cũng được đảng coi như một vị thánh sống đên lúc chết vẫn còn trinh. Người đàn bà được ông sủng ái là Nông Thị Xuân bị bộ trưởng công an Trần Quốc Hoàn hiếp dâm rồi cho xe cán chết quăng ngoài đưòng. Ông không dám làm một động tác của một người đàn ông bảo vệ cho người mình yêu.

Ở đây chúng ta nói về những con người biểu trưng của thời đại, của những con người lãnh đạo thời đại. Cho dù những so sánh ở đây có cường điệu đi nữa, không ai có thể phủ nhận tình trạng suy đồi đạo đức hiện nay trong xã hội Việt Nam. Tình trạng tham nhũng hối mại quyền thế hiện nay là dấu chỉ rõ ràng nhất của một xã hội với nền đạo đức phá sản.

7. Tình hình đất nước nói chung:
- Thời kỳ hậu Hán thuộc: Bế tắc chính trị, nguy cơ bị nhà Tống xâm lược ở phương Bắc
- Thời kỳ hậu Pháp thuộc: Bế tác tư duy, nguy cơ toàn cầu hoá, và mất đất mất biển về tay Bắc Kinh, và trở thành chư hầu của Trung Quốc.

IV. Mô hình vận động phục hưng dân tộc của Sư Vạn hạnh:

Trước những bế tắc lịch sử đó, lực lượng dân tộc mà đại biểu là Sư Vạn Hạnh bắt đầu cuộc tập hợp để phục hưng đất nước.

Khác hẳn với cuộc đảo chính hoặc soán ngôi xảy ra trưóc đây chỉ dựa vào sức mạnh của người chủ mưu, cuộc vận động đưa Lý Công Uẩn lên ngôi là một phối hợp giữa những người trong triều đình và nhân dân. Cuộc vận động đó được sửa soạn và chuẩn bị trong dân gian. Thơ vè, sấm ký của Sư Vạn Hạnh được rao truyền khắp nơi trong nước. Sự kìện này cho thấy không phải chỉ có một mình Sư Vạn Hạnh mà có rất nhiều người, nhiều thành phần tham dự, tiếp tay với ngài trong cuộc vận động nầy.

Trong cuộc tập hợp dân tộc của Sư Van Hạnh chúng ta thấy có các điểm chính như sau:

1. Phục hồi đạo đức của tầng lớp lãnh đạo đất nước. Sư Vạn Hạnh chọn Lý Công Uẩn lên ngôi để thay thế cho Lê Ngoạ Triều. Một phần có lẽ Lý Công Uẩn là học trò của ngài. Nhưng yếu tố chính là Lý Công Uẩn là con người đạo đức mẫu mực.

Nhờ có võ nghệ cao cường nên Lý Công Uẩn được làm đến chức Điện Tiền Chỉ Huy Sứ trong triều đình. Lòng trung hiếu của ngài được sử sách ghi nhận qua hành động của ngài sau cuộc chính biến Lê Long Đĩnh giết anh để soán ngôi. Khi Lê Long Việt bị em giết chết, triều thần chạy tán loạn. Chỉ có ngài là người ở lại, bất chấp nguy hiểm, ôm thây vua mà khóc. Lòng trung hiếu và nhân ái của ông phải làm xúc động Lê Long Đĩnh và chính Lê Long Đĩnh đã lưu giữ ông ở lại triều đình.

Cuộc vận động phục hưng dân tộc hiện nay không thể không tái tạo lại đạo đức của con người và tầng lớp lãnh đạo.

Để lãnh đạo đất nước tiến đến thời đại phục hưng, ngoài sức mạnh chính trị phải có sức mạnh đạo đức. Đó là quan điểm "đại nghĩa" và "chí nhân" của Quang Phục Hầu Nguyễn Trãi.

Một phong trào chính trị nắm vai trò lãnh đạo cuộc phục hưng dân tộc không thể được xây dựng trên sự lường gạt và dối trá. Phương tiện phải nằm trong cứu cánh. Không thể nói cứu cách biêïn minh cho phương tiện.

E.C. Carr viết: "Political Action must be based on a coordination of morality and power." Hành động chính trị phải dựa vào sự phối trí giữa đạo đức và quyền lực.

Trận thế ngày nay là những cuộc giao tranh giữa đạo đức và phi đạo đức, gìữa đại nghĩa và hung tàn, giữa chí nhân và cường bạo, giữa chính phái và tà phái, giữa thành thật và gian dối, giữa tử tế và bất lương.

Nhưng trong trận thế nầy cũng xảy ra những giao tranh giữa hung tàn và hung tàn, giữa phi đạo đức và phi đạo đức, giữa gian dối và gian dối, giữa bất lương và bất lương.

Đây là điểm cần để ý. Đối lực của hung tàn chưa chắc là đại nghĩa. Đối lực của bất lương chưa chắc là tử tế. Đối lực của gian dối chưa chắc là thành thật.

Tất nhiên chúng ta không bao giờ muốn thay thế một chế độ tàn ác bằng một chế độ tàn ác khác, một chế độ độc tài bằng một chế độ độc tài khác, một chế độ gian trá bằng một chế độ gian trá khác. Nhưng cho dù chế độ mới có ít tàn ác hơn ít độc tài hơn, ít gian trá hơn, nhân dân và lịch sử Việt Nam cũng không bao giờ chấp nhận.

Muốn thế, những người đang làm công tác vận động lịch sử phải có một nhỡn quang thật xa, thật rộng để nhận chân được hạt mầm phản dân chủ, phản đạo đức, phản dân tộc, gian dối, bất lương của những đối lực của đảng Cộng Sản Việt Nam hiện nay.

Do đó, đạo đức lãnh đạo chính là đòn bẩy tinh thần để đưa đất nước ra khỏi bế tắc hiện nay. Đạo đức cá nhân và đoàn thể là thưóc đo chuẩn mực tầng lớp lãnh đạo ngọn cờ phục hưng dân tộc.

2. Phải có cái nhìn phóng rộng về tưong lai. Trong cuộc vận động của Sư Vạn Hạnh chúng ta thấy ông đã đưa ra tầm nhìn về vận mêïnh đất nước qua 3 thòi đại Lý Trần Lê. Tính ra trên dưới 500 năm. Đến thời đại Nguyễn Bỉnh Khiêm lại có thêm tầm nhìn về đất nước 500 năm. Ở thời đại trí tuệ và kiến thúc phát triển nhanh chóng như thờøi đại hiện nay liệu chúng ta có được tầm nhìn về đất nước như cha ông chúng ta một ngàn năm trưóc hay không"

3. Vận động xây dựng một nền chính trị dân bản. Sư Van Hạnh vận động một thể chế chính trị dựa vào sự ủng hộ của toàn dân. Một nền chính trị dân bản. Ông là người thấy ý nghĩa của ý niệm "Dân Vi Quí". Công cuộc vận động của ngài là mô hình mẫu mực của sự giao thoa giữa mặt tầng chính trị và đáy tầng quốc dân.

Sự sụp đổ của chế độ Cộng Sản khắp nơi trên thế giới cho thấy baÏo lực cách mạng của đấu tranh giai cấp không bao giờ mạnh đủ để có được một mặt tầng chính trị bền vững. Chỉ có một nền chính trị xây dựng trên nền sức mạnh đáy tầng của nhân dân đất nước mới có thể đi vào thời đại chính trị vững bền.

Đó là lý do giải thích tại sao dưới thời Lê Long Đĩnh nhà nước phải tăng cường pháp quyền của triều đình cùng với đủ loại hình phạt mà loạn lạc nổi lên khắp nơi; trong khi đó, khi Lý Công Uẩn lên ngôi, ngài ân xá cho người tội phạm, dẹp bỏ những hình phạt bất nhân mà đất nước lại đi vào thời đại thái bình thịnh trị.

Cũng một lẽ ấy, đảng Cộng Sản ngày nay luôn luôn gia tăng pháp quyền XHCN với một lực lượng công an hàng trăm ngàn ngườì, được bổ xung hàng ngàn người mỗi năm, cộng với hơn 2 triệu đảng viên đang độc quyền lãnh đạo đất nước, nhưng tham ô thối nát, mafia, du đảng lộng hành từ thượng tầng kiến trúc đến hạ tầng cơ cở.

Và đó cũng là lý do thúc đẩy cho cuộc vận động tự do dân chủ ngày hôm nay. Tự do dân chủ là con đưòng duy nhất tiến đếøn nền chính trị dân bản thời đại 2000. Không thể có nền chính trị dân bản nếu nhân quyền và dân quyền không đưọc tôn ttrọng. Chỉ có nền chính trị dân bản mới có thể sản sinh được một chế độ chính trị bền vững, một thời đại thái bình thịnh tri, để chấm dứt thòi đại pháp quyền xã hội chủ nghĩa tham ô thối nát và để thực sự hoà hợp hoà giải dân tộc.

4. Phải sửa soạn một cuộc phục hưng văn hoá.

Ngay sau khi lên ngôi Lý Thái Tổ bắt tay ngay vào việc xây dựng việc phát triễn văn hoá.

Để chấm dứt tình trạng phân hoá do các luồng tôn giáo đếøn với đất nước trong thời ký Hán thuộc, Sư Vạn hạnh đề xướng chủ thuyết Tam Giáo Đồng Nguyên để tổng hợp và tạo một môi trường tinh thần cần thiết cho các xu hướng triết học và tôn giáo sinh hoạt hoà hài trong dân tộc. Vì chủ trương quyền lợi dân tộc đứng lên trên quyền lợi tôn giáo nên Phật Giáo đã không trở trở thành quốc giáo trong triều đại Lý Trần.

Nhờ quan điểm tổng hợp đó mà đất nước đã đi đếùn chổ chấm dứt được thời đại độc lập nhưng vong thân.

Thập nhị sứ quân hay quốc cộng phân tranh là hậu quả của giai đọan chính trị độc lập nhưng vẫn còn mang nhiều di tật chia rẽ của ngoại bang để lại. Di tật phân hoá, thiếu đoàn kết, quên cội nguồn dân tộc, đánh mất bản vị nhân dân. Vì thế nên nôi lực dân tộc chưa được phục hưng trọn vẹn.

Những người đi làm lịch sử ngày hôm nay không những phải lo xây dựng lại bản sắc văn hoá dân tộc, xây dựng lại đạo đức lãnh đạo, xây dựng lại cương thường cho thời đại mới nhưng còn phải đi tìm tổng hợp đề cho những luồng tư tưởng đang chồng chéo trên đất nước.

Do đó, quan điểm tổng hợp những trào lưu tư tuởng của thời đại chúng ta phải được tra xét lại.

Tư tưởng dân tộc của Phan Bội Châu, Lý Đông A, Trương Tử Anh, Huỳnh Phú Sổ cùng với tư tưởng tự do dân chủ của Nguyễn An Ninh, Nguyễn Ngọc Huy, Nguyễn Văn Bồng, với những đóng góp của các học giả như Lê Văn Siêu, Đào Duy Anh, Kim Định, hay những nổ lực của các nhà làm văn hoá hải ngoại cũng như ở trong nước hiện nay, và quan điểm phản tỉnh của những người cưụ đảng viên Cộng Sản phải được đem ra nghiên cứu, phê bình.

Kết Luận I

Hãy tạm bỏ qua những tranh luận về giá trị của cuộc chiến chống Pháp. Đứng về phưong diện tình cảm dân tộc thuần túy, có lẽ những chiến sĩ Việt nam ở hào lũy Điện Biên có đưọc cái lãng mạn tuyệt vời khi quân Pháp đưa tay đầu hàng, y như cái lãng mạn của thủy quân Đại Việt khi phá tan quân Nam Hán trên Bạch Đằøng Giang. Đó là cái tình cảm yêu nước tinh truyền đứng lên trên mọi ý thức hệ.

Nhưng cái lãng mạn đó chấm dứt ngay khi Cộng Sản bắt đầu xây dựng chế độ cai trị. Có một cái gì đó làm cho cái lãng mạn của thế hệ 1945 hụt hẫng. Mất tự do, nghèo đói. Khi bớt nghèo đói thì tham nhũng thối nát.

Có lẽ những ngươì Côïng sản có lương tri, từ trong đáy lòng, có lúc họ cũng phải tự hỏi, tại sao ngọn cờ độc lập dưới sự lãnh đạo của đảng Cộng Sản Việt nam lại đưa đất nước vào một thời đại nghèo đói và tụ hậu với các kế hoạch hợp tác xã, đánh tư sản, đánh điền chủ , đánh trí thúc, theo kế hoạch kinh tế của Liên Xô và Trung cộng. Rồi cũng ngọn cờ độc lập đó, đảng Cộng Sản lại đổi mới, tạm ngưng áp dụng chính sách kinh tế Cộng Sản, để xây dựng một tầng lớp tư bản đỏ tham ô thối nát nhất trong lịch sử dân tộc và lịch sử của loài ngươì.

Phải chăng có cái gì không ổn và đầy mâu thuẩn ở đây dưới ngọn cờ độc lập dưới sự lãnh đạo của ĐCSVN"

Từ bài học phục hưng dân tộc thời đại Lý Trần, chúng ta có thể kết luận được rằng ngọn cờ độc lập không phải là tất cả như ĐCSVN vẫn tuyên truyền. Lịch sử thời đại hậu Hán thuộc đã chứng minh rằng giành được ngọn cờ độc lập chưa đủ năng lực lịch sử để biện minh cho quyền lực chính trị.

Chỉ khi ngọn cờ phục hưng được phất lên, và khi một thể chế dân bản được dựng lên, thì đất nước mới chấm dứt giai đoạn độc lập vong thân.

Kết Luận II

Còn có 7 năm nữa là chúng ta kỷ niệm một ngàn năm Lý Thái Tổ dời đô về Thăng Long. Gần đây, trong nưóc đã tìm lại được di tích của kinh thành Thăng Long cũ dưới nền nhà quốc hội khi nhà nước định xây dựng nhà quốc hội mới. Cách đây mấy năm hậu duệ của nhà Lý ở Nam Hàn cũng đã trở về lại làng Đình Bảng làm lễ tế tổ tiên. Tôi có cảm tưởng dường như lịch sử đang muốn chuyển mình; lịch sử đang muốn đòi hỏi thế hệ chúng ta phải làm một cuộc phục hoạt văn hoá để chấm dứt một lần cho xong một thời đại vong thân đã kéo dài quá lâu.

Cách đây hai năm tôi có cơ hội gặp ông Lý Xương Căn trưởng tộc họ Lý ở Hán. Ông là dòng dõi của hoàng tử Lý Long Tường, người đã bỏ nước ra đi khi Trần Thủ Độ chủ mưu soán ngôi nhà Lý từ thế kỷ thứ 13. Điều tôi ngạc nhiên là Việt tính trong ông ta còn rất mạnh và ông ta nói tôi là ông ta là người Việt có quốc tịch Triều Tiên. Ông nói tiếng Việt không sành lắm nhưng tôi rất xúc động khi biết ông ta đăït tên con là Lý Việt Quốc.

Có cái gì rất mầu nhiệm ở đây tôi không thể diễn tả hết được. Một chi lưu Đại Việt vong quốc gần tám trăm năm đã trở về cố quốc. Như lá rụng về cội. Như châu về Hợp Phố. Như những ngươì Do thái lưu lạc ngàn năm về lại thánh địa Jerusalem. Như có ứng nghiệm một lời tiên tri nào đó.

Điều tôi biết chắc chắn là qua câu chuyện của dòng họ hoàng tử Lý Long Tường, chúng ta thấy rằng, Việt tính vẫn tồn tại qua không gian và thời gian. Và tôi tin rằng một ngày không xa, tinh thần Việt ấy sẽ được phục hưng trên đất nước chúng ta. Ngày ấy tổ quốc ĐaÏi Việt sẽ hồi sinh. Ngày ấy Thăng Long và Sài Gòn sẽ phải được trả lại cho dân tộc và lịch sử.

Và tôi tin rằng ngày ấy sẽ không có một đảng phái, một tôn giáo nào, một cá nhân nào chiến thắng, mà chỉ có dân tộc Việt là kẻ chiến thắng.

LS Nguyễn Xuân Phưóc
Dallas, Texas
Tháng 12, năm 2003

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sky River Casino vô cùng vui mừng hào hứng tổ chức chương trình Ăn Tết Nguyên Đán với những giải thưởng thật lớn cho các hội viên Sky River Rewards. Chúng tôi cũng xin kính chúc tất cả Quý Vị được nhiều may mắn và một Năm Giáp Thìn thịnh vượng! Trong dịp đón mừng Năm Mới Âm Lịch năm nay, 'Đội Múa Rồng và Lân Bạch Hạc Leung's White Crane Dragon and Lion Dance Association' đã thực hiện một buổi biểu diễn Múa Lân hào hứng tuyệt vời ở Sky River Casino vào lúc 11:00 AM ngày 11 Tháng Hai. Mọi người tin tưởng rằng những ai tới xem múa lân sẽ được hưởng hạnh vận.
Theo một nghiên cứu mới, có hơn một nửa số hồ lớn trên thế giới đã bị thu hẹp kể từ đầu những năm 1990, chủ yếu là do biến đổi khí hậu, làm gia tăng mối lo ngại về nước cho nông nghiệp, thủy điện và nhu cầu của con người, theo trang Reuters đưa tin vào 8 tháng 5 năm 2023.
(Tin VOA) - Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) vào ngày 13/9 ra thông cáo lên án Việt Nam tiếp tục lạm dụng hệ thống tư pháp để áp đặt những án tù nặng nề với mục tiêu loại trừ mọi tiếng nói chỉ trích của giới ký giả. Trường hợp nhà báo tự do mới nhất bị kết án là ông Lê Anh Hùng với bản án năm năm tù. RSF bày tỏ nỗi kinh sợ về bản án đưa ra trong một phiên tòa thầm lặng xét xử ông Lê Anh Hùng hồi ngày 30 tháng 8 vừa qua. Ông này bị kết án với cáo buộc ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước’ theo Điều 331 Bộ Luật Hình sự Việt Nam
Từ đầu tuần đến nay, cuộc tấn công thần tốc của Ukraine ở phía đông bắc đã khiến quân Nga phải rút lui trong hỗn loạn và mở rộng chiến trường thêm hàng trăm dặm, lấy lại một phần lãnh thổ khu vực đông bắc Kharkiv, quân đội Ukraine giờ đây đã có được vị thế để thực hiện tấn công vào Donbas, lãnh phổ phía đông gồm các vùng công nghiệp mà tổng thống Nga Putin coi là trọng tâm trong cuộc chiến của mình.
Tuần qua, Nước Mỹ chính thức đưa giới tính thứ ba vào thẻ thông hành. Công dân Hoa Kỳ giờ đây có thể chọn đánh dấu giới tính trên sổ thông hành là M (nam), F (nữ) hay X (giới tính khác).
Sau hành động phản đối quả cảm của cô trên truyền hình Nga, nữ phóng viên (nhà báo) Marina Ovsyannikova đã kêu gọi đồng hương của cô hãy đứng lên chống lại cuộc xâm lược Ukraine. Ovsyannikova cho biết trong một cuộc phỏng vấn với "kênh truyền hình Mỹ ABC" hôm Chủ nhật: “Đây là những thời điểm rất đen tối và rất khó khăn và bất kỳ ai có lập trường công dân và muốn lập trường đó được lắng nghe cần phải nói lên tiếng nói của họ”.
Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam cử hành Ngày Quốc tế Nhân Quyền Lần Thứ 73 và Lễ Trao Giải Nhân Quyền Việt Nam lần thứ 20.
Sau hơn 30 năm Liên bang Xô Viết sụp đổ, nhân dân Nga và khối các nước Đông Âu đã được hưởng những chế độ dân chủ, tự do. Ngược lại, bằng chính sách cai trị độc tài và độc đảng, Đảng CSVN đã dùng bạo lực và súng đạn của Quân đội và Công an để bao vây dân chủ và đàn áp tự do ở Việt Nam. Trích dẫn chính những phát biểu của giới lãnh đạo Việt Nam, tác giả Phạm Trần đưa ra những nhận định rất bi quan về tương lai đất nước, mà hiểm họa lớn nhất có lẽ là càng ngày càng nằm gọn trong tay Trung quốc. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Tác giả Bảo Giang ghi nhận: “Giai đoạn trước di cư. Nơi nào có dăm ba cái Cờ Đỏ phất phơ là y như có sự chết rình rập." Tại sao vậy? Để có câu trả lời, mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của nhà văn Tưởng Năng Tiến.
Người cộng sản là những “kịch sĩ” rất “tài”, nhưng những “tài năng kịch nghệ” đó lại vô phúc nhận những “vai kịch” vụng về từ những “đạo diễn chính trị” yếu kém. – Nguyễn Ngọc Già (RFA).. Mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của phó thường dân/ nhà văn Tưởng Năng Tiến để nhìn thấy thêm chân diện của người cộng sản.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.