Hôm nay,  

Đọc ‘tần Trung Tác’ Thơ Song Ngữ Hán Việt Của Ma Xuân Đạo

26/06/200300:00:00(Xem: 4154)
Người đọc: UYÊN THAO
Trong cuộc sống dù thất thế tận cùng hay thành đạt vẻ vang, không ai có thể tránh phút giây sẽ biến thành cát bụi. Tính chất phù du này đã thúc đẩy hình thành một ước nguyện chung luôn luôn như ngọn lửa hực nóng suốt chiều dài lịch sử loài người. Đó là ước nguyện có được cuộc sống an lành trong không khí xum vầy ấm áp giữa chia xẻ yêu thương.
Thế nhưng lịch sử đã ghi lại không ít những tháng ngày mà con người bị đọa đày, bị hành hạ bởi hành vi tàn ác bạo ngược của chính đồng loại, trong đó thời khoảng hai mươi năm thống trị của nhà Tần tại Trung Hoa cách đây 23 thế kỷ vẫn được coi là một trong những thời kỳ tiêu biểu nhất.
Với tham vọng giữ mãi chiếc ngai vàng tới muôn đời cho con cháu, Tần Thủy Hoàng đã ban hành chính sách "hiệp thư", đốt hết sách vở không phải sách của nhà Tần, chôn sống các nho sĩ và ra lệnh diệt tộc bỏ thây giữa chợ bất kỳ kẻ nào dám cưỡng chống hoặc lên tiếng bình phẩm công việc triều đình.
Sử gia Tư Mã Thiên, người có mặït sau Thủy Hoàng khoảng 80 năm, đã diễn tả ý đồ của nhà Tần là "đốt sách bách gia để khiến dân đen trở nên ngu dốt, tàn sát các bậc hào tuấn, thu gom binh khí thiên hạ về Hàm Dương để làm suy yếu chư hầu, dựa vào tôi trung tướng giỏi, gươm bén dáo nhọn, thành dài hào hiểm để kiểm soát và kiềm chế mọi người hầu củng cố uy quyền".
Tư Mã Thiên cũng mượn lời Phàn Khoái để phát biểu bao quát về con người vua Tần và đời sống người dân thuở đó như sau: "Vua Tần lòng beo dạ sói, giết người đếm không xuể, hại người kể không xiết".
Những lời vắn gọn này không thể khắc họa toàn bộ chân dung một thời kỳ lịch sử nhưng đã gợi nhắc chính xác về cuộc sống bi đát hãi hùng của người dân trên đất Tần là những tháng ngày tối tăm và căng thẳng trong cảnh liên tục bị vây hãm giữa trăm ngàn tai họa xuất phát từ cuồng vọng của một tập thể bạo quyền không còn nhân tính.
Ma Xuân Đạo đã liên tưởng tới cảnh sống bi đát hãi hùng đó khi đối diện với thực tế đời sống Việt Nam và cũng là thực tế đời sống của chính bản thân anh sau thời điểm 30-4-1975. Vì thế, Ma Xuân Đạo đã chọn cho tất cả những bài thơ của mình viết bằng hai ngôn ngữ Việt - Hán, sáng tác sau thời điểm trên, một tựa đề chung là Thơ Viết Trên Đất Tần : TẦN TRUNG TÁC.
TẦN TRUNG TÁC do Tiếng Quê Hương ấn hành mà bạn đang có trên tay gồm 58 bài tuyển chọn từ trong số các sáng tác trên.
Trước thời điểm 30-4-1975, Ma Xuân Đạo luôn gắn bó với sinh hoạt chữ nghĩa nhưng không với tư cách cầm bút chuyên nghiệp. Anh dạy học, làm biên tập viên phát thanh, viết báo và sáng tác thơ văn, nhưng sáng tác đúng như anh từng phát biểu là "chỉ để đọc cho bạn bè nghe trong cơn say chứ không phải để cho đời biết đến tên mình".
Sau thời điểm 30-4-1975, cung cách sáng tác của anh vẫn giữ nguyên như cũ.
Ma Xuân Đạo không theo đuổi công việc sáng tạo của một người làm nghệ thuật. Anh viết để giải tỏa trạng thái dồn nén trong tâm tư và ghi lại cảm xúc như những đợt sóng vây hãm xô đẩy vào một phút giây nào đó. Với anh, thơ đã hoà vào nhịp đập của con tim và trở thành hơi thở của bản thân. Thơ được viết ra không với dụng ý nào mà chỉ thể hiện sự sống của chính người viết.
Do đó, thơ Ma Xuân Đạo không khơi dậy mối băn khoăn về sự sáng tạo cái đẹp trong kết cấu ngôn từ, không phản ảnh những cảnh đời như Tân An, Thạch Hào hay Đồng Quan trong Tam Lại của Đỗ Phủ, không kêu gào, thúc đẩy bất kỳ thái độ sống nào... mà chỉ đơn thuần là lời tâm sự của một con người chìm đắm trong u uất nghẹn ngào:
Tâm tư mấy nỗi khôn bày tỏ
U ẩn tấc lòng mãi vấn vương
............
Lưu đày góc bể không thân thích
Lưu lạc thành đô mất cố hương

Dẫu cho Trời Đất vô cùng rộng
Đâu dễ tìm ra chốn náu nương.
Cảnh bơ vơ ngay giữa quê hương ấy đã trở nên tột cùng bi thảm khi con người phải từng giây đối mặt với tai ương trùng điệp không khác một cánh chim yếu ớt lạc bầy quay cuồng tuyệt vọng giữa cảnh ngộ vùng vẫy cố thoát khỏi nanh vuốt của đủ mọi loài ác thú đói mồi đang bám riết khắp nơi:
Một cánh chim côi lạc cuối trời
Nẻo về Vân Hán vẫn mù khơi
Rừng hoang hổ báo mùa khan thịt
Bể cả kình ngư buổi hiếm mồi
Thị tứ lồng son treo khắp chốn
Đồng quê lưới rập bủa đầy nơi.
Qua từng dòng chữ, Ma Xuân Đạo không rời xa thân phận và tâm tư riêng của chính mình. Nhưng cảnh ngộ của nhà thơ lại chính là cảnh ngộ chung của xã hội Việt Nam trong một giai đoạn nhất định với tầm mức bao trùm cuộc sống của hết thẩy mọi cá nhân:
Pháo nổ rền trời vui đấy nhỉ"
Sao không át được lệnh truyền loa
Tiếng loa xoáy tận cùng tim óc
Đất trích lên đường ngày chẳng xa.
hoặc:
Dâu bể nào không lệ thảm dâng
Khắp trời đâu cũng cảnh ly phân
Người cam xứ lạ làm chim Việt
Kẻ trót thân dư gửi cõi Tần.
Cuộc sống riêng của nhà thơ, vì thế, mặc nhiên trở thành nét khắc sâu đậm về cuộc sống của mọi con người mang chung một thân phận - thân phận sống trên đất Tần. Bởi vì những tai ương trút xuống cho nhà thơ cũng là tai ương trút xuống cho mọi người, những nỗi trầm luân mà nhà thơ phải gánh chịu cũng là nỗi trầm luân mà mọi người phải trải qua.
Ma Xuân Đạo chỉ ghi lại tâm sự của chính mình:
Lòng đau trước biển dâu bao chuyện
Thân nhục vì cơm áo mỗi ngày
Mồ lạnh hẳn đang chờ tấc bóng
Lều con vẫn mãi vượt tầm tay.
chỉ diễn tả về cuộc sống trôi dạt của bản thân:
Ngày tháng dong bò nơi trảng vắng
Sớm hôm lê bước dặm đường mòn
Nón mê che khuất trò thua được
Cỏ dại vùi luôn chuyện nước non.
Đó là nỗi lòng và công việc của nhà thơ trong thời gian bị xô đẩy về một nông trường hẻo lánh vùng đất đỏ Tân Uyên. Nhưng, cảnh trôi dạt này cũng như nỗi lòng kia đâu phải của riêng nhà thơ, vì sống trên mảnh đất Tần cuối thế kỷ 20 là gần 80 triệu con người đồng loạt bị tước đoạt mọi quyền hạn và phẩm chất làm người, vật vờ thoi thóp giữa vòng kiềm tỏa của áp chế, đói nghèo, tù tội, lưu đày và bắn giết.
Cho nên cũng không chỉ riêng nhà thơ mới lâm cảnh lạc loài trên hoang mạc khi đi tìm người thân ngay trên các đường phố cũ:
Hoang mạc nằm ngay giữa biển người
Đạp xe khắp phố đã mòn hơi
Nhà thì chủ mới, nhà then khóa
Kẻ đã mồ xanh, kẻ dặm khơi.
Ma Xuân Đạo không cố vẽ những bức tranh đời, không cố mang thời thế vào thơ nhưng TẦN TRUNG TÁC vẫn trở thành một bức chân dung xã hội với những nét khắc đậm đà qua tính chất tự diễn đạt mình chỉ với chính mình.
Vì thế mà Hoàng Hải Thủy đã bắt gặp qua thơ Ma Xuân Đạo, "tiếng kêu, tiếng than, tiếng khóc của quê hương đang sống trong đày đọa đau thương. Đó là những tiếng quê hương cất lên từ ngày cuối tháng Tư ngót 30 năm trước và kéo dài cho đến bây giờ":
Nước cũ lưu vong ngày tháng uổng
Thân già luân lạc, tuổi tên chìm.
Bốn phương giông bão xô đài tượng
Sao mãi phương này gió cứ im.
Rõ ràng đóø không chỉ là nỗi chờ mong và mối sầu của riêng một người có tên gọi làø Ma Xuân Đạo. Và, TẦN TRUNG TÁC trong vóc dáng một tập thơ cũng chính là một tập hồ sơ thời đại góp phần soi sáng không nhỏ cho mọi ý muôn tìm hiểu thấu triệt hơn về thân phận cũng như tâm tư con người trong giai đoạn lịch sử được tô vẽ ồn ào bằng đủ loại màu sắc hiện nay của đất nước chúng ta.
Gửi TẦN TRUNG TÁC tới bạn đọc, ngoài ước mong chia xẻ phần nào nỗi lòng của tác giả, tủ sách Tiếng Quê Hương chỉ cố gắng hoàn tất cái công việc tự chọn cho mình là lưu lại những tiếng nói chứng nhân.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Viện Kiểm Soát Nhân Dân Tối Cao tại Việt Nam đã đề nghị ngưng thi hành án lệnh hành quyết với tử từ Hồ Duy Hải để điều tra lại vụ án này, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do cho biết hôm 2 tháng 12.
Tuần báo OC Weekly đã viết twitter cho biết đóng cửa sau khi chủ nhân là công ty Duncan McIntosh Company đóng cửa tuần báo giấy một ngày trước Lễ Tạ Ơn.
Cha mất rồi. Em buồn lắm, vì không về thọ tang Cha được. Em đang xin thẻ xanh. Sắp được phỏng vấn. Vợ chồng em định năm sau, khi em đã thành thường trú nhân, sẽ về thăm Cha Mẹ. Ngày tạm biệt Cha lên đường đi Mỹ du học bốn năm trước, đã thành vĩnh biệt.
Tôi khẳng định những việc tôi làm là đúng đắn và cần thiết để kiến tạo một xã hội tốt đẹp hơn. Những gì tôi làm không liên can đến vợ con và gia đình tôi. Vì thế, tôi yêu cầu công an Hồ Chí Minh chấm dứt ngay việc sách nhiễu, khủng bố gia đình tôi.
Brilliant Nguyễn là một thanh niên theo trường phái cấp tiến và chủ thuyết Vô Thần (*). Chàng ta không tin ma quỷ đã đành mà cũng chẳng tin rằng có thần linh, thượng đế. Để giảm bớt căng thẳng của cuộc sống, theo lời khuyên của các nhà tâm lý và bạn bè, chàng ta đến Thiền Đường Vipassana ở Thành Phố Berkeley, California để thực hành “buông bỏ” trong đó có rất nhiều cô và các bà Mỹ trắng, nhưng không một ý thức về Phật Giáo
Có những câu chuyện ngày xửa ngày xưa mà chẳng xưa chút nào. Có những chuyện hôm nay mà sao nó xa xưa vời vợi. Chuyện ngày xưa... Có một ngôi chùa ở vùng quê thanh bình, trước mặt là đồng lúarì rào, cánh cò chao trắng đồng xanh. Trong chuà có vị hoà thượng già hiền như ông Phật, lông mày dài bạc trắng rớt che cả mắt...
Ông Gavin Newsom, Thống đốc tiểu bang California, đã tuyên bố ân xá cho hai người đàn ông từng dính vào hai vụ hình sự khác nhau khi họ mới 19 tuổi và đang mong muốn không bị trục xuất về Việt Nam.
Hoang Nguyen, 43 tuổi, bị bắt và bị truy tố về tội trộm sau khi bị cho là đổi nhãn giá trên hơn ba mươi chai rượu vang tuần trước, theo hồ sơ tòa.
Bé ngọc ngà của Mẹ cố thở chút không khí ít oi còn trong buồng phổi. Giây phút cuối. Để ngàn sau dân Hong Kong sống xứng đáng Con Người.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.