Hôm nay,  

Diễn Đàn Độc Giả

30/06/200300:00:00(Xem: 4535)
Con cháu mình sẽ nghĩ sao"""

Việt Phong - Sydney NSW

Nói đến chuyện người Việt tỵ nạn CS chào quốc kỳ VNCH tại đất tạm dung này, đáng lẽ, đó phải là điều hiển nhiên trong mọi sinh hoạt văn hóa văn nghệ truyền thống của người Việt yêu tự do nơi hải ngoại. Nó phải là một lẽ tự nhiên giống như hơi thở của một con người, chẳng có gì phải quan tâm nhắc nhở. Tuy nhiên, gần đây chúng ta thấy chuyện chào quốc kỳ không được tự nhiên xuôi chèo, mát mái như vậy. Ngược lại, còn có phần nhiêu khê không ít... Như lúc trước, có một vài hội đoàn vịn cớ “nghi lễ ngoại giao” hay phi chính trị gì đó mà không chịu chào Quốc Kỳ, không hát Quốc ca,v,v... hoặc chỉ muốn chào quốc kỳ, hát quốc ca một nửa.(""!!) Sự kiện này đã từng làm xôn xao không ít trong dư luận quần chúng cũng như báo chí...
Trong đêm ra mắt Tuyển Tập Tạp Ghi của nhà văn Phan lạc Phúc, chúng tôi lại được nghe một số đồng hương bàn tán khá nhiều đến nghi thức chào Quốc Kỳ nhưng “quên” mặc niệm. Quả thực, nhiều người đã phiền lòng không ít, khi bài Quốc ca vừa chấm dứt, tất cả đứng yên lặng để chuẩn bị cúi đầu mặc niệm như truyền thống vẫn thường làm, thì tự nhiên lại được mời “an tọa” khiến mọi người nhìn nhau ngơ ngác... Mọi người đều đồng ý rằng, nghi thức mặc niệm cũng quan trọng không kém chào quốc kỳ. Chỉ một phút ngắn ngủi thôi, nhưng nó đã chứng tỏ được con người có cội, có nguồn, có thủy, có chung. Đây cũng là nét đặc thù của nền văn hóa truyền thống Việt Nam... Hơn nữa, giây phút mặc niệm không những chỉ mang ý nghĩa tưởng niệm, tri ân tổ tiên, những anh hùng liệt sỹ mà còn bao hàm sự tưởng niệm những đồng bào vượt biển vượt biên nhưng kém may mắn, đã hy sinh trên cuộc hành trình tìm tự do năm xưa...
Nhân sự thiếu sót này, nhiều người lại đề cập đến buổi ra mắt tuyển tập thơ của thầy Tuệ sỹ cách đây vài tuần lễ. Ngày hôm đó, không hiểu vì sao mà Ban tổ chức đã loại bỏ nghi lễ chào Quốc kỳ... Họ lý luận với nhau, Thầy Tuệ Sỹ là một người yêu nước, một tù nhân lương tâm đã từng bị kết án tử hình chỉ vì muốn tranh đấu giành tự do, dân chủ cho đồng bào và bảo vệ giang sơn. Hơn nữa, “Giấc mơ Trường Sơn” không phải là một thi phẩm thuần túy nghệ thuật trữ tình, mà là những vần thơ trăn trở mang triết lý nhân bản đượm thắm tình dân tộc. Những vần thơ như nỗi khát khao của kiếp người đang trầm luân trong địa ngục trần gian mà CS đã tạo dựng cho dân tộc Việt từ nhiều thập kỷ qua... Vì vậy, thiếu nghi lễ chào Quốc kỳ là một điều khó hiểu và khó có thể chấp nhận. Theo tôi được biết thì một số người vì ái mộ thơ văn và cuộc đời tranh đấu chống CS đầy cao cả của Thầy Tuệ Sỹ nên đã đến tham dự, nhưng khi không thấy cờ Tổ Quốc, họ đã ngạc nhiên, và e ngại nên chỉ mua tập thơ của Thầy rồi bỏ về. Vì thế, tôi là người ngồi tham dự từ đầu đến cuối thấy số người tham dự hôm ấy dù là được vào cửa tự do, đã không được đông như buổi ra mắt tác phẩp Tuyển Tập Tạp Ghi của nhà văn Phan lạc Phúc...

Thế hệ cha anh cần phải làm gương!

Đối với người Việt Tỵ Việt Nam trên toàn thế giới, lá cờ Vàng Ba Sọc Đỏ là một biểu tượng không thể thiếu trong mọi sinh hoạt của cộng đồng, nhất là những cuộc biểu tình đấu tranh giành tự do, dân chủ cho quê hương... Chúng ta phải có bổn phận luyến tiếc và ghi ơn những người đã nằm xuống cho chúng ta được sống còn qua nghi lễ chào Quốc Kỳ và Mặc niệm. Lá cờ còn mang ý nghĩa nhắc nhở cho con cháu chúng ta biết được là tại sao mình có mặt tại xứ người và còn phải có nhiệm vụ tranh đấu cho người ở lại... Lá cờ Vàng Ba Sọc Đỏ cũng có thể nói là linh hồn của người tỵ nạn và tượng trưng cho tự do và dân chủ. Chúng ta dùng biểu tượng tự do dân chủ để đấu tranh dòi hỏi dân chủ tự do là một điều rất chính đáng. Nhiều người cũng công nhận rằng khi nhìn lá cờ Vàng Ba Sọc Đỏ bay trên nền trời dù bất cứ nơi đâu cũng đã tạo ra một xúc động mạnh và từ đó khí thế đấu tranh mới được dâng cao. Những cuộc biểu tình hay những sinh hoạt cộng đồng, quan trọng nhất là khí thế, nó thể hiện tình yêu, sức mạnh, phân định rõ lập trường và sự quyết tâm không chấp nhận những bóc lột áp bức, gian manh, lừa lọc phi nhân bản. Điều này cũng gây rất nhiều ấn tượng một cách rõ ràng hơn đến người chung quanh. Người ta thường nói “ Không ai thương mình bằng chính bản thân mình”. Chính vì vậy, mình phải dùng lá cờ “Vàng Ba Sọc Đỏ” để cho người ngoại quốc họ nhận biết được dân Việt Nam, dù đi bất cứ nơi đâu cũng không quên tổ quốc và tìm mọi cách tranh đấu đòi tự do, nhân quyền cho Tổ Quốc, nhân dân đang miệt mài trong vũng lầy đen tối CS...Trong các sinh hoạt văn hoá như ra mắt sách, triển lãm, hội chợ, lễ kỷ niệm hay gây quỹ Hội Đoàn, Đoàn thể ,v,v...Đều là những sinh hoạt có nét đặïc thù văn hóa của dân tộc. Như vậy việc chào cờ không thể thiếu. Vì nếu thiếu nghi lễ ấy, thì tự nhiên hai chữ văn hóa cũng không còn và mất đi tất cả ý nghĩa Tỵ Nạn và bản sắc dân tộc...
Trong những tháng ngày qua, chúng ta cũng thấy được các em sinh viên học sinh gây qũy hay tổ chức bất cứ sinh hoạt gì, các em cũng không bao giờ dám quên cội nguồn, nên trong đêm gây qũy đã có đủ cả nghi thức chào cờ và mặc niệm một cách rất trang trọng... Là những người trẻ may mắn, các em có những cuộc sống êm ả để học hành thành tài, nhưng khi nhìn về quá khứ qua sử sách và những nhân chứng sống còn tồn tại, các em không bao giờ quên lá cờ mà ông, cha, anh các em từng hy sinh xương máu cho các emï được sống còn và thành tựu trên đường đời hôm nay... Các em biết tri ân những người đã hy sinh vĩnh viễn trong lòng đất lạnh và đau xót với những mất mát vô cùng thống khổ của những người còn ở lại dưới chế độ CS... Thế hệ trẻ còn biết làm như vậy, thử hỏi nỡ lòng nào thế hệ cha anh chúng ta lại né tránh, hoặc quên lãng việc chào quốc kỳ" Xin qúy vị nghĩ lại và hãy sống xứng đáng để con em chúng ta noi theo. Bằng không, tôi lo ngại, thế hệ mất gốc sẽ không phải là con em chúng ta, mà chính là thế hệ cha anh chúng ta.

Hãy sống sao xứng đáng với bà con đồng hương ở Mỹ

Một điểm nữa chúng ta cần phải chào quốc kỳ khi tổ chức đại hội hay các sinh hoạt văn hóa văn nghệ có ý nghĩa truyền thống là trong những ngày tháng vừa qua, chúng ta cũng đã từng nhận và chia xẻ những tin vui hay nói đúng hơn là niềm hãnh diện từ Mỹ, tại các thành phố Westminster, Garden Grove, Falls Church, Santa Ana, San Jose, Milpitas, Santa Clara, Houston, v,v và còn tiếp tục nhiều hơn nữa. Chính quyền cũng như nhân dân bản xứ tại những thành phố này đã công nhận lá cờ Vàng Ba Sọc Đỏ của chúng ta một cách chính thức, tượng trưng cho Tự do, Dân chủ và Nhân quyền... Thành qủa này, đa số là do những nỗ lực vận động từ giới trẻ. Một thế hệ không mang hận thù của quá khứ như những bậc cha anh. Tuy nhiên, họ vẫn ý thực được đâu là chân, giả. Thế nào là nhân bản và phi nhân bản. Họ nhận thức được những khốn cùng, đau thương hiện tại không phải chỉ là tai nạn của một gia đình hay một nhóm người nào đó. Mà là thảm họa của cả một dân tộc. Sự kiện nâng cao lá cờ chính nghĩa là tiếng nói của lương tri, dùng chính nghĩa và lương tri làm sáng tỏ cho thế giới biết được nỗi ghê sợ của người dân Việt Nam đối với chế độ CSVN và cũng là sự tri ân những Quốc gia đã đón nhận họ, cho họ cuộc sống tốt đẹp, tươi sáng như hôm nay... Với những những người trẻ mà còn ý thức cao được như thế . Vậy thử hỏi những bậc cha anh chúng ta mà lại” quên “ chào Quốc kỳ trong các sinh hoạt chung thì con cháu mình sẽ nghĩ sao"""
Để kết luận, với những ý nêu trên chúng ta phải thực hiện nghi thức Chào Quốc Kỳ và mặc niệm trong bất cứ sinh hoạt nào có tính họp mặt đồng hương. Điều này sẽ là một nhân tố quan trọng làm sáng tỏ chính nghĩa và nhắc nhở con em mình vẫn còn một Quê hương đang đắm chìm trong cơn khổ nạn và luôn luôn phải nhớ đến cội nguồn... Nghi lễ chào Quốc Kỳ và hát Quốc ca còn thể hiện được tinh thần Tự do Dân chủ và nhân Quyền của hơn hai triệu người lưu vong tại hải ngoại và mặc nhiên chứng tỏ cho cộng đồng thế giới biết rằng chúng ta là nạn nhân của CS chứ không phải là “Khúc ruột nhàn dặm” hay “công dân” của đám bạo quyền này... Điều này cũng nhắc nhở những người bản xứ thiếu kiến thức, thiếu suy xét có cơ hội chỉnh đốn lại cái nhìn sai lầm về chúng ta qua lời tuyên truyền của CS. Đồng thời cũng là những hàng rào kiên cố tránh sự xâm nhập của những tên nằm vùng hay đám tay sai trong chiến dịch “Giao lưu về nguồn” mà xưa nay chúng vẫn lợi dụng một số tổ chức hay hội đoàn “Phi chính trị” để nhập nhằng lũng loạn...
Nếu tất cả các sinh hoạt của người Việt tại hải ngoại đều trân trọng nghi thức chào Quốc Kỳ và Mặc niệm thì đám nằm vùng và tay sai CS sẽ rất ngại ngùng không dám trà trộn. Từ đó mọi công cuộc tranh đấu cho Tự do, Dân chủ và Nhân quyền cho quê hương có phần bớt nhiêu khê hơn và cũng là chất liệu bồi đắp thêm cho tình yêu Quê hương nơi con cháu mình thêm vững chắc để tranh đấu và kiến tạo môt tương lai tươi sáng hơn cho dân tộc và Tổ Quốc thân yêu còn đang khốn khổ bên kia bờ đại dương...

*

Góp ý với Tiến sĩ Nguyễn Đức Hiệp

Trung Tỉnh Cư Sĩ - Cabramatta NSW

Tôi vốn là người mê chữ nghĩa, trọng người có học, nhất là những người khoa bảng. Tôi nghĩ đó cũng là truyền thống tốt đẹp của người đông phương trong đó có dân tộc Việt Nam mà tôi may mắn được thừa hưởng từ phụ mẫu. Nếu tôi nhớ không lầm những lời di huấn vàng ngọc của thân phụ thì ngày xưa, ở bên Tàu, đến ngay cả vua cũng rất trọng những người đỗ tiến sĩ, và tục lệ vua ngự ra điện Giảng võ, ban thơ cho tiến sĩ đã có cách đây cả mấy ngàn năm. Tôi phải dài dòng như vậy là để nói lên lòng kính trọng của tôi đối với ông Nguyễn Đức Hiệp, một người đã đoạt được cái bằng tiến sĩ. Cũng phải thưa thực với lòng, là hôm phát hành sách tôi rất hân hạnh được nghe những lời vàng ngọc của tiến sĩ Hiệp. Rồi sau đó, qua bài viết của ông Hữu Nguyên về tiến sĩ, tôi lại càng khâm phục và qúy trọng tiến sĩ Hiệp hơn. Kẻ sĩ xưa nay khác người ở chỗ, khi mình biết chuyện sai quấy thì lập tức đứng dậy rũ áo mà đi, chân đi hài cỏ, mình khoác áo bố, nhưng miễn sao lòng không trái đạo là vẫn vui được như thường. Vẫn biết rằng, trong suốt thời gian ngót 30 năm qua, cộng đồng người Việt tại Úc đã bao nhiêu lần ngửa cổ trông chờ có sự đóng góp của những người như tiến sĩ Hiệp nhưng quả thực, thiên tài như sao buổi sớm, người nhân nghĩa cứ như lá mùa thu, bóng dáng của tiến sĩ Hiệp cứ biền biệt ở tận những chân trời nảo chân trời nào, không bao giờ thấy tiến sĩ đến tham dự các buổi sinh hoạt đấu tranh cho tự do dân chủ ở quê hương, hay ngay cả những dịp tết lễ, giỗ tổ, kỷ niệm Hai Bà Trưng cũng không thấy tăm hơi tiến sĩ. Tuy 30 năm trời là cả quãng thời gian dài bằng nửa đời người, nhưng dù sao, bây giờ tiến sĩ đã có mặt tham gia sinh hoạt với cộng đồng người Việt là điều qúy hóa lắm, vạn hạnh lắm. Chúng ta nên mạnh dạn mở rộng vòng tay đón nhận tiến sĩ Hiệp. Xin qúy vị đừng nghi kỵ điều chi, đừng e ngại chút gì và cũng đừng nên xì xầm to nhỏ, hoặc ngần ngại không tin tưởng trọng dụng nhân tài như tiến sĩ Hiệp thì thật là phí phạm vô cùng. Hãy để cho tiến sĩ Hiệp thực sự thấy được lòng khoan dung, độ lượng của cộng đồng chúng ta, để cho tiến sĩ Hiệp thảnh thơi, ung dung bơi lội như cá bơi trong nước, để tiến sĩ phát huy hết sở trường sở đoản đóng góp cho cộng đồng cái tài kinh bang tế thế mà sau 30 năm trời tiến sĩ phung phí ở những chỗ không đắc tâm đắc địa, hoặc lãng quên không sử dụng.


Tiện đây, cũng trong lòng kính trọng một bậc đại khoa, đã biết từ chỗ tối tìm đến chỗ sáng, tôi xin được đóng góp một vài ý kiến nho nhỏ với tiến sĩ. Rất mong tiến sĩ hiểu cho, tôi tuy không bằng cấp khoa bảng có tên trên bảng vàng được như tiến sĩ, nhưng với tuổi đời đã ngoài 70, ít ra cũng có được một chút sở trường bên vô vàn cái sở đoản. Biết được vô vàn cái sở đoản của mình mà đem cất chúng đi, rồi đem cái chút sở trường của mình mà khoe nó ra, đó là biết đấy, phải không thưa tiến sĩ Hiệp cùng qúy vị độc giả. Tôi xưa nay rất ít khi viết. Nhưng đã viết thì muốn viết cho tròn cho kín theo đúng cái lẽ thái cực rồi mới sinh lưỡng nghi. Có lưỡng nghi rồi mới sinh ngũ hành tương sinh tương khắc, tạo thành vạn vật. Như vậy nếu có dài dòng thì trước là mong qúy báo, sau là mong tiến sĩ Hiệp thông cảm tha lỗi cho kẻ già nua ưa nói dài, nói dai. Trước khi vô bài, tôi cũng kính cẩn xin nhà văn Phan Lạc Phúc tha lỗi cho tôi khi trong bài viết, đôi lúc tôi phải nhắc đến tên của ngài. Vẫn biết, đây là chuyện thuộc về công luận, lại liên quan đến lập trường, chính nghĩa của quốc gia và người tỵ nạn CS thì ai cũng có bổn phận đóng góp. Nhưng ở cái tuổi gần đất xa trời như tôi, tôi vẫn muốn giữ cái truyền thống của ông cha mình, đó là kiêng không gọi đến tên của người mà mình hằng kính trọng.
Thưa tiến sĩ Hiệp, nghe tiến sĩ nói một vài cảm nghĩ đối với Bác Phan Lạc Phúc có đoạn như thế này, tôi xin chép ra đây: “Điểm mà tôi thích ở bác, là bác xét người không qua chức tước, bằng cấp, quan điểm xã hội, chính trị, mà trên hết qua cá tính, đặc điểm và tư cách. Nói thật ra tôi và bác cũng có nhiều điểm khác nhau qua nhận thức và cách nhìn, nhưng bác không lấy đó làm tiêu chuẩn quan trọng. Tôi cho đây là một đức tính hiếm có trong nhiều đoàn thể người Việt, một điều kiện tiên quyết cho sự chấp nhận cái đa dạng trong một xã hội văn minh.”
Thưa qúy vị, sau khi đọc đoạn mà tiến sĩ Hiệp nói ở trên, tôi xin thưa, có lẽ tiến sĩ Hiệp hơi cạn nghĩ ở mấy điểm thế này. Cái điểm trước hết là hai chữ “chính trị” mà tiến sĩ Hiệp đề cập ở đây có nghĩa là gì" Chắc chắn không phải là chính trị của một người theo đảng tự do Úc, còn người kia theo đảng lao động Úc. Cứ nhìn vào chức tước, cấp bậc trong quá khứ, sự hiểu biết và nhất là những bài “tạp ghi” chống CS một cách thâm thúy nhưng thập phần sắc sảo (như lời giới thiệu SGT) của nhà văn Phan Lạc Phúc và quá khứ của tiến sĩ Hiệp thì tôi nghĩ, từ “chính trị” được tiến sĩ Hiệp dùng ở đây có nghĩa một người có đầu óc quốc gia và một người có đầu óc thân cộng. Không biết ý nghĩ của tôi có đúng hay không, nhưng nếu đúng, thì tôi xin thưa là tiến sĩ Hiệp đã lầm lẫn khi cho rằng bác Phúc không xét người trên quan điểm chính trị theo nghĩa này. Nếu tiến sĩ Hiệp có thì giờ đọc kỹ lại những bài “tạp ghi” của bác Phúc (những bài tuyệt tác như bài Con Sói Già Cô Đơn, Bệnh Nói Dối, Người Tù Kiệt Xuất Nguyễn Hữu Luyện, chớ không phải những bài bóng đá, bóng tròn mà tiến sĩ Hiệp đã nêu trong bài nói chuyện của tiến sĩ đâu) thì tiến sĩ sẽ hiểu, bác Phúc đã đánh giá và nhận xét về cái màu sắc chính trị và sự mất tư cách của những người CS sắc bén lắm, thâm thúy lắm. Không hiểu tiến sĩ Hiệp nghĩ sao, chớ bản thân tôi với kinh nghiệm từ vụ án Ôn Như Hầu cách đây gần 50 năm, qua cái chết của bao nhiêu đồng chí trong Quốc Dân Đảng, cho đến nay, tôi vẫn tin người cộng sản là những người mất tư cách nhất trong số những người mất tư cách. Nếu tiến sĩ Hiệp để ý nhìn vào những chuyện tham nhũng hối lộ, những tộc ác tráo trở của cộng sản trong suốt mấy thập kỷ qua, cùng sự lên án cộng sản VN của cả thế giới tự do trong suốt nhiều thập kỷ, tiến sĩ sẽ đồng ý với nhận xét của tôi. Vì thế, tiến sĩ Hiệp bảo nhận xét người không dựa vào “chính trị” mà chỉ dựa vào tư cách thì nó có vẻ khiên cưỡng không hợp tình hợp lý khi “chính trị” hiểu theo nghĩa cộng sản hoặc những người thân cộng.
Cái điểm tiếp đến là tiến sĩ Hiệp nói: “Nói thật ra tôi và bác cũng có nhiều điểm khác nhau qua nhận thức và cách nhìn, nhưng bác không lấy đó làm tiêu chuẩn quan trọng. Tôi cho đây là một đức tính hiếm có trong nhiều đoàn thể người Việt, một điều kiện tiên quyết cho sự chấp nhận cái đa dạng trong một xã hội văn minh.” Đọc đoạn này quả thực tôi hơn ngạc nhiên vì theo tôi được biết, tiến sĩ Hiệp đâu có thường xuyên tham gia sinh hoạt các đoàn thể thì làm sao tiến sĩ có thể kết luận, “đây là một đức tính hiếm có trong nhiều đoàn thể người Việt, một điều kiện tiên quyết cho sự chấp nhận cái đa dạng trong một xã hội văn minh.” Nói thực ra, trong hoàn cảnh tỵ nạn xa quê, sinh hoạt các hội đoàn, đoàn thể ở Úc này đâu có ai xét người qua chức tước, bằng cấp bao giờ. Trên từ ông tướng xuống đến ông lính đều ngồi chung một bàn, gọi tên, xưng mày tao, cụng một ly bia, chung một điếu thuốc là chuyện quá thường và ai cũng biết. Vậy mà tiến sĩ Hiệp dám nói “cái đức tính đó hiếm có trong nhiều đoàn thể người Việt” thì tiến sĩ quả thật hơi vội vã và có lẽ hơi khinh người. Nhất là đây không phải văn nói, mà là văn viết, vì hôm đó tiến sĩ đã viết ra rồi đọc, thì đâu có thể bảo là lỡ lời. Vả lại cho dù quả thực trên đời này chỉ có tiến sĩ Hiệp mới có đức tính quý báu đó, thì thiết tưởng, với đức khiêm làm gốc của người trí thức, cũng đâu cho phép tiến sĩ viết thiếu thận trọng như vậy được. Đã vậy, tiến sĩ còn phán cái đức tính đó quan trọng lắm vì nó là “điều kiện tiên quyết cho sự chấp nhận cái đa dạng trong một xã hội văn minh”. Tiến sĩ nói vậy thì hóa ra, vì cái đức tính đó hiếm có trong nhiều đoàn thể người Việt nên các đoàn thể người Việt ở đây đã thiếu điều kiện tiên quyết để chấp nhận cái đa dạng trong một xã hội văn minh hay sao" (Còn tiếp...)

*

Tôi Phải Tự Trả Lời

Joseph Kiên Trung - Ryde NSW

Đọc bài “Niềm vui và nỗi buồn” của Martin Nguyên (Marrickville NSW) trên SGT số 312 nói lên suy tư của mình về ngày đấu tranh đòi tự do cho Lê Chí Quang, tôi thấy lòng mình nặng trĩu... Bơœi những lời lẽ của người bạn trẻ này thật nhẹ nhàng nhưng cũng ẩn tàng nhiều cay đắng! Niềm vui mà Martin Nguyên có được phải chăng là việc Hội Ân Xá Quốc Tế Úc châu với nhiều người trẻ nước ngoài đang có đời sống đầy đủ lại quan tâm đấu tranh cho những con người thuộc dân tộc khác đang bị áp bức bách hại vì lý tươœng dân chủ tự do! Niềm vui của Martin Nguyên cũng như những ai thao thức cho vận mạng dân tộc VN là dù đang bị đày đọa, tội tù nhưng vẫn có cha Nguyễn Văn Lý, hòa thượng Thích Huyền Quang, hòa thượng Thích Quảng Độ, BS Nguyễn Đan Quế, LS Lê Chí Quang, Nguyễn Khắc Toàn, Phạm Hồng Sơn... đã tiếp tục trơœ thành những vầng sáng uy nghi, những biểu tượng sống động đánh thức lương tri nhân loại. Cho đến hôm nay, thế giới phần nào đã đựơc đánh động để nhìn về VN, để đồng cảm và chia sẻ nỗi đớn đau của 80 triệu dân Lạc Hồng dưới ách tham tàn Cộng phỉ. Chính vì thế chúng ta thấy có rất nhiều tổ chức nhân quyền như Human Rights Watch, Hội Ân Xá Quốc Tế, Trung Tâm Văn Bút Quốc Tế... và biết bao cá nhân, dân biểu, nghị sĩ, luật gia... khắp nơi trên thế giới lên tiếng tố cáo tội ác chống nhân quyền của bè lũ thổ phỉ tại Hà Nội... Đấy là niềm khích lệ và an ủi cho những người anh hùng đã rơi vào gông cùm xiềng xích chỉ vì lòng yêu nước, yêu dân tộc, yêu dân chủ tự do. (Còn tiếp...)

*

Một bản án phi lý

Phạm thanh Phương - NSW

Trong những ngày tháng qua, chúng ta đã từng biết hai bản cáo trạng của nhà nước CSVN buộc tội hai nhà dân chủ yêu nước Lê Chí Quang và Nguyễn Khắc Toàn trước đây. Hôm nay lại thêm một bản cáo trạng nữa trong cái cảnh "bình mới, rượu cũ", cho nên cũng chẳng mấy người ngạc nhiên trước sự bỉ ổi thối tha mãn tính của CSVN trong sự kiện này... Lúng túng trước sự lên án của Quốc Tế về vấn đề nhân quyền và tự do báo chí, khiến nhà nước CSVN đâm vào tình trạng quanh co... Cũng vì thế nên họ đã đưa ra những bản cáo trạng đầy nghịch lý đến độ nực cười với một số bằng chứng rất trẻ con chưa từng có trên thế giới, dù tại một nơi lạc hậu nhất hiện nay... Với mục đích khủng bố và trấn áp các cao trào đấu tranh mang chính nghĩa dân tộc đang bộc phát trong toàn dân, CSVN đã vận dụng tất cả những thủ đoạn đê hèn và trơ trẽn nhất để trù dập những nhà đấu tranh dân chủ bằng những bản cáo trạng mơ hồ đầy nghịch lý như những điểm then chốt trong bản cáo trạng dành cho Bs Phạm hồng Sơn sau đây:

Bản cáo trạng mang số 06/KSDT- AN, ký ngày 10-04-2003.

1- Đối với nội địa, Bs Phạm hồng Sơn đã đọc một số bài viết của ông Trần Khuê, tiếp xúc với các ông Hoàng minh Chính, Lê chí Quang, Nguyễn đắc Kính ,v,v... Bs Sơn đã bày tỏ quan điểm đồng thuận với những vị nêu trên trong chiều hướng thúc đẩy nền dân chủ phát triển đất nước... Thực ra mà nói, tất cả những bài viết của ông Trần Khuê cũng không có gì gọi là bí mật. Những bài viết này đã từng được gởi cho lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Hội Đồng Lý Luận và ban Tư Tưởng văn Hóa. Sau đó, Hội Đồng Lý Luận đã mời tác giả Trần Khuê đến hội kiến và thảo luận. Điều này chứng tỏ những bài viết của ông Khuê hoàn toàn trong sáng, mang đầy thiện ý, dù rằng có những bất đồng tư tưởng, chính kiến hay quan điểm với nhà nước... Trong cái lẽ tự nhiên mà ai cũng hiểu, bất cứ một sự sự trao đổi quan điểm nào, chắc chắn phải có những điểm tương đồng và tương dị. (Còn tiếp...)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
tác giả Đinh Xuân Quân sinh trong một gia tộc Miền Bắc theo Công Giáo từ vài thế kỷ, qua các thời kỳ Quốc-Cộng đảng tranh, Hoàng Đế Bảo Đại, TT Ngô Đình Diệm, Đệ Nhị Cộng Hòa, du học, về VN làm việc, vào tù cải tạo sau 1975, vượt biên, làm một số dự án LHQ giúp các nước nghèo (kể cả tại VN)
Một chiếc máy bay rớt tại South Dakota hôm Thứ Bảy làm thiệt mạng ít nhất 9 người, gồm phi công và 2 trẻ em.
Cảnh sát lập hồ sơ khởi tố Nguyen về tội bạo lực gia đình, say, và 2 tội gây nguy hiểm cho trẻ em. Nguyen được tạm rời nhà tù quận Polk County Jail vào sáng Thứ Sáu 29/11/2019.
Mười người đã bị bắn tại Khu Phố Pháp ở thành phố New Orleans vào sáng Chủ Nhật, 1 tháng 12, theo cảnh sát cho biết.
Diễn cẩn thận từng bước, hết sức chậm rãi đi xuống đồi do bờ triền dốc đứng. Hân đi sau tay phải ôm chặt tay trái Diễn và nửa thân xô nghiêng ép vào người anh.
Như chúng ta biết, đảng SPD (Đảng Dân chủ Xã hội Đức) đã tìm kiếm lãnh đạo mới từ sáu tháng nay. Vào mùa hè 2019, nhà lãnh đạo đảng trước đó Nahles đã từ chức sau các cuộc tranh giành quyền lực nội bộ. Có nhiều ứng cử viên nhưng sau cuộc bầu cử sơ bộ chỉ còn hai cặp vào chung kết.
Hàng triệu người nghèo có thể bị mất phiếu thực phẩm (food stamps) quan trọng theo những thay đổi luật lệ được đề nghị bởi chính phủ Trump.
Con sông Hoàng Hạ chảy xuyên qua trấn Hoàng Hoa quanh năm xanh biếc, nước từ miền tuyết lãnh tan ra nên tinh khiết vô cùng.
Lý do để viết bài này là vì bản thân người viết có sai lầm cần bày tỏ. Tuy rằng sai lầm đã hiệu đính, nhưng cũng cần nói ra, vì Đức Phật đã dạy rằng hễ sai thì nên tự mình bày tỏ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.