Hôm nay,  

Diễn Đàn Độc Giả

07/07/200300:00:00(Xem: 4893)
CS đã Đệ nhất ngu, vẫn còn kẻ ngu hơn CS!

Vũ Đức Vinh - Footscray VIC

Tôi xưa nay rất ít viết. Dám có đến cả năm rồi tôi không gửi bài cho mục Diễn Đàn kể từ ngày tôi đóng góp với ông Bùi Đức Tín nhân cái chuyện ông ta về dự đám tang thân phụ nhưng CS nó lừa để ông ta mất tiền mua vé về đến Hà Nội rồi chúng bắt ông quay trở lại. Thiệt đúng là cái chế độ tàn nhẫn, độc ác vô cùng. Bây giờ đã cả năm trôi qua chẳng biết cái vụ này đi đến đâu, nhưng không thấy báo chí nói, mà ông Tín cũng chẳng thấy hé miệng. Tôi cũng tính không viết lách gì nữa, nhưng vì gần đây thấy nhiều chuyện trái tai gai mắt nên xin được mượn trang giấy trắng để thưa vài điều. Mong qúy báo và qúy độc giả châm chước nếu có gì sai sót, hoặc không thuận mắt, thuận nhĩ. Thưa qúy báo và qúy độc giả, xưa nay ai cũng biết cộng sản là đệ nhất ngu - mà cái ngu nhất của đệ nhất ngu CS là chúng đã dốt nát tới độ “cái nồi ngồi trên cái cốc” mà vẫn tự vỗ ngực xưng mình là “đỉnh cao trí tuệ” thì thật là nực cười hết chỗ nói. Chuyện CS đệ nhất ngu thì đến cả con nít nó cũng biết. Ấy vậy mà vẫn có người nhẹ dạ chạy theo cộng sản, vẫn có người bây giờ làm tay sai cho cộng sản, rồi còn có người nhẹ dạ mang tiền về VN đầu tư để lâu lâu lại có vài mạng tiền mất tật mang, có khi thân còn tù tội nữa. Vì lẽ đó hóa ra cộng sản đã ngu nhưng vẫn còn có người ngu hơn cả cộng sản. Nhưng như vậy chưa hết ngu đâu thưa qúy vị, vì xem ra chuyện khôn ngoan tài giỏi, người xưa đã nói ngoài bầu trời này còn bầu trời khác, lớp sóng sau đè lớp sóng trước, thì cái ngu nó cũng vô cùng y hệt. Thiếu gì người tưởng rằng mình ngu nhất nhưng một ngày nào đó, tình cờ vẫn thấy có người còn ngu hơn mình. Tôi có quen một người bạn, họ kể chuyện họ có quen một bà bạn đã khôn ngoan nhất mực không chịu cho chồng mang tiền về VN làm ăn buôn bán với cộng sản, nhưng ông chồng thì cứ nhất định đòi mang tiền về để làm giầu mặc dù trước đây ở VN ông thuộc thành phần di cư 54, rồi sau 75 đã bị CS đánh tư sản cướp hết của cải rồi xử ông như xử một thằng khủng bố tay chân của Saddam Hussein vậy. Mang tiền về VN làm ăn, bị tụi CS nó đòi ăn chia, hối lộ đủ khắp chỗ, cuối cùng ông phải mang đầu máu bỏ của chạy lấy người. Vậy là ngu hơn cả Việt cộng rồi. CS nó đã lừa một lần, lừa hai lần, rồi nó vẫn lừa tiếp được, thế mới lạ. Nhưng đã te tua, banh ta lông như vậy mà đâu đã hết ngu. Chả là thời kỳ về VN làm ăn chẳng biết chơi bời hay buôn bán đổi đô la lậu hay ma túy gì đó, bị CS chúng nó cài nó lập biên bản nó nắm đằng chuôi. Vì vậy ông ta chạy sang đến đây rồi vẫn còn bị chúng nó sai, nó bắt phải làm tay chân cho chúng nó, lâu lâu nó lại tới nhà để bắt địa, mượn tiền, mượn xe, hay bắt phải bao chúng ăn nhậu. Rồi chúng còn bắt ông ta phải họp hành, phải phá phách, rồi viết báo viết bài nặc danh bênh vực cho mấy thằng nằm vùng, hay bịa đặt chuyện này chuyện nó để phá rối sức mạnh chống cộng của cộng đồng mình. Đọc mấy bài viết của mấy cậu này thì thấy đúng là “văn nô hạng bét, mắt chưa nhìn cao hơn cái cạp quần của cộng sản” (đây là tôi nói theo lời của ông BBT, chứ không phải là lời của tôi đâu). Thế mới có câu thơ: "Đêm qua coi vũ sexy, cháu ngồi cháu nhớ chòm râu bác Hồ..." Nhưng có lẽ trong cái câu lạc bộ của những người ngu hơn cả cộng sản, người ngu nhất vẫn là những ông trí thức, khoa bảng đã được VNCH mình cho đi du học lấy được bằng thạc sĩ, tiến sĩ, bác sĩ, giáo sư... nhưng lại dại dột làm tôi tớ cho cộng sản. Ông Nguyễn Chí Thiện đã nói rất đúng. Những người trí thức tài ba đến cỡ lãnh giải Nobel như Jean Paul Sartre hay The Bertrand Russell, một khi ăn phải bả cộng sản cũng trở thành những tên ngố, huống chi là mấy anh du học sinh nhà mình, tuổi mới đôi tám đã bị cộng sản mua chuộc" Chả vậy mà triết gia Jean Paul Sartre sau khi đã ly khai vĩnh viễn khỏi chủ nghĩa cộng sản cả chục năm, nhưng mỗi khi soi gương ông "vẫn thấy một thằng cán ngố cộng sản đứng thù lù trong gương" đó sau" (Theo bài viết của nhà thơ Nguyễn Chí Thiện).
Nói thiên hạ ngu, nhưng tôi biết là bản thân tôi cũng có lúc ngu không kém. Nói ra đây thì qúy vị cười, nhưng đã là sự thực, có giấu cũng chẳng giấu được ai. Bản thân tôi cũng là một nạn nhân của chế độ cộng sản trong suốt thời gian dài trước khi tôi vượt biên. Đến khi tôi vượt biên thành công, tôi cũng tưởng chẳng bao giờ thèm nhìn mặt những người cộng sản VN. Nhưng mình chỉ cần thiếu suy nghĩ một chút là rồi thời gian nó xóa cái đau, nó xóa luôn cả cái thù qúy vị ạ. Người ta đã bảo là xa mặt cách lòng, nhớ đó mà rồi quên đó chẳng mấy chốc. Còn cái tình yêu quê hương nhớ chòm xóm thì vẫn vậy, nên cách đây 3 năm, tôi cũng về VN. Về rồi mới biết là mình dại. Sung sướng, hạnh phúc chẳng thấy đâu, chỉ thấy lúc nào cũng nơm nớp như cá nằm trên thớt. Ngay khi phi cơ hạ cánh xuống phi trường, thấy bóng dáng dép râu nón cối, cờ quạt của tụi nó, là tôi đổ mồ hôi, tim đập mạnh, tính ngồi lì trên phi cơ, không dám xuống chỉ sợ lỡ bề nào thì thật khốn khổ vợ con ở bên này... Mà rồi khi thấy tụi nó hạch sách, lục lọi đồ đạc, mặt mũi thằng nào thằng nấy chầm bầm, tôi chỉ biết van vái trời phật cho tai qua nạn khỏi, rồi đấm mõm tụi nó mỗi đứa một tờ giấy 10 đô mà tụi nó đâu có chịu, cứ đòi đô Mỹ... Thế rồi sống 2 tuần lễ, ở thành phố Sàigòn thì còn đỡ, về đến quê thì chúng hạch sách đủ điều, tốn kém tiền trà nước hết chỗ này đến chỗ khác. Nhất là hai thằng chánh phó công an Phường, nó đến rủ mình đi ăn nhậu tỉnh bơ, ngoài mặt cười đùa nhả nhớt, mà bên trong thì nham hiểm, vòi vĩnh không thiếu thứ gì. Má tôi còn chửi tôi nữa chớ. Ở bên này cứ nghe họ bảo cộng sản bây giờ nó khác ngày xưa. Nhưng về bên đó tôi mới thấy chúng còn gian ngoan xảo quyệt gấp mấy ngày xưa. Cái thời 30 tháng 4 năm 75, khi CS mới vô Sàigòn, chúng còn ngáo ngáo chứ bây giờ thì đúng là cáo già. Nhưng tôi biết, những người dại dội về VN như tôi ai cũng bị CS lừa bịp, bóc lột, nhưng có ai dám hé môi tố cáo tội chúng nó đâu. Cứ như tôi, suốt mấy năm qua, ai hỏi về VN thế nào, có bị CS làm khó dễ gì không, thì tôi cứ ầm ừ cho xuôi chứ đâu có dám nói thiệt. Nói thiệt thì người ta cười là mình dại, mà mình cũng chẳng biết lòng người ta thế nào.
Còn cái chuyện ông tiến sĩ Nguyễn Đức Hiệp mà ông Hữu Nguyên của qúy báo có nói là ông ta được chính phủ mình cho đi du học, thành tài, chẳng giúp ích gì đất nước thì chớ, đến khi người Việt phải chạy tỵ nạn CS sang Úc định cư suốt 30 năm qua cũng chẳng thấy bóng ông ta, ông ta chẳng chịu tham gia các sinh hoạt của cộng đồng, bỗng nhiên bây giờ ông ta lù lù xuất hiện, thế là qúy vị tai to mặt lớn, miệng có gang có thép, có trong tay tờ báo, có cái đài phát thanh, bỗng vỗ tay reo hò inh ỏi là ông ta đã trở về nẻo chánh thì tôi cũng tin qúy vị và cũng coi đó là chuyện đáng mừng cho cộng đồng chúng ta đi, nhưng tôi thấy nó làm sao ấy. Như tôi đã nói ở trên, tôi ngu thì ngu thiệt, nhưng cũng không ngu quá cỡ thợ mộc đến độ phải mất 30 năm trời mới biết rõ bộ mặt thật cộng sản. Nhất là người mà đã có bằng cấp khoa bảng, thì họ phải khôn gấp mấy tôi. Lại nữa, bằng cấp đó ở ngoại quốc thì phải hay gấp vạn lần cái bằng của đại học xã hội chủ nghĩa. Nhớ hôm trước cách đây 2 hay 3 tuần gì đó, tôi có đọc bài của một vị nào đó cũng trên mục Diễn Đàn, vị đó nói rất chí lý là cộng sản nó chiếm Miền Nam hôm trước thì hôm sau cả Miền Nam ai ai cũng biết chúng tàn nhẫn vô lương, qủy quyệt độc ác. Cả đến cây cột đèn vô tri vô giác mà cũng còn sợ CS chỉ muốn vượt biên thì thử hỏi làm sao mấy ông tiến sĩ nhà mình phải mất tới 30 năm mới biết bộ mặt thật của CS để hồi quy nẻo chánh" Tôi biết tôi đần độn ngu ngốc, và khi mình đã biết mình ngu thì có lẽ tôi cũng không còn ngu nhiều lắm. Vì vậy tôi viết bài này (nếu có dài xin châm chước) để nhắc nhở qúy vị nên thận trọng, cảnh giác. Nếu thấy mấy ông tiến sĩ, bác sĩ, thạc sĩ, nhạc sĩ, nhà văn, nhà báo... sau mấy chục năm không tham gia sinh hoạt cộng đồng, không hề có mặt trong các cuộc biểu tình đấu tranh giành tự do dân chủ cho quê hương, nay bỗng dưng xuất hiện hò hét chỗ này chỗ nọ, thì xin qúy vị đừng vội vàng nhảy dựng lên mà vỗ tay hoan hô, mà viết bài ca ngợi, kẻo không lại mắc mưu CS, rồi trở thành trò hề cả đám, là to đầu mà dại...

*

Góp ý với Tiến sĩ
Nguyễn Đức Hiệp

Trung Tỉnh Cư Sĩ - Cabramatta NSW

(Tiếp theo số 315) ...Đã vậy, tiến sĩ Hiệp còn phán cái đặc tính đó quan trọng lắm vì nó là "điều kiện tiên quyết cho sự chấp nhận cái đa dạng trong một xã hội văn minh". Tiến sĩ nói vậy thì hóa ra, vì cái tính đó hiếm có trong nhiều đoàn thể người Việt nên các đoàn thể người Việt ở đây đã thiếu điều kiện tiên quyết để chấp nhận cái đa dạng trong một xã hội văn minh như Úc đại lợi hay sao" Chuyện này có lẽ khi nào ông bạn tiến sĩ Hiệp có thì giờ và có tấm lòng không coi trọng bằng cấp, chức tước, thì nên làm một cuộc diễn thuyết để nói lên cái suy nghĩ tinh hoa của ông bạn, cho các hội đoàn đoàn thể biết lấy đó làm điều bổ khuyết thì thật qúy hóa lắm. Còn bây giờ tôi xin có nhận xét tiếp là bài phát biểu của tiến sĩ Hiệp về nhà văn Phan Lạc Phúc vừa thiếu khiêm tốn, thiếu chân thành lại thiếu hiểu biết. Như chúng ta ai cũng biết, hầu hết những người Việt yêu chữ nghĩa ở Úc đều đọc những bài viết giá trị của nhà văn Phan Lạc Phúc trên báo Chiêu Dương đến hơn 10 năm là ít. Còn ông Hiệp thì cũng có mặt ở Úc trên 30 năm. Thân phụ của ông Hiệp là ông Đức thì tôi cũng nghe người ta nói là đã quen thân với nhà văn Phan Lạc Phúc cả bảy, tám năm nay. Vì thế tôi rất ngạc nghi khi thấy ông Hiệp nói ông “biết bác Phúc chưa lâu”. Tuy ông bạn tiến sĩ Hiệp không nói rõ cái “chưa lâu” là bao nhiêu năm tháng, nhưng nếu nhà văn Phan Lạc Phúc đã ở Úc trên 10 năm, tiến sĩ Hiệp ở Úc trên 30 năm, khoảng cách không gian giữa hai người lại chẳng có bao nhiêu, mà tiến sĩ Hiệp lại phát biểu “Qua sự quen biết trên [nghĩa là tình quen giữa nhà văn Phan Lạc Phúc và bố của ông Hiệp] tôi có tiếp xúc với bác vài lần”, thì quả thực lời phát biểu đó thật nhạt nhẽo, thiếu hẳn cái tình tri kỷ vong niên cần phải có giữa một nhà văn và một độc giả ái mộ. Qua lời phát biểu tôi còn thấy tiến sĩ Hiệp là người rất ít đọc báo Việt, vì thế ông Hiệp mới không hề biết những bài viết của nhà văn Phan Lạc Phúc từng xuất hiện trên nhật báo Chiêu Dương cả 10 năm trời, mà chỉ biết những bài viết đó qua tác phẩm “Bè Bạn Gần Xa” và “Tuyển Tập Tạp Ghi”. Điều này cho thấy tiến sĩ Nguyễn Đức Hiệp mới tìm đến nhà văn Phan Lạc Phúc trong thời gian một vài tháng hay một, hai năm ngắn ngủi trở lại đây thôi. Và cuộc tìm đến đó không phải xuất phát từ lòng ham muốn học hỏi, lắng nghe và sự ái mộ văn chương, kiến thức, vốn sống phong phú của nhà văn Phan Lạc Phúc đâu. Ta cứ nói thẳng như vậy cho dễ nói chuyện. Vì nếu qúy vị có mặt trong buổi lễ ra mắt sách để nghe những lời phát biểu của ông bạn tiến sĩ Hiệp về những cuốn sách của nhà văn Phan Lạc Phúc qúy vị sẽ thấy tôi nói đúng. Trong khi cái tinh hoa nhất trong 2 tác phẩm của nhà văn Phan Lạc Phúc là những bài viết tố cáo tội ác cộng sản và làm bừng sáng cái đẹp, cái hào hùng bất khuất của người lính Việt Nam Cộng Hòa thì tiến sĩ Hiệp không hề đề cập bất cứ bài nào. Tôi ngồi mở cả hai cuốn sách cùng hàn huyên với cụ TTH và cả hai chúng tôi cùng đồng ý, những bài viết tuyệt hay như Con Sói Già Cô Đơn, Tiếng Khóc, Bệnh Nói Dối, Bạn Ta Hữu Hiệp, Quyền Làm Người... là những bài viết khiến tên tuổi của nhà văn Phan Lạc Phúc nổi như cồn ở hải ngoại, thì tiến sĩ Hiệp không hề đề cập. Ngay cả hai bài viết giá trị vô cùng là Người Tù Kiệt Xuất và Quyền Làm Người nói về người lính Nguyễn Hữu Luyện khiến tên tuổi của cả nhà văn Phan Lạc Phúc lẫn anh hùng Nguyễn Hữu Luyện đều thường nhật được cả triệu người Việt tỵ nạn ngưỡng mộ nhắc đến, nếu không nói là tôn thờ, nhưng tiến sĩ Hiệp đều cố ý né tránh không nói. Tại sao như vậy" Tại sao tiến sĩ Hiệp lại chỉ nêu tên những bài viết của nhà văn Phan Lạc Phúc về những kỷ niệm thời 60, 70, về Clinton, Lewinsky, Nixon, về Khánh Ly, Văn Cao, bóng tròn bóng đá, hoa xoan, hoa lan, quê nội quê ngoại"... Nếu cách ngôn của Pháp đã nói “Văn là người” (Le style c'est l'home), thì rõ ràng bài phát biểu của tiến sĩ Hiệp được soạn sẵn với những né tránh như vừa kể, chắc là phải có dụng ý nào đó trong đầu óc" Hay là vì tiến sĩ Hiệp không có được những suy tư, những rung động như nhà văn Phan Lạc Phúc và hàng chục triệu người Việt yêu nước chống cộng sản đã có"
Viết đến đây tôi thấy bài viết quá dài, nên tôi xin được tạm dừng bút ở đây mặc dù trong lòng còn tràn ngập những điều muốn bầy tỏ. Rất mong nếu trong bài viết của tôi có phán đoán sai lệch nào (faux jugement) xin được rửa tai lắng nghe lời luận bàn của các vị thức giả. Trước khi dừng bút, tôi hy vọng, trong những ngày tháng tới, tiến sĩ Hiệp sẽ tích cực tham gia các sinh hoạt đấu tranh của cộng đồng người Việt yêu tự do tại Úc, để qua đó, tiến sĩ thực sự sống trong tình yêu thương đùm bọc của dân tộc Việt.

*

Ngộ nhận...

Việt Phong - NSW

Nhân đọc bài "Góp ý cùng Tiến sỹ Nguyễn đức Hiệp" của Trung Tỉnh Cư Sĩ , chúng tôi nhận thấy cũng cần đóng góp thêm số điểm, dưới một góc cạnh hơi khác một ít để mong có thể nới rộng thêm chút dư luận và hy vọng có thể đánh tan được một ít ngộ nhận không cần thiết trong cộng đồng.
1- Mở đầu lời phát biểu , ông Hiệp bày tỏ "...Cảm tưởng đầu tiên khi gặp bác là thấy bác điềm đạm, ăn nói trầm tĩnh. Bề ngoài như vậy nhưng đây là một đầu óc suy nghĩ rõ ràng và sắc bén..." Mặc dù ông Hiệp không nói rõ chi tiết nhưng mọi người đã hiểu ngầm câu nói ấy như là một cái nhìn xuyên thấu từ nội tại của một nhà văn Tỵ Nạn Việt Nam có thể gọi là lão luyện tại xứ Úc này. Theo thiển nghĩ của chúng tôi, trong cái tận cùng "rõ ràng sắc bén" của ông Phúc đã ẩn náu một tư tưởng trong sáng về nhân bản, trăn trở với Quê Hương qua hình ảnh những trại tù cải tạo mà ông từng trải qua và nỗi trăn trở, u hoài về một Quê hương khổ nạn. Nó không thể nhập nhằng bóp méo sự thật để cho rằng văn của Phan lạc Phúc thuộc loại bàng bạc dửng dưng "Vô thù, vô oán, phi đấu tranh, phi chính trị" như ông Hiệp dẫn chứng qua những thú vui cây cảnh và thể thao,v,v. Những sắc bén mà chúng tôi nhìn thấy chính là những thực thể hiện hữu có giá trị bất biến và cũng là chất liệu chứng minh một cách hùng hồn trước lịch sử nhân loại cho những hèn hạ, dã man, tối tăm của CSVN... Hơn nữa, ông Phúc cũng đã nói lên được tất cả những nét đặc thù của người lính VNCH qua hình ảnh "Người Tù Kiệt Xuất" và "Con Sói Già Cô Đơn",v,v... Để mọi người cùng hãnh diện mà noi theo, nhất là trong giai đoạn đấu tranh này...
2- Đoạn kế tiếp, ông Hiệp cũng cho biết " Điểm tôi thích ở bác, là bác xét người không qua chức tước, bằng cấp, quan điểm xã hội, chính trị mà trên hết qua cá tính, đặc điểm là tư cách...". Đoạn này, theo thiển ý của tôi nó hơi có một ít mâu thuẫn... Tại chốn tạm dung này, tất cả đều phải làm lại, vì chúng tôi đã mất tất cả trên ngay chính Quê Hương của mình. Do đó, những quan niệm về chức tước hay bằng cấp dĩ nhiên không còn được tồn tại với liên hệ giữa người và người trong tình đồng hương nơi xứ lạ. Tuy nhiên, ông Hiệp phải hiểu việc xét người trên quan điểm chính trị là điều rất cần thiết. Bởi vì đa số chúng tôi đã từng vượt trùng dương, thoát cơn máu xương đến đây, trải rộng tấm lòng, xiết chặt bàn tay để cùng đấu tranh cho Quê hương, Dân tộc và cùng ôm chung một giấc mộng hồi hương trong thanh bình, tự do, dân chủ. Bởi thế, trong thân phận một kẻ lưu vong tỵ nạn CS mà không xét người qua quan điểm chính trị là một điều khó có thể chấp nhận. Hơn nữa, ông Phúc đã từng là một sỹ quan trung cấp trong quân đội VNCH, cơm cũng nặng, áo cũng dầy với Quốc Gia, dân tộc và có lẽ tất cả chúng ta đều biết là vì đâu ông Phúc có mặt tại nơi này... Nếu nói ông Phúc không xét đến quan điểm chính trị trong cái cảnh "Quốc phá gia vong" thì thử hỏi có gì đau xót cho bằng... Chắc chúng ta không quên câu "Quốc gia hưng vong" thất phu còn phải hữu trách, huống chi một sỹ quan trung cấp, một người tù chính trị, một nhà văn, một trí thức có tâm huyết mà không xét người trên quan điểm chính trị hay sao"...
3- Tiếp theo ông Hiệp cho biết "Nói thật ra, tôi và bác cũng có nhiều điểm khác nhau qua nhận thức và cách nhìn, nhưng bác không lấy đó làm tiêu chuẩn quan trọng..." Tuy nhiên, ông Hiệp không nói rõ những điểm khác nhau như thế nào... Khiến nhiều người cảm thấy khó hiểu như mang đầy ẩn ý. Có phải chăng những điểm tương dị này chính là quan điểm chính trị, ý thức quê hương và dân tộc hay không"... Nhiều người cho rằng, đoạn này như là một sự xác minh ngầm là dù hai thế hệ trong hai bối cảnh khác nhau, nhưng vẫn có sự đồng thuận trong thỏa hiệp chính trị, tư tưởng gì đó... Theo thiển ý của chúng tôi, với một cựu trung tá QLVNCH, một tù nhân chính trị đáng kính và đáng qúy như nhà văn Phan Lạc Phúc thì không thể nào ngồi chung thuyền với một kẻ trái ngược với tư tưởng, đường hướng, lập trường chính nghĩa dân tộc cũng như chính thân phận mình. Vì thế, chúng tôi cho là chính ông Hiệp đã bóp méo sự thật để tạo ra những nghi ngờ trong quần chúng...
4- Điểm thư tư , ông Hiệp cho biết "Tôi cho đây là một điểm hiếm có trong nhiều đoàn thể người Việt, một điều kiện tiên quyết cho một sự chấp nhận cái đa dạng trong một xã hội văn minh..." Điểm này ông Hiệp võ đoán một cách hơi quá đáng. Như theo chúng tôi được biết, suốt gần ba mươi năm qua ông Hiệp rất ít khi sinh hoạt với Cộng Đồng tỵ nạn tại Úc và hình như đây là lần đầu tiên ông xuất hiện thì làm sao có thể xác quyết theo cái kiểu "Người mù sờ voi" như vậy được. Hơn nữa chúng tôi cũng xin nhắc để ông Hiệp rõ, đa dạng không có nghĩa là "Xôi đậu" hay "ba rọi" nhập nhằng... Mặc dù Cộng Đồng chúng tôi không bao giờ chấp nhận bất cứ một thoả hiệp nào để làm tay sai CS, bán nước, hại dân, nhưng chúng tôi rất ý thức và hoà đồng để chấp nhận những bất đồng, dị biệt trong đường lối đấu tranh, dựa trên cùng một mục đích, một lập trường vì quê hương và dân tộc, thì làm sao có thể thiếu sự đa dạng cho được...
5- Điểm thứ năm ông Hiệp cho biết "Một đăïc tính khác là bác rất dễ tiếp xúc và được nhiều người ưa thích vì không hay đưa ra chức tước hay chức vụ mà chỉ là một nhà văn"... Điều này rất đúng nhưng lại thiếu một điểm then chốt rất quan trọng. Có lẽ ông Hiệp không rõ là trong bất cứ một cuộc nói chuyện nào có tính cách Cộng Đồng ông Phúc đều luôn tâm sự một cách chân thành và đáng qúy, "Tôi là một người lính già bại trận, tôi chỉ muốn làm một chút gì cho quê hương trong quãng đời còn lại với bổn phận người lính". Vì chỉ có người lính từng trải như Phan lạc Phúc mới có thể ghi lại đầy đủ những hình ảnh, cảm xúc của cả một giai đoạn đen tối lịch sử và những nét đặc thù về người lính VNCH một cách chính xác hơn những nhà văn dân sự... Chính điều này đã khiến mọi người ngưỡng mộ và dễ tiếp xúc chứ không phải vì không hay đưa ra chức tước và chức vụ. Với những lời phát biểu võ đoán sai lạc đã chứng tỏ ông Hiệp không hiểu biết gì về sinh hoạt của Cộng Đồng người Việt tại Úc và cũng chẳng hiểu gì về tư tưởng và lập trường chính trị quốc cộng hoàn toàn minh bạch của ông Phúc...
Nói đến cảm xúc và tư tưởng của một người lính cầm bút, tôi không quên được những vần thơ đầy xúc cảm của Trần trung Đạo trong bài tùy bút mang tên "Nếu Quê hương là Mẹï, ai sẽ là Cha" trên báo Việt Luận số 1787 ngày 20-6-2003,
"Hỏi cha mẹ em đâu
Em nhìn lên hướng núi
Hỏi về đâu đêm nay
Em nhìn mây không nói
Tôi muốn ôm chặt lấy em
Để nói lên lời tạ tội
Khổ của em là lỗi của chúng anh
Những con chim đầu đàn gẫy cánh..."
Đọc những vần thơ trên, chắc hẳn không ai có thể phủ nhận được một sự thật đau đớn tận cùng, sự can đảm và liêm sỉ của tác giả khi đứng ra nhận lấy trách nhiệm và cố gắng cùng anh em chữa lành những đôi cánh gẫy, tiếp tục bay cao lên bầu trời để thực hiện những gì còn đang dang dở...
Chúng tôi cũng xin nhấn mạnh ở đây, người lính VNCH không bao giờ quên "Danh Dự - Tổ Quốc - Trách Nhiệm". Chúng tôi có thể khẳng định rằng với người lính Phan lạc Phúc lại càng không thể quên câu châm ngôn này dù bất cứ trong hoàn cảnh nào... Cuộc chiến "Bảo Quốc An Dân" xưa kia vẫn còn đang dang dở, thì hôm nay tất cả mọi người lính VNCH phải có nhiệm vụ tiếp tục trong khả năng của mình, dẫu chỉ là những viên gạch lót đường cho những thế hệ mai sau... Người lính VNCH lúc nào cũng nặng lòng trăn trở vơí Quê Hương.
Quê hương còn đó sao xa quá
Ai xót chăng ai một chữ tình
Tìm nhau chia bầu huyết quản
Tái tạo Sơn Hà, ánh bình minh...
6- Điểm cuối cùng chúng tôi ghi nhận nơi ông Hiệp "Tôi có cảm tưởng là rất nhiều người Việt Nam ở nước ngoài rất thích và đồng cảm với các bài viết của Phan lạc Phúc. Sở dĩ có sự kiện như vậy vì những kinh nghiệm và cảm nghĩ mà tác giả đã trải qua ở VN và sau này ở Úc cũng là kinh nghiệm của đa số họ"... Về điểm này, chúng tôi nghĩ ông Hiệp phải nói là chắc chắn mới đúng, chứ không thể là cảm tưởng, vì thân xác người lính Phan lạc Phúc dẫu có trở về với cát bụi thì linh hồn ông vẫn gắn chặt với non sông trong niềm tin Tự Do, Dân Chủ phải được trở về trên Quê hương và sự đồng cảm bắt buộc phải có bởi tất cả chúng tôi đều có cùng một ước mơ chung...
Rực sáng non sông ngày hội ngộ
Giã từ nhung nhớ nối duyên quê
Tẩy trần nâng chén cùng dân tộc
Vạn nẻo năm Châu một lối về...
Sự vội vã và nông cạn của Tiến Sĩ Nguyễn Đức Hiệp
Vũ Kh. - Cabramatta NSW
Tuần rồi đọc phần phân tích dở dang của tác giả Trung Tỉnh Cư Sĩ (SGT số 315, trang 61), tôi và một số bà con thấy tức anh ách như bò đá. Trước khi đi vô phần đóng góp với tiến sĩ Hiệp, tôi xin có vài lời góp ý trước là với ông Hoàng Tuấn sau là với báo Sàigòn Times là nếu qúy báo (hoặc ông HT) đã chọn ý kiến của độc giả nào để đăng thì xin đăng cho trọn vẹn. Chớ không ai lại đăng theo cái kiểu feuilleton “còn tiếp, còn tiếp” như vậy thì rất chi ư là kỳ cục. Đã vậy, trong số báo vừa rồi có tới 3 ý kiến độc giả đều đăng dở dang, nên đọc chẳng đâu vào đâu. Nếu ông HT thấy không đủ trang, thì ta nên đăng ý kiến của một vị sao cho trọn vẹn đầu đuôi để độc giả dễ theo dõi, rồi kỳ sau mình đăng tiếp các ý kiến khác. Còn nếu dài quá, không đủ thì nên chọn lọc những đoạn giá trị là tốt hơn cả. Thứ hai là tôi cũng xin đề nghị qúy độc giả đã đóng góp ý kiến trong mục Diễn Đàn nên viết ngắn gọn, đừng quá lan man, chiếm chỗ của người khác. Nếu những bài tham luận của vị nào dài mà có giá trị, xin ông Hoàng Tuấn đề nghị với tòa soạn cho dành riêng vài trang để đăng những bài giá trị đó. Tôi không biết các vị độc giả khác thế nào, chứ mấy anh em tụi tôi là có thói quen canh báo Sàigòn Times vào chiều thứ tư, chớp được tờ báo là làm ly cà phê rồi mở mục Diễn Đàn coi xem có gì lạ không là một, những vị nào bị kiếng chiếu yêu chiếu là hai, và có nhiều người đóng góp không là ba. Vậy rất mong ý kiến của tôi cũng là ý kiến chung của độc giả Sàigòn Times.


Bây giờ xin phép được đóng góp ý kiến với tiến sĩ Hiệp. Trước hết, tôi xin thưa là về kiến thức khoa học môi sinh hay môi trường gì đó thì quả là tôi không đáng học trò tiến sĩ Hiệp. Nhưng đọc bài phát biểu của tiến sĩ vừa rồi và qua phần viết (tuy là dở dang) của ông Trung Tỉnh Cư Sĩ thì quả thực tôi rất ngạc nhiên khi thấy tiến sĩ Hiệp có những nhận xét quá hời hợt và vội vã, không xứng đáng là một người khoa bảng tí ti nào gọi là có. Thưa tiến sĩ, đồng ý là tiến sĩ có quyền tự do muốn khen ai cứ việc khen, nhưng tiến sĩ không nên mượn cớ khen người này để rồi bôi bác, rẻ rúng người khác, nhất là khi tiến sĩ có ý rẻ rúng cả một tập thể các hội đoàn, đoàn thể người Việt, và cái sự bôi bác rẻ rúng đó lại hoàn toàn thiếu căn cứ và chẳng có bằng chứng nào cả thì thật là đáng giận. Theo sự hiểu biết khiêm tốn của chúng tôi thì tiến sĩ Hiệp đã có mặt ở Úc này ngay từ trước năm 1975. Trong thời gian ngót 30 năm đó có biết bao nhiêu sinh hoạt của các hội đoàn, đoàn thể của người Việt ở Úc, nhưng không bao giờ thấy tiến sĩ Hiệp tham dự các sinh hoạt. Như vậy chúng tôi xin hỏi tiến sĩ Hiệp là tiến sĩ căn cứ vào đâu để có thể phát biểu là nhiều đoàn thể người Việt ở Úc không có được cái đặc tính tốt đẹp, (là không xét người qua bằng cấp, chức tước, địa vị xã hội), như nhà văn Phan Lạc Phúc đã có" Có phải tiến sĩ mượn cớ khen nhà văn Phan Lạc Phúc có đặc tính tốt đẹp này nọ, rồi quay ra bảo các đoàn thể người Việt không có được đặc tính tốt đẹp đó là để tạo mâu thuẫn, chia rẽ trong anh em chúng tôi không" Tiến sĩ nói: "Điểm mà tôi thích ở bác Phúc, là bác xét người không qua chức tước, bằng cấp, quan điểm xã hội, chính trị, mà trên hết qua cá tính, đặc điểm và tư cách. Nói thật ra tôi và bác cũng có nhiều điểm khác nhau qua nhận thức và cách nhìn, nhưng bác không lấy đó làm tiêu chuẩn quan trọng. Tôi cho đây là một đặc tính hiếm có trong nhiều đoàn thể người Việt, một điều kiện tiên quyết cho sự chấp nhận cái đa dạng trong một xã hội văn minh." Thưa tiến sĩ, tiến sĩ nghĩ sao mà dám bảo các hội đoàn, đoàn thể người Việt ở đây hầu hết chỉ biết xét người qua chức tước, bằng cấp" Bộ chúng tôi ngu sao mà không biết xét người qua tư cách" Lối nói của tiến sĩ Hiệp là lối chụp mũ rất rẻ tiền, ngay cả những người ít học cũng không nói, huống hồ gì một người đã có bằng tiến sĩ" Suốt mấy chục năm qua, tiến sĩ đã không bao giờ chịu tham gia các sinh hoạt hội đoàn đoàn thể của người Việt, tiến sĩ cũng chả có đóng góp gì cho công cuộc đấu tranh chống CS giành tự do dân chủ cho quê hương, thì tốt nhất khi nhận xét điều gì về các hội đoàn đoàn thể, tiến sĩ nên thận trọng, hỏi han kỹ càng người này người nọ trước khi nói. Các cụ mình đã dậy, uốn lưỡi ba lần trước khi nói, vì trượt chân dễ chữa, trượt miệng khó chữa. Chã lẽ tiến sĩ không được giáo huấn như vậy hay sao" Chã lẽ tiến sĩ cứ nghĩ là khi tiến sĩ khen nhà văn Phan Lạc Phúc là tiến sĩ có quyền phỉ báng, bôi nhọ các hội đoàn, đoàn thể hay sao" Đã vậy, tiến sĩ Hiệp lại còn có giọng của một ông giáo già giảng dậy công dân giáo dục lên lớp cho mọi người trong bữa tiệc tối hôm đó cho dù đại đa số đáng tuổi cha chú của tiến sĩ Hiệp. Tiến sĩ Hiệp lên lớp: "Tôi cho đây là một đặc tính hiếm có trong nhiều đoàn thể người Việt, một điều kiện tiên quyết cho sự chấp nhận cái đa dạng trong một xã hội văn minh." Thưa tiến sĩ Hiệp, tiến sĩ nên biết, chẳng gì các hội đoàn đoàn thể của người Việt cũng đã có mặt trong xã hội văn minh của Úc cũng gần 30 năm. Thế hệ con em của chúng tôi cũng có không thiếu gì người hiện là bác sĩ, kỹ sư, tiến sĩ.v.v. Không những họ có bằng cấp cao như tiến sĩ Hiệp mà họ còn tích cực tham gia các sinh hoạt đoàn thể, và đấu tranh chống CS độc tài cùng với thế hệ cha anh chúng tôi. Suốt 30 năm đó, các đoàn thể người Việt đã chấp nhận bao nhiêu cái đa dạng để hội nhập và phát triển. Thử hỏi tiến sĩ Hiệp, nếu các hội đoàn, đoàn thể chỉ thích xét người qua chức tước, bằng cấp như tiến sĩ chụp mũ, thì làm sao trong sinh hoạt của cộng đồng, những sĩ quan cao cấp của QLVNCH kể cả đại tá Thọ, đại tá Minh, rồi những công chức cao cấp của chính phủ Úc như luật sư Lưu Tường Quang, tổng giám đốc đài SBS Radio, hay bác sĩ như bác sĩ Tiến, bác sĩ Tấn, bác sĩ Phong, luật sư Thân và biết bao nhiêu vị khoa bảng khác... tại sao tất cả những vị đó lại có thể cùng sinh hoạt với những người Việt bình thường, không cấp bậc, không bằng cấp khoa bảng như chúng tôi" Còn riêng tiến sĩ Hiệp, trong suốt mấy chục năm qua không chịu tham gia sinh hoạt các hội đoàn, đoàn thể, cũng không tham gia các sinh hoạt đấu tranh cho tự do dân chủ tại VN là làm sao" Ngay cả ngày Clean Up Australia do cộng đồng người Việt tự do tổ chức nhằm hưởng ứng lời kêu gọi bảo vệ môi sinh cho Úc Đại Lợi mà đông đảo bà con trong cộng đồng tham gia, tiến sĩ cũng không hề bao giờ tham dự cho dù tiến sĩ làm việc trong hội đồng bảo vệ môi sinh NSW Environment Protection Authority! Như vậy có lẽ sự thờ ơ, không chịu tham dự các sinh hoạt cộng đồng của tiến sĩ Hiệp trong suốt 30 năm qua đâu có phải là do cộng đồng người Việt xét người qua chức tước, bằng cấp, mà có lẽ do chính tiến sĩ Hiệp xét người qua chức tước, bằng cấp, hoặc do một lý do thầm kín nào khác thì đúng hơn. Rút ngắn lại tôi thấy trong bài phát biểu của tiến sĩ Hiệp có sự mâu thuẫn là trong khi các hội đoàn, đoàn thể người Việt đều sinh hoạt một cách tự do dân chủ, bình đẳng, thì lại bị tiến sĩ Hiệp chụp cho cái mũ là hay xét người qua chức tước, bằng cấp. Trong khi đó thì có người có bằng cấp cao, chức tước lớn, chuyên xa lánh các sinh hoạt của hội đoàn, đoàn thể người Việt suốt mấy chục năm qua thì nay lại vỗ ngực tự nhận mình là người cao thượng, không coi trọng chức tước bằng cấp. Thiệt là chuyện nực cười! Cái xà trong mắt mình thì không thấy, chỉ thấy cái rằm ở gót chân người!

*

Tôi phải tự trả lời

Joseph Kiên Trung - West Ryde NSW

(Tiếp theo số 315) ...Nhưng buồn thay, một nỗi buồn lớn lao là cùng lúc ấy, một số người Việt còn thờ ơ, còn vô trách nhiệm với đồng bào ruột thịt, với Tổ Quốc mình! Những khắc khoải của Martin Nguyên thực ra không có gì mới lạ. Ai ai cũng cảm nhận được cả. Chính bản thân người viết cũng "cảm" được ngay những ngày đầu đặt chân lên đất Úc. Bao nhiêu tâm sự ngổn ngang! Lắm đêm khuya tôi nghe lời thơ nức nở của Việt Phong:
Nỗi quốc nhục bao giờ rửa sạch,
Hồn lung linh huyết lệ canh trường!
Nỗi quốc nhục là cả một dân tộc tự hào là giòng giống Rồng Tiên với bốn nghìn năm lịch sử, với truyền thống Trưng Triệu, Hưng Đạo, Quang Trung… đầy kiêu hùng, bất khuất trong suốt chiều dài dựng nước và giữ nước nay phải bị trầm luân dưới ách thống trị của một bè lũ mặt người dạ thú Cộng phỉ Hà Nội! Nỗi quốc nhục mà một người phụ nữ như Ngô Minh Hằng cũng phải ray rứt thưa cùng mẹ VN:
Mẹ ơi,
Con phải làm gì cứu núi sông!
Con phải - Mẹ ơi - con phải rửa
Mối hận tan nhà, hận quốc vong!
Nỗi nhục, nỗi đau cho cả dân tộc đã quá lớn, quá sức tưởng tượng của con người. Một nhu yếu thời đại, một trách nhiệm lịch sử mà mỗi người VN phải nhận lãnh là làm sao phá tan được đám mây mù tà thuyết Cộng phỉ, là vạch trần cái nhơ nhớp ô nhục của cái thây ma phản dân hại nước Hồ Chí Minh, là triệt tiêu được cơ cấu một tổ chức đảng phỉ chuyên khủng bố, cướp của, giết người, bán nước.
Trong phạm vi suy tư của Martin Nguyên, chỉ xin mời gọi những ai còn mang giòng máu VN, còn biết nghĩ suy về quê hương dân tộc, bởi đất nước nào đâu phải của riêng ai, mọi người hãy cùng nhau ý thức trách nhiệm, không ngại ngùng gánh vác. Cái trách nhiệm khiến một linh mục chân tu Nguyễn Văn Lý phải khẳng khái: "Tự do tôn giáo hay là chết!" Cái trách nhiệm mà người thanh niên yêu nước Lê Chí Quang đanh thép tuyên bố trong bài viết "Hãy cảnh giác với Bắc triều": "Tôi viết bài này khi đang bị kìm kẹp trong vòng nghiệt ngã của các lực lượng bảo thủ và tay sai cho Bắc triều. Biết rằng bài viết này không làm cho hào quang lấp lánh trên đầu tôi, mà trái lại càng đẩy tôi sâu thêm vào vòng nguy hiểm. Tôi chỉ là con tốt đen dễ dàng bị biến thành vật tế thần cho bàn thờ Bắc triều. Dẫu sao trước hiểm họa khôn lường của tồn vong đất nước, tôi đâu dám nề hà xả thân, bởi tôi tâm niệm câu nói của Hàn Phi Tử: Nước mất mà không biết là bất tri. Biết mà không lo liệu là bất trung. Lo liệu mà không liều chết là bất dũng."
Suy tư của Martin Nguyên đã làm tôi mất ngủ! Suy tư của Martin Nguyên khiến tôi ngậm ngùi, khiến tôi nghẹt thở! Tôi là ai" Tôi là những con người VN! Tôi phải tự trả lời với lương tâm chính tôi. Tôi phải trả lời với đồng bào mình. Tôi phải trả lời với bao máu xương đã đổ ra. Tôi phải trả lời với quê hương đất nước. Trả lời đi: "Nếu chúng ta câm nín, chối bỏ trách nhiệm với đồng bào ruột thịt đau khổ, trong khi các tổ chức quốc tế, các người ngoại quốc lên tiếng can thiệp, bênh vực; hỏi rằng chúng ta còn xứng đáng được gọi là đồng bào ruột thịt với họ không"! (ĐGH John Paul II). Trả lời đi và tự biết phải làm gì!

*

Cảnh giác Ông X, Ông Y, Chị Z...

Phạm T.L. - Bankstown NSW

Hôm nay, vì đọc được bài phát biểu của ông Hiệp Ph.D tôi xin được đóng góp một vài ý kiến mộc mạc như thế này. Điều thứ nhất, cộng đồng chúng ta là một cộng đồng tỵ nạn CS. Vì vậy chúng ta phải cảnh giác và thận trọng trước mọi mưu đồ thâm nhập của CS. Điều thứ hai, cộng đồng chúng ta muốn phát triển thì phải thu hút thật nhiều nhân tài. Nhất là những người khoa bảng, có tài năng đặc biệt thì lại càng phải có chính sách chiêu hiền đãi sĩ. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất để có thể chiêu hiền đãi sĩ những vị khoa bảng và tài ba là những vị đó phải có lòng yêu nước, tha thiết với tiền đồ của đất nước, chớ không thể là những kẻ thân cộng, nằm vùng, ăn cơm quốc gia thờ ma CS. Nếu qúy vị lãnh đạo cộng đồng chỉ nghĩ đến nhu cầu phát triển cộng đồng mà đưa vòng tay ôm vội ôm vàng những thành phần khoa bảng này mà không cân nhắc kỹ càng là vô hình chung qúy vị đã tiếp tay CS đâm sau lưng cộng đồng đó. Suốt mấy chục năm qua, cộng đồng chúng ta phát triển và có những đóng góp quan trọng vào cuộc đấu tranh chống độc tài CS tại quê nhà là nhờ cộng đồng chúng ta thuần nhất. Tại sao suốt mấy chục năm qua, trước những việc làm chính đáng và chính nghĩa của cộng đồng chúng ta, những người như tiến sĩ Hiệp không hề tham gia" Qúy vị lãnh đạo cộng đồng và ông Hữu Nguyên tin là ông tiến sĩ Hiệp đã trở về với chánh nghĩa quốc gia hay sao" Nếu tin, xin hỏi bằng chứng đâu" Nếu tin, xin tiến sĩ Hiệp lên tiếng xác nhận cho rõ ràng, chứ không có lối úp úp mở mở đọc diễn văn ỡm ờ kiểu giao lưu như vậy được. Ngay cả thân phụ của tiến sĩ Hiệp là ông Đức, chúng tôi cũng rất ngạc nhiên, suốt bao nhiêu năm ông xa lánh với các sinh hoạt đấu tranh cho tự do dân chủ cho quê hương, bỗng nhiên gần đây ông hay xuất hiện, hay thì thầm to nhỏ với người này người nọ, như vậy là do đâu" Do ông thấy mình lầm lẫn hay có lý do nào khác" Tôi cũng kính xin qúy vị lãnh đạo tinh thần, qúy nhà văn nhà thơ tên tuổi, cùng các nhân vật tài danh trong cộng đồng, hãy nên cảnh giác, đừng để cho ông X, ông Y, chị Z... lân la làm quen rồi chúng lợi dụng, dùng uy tín và tài đức của qúy vị làm nhịp cầu cho những tay chân cộng sản, những tên nằm vùng lân la thâm nhập vào cộng đồng chúng ta rồi chúng phá hoại thì thiệt hối không kịp, mà sau này còn mang cái nhục phản bội dân tộc, để con cháu phải nguyền rủa...

*

Cảm nghĩ, nhận xét hay nhận định"

K.Nguyen - WA

Chủ Nhật tuần rồi, tôi được một người bạn ở Melbourne gửi cho bài viết của tiến sĩ Nguyễn Đức Hiệp đọc tài buổi lễ phát hành sách của nhà văn Phan Lạc Phúc. Trên quan điểm của một người hành nghề thông ngôn phiên dịch tôi xin được gửi tới qúy báo một vài đóng góp về bài đọc của tiến sĩ Hiệp để qúy báo đăng tải cho rộng đường dư luận. Xin đa tạ.
Qua bài viết của tiến sĩ Hiệp, tôi được biết đó là bài phát biểu của tiến sĩ về nhà văn Phan Lạc Phúc, người mà tiến sĩ gọi là bác. Nhưng tôi thấy trong bài viết có một số từ, ngữ hoặc câu, tiến sĩ Hiệp đã dùng không chính xác. Với người khác thì ta có thể châm chước, nhưng với một người đã có học vị tiến sĩ, thiết tưởng sự chính xác trong khi dùng tiếng mẹ đẻ là điều ắt phải có hơn là nên có. Trước hết, 3 chữ “cảm nghĩ, nhận xét, nhận định” được tiến sĩ Hiệp dùng một cách lẫn lộn, trong khi nghĩa cả 3 đều khác nhau. Một người ở vai vế con cháu, muốn trình bầy những suy nghĩ của mình về một bậc trưởng thượng đáng vai bác, hoặc cha, chú, ta không nên dùng chữ “nhận xét, nhận định” hay lối nói xách mé “về con người bác Phúc”, hay lối nói trống “hai cuốn sách của Phan Lạc Phúc”... Nói như vậy là thiếu lễ nghĩa, là xấc xược, nếu không nói hỗn.
Điểm thứ hai, tiến sĩ Hiệp nêu 3 lý do gọi nhà văn Phan Lạc Phúc là bác. Một, bác là bạn của thân phụ tiến sĩ Hiệp. Hai, “bác là người trên tôi [tiến sĩ Hiệp] một thế hệ”. Và ba là theo phong cách của người Việt Nam. Cả 3 lý do được tiến sĩ Hiệp nêu đều không chính xác trong việc dùng từ “bác” khi xưng hô trong tiếng Việt, mà chỉ có phần đúng theo lối gọi “uncle” trong tiếng Anh. Người Việt khi gọi một người lá “bác” có thể do một trong ba lý do. Một, vì quan hệ ruột thịt, người đó là anh hoặc chị của thân phụ, hoặc thân mẫu. Hai vì tuổi tác người đó lớn hơn thân phụ, thân mẫu, hoặc được thân phụ, thân mẫu coi như là một người anh, người chị. Ba, do lòng kính trọng của mình. Sự kính trọng này khiến một người gọi một người khác là “bác” cho dù tuổi người đó chưa hẳn đã lớn hơn thân phụ, thân mẫu của mình. Cũng nên nhớ, theo phong tục và văn hóa Việt, mối quan hệ giữa người với người rất tế nhị và rõ ràng. Trong khi tiếng “uncle” của người Anh, Úc, Mỹ, chỉ chung chung một người đàn ông vừa có thể là là anh, vừa có thể là em của thân phụ hay thân mẫu, thì trong tiếng Việt ta thấy có từ “bác”, “chú”, “cậu” để chỉ rõ người đó là anh, hay là em, và nếu là em thì em đó thuộc về bên mẹ hay cha. Tương tự như vậy, tiếng “brother”“ hay “sister” trong tiếng Anh nhiều khi rất khó dịch ra tiếng Việt vì không biết đó là “anh” hay “em”, “chị” hay “em”.
Điểm thứ ba, khi phát biểu trong tư cách một cá nhân, một người ở tuổi con cháu, nhất là khi vấn đề mình phát biểu không thuộc phạm trù chuyên môn của mình, thiết tưởng tiến sĩ Hiệp chỉ nên gói gọn cảm nghĩ và cảm xúc chân thành của mình dành cho tác giả và tác phẩm. Đọc bài phát biểu của tiến sĩ Hiệp tôi ngạc nhiên thấy tiến sĩ không hề đề cập đến những cảm xúc chân thành của mình, trái lại tiến sĩ Hiệp lại khoái đưa ra những dự phóng hời hợt, thuộc loại cưỡi ngựa xem hoa và thích đóng vài trò của những giới chuyên môn khác qua những câu như “những người thích về văn hóa sẽ tìm thấy nơi đây những chi tiết hay và lý thú”, “sau này các nhà nghiên cứu xã hội sẽ tìm thấy trong hai cuốn sách của Phan Lạc Phúc những chi tiết đặc biệt”....
Tôi cũng không đồng ý với tiến sĩ Hiệp khi ông phát biểu về giá trị của những tác phẩm của nhà văn Phan Lạc Phúc, mà ông lại nói: “Đây là những tư liệu qúy, bổ xung cho những gì đã có”.("") Thưa tiến sĩ Hiệp, thông thường, khi nói những gì “bổ xung cho những gì đã có” thì dễ khiến người nghe nghĩ rằng những thứ đó là thừa, là trùng lặp, là bắt chước...

*

Một bản án phi lý

Phạm thanh Phương - NSW

(Tiếp theo số 315) ...Từ những điểm này, người ta mới tìm ra sựï thật đâu là đúng, sai để đi đến một sự chiết chung làm nhân tố thăng tiến trong tư tưởng và làm nền tảng trong công cuộc chung xây dựng đất nước. Sự trao đổi càng nhiều tất sẽ có kết quả càng lớn và khả năng khả tín, khả thi càng cao.... Đáng lẽ ra sự việc này là một trong những quyền tự do căn bản của người dân, phải được tôn trọng, khuyến khích và nâng đỡ mới đúng. Như vậy, tại sao Bs Sơn chỉ mới đọc và tỏ ý đồng quan điểm mà đã bị gán tội gián điệp thì thật là một điều buồn cười đến độ ấu trĩ không thể chấp nhận... Ấy thế mà nhà nước CSVN "hồ hởi, phấn khởi" viết lên cáo trạng này và lấy làm đắc ý với "Đỉnh cao trí tuệ" di truyền "Bác Hồ" để lại...
2- Đối với nước ngoài, Bs Sơn lại vướng vào cái tội đọc cuốn sách "Tổ Quốc Ăn Năn" của ông Nguyễn gia Kiểng... Sau khi đọc, có lẽ Bs Sơn đã tìm ra một vài điểm tâm đắc nào đó, nên ông đã liên lạc với tác giả để trao đổì một số ý kiến qua hệ thống Email... Chỉ với mười ba lần trao đổi với ông Kiểng và vài người khác mà Bs Sơn đã bị ghép tội là gián điệp vậy thử hỏi đất nước sẽ đi về đâu".... Nếu nói rằng trao đổi ý kiến hay tâm sự trên hệ thống Email mà bị kết tội gián điệp như quan niệm của nhà nước CSVN thì có lẽ tất cả các thanh thiếu niên trên thế giới này đều là gián điệp. Trên thế giới mỗi ngày không thể đếm được bao nhiêu Email trao đổi quan điểm, tâm sự với nhau, đó là chưa kể giới thanh thiếu niên họ còn ngồi tâm sự, tán phễu hàng giờ trêm mạng lưới mà thông thường chúng ta gọi là "Chat".
3- Nhà nước CSVN đã kết tội Bs Sơn cung cấp bí mật Nhà nước cho nước ngoài, nhằm mục đích chống nhà nước XHCHVN, nhưng cung cấp cái gì lại không thể nói rõ được bằng chứng. Hơn nữa nhà nước còn nận ra thêm một yếu tố vớ vẩn nữa là "Bs Sơn đã trực tiếp nhận tiền của các đối tượng "Hoạt đầu chính trị" nước ngoài, đưa đến cho gia đình Lê chí Quang 100 Mỹ kim, Nguyễn vũ Bình 1 triệu tiền VN và chính Bs Sơn cũng đã nhận 150 mỹ kim làm kinh phí hoạt động"... Trong điểm kết tội thứ ba này mới chứng tỏ được sự ngu xuẩn của Đảng và nhà nước CSVN như thế nào. Đối với CSVN hình như cứ ngửi thấy mùi Dollar là tự nhiên vấn đề trở nên nghiêm trọng. Tuy nhiên, mỗi năm người nước ngoài gởi về cho thân nhân cả hàng tỷ Mỹ kim lại không thấy CSVN kết tội một ai... Trong khi Bs Sơn chỉ nhận có 150 mỹ kim thì lại trở thành tội mới là điều khôi hài đầy nghịch lý. Nhiều người cho rằng, có lẽ vì số tiền quá nhỏ, không thể chấm mút được gì nên CS cố vắt tim, nặn óc cho là kinh phí hoạt động. Nếu như thế thì cái viện KSND hay hệ thống pháp lý CSVN chắc chắn toàn là loại ngu xuẩn ăn hại đái nát hiếm có nhất trên qủa địa cầu này...
Có một điều rất lạ trong bản cáo trạng, tập đoàn lãnh đạo CS không hề nhắc đến lý do then chốt mà chúng đã dùng làm căn bản trong vụ án. Đó chính là tài liệu " Thế nào là dân chủ" của sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam mà Bs Sơn đã chuyển dịch sang Việt ngữ và được phổ biến phổ biến rộng rãi trên Internet... Nhiều người suy luận, có lẽ CSVN sợ "thất lễ" qúa đáng với một nước lớn mà chúng đang phải cầu cạnh nên đành quên lý do này. Hơn nữa, nếu để điều này trong bản cáo trạng thì không khác nào tự phỉ nhổ vào bộ mặt bẩn thỉu của chế độ, cho nên đành phải kiếm cớ khác hầu có thể che lấp bớt cái ngu xuẩn và hèn mạt cũng nên...
Đọc văn bản mà Bs Sơn đã chuyển dịch, chúng ta sẽ thấy đó chỉ là một lý thuyết mang tính cách phân tích và lý luận. Nó không mang mầu sắc chống đối, đánh phá bất cứ một chế độ nào... Đáng lẽ nhà đước CSVN phải vui mừng với đúng. Vì Bs Sơn đã làm công việc nới rộng quan điểm, nâng cao trình độ dân trí đến những người thiếu khả năng ngoại ngữ, hơn nữa tài liệu "Thế nào là dân chủ" là một điều không có gì gọi là bí mật, nó chỉ là một tài liệu có tính cách đề ra để tham khảo, nâng cao kiến thức của con người trong thế giới văn minh hiện nay...
Nói đến chuyện tham khảo trên Internet, tất cả những sinh viên ở hải ngoại như Úc, Mỹ, Anh,v,v, dù bất cứ ngành nào cũng được thầy giáo khuyến khích xử dụng Internet để tìm tài liệu, mở mang kiến thức. Vì theo quan niệm Đại học là tự học nhiều hơn là học từ người thầy như một con khỉ (Monkeys see, monkeys do)... Nó phải được đi sâu vào vũ trụ nhân quần, như vậy mới cảm nhận những diễn biến của xã hội, từ đó tìm hiểu, xuy xét và nhận biết được cái chân và cái giả, hầu có thể chuẩn bị cho mình một cách hành xử đúng đắn và hợp lý, nó còn được dùng làm nền tảng thăng tiến xã hội và phát triển đất nước... Chính vì vậy, các nước điển hình như Úc, Mỹ, Anh, Nhật, Nam Hàn,v,v, dân trí của họ tiến rất xa và quốc gia trở nên cường thịnh. Còn ngược lại CSVN thì cái gì cũng bưng bít sợ hãi, cho nên chúng luôn nhìn người dân với ánh mắt nghi ngờ và lúc nào cũng thấy hình bóng những con ma "Gián điệp" ẩn hiện, ám ảnh trong cái "Đỉnh cao trí tuệ" của chúngï, như thế thì làm sao đất nước không đói nghèo và tụt hậu cho được...
Qua những lời tâm sự và hành động của Bs Phạm Hồng Sơn , chúng tôi thiết nghĩ, nhà nước CSVN nếu thức thời và còn nhân tính thì chỉ có thể kết tội Bs Phạm hồng Sơn với cái tội duy nhất là thích đọc sách để trao đổi, phát triển trí tuệ... Còn muốn thêm thắt cho đậm đà thì chỉ có thể gán thêm một tội nữa như đương sự là người yêu nước, có "Ý đồ" xây dựng , phát triển một Việt Nam phồn vinh và tự do, dân chủ trong tương lai để có thể sánh vai cùng các nước văn minh trên thế giới... Mặc dù với bản cáo trạng phi lý và phi nhân như vậy, CSVN đã kết án Bs Phạm Hồng Sơn 13 năm tù cộng thêm 3 năm quản chế hành chánh với tội danh gián điệp, chiếu theo điều 80 trong bộ luật Hình Sự VN, hầu mong dằn mặt những người trẻ đang có tinh thần yêu nước, cầu tiến...
Trước bản án phi nhân và đầy ngịch lý này, các tổ chức nhân quyền và Ủy ban Nhà báo Không biên giới cùng tổ chức Ân xá Quốc Tế đồng thanh lên tiếng cho rằng bản án của Bs Phạm hồng Sơn là một sự cảnh cáo tất cả những ai bất đồng chính kiến muốn xử dụng hệ thống Internet để trao đổi suy tư cũng như tin tức và đây cũng là sự vi phạm trầm trọng quyền tự do ngôn luận và thông tin của con người trong thế giới văn minh hiện tại... Tuy vậy, nhà nước CSVN vẫn trơ trẽn chối quanh, họ cho là những tố cáo của các cơ quan bảo vệ nhân quyền Quốc tế là vu khống. Họ cho rằng Việt Nam có đầy đủ tự do báo chí, thông tin và tư duy, người dân có đầy đủ Tự do với một nền dân chủ pháp trị. Nói như thế, có lẽ chúng ta phải hiểu khác đi một tí cho có phần êm tai. Có nghĩa là tất cả sự tự do chỉ dành cho nhà nước và tập đoàn tay sai để họ có quyền tự do xuyên tạc "Tô hồng và bôi đen" theo chỉ thị. Đối với người dân, nhà nước có hoàn toàn tự do đàn áp bắt bớ không cần luật lệ.
Để kết luận, chúng ta hãy nhìn lại tất cả những bản cáo trạng mà CSVN đã gán cho Lê chí Quang, Nguyễn khắc Toàn và Phạm hồng Sơn, để thấy được đây là một trong những hành động ngu xuẩn của chúng. Không có lợi gì cho đất nước mà còn làm thui chột tiềm năng xây dựng đất nước... Nó cũng là một bằng chứng cụ thể cho thấy CSVN là một thứ bạo quyền, cưỡng từ đoạt lý phi nhân bản. Những bản cáo trạng này được coi như những văn bản tự thú trước nhân loại về việc khống chế truyền thông, bóp nghẹt tư duy và nói lên được chính xác rằng trong chế độ CS không có tự do, dân chủ, nhân quyền và cũng minh họa được thân phận người dân trong chế độ CS bị đối xử không hơn một con vật trong một guồng máy cai trị đầy thú tính...

*

Đã đến lúc nên quên quá khứ!"

Vũ Hoàng - Bonnyrigg NSW

Trong buổi ra mắt sách của nhà văn Phan Lạc Phúc, tôi rất bất bình khi có một số vị công khai tuyên bố “đã đến lúc chúng ta nên quên quá khứ”. Nói qúy vị tha lỗi, chứ quá khứ cũng có ba, bảy đường quá khứ. Và kẻ hô hào quên cũng có dăm bảy loại. Có những người khi xưa nghèo túng, bần hàn, khố rách áo ôm, đến khi nên danh nên phận, thành ông thành bà, thì đòi quên quá khứ, thậm chí ông bà, cha mẹ y, y cũng ngoảnh mặt quay lưng, không muốn nhìn. Còn có kẻ trước đây gây biết bao tội ác, hai tay nhúng đầy máu người vô tội, thì bây giờ chúng cũng muốn trốn tội, nên kêu gọi mọi người quên quá khứ.
Cũng có kẻ khi xưa chịu ơn nghĩa của bao người nuôi nấng, mới có ngày nay thành bác sĩ, kỹ sư, nhưng không muốn trả ơn, trả nghĩa người xưa, nên bầy đặt xóa bỏ quá khứ. Tôi đồng ý, quá khứ tư thù thì nên bỏ, nhưng thù nhà nợ nước thì phải nhớ. Chúng ta là những người tỵ nạn cộng sản, vì CS tàn ác mà phải bỏ nước ra đi. Đến nay ngót 30 năm trời, CS còn đó, tàn nhẫn độc ác như xưa, bà con quê hương của mình còn chìm đắm trong đau khổ, đói khát, Cha, Sư đều bị CS bách hại, thì tại sao chúng ta lại quên quá khứ cho được" Chỉ có những kẻ mang thân tỵ nạn, rắp ranh muốn làm tay sai cho CS nên mới hô hào theo CS là “quên quá khứ” để dụ mọi người mang tiền của về cho CS chúng nó đớp.
Điều tôi phẫn nộ nhất là hai anh chàng nọ lại dám bô bô đòi “quên quá khứ” ngay trong buổi lễ ra mắt sách của nhà văn Phan Lạc Phúc thì thật là láo hỗn vô cùng tận. Bộ họ không biết, trong tất cả những bài viết của nhà văn Phan Lạc Phúc đều lấy cảm hứng, đề tài, nhân vật từ quá khứ đó sao" Nếu không có quá khứ thì làm gì có Người Tù Kiệt Xuất Nguyễn Hữu Luyện" Nếu không có quá khứ thì làm sao có Bạn Bè Gần Xa, có Tuyển Tập Tạp Ghi" Quá khứ đã tạo danh, tạo hào quang, tạo uy tín cho biết bao nhiêu người, trong đó có nhà văn Phan Lạc Phúc. Biết được điều đó, nếu họ muốn hô hào “quên quá khứ” thì họ đừng đến dự. Còn họ đã đến dự thì cũng phải biết lịch sự tối thiểu là đừng phát biểu “ninh tinh” như vậy.
Thế hệ chúng ta sống thọ cũng chỉ 20 năm nữa, mà yểu thì cũng 5, 10 năm. Vì vậy, hãy sống sao cho ra sống, sống tiết tháo, bất khuất, sống không thỏa hiệp, không đầu hàng, không vì miếng đỉnh chung, hay hào quang giả tạo, mà gọi giặc là cha, sống để không tủi hổ với quá khứ, với vong linh của tiền nhân, như vậy mới đáng sống. Xin qúy vị hãy hiểu, chỉ có CS và những kẻ vong ơn bội nghĩa, mới hô hào “quên quá khứ”. Còn chúng ta, có cả một quá khứ hào hùng, ngửa mặt không thẹn với trời, cúi mặt không thẹn với đất, ra vô không thẹn với vợ con, soi gương không thẹn với chính mình, thì tại sao ta phải “quên quá khứ”. Còn những kẻ ăn trộm ăn cắp, tráo đấu lường gạt, rình chồng giật vợ, trốn chúa lộn chồng, những kẻ chém giết không biết bao nhiêu người lương thiện trong cải cách ruộng đất, trong Mậu Thân 68, hay những kẻ đầy ải cả một dân tộc như tụi CS, hay những kẻ lén lút đội CS lên bàn thờ mà thờ... thì chúng mới cố quên quá khứ, giấu giếm quá khứ, hay hô hào “quên quá khứ” để trước là tự đánh lừa mình, sau là đánh lừa người mà thôi.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
DB Rick Miller thuộc Đảng Cộng Hòa, đại diện khu vực Sugar Land, đã bị phản ứng gay gắt sau khi ông chụp mũ các đối thủ tranh ghế ông chỉ vì họ là người Mỹ gốc Á trong địa hạt đông ngưởi gốc Á.
Ai quyết tâm đi tìm chân lý và hướng thượng cuộc đời trong tinh thần – Tu là cõi phúc – đều hưởng được sự bình an trong tâm hồn, tức là hưởng được hạnh phúc, Thiên đàng, Niết bàn, Cõi phúc ở trần gian
nữ tài tử Julia Roberts và cựu đệ nhất phu nhân Michelle Obama sẽ có chuyến đi đặc biệt thăm Việt Nam trước khi sang Malaysia dự chương trình "Leaders: Asia-Pacific"
ông có tập Thơ Lửa, cùng làm với Đoàn Văn Cừ, gồm những bài thơ đề cao cuộc kháng chiến chống Pháp, do Cơ quan Kháng chiến Liên khu III xuất bản, được in ở Thái Nguyên năm 1948
James Nguyen Fernandes, 43 tuổi, bị buộc tội 6 vụ tấn công, gồm 2 tội tấn công cố ý sát hại, và 6 tội phạm tội liên quan súng, theo hồ sơ tòa án cho biết.
Cục Cảnh sát Hình sự của Bộ Công an mới đây thừa nhận Việt Nam là một “điểm nóng” của nạn buôn người và di cư bất hợp pháp, với lợi nhuận hàng năm lên đến hàng chục tỉ đôla.
Khi chưa thấy ánh mặt trời, Tôi đã cảm nhận được muôn ngàn đau khổ, Của mẹ cha, Của bà con và của muôn triệu người dân gần xa trong nước, Lúc mẹ ôm bụng bầu chạy từ chỗ nầy sang chỗ khác,
Theo bản tin từ đài KUSI, Dân biểu Cộng Hòa Duncan D. Hunter cho biết ông sẽ nhận một tội sử dụng sai trái quỹ vận động khi ra tòa vào hôm Thứ Ba ngày 3 tháng 12/2019 trước Chánh án Thomas J. Whelan.
Mùa cháy rừng hiện nay nêu bật việc cần phải nhanh chóng đạt được các mục tiêu loại bỏ carbon đầy tham vọng của California, và bản báo cáo ‘Lộ Trình 2045’ đặt ra sơ đồ định hướng để đạt được mục tiêu đó
Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump hôm Thứ Hai, 2 tháng 12, lên án các nhà Dân Chủ tại Hạ Viện về việc tổ chức điều trần luận tội trong khi ông đang dự hội nghị thượng đỉnh NATO tại London
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.