Hôm nay,  

Lao Động Và Thị Trường

12/08/200300:00:00(Xem: 4086)
Mới mấy năm trước, hãng giày NIKE bị chất vấn về các xưởng mồ hôi tại Việt Nam, Indonesia, Thái Lan... và hãng giày này phải đưa các ban thanh tra tới để buộc các xưởng hợp đồng đó phải tôn trọng một số tiêu chuẩn lao động. Điều này có lợi cho thợ thuyền các nước nghèo, và đẹp mặt cho cả hình ảnh các nhà tư bản Hoa Kỳ. Nhưng lợi nhuận vẫn là cái gì thường khi không cần tới vẻ đẹp đạo đức. Và cái mà các ban thanh tra trình bày cho thế giới chưa chắc đã đúng với sự thật; những bản tin, những hình chụp vẫn là cái gì có thể phù phép được. Và vì quân tử tàu không còn bao nhiêu trên đời này - đây là lời than thở trước giờ của các nhà hoạt động bênh vực quyền lợi thợ thuyền tại Hoa Kỳ và toàn cầu.
Một yếu tố cực kỳ quan trọng của một số nền kinh tế thị trường nữa là: nếu bạn kinh doanh kiểu lương thiện khù khờ, công ty của bạn có thể sập tiệm sớm. Mặt khác, người tiêu thụ có khi không còn lựa chọn nào khác.
Như trường hợp công ty trang phục khổng lồ Hoa Kỳ GAP. Chúng ta ai cũng từng nghe các bản tin về một vài cơ xưởng hợp đồng của hãng này áp dụng chính sách lao động kiểu thiết quân luật, hay còn gọi thê thảm là lao động nô lệ, tại Indonesia, El Salvador và Cam Bốt - và đặc biệt về bản tin rằng có một số nữ công nhân tại một xưởng may ở Honduras phải phá thai, nếu không muốn bị đuổi việc. Vấn đề cốt tủy chính là thói quen mua sắm của dân Mỹ, tiêu chuẩn trước tiên là hàng đẹp và giá rẻ... chứ còn các bản tin kia thì mấy ai mà biết, và như có đọc thì mấy khi mà nhớ. Mà tới khi biết thì các công ty Mỹ đã khẩn cấp đưa các phái đoàn sang "thanh tra và điều chỉnh theo tiêu chuẩn lao động quốc tế" cả rồi... ít nhất cũng là theo tường trình. Vì thực tế là FBI cũng từng bố ráp một số xưởng may tại California về các điều kiện lao động nô lệ... và rồi chúng ta lại vẫn nghe các chuyện tương tự nhưng nó không còn là tin tức và có khi không kiểm chứng được nữa, nhờ khéo léo của các nơi đó.
Vậy mà rồi thị trường vẫn có lối đi đôi khi khó tiên liệu. Hôm thứ hai 11-8-2003, Việt Nam báo nguy là nhiều công ty may dệt có thể sắp đóng cửa vì Mỹ dựng lên rào cản về hạn ngạch [nhập cảng vào Mỹ]. Nghĩa là, dù có thoát bao nhiêu tai trời ách nước đi nữa, thì cữøng còn kẹt nạn rào cản hạn ngạch. Mới biết, làm ăn cực kỳ gian nan. Vậy mà hồi đó Lê Duẩn dám tuyên bố là trong vòng 15 năm, nước Cộng Hòa XHCN Việt Nam sẽ có nền kinh tế ngang với Nhật... rồi cả nước hùng hục rủ nhau đi kinh tế mới hoài mới tỉnh chút đỉnh, sau khi thấy mình chỉ ngang ngửa với Bắc Hàn.
Trở lại chuyện nước Mỹ về lao động, trong cuộc chiến bảo vệ thợ thuyền và người tiêu thụ. Vấn đề là ngay như các tổ chức bênh vực lao động nổi tiếng như Sweat Shop Watch (SSW, Tổ Chức Quan Sát Xưởng Mồ Hôi) và United Students Against Sweatshops (USAS, Liên Đoàn Sinh Viên Chống Xưởng Mồ Hôi) trước giờ vẫn thông báo cho khách hàng và các nhà hoạt động tin tức về các xưởng mồ hôi, về tình hình nô lệ lao động - và trong nhiều trường hợp đã thành công khi ép buộc các hãng trang phục thực hiện đạo đức tiêu chuẩn lao động trong các hợp đồng - thì cũng không cho khách hàng những lựa chọn khác.
Thực tế, chỉ cần một chiến dịch quảng cáo lớn trên TV, radio và báo chí trong vài tháng, thì uy tín các hãng lớn hồi phục mấy hồi. Đây là luật của thị trường.

Vấn đề chính còn là SSW và USAS không phải là các hãng may, hãng giày, và không đưa lựa chọn khác cho người tiêu thụ. Mà nếu 2 tổ chức này làm xưởng may thì chắc chắn là sản phẩm của họ lại không cạnh tranh nổi với các đại công ty. Bạn đọc có thể hình dung thế này: trong khi chúng ta quen thuộc với các thương hiệu như NIKE, GAP... thì lại rất xa lạ với tên gọi của các hội đoàn kêu gọi đạo đức lao động kia, có nghĩa là chúng ta không bận tâm bao nhiêu với cuộc chiến chống xưởng mồ hôi. Đây cũng là một luật của thị trường.
Cứ ngay như trong các chiến dịch chống xưởng mồ hôi, thương vụ các hãng mang tai tiếâng không bị suy xuyển bao nhiêu, có khi còn tăng vọt nữa. Hồi tháng 5, hãng GAP tường trình có mức tăng thương vụ trong 7 tháng, lời 202 triệu đô la trong tam cá nguyệt đầu của năm 2003, so với chỉ lời 37 triệu trong năm 2002. Tính tới cuối năm 2000, GAP Inc. trị giá hơn 28 tỉ đô, và năm đó Tổng Quản Trị Millard Drexler lãnh lương hơn 39 triệu đô.
Một hiện tượng đang rất là phổ biến: các công ty Mỹ hưởng lợi nhờ mở xưởng tại các nước nghèo, trong khi thợ thuyền Mỹ thất nghiệp đông hơn. Đây là làn sóng hình như không thể đảo ngược. Nếu nhà nước Hoa Kỳ hưởng một phần lợi chính trị nhờ hiệu ứng "diễn biến hòa bình" dù đi rất chậm, thì kinh tế Mỹ cũng đã tới các bước ngoặt rất là quyết liệt cho hoàn cảnh nhiều người dân.
Thực sự, cũng có vài công ty Hoa Kỳ thuộc loại đạo đức nhảy vào tham chiến . Thí dụ như về trang phục thì có công ty Sweat-X... hình như nhiều người trong chúng ta chưa từng nghe tên hãng này... Đây là một công ty sản xuất hàng may dệt, có công đoàn hóa và do nhân viên làm chủ, sáng lập năm 2001. Đó là một mô hình theo khẩu hiệu "chống xưởng mồ hôi."
Còn 2 công ty khác cũng thành lập theo mô hình bảo vệ công nhân Mỹ là American Apparel, và No Sweat.
Có một thực tế là, hầu hết người tiêu thụ không biết gì về các công ty này. Không thấy quảng cáo trên truyền hình, vì họ không có tiền... Và thực tế nữa, giá hàng chắc chắn không thể rẻ bằng hàng may dệt đặt làm từ Trung Quốc, Việt Nam...
Trong khi đó, có khi áp lực còn là chính trị, chứ không thuần túy kinh tế hay tiêu chuẩn lao động. Như trường hợp Mỹ buộc Việt Nam phải ký hiệp ước may dệt mới đây, và đặt ra hạn ngạch. Có thể rồi sẽ có một số công ty Mỹ rời bỏ Việt Nam để qua nước khác đặt hàng, nhưng đó cũng không phải yếu tố đạo đức, mà cũng không vì chính trị, chỉ thuần túy vì tìm nguồn hàng cho nhiều và rẻ, sau khi bị Bộ Thương Mại Hoa Kỳ dựng rào mới. Có thể rồi sẽ có vài ngàn, hay vài chục ngàn thợ may Việt Nam bị sa thải, để gia nhập đạo quân thất nghiệp khổng lồ của cả nước... mà không hiểu hoàn toàn vì sao như thế. Có thể sẽ có vài nhà phân tích đổ tội cho đảng CSVN không chịu sớm xin vào WTO để cứ lẹt đẹt theo sau quốc tế và bị ép hoài... Vấn đề là kinh doanh và thương trường có quy luật riêng. Không hiểu hết luật chơi này thì làm gì cũng hỏng. Còn như cứ đi theo kiểu riêng - hình như gọi là "thị trường theo định hướng XHCN" - thì có trời mà cứu. Có mở ra một triệu xưởng mồ hôi cũng vô ích.
Vậy mà có khi theo chân Mỹ là sẽ được thưởng: thí dụ, Ba Lan hy vọng bán súng AK-47 cho đạo quân tân lập của Iraq... Vấn đề kinh tế toàn cầu mới biết cực kỳ phức tạp. Mỗi một lựa chọn đều có giá để trả... Câu hỏi nơi đây là, những lựa chọn nào mà các lãnh tụ CSVN đã đưa ra để bây giờ cái giá để trả vẫn là lẹt đẹt so với toàn cầu" Mà vẫn chưa thoát nổi tệ nạn “xưởng mồ hôi”...

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.