Hôm nay,  

1 Ngôi Chùa Huế Bị Cô Lập, Cả Ngàn Dân Về Hỗ Trợ

17/07/200000:00:00(Xem: 7000)
HUẾ (VB)- Đài truyền hình nhà nước CSVN tại Huế mới đây đã mở đợt đả kích chùa Long Quang, một mái chùa lâu đời tại huyện Phong Điền. Nhà cầm quyền địa phương tung nhiều đợt hạch hỏi vị Hòa Thượng trụ trì, rồi có lệnh bao vây, cô lập ngôi chùa. Nhưng trong dịp Phật Đản vừa qua, hàng ngàn Phật tử vẫn vượt mọi trở ngại để đến chùa.

Chi tiết việc một ngôi chùa bị nhà nước đả kích, hạch hỏi được được kể lại sau đây trong bài “Thương một cộng đồng, thương một mái chùa” do ông Lê Công Cầu, một Huynh trưởng Gia Đình Phật Tử, Phó Thư Ký Ban Hướng Dẫn GĐPT Thừa Thiên. Bài viết sau đây đã được tác giả gởi trực tiếp tới:
-Ủy Ban, Ban Tôn Giáo, Mặt Trận Tổ Quốc tỉnh Thừa Thiên Huế
-Ủy Ban, Ban Tôn Giáo, Mặt Trận Tổ Quốc Huyện Hương Trà
-Ủy Ban và Mặt Trận Tổ Quốc Thị Trấn Tứ Hạ
-Anh em huynh trưởng đã quan tâm thăm hỏi.

Sau đây là bài viết:
Tối ngày 28 và trưa ngày 29/9/2000 Đài Truyền Hình Huế đã đưa tin Chùa Long Quang Lấn Đất Lấn Sông trên chuyên mục “Cuộc sống quanh ta.” Sau đó rất nhiều huynh trưởng tại các địa phương đã điện thoại về cho tôi để thăm hỏi tình hình. Đáp lại sự quan tâm của anh em đối với Ôn, với Chùa cũng như góp thêm tư liệu để chính quyền nghiên cứu. Tôi xin viết bản phân tích sau đây. Cho dù sau này Chính quyền có giải quyết thế nào đi nữa thì dòng sông quê tôi, mái chùa quê tôi, tôi cũng hiểu rõ hơn ai hết.

CÓ LẼ CHÍNH QUYỀN ĐÃ QUÊN QUÁ KHỨ CỦA SÔNG BỒ...
Trong thời gian gần đây, khách vãng lai qua lại Cầu An Lộ, khi nhìn lên thượng nguồn Sông Bồ, bên ngôi chùa Long Quang cổ kính thấy nhô ra một dù đá kiên cố, có khen Ôn Như Đạt chịu thương chịu khó cố công xây dựng để bảo vệ chùa, để bảo vệ bờ sông. Cũng có người cho Ôn lấn đất lấn sông làm lợi cho riêng mình. Đúng sai tôi chưa vội nói, chỉ nói lên nhận xét của mình mong mọi người cùng suy nghĩ.

Tôi sinh ra và lớn lên ở làng Phú Ốc, bên dòng sông Bồ. Bờ sông kéo dài từ cuối làng Lai Thành cho đến đầu làng Văn Xá có một biền tre dày xanh ngắt bốn mùa. Từ đầu làng cho đến giữa làng còn có một bãi cát vàng rộng rãi rồi mới đến dòng nước trong xanh. Biền tre ấy, bãi cát ấy chúng tôi đã từng đá banh, cắm trại, chăn trâu, nô đùa những ngày còn thơ ấu cho đến hết tuổi học trò.

Rồi chiến tranh ập đến, cây Cầu An Lộ bắt qua sông Bồ đã nhiều lần bị Cách mạng đánh sập để ngăn chận bước tiến quân thù. Để khai thông Quốc Lộ Số I, người Mỹ đã dựng lên một cây cầu gỗ mà những cột cầu san sát đã ngăn dòng chảy Sông Bồ trong những mùa mưa lũ. Dòng chảy bị cản trở, sức nước trở lại tàn phá hai bên bờ. Từ đó biền tre quê tôi đã sụt lở hoàn toàn, bãi cát quê tôi đã dần trôi đi không còn như cũ. Con đường làng rợp bóng ngày xưa, qua nhiều đoạn phải đi vào vườn dân chúng. Bờ sông Chùa Long Quang cũng cùng chung số phận. Biền tre bãi cát nay còn đâu nữa.

Cũng cần nói thêm rằng, Chùa Long Quang là một ngôi chùa từ do Ông bà Bác Sĩ Thái Quang Khiết mua đất tạo lập. Khi tuổi già bóng xế, bà Đốc Khiết đã cúng Ngôi này cho Giáo hội. Tương truyền rằng kể từ ngày có Ngôi Chùa Long Quang uy nghi ngự trị ở đầu làng, dân cư quê tôi được mưa thuận gió hòa, an cư lạc nghiệp. Trải qua hai cuộc chiến tranh chưa có một trận giao chiến nào xảy ra trong làng. Trai tráng lên đường trận mạc cũng rất ít người phải hy sinh thân mạng. Nơi đây còn là điểm tạm trú cho dân chúng những vùng mất an ninh trong thời chiến tranh, nhất là trong dịp Tết Mậu Thân 1968.

Ôn Như Đạt được cử về trụ trì Long Quang vào khoảng năm 56 hay 58 tôi không nhớ rõ. Ngày ấy Ngài là một Tăng sĩ trẻ đầy nhiệt huyết. Ngoài việc lo kinh tế cho nhà Chùa, xây dựng kiến thiết Ngôi Tam Bảo uy nghi như ngày hôm nay. Ngài đã có công lớn trong việc Giáo Dục tại Địa phương. Ngày ấy con em dân nghèo thuộc 3 Huyện Hương Trà, Phong Điền, Quảng Điền nếu không thi đỗ vào lớp 6 trường Công Lập thì phải chịu thất học vì cha mẹ không đủ sức đài thọ cho các em vào Huế học tư. Thầy đã mở trường Bồ Đề Long Quang cho hàng ngàn học sinh có cơ hội học hành chu đáo. Sau năm 1975 ngôi trường ấy không còn nữa nhưng dấu tích của nó vẫn còn. Điều tôi muốn nói ở đây là sau lưng Trường có sân chơi rộng rãi của học sinh rồi mới đến bờ tre bãi cát. Sân chơi ấy giờ đây đã sụt lở hoàn toàn, bờ tre bãi cát ngày nào nay nằm đâu" Bây giờ những người làm nghề cát sạn thỉnh thoảng vẫn gặp những gốc tre già dưới đáy sông cách bờ vài mét. Phải chăng đó là dấu tích của một dải bờ sông và đất chùa đã chìm theo dòng nước.

Tôi nói dài dòng như vậy để chúng ta thấy rằng cho dù Chùa Long Quang có lấn ra sông vài mét đi nữa cũng là lấn trên vùng đất Chùa cũ đã bị mất, mà thực tế vẫn chưa khôi phục lại đủ đất chùa, chưa khôi phục lại được bờ sông như cũ chứ đừng nói đến lấn chiếm lòng sông.
Hơn nữa thành thật mà nói: nếu dùng số tiền dựng kè đá mua lại đất dân làng quanh chùa, diện tích đất còn lớn gấp hai ba lần bờ kè đá. Vậy thì Thầy lấn đất làm gì cho nó khổ nếu không vì mục đích BẢO VỆ CHÙA, BẢO VỆ BỜ SÔNG.

Ghi chú: Hình như năm 1981 Phòng nhà đất Huyện Hương Điền có tiến hành đo đạc đất chùa. Nhưng khi ấy các anh chỉ đo đạt đất hiện hữu còn phần đất đã sụt lở các anh đâu có đo dược. Hơn nữa những người đo đạc dầu xuất thân là Phật tử địa phương cho nên vì cảm tình Chùa, họ đo nhiều ghi ít để Chùa bớt nghĩa vụ thuế má. Thời bao cấp ở đâu mà mà chẳng thế.

Sau đây là “đôi chút tâm tình”:
Có những người tôi xin trân trọng nhắc đến trong bản phân tích này với một niềm tin sâu sắc như Anh Hồ Xuân Mân ("), Phó bí thư tỉnh ủy. Chắc anh cũng đồng ý với nhũng nhận xét nêu trên của tôi bởi vì anh cũng như tôi đều sinh ra và lớn lên bên dòng sông Bồ, dù anh bên kia sông, tôi bên này sông. Nhưng Chùa Long Quang đối với chúng ta rất thân thương và gần gũi. Việc xây kè đắp sông đã mấy năm rồi đâu phải mới hôm nay. Cũng xin gởi đến hai người rất thân thiết đó là Anh Lê Xuân Kinh (Bí thư thị trấn Tứ Hạ), sông mình chùa mình, chắc các anh cùng thấy như tôi và còn hơn tôi nữa vì các anh đã từng học Trường Bồ Đề Long Quang từng được Thầy dạy dỗ suốt thời trung học.

BỜ SÔNG BỒ VẪN LỞ, TRÁCH NHIỆM THUỘC VỀ AI"
Chùa Long Quang không lấn chiếm lòng sông, bờ kè Long Quang không phải nguyên nhân gây sụt lở sông Bồ, vậy sông Bồ tan nát vì đâu.

Trước năm 1975 Sông Bồ là nguồn cung cấp cát sạn dồi dào cho nhu cầu xây dựng. Sau năm 1975 đất nước được thống nhất, các cơ quan khu tập thể, công trường, nhà máy đâu đâu cũng được thực hiện khẩn trương do đó cát sạn sông Bồ được khai thác triệt để. Những năm gần đây nhờ vào cơ chế thị trường, cuộc sống của nhân dân dần dần ổn định. Việc xây nhà sửa cửa diễn ra chóng mặt. Lòng sông Bồ càng được đào xới tan tành. Tôi nhớ trong thời kỳ xây dựng nhà máy xi măng Văn Xá, một lần về thăm nhà tôi đã chứng kiến người dân xã Thông An tập trung không cho khai thác bừa bãi.

Mà thật thế, việc khai thác đào xới lòng sông thành những hố sâu lút cả cây cào, những đụn cát chỉ cạn ngang đầu gối. Dòng sông bị biến dạng, dòng chảy trở thành hỗn độn mỗi mùa mưa lũ. Bờ sông lở lói quá nhiều như làng Bồng Dạ đã trôi đi gần hết.

Lại nữa đã có nhiều em bé tắm sông, đang lội trên các vùng nước cạn bỗng hụt chân chới với. Bao nhiêu cái chết thê thảm do cát sạn sông Bồ.

Thật là nghịch lý: khi nhà chùa lo xây dựng bảo vệ bờ sông thì bị lên án là phạm pháp, còn việc đào bới gây hậu quả nghiêm trọng phá hoại lòng sông thì cho là hợp pháp.

ĐÀI TRUYỀN HÌNH HUẾ ĐÃ LÀM SAI CHÍNH SÁCH
Bờ sông Bồ phía Tả ngạn chảy qua Phong sơn, Phong an, Quảng phú, Hưởng Phong rồi ra biển. Phía hữu ngạn chảy qua Bơn công, Lại Bằng.

Lại Thành, Phú Ốc, Tứ Hạ, Hương Xuân, Hương Toàn dần dần bờ sông cũng sụt lở đoạn ngắn đoạn dài. Chính quyền có đủ vật chất và sức mạnh nhưng mấy đoạn bờ sông được xây chắn, đắp kê nhất là mùa mưa lũ năm nào sắp sửa trở về. Trong lúc đó Ôn Như Đạt và tăng chúng chùa Long Quang đã chịu nhiều thiêu thoa, vất vả năm này qua năm khác xây được một bờ kê kiên cố đẹp đẽ không những bảo vệ chùa là nơi tu học của Phật tử ba huyện Hương Phong Quảng mà còn bảo vệ đầu làng Phú ốc, một lá chắn quan trọng của thị trấn Tứ Hạ, huyện Hương Trà.

Theo tôi, việc đúng sai đều có pháp luật, khi mà tòa án chưa phán quyết thì không ai có quyền bôi nhọ bị cáo, nhất là người bị cáo buộc lại là một vị cao tăng của Phật giáo, chính quyền đã tạo điều kiện cho Đài truyền hình Huế làm trái chủ trương chính sách.

Có hai sự kiện cần ghi nhớ:
- Đài truyền hình gọi xách mé Ôn Như Đạt là Đại Đức trong khi ai cũng biết ôn năm nay cũng trên 70 tuổi, đã trên dưới 50 Hạ lập, đã được tứ chúng tôn xưng Hòa Thượng từ lâu.
- Ông Trần Duy Tiến (Phó chủ tịch huyện Hương Trà) trong khi làm việc thì làm việc với trụ trì Long Quang mà lại gọi Thầy là ông Lê Như Đạt. Như vậy ông Tuyền đã tước mất chức vụ trụ trì và cương vị Gia Môn của Thầy mất rồi.

Sở dĩ tôi nêu lên như vậy để thấy rằng những thái độ thiếu tôn trọng như trên đã biểu lộ một sự thiếu thiện chí trong công tác Đại đoàn kết dân tộc.

SỰ PHÂN HÓA CỦA PHẬT GIÁO VN TẠI THỪA THIÊN HUẾ
Trước năm 1981 Hòa Thượng Như Đạt là chánh đại diện Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất tại huyện Phong Điền. Khi Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam hiện tại được thành lập, Ngài đã tham gia một cách tích cực, nhưng những đóng góp thiết thực của Ngài để xây dựng một giáo hội lành mạnh không được người ta chấp nhận và ngài đã bị loại ra khỏi giáo hội một cách phũ phàng.

Kể từ đó Giáo Hội càng ngày càng đi đến chỗ thụ động: Vì mọi việc đã có ban Tôn Giáo Chính phủ lo, Ban Tôn giáo chịu trách nhiệm. Ban tôn giáo làm việc với tính cách CHỈ ĐẠO SỰ VỤ. Phật giáo chỉ thi hành. (Tôi viết theo tham luận của Giáo Sư Minh Chi tháng 10 năm 98.)

Từ chỗ thụ động, Giáo Hội càng ngày càng đánh mất Giáo quyền và đi đến chỗ vi phạm Hiến chương Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam. Tôi xin dẫn chứng một việc tấn phong Hòa Thượng thôi, là chúng ta nhìn thấy rõ:
Muốn lên Hòa Thượng thì phải làm đơn và được thủ tướng xét duyệt (theo nghị định 20 của thủ tướng chính phủ). Vậy là các bậc Tôn túc của Phật Giáo muốn lên Hòa Thượng thì phải được một số người ngoại đạo chấp thuận. Thật là một niềm đau cho Phật Giáo đồ mà cổ kim chưa từng có.

Có một điều mà tôi cần nêu rõ ở đây là trong các tính chất đặc thù của Phật giáo có một điều quan trọng là SA MÔN BẤT BÁI QUÂN VƯƠNG. Nhờ điều này mà trong suốt 2,500 năm qua Phật giáo luôn luôn là đạo của bình đẳng, của Từ Bi và Trí Tuệ không lệ thuộc hay chi phối bởi thế quyền.

Gần đây mỗi lần các tư gia Phật tử, hay các chùa chiền các Khuôn Hội có lễ lượt thì đơn xin phép chính quyền địa phương để tổ chức thường bị chính quyền bắt buộc phải mời thầy này, thầy nọ. Tôi nghĩ đây là một sự vi phạm Tự Do Tín Ngưỡng trầm trọng, đưa dân chúng vào một cuộc sống tâm linh bất an.

Đối với tổ chức Gia Đình Phật tử của chúng tôi cũng thế: các đơn vị thường bị Mặt Trận địa phương và Giáo Hội địa phương buộc phải sinh hoạt với ban hướng dẫn của ông Nguyễn Thắng Nhu. Trong khi đó Ban Hướng dẫn này không được Đại Hội Huynh trưởng bầu lên như trong nội qui của Gia đình Phật tử qui định mà lại do Ban Trị Sự áp đặt. Trong đó có nhiều nhân vật phạm Pháp, phạm Tam qui Ngũ giới. Nhiều nhân vật không phải là Huynh trưởng được mời vào ngồi và phong cấp ồ ạt.

Tôi nói dài dòng như vậy để thấy rằng Ôn Như Đạt không chấp nhận một Giáo Hội như thế, cũng như chúng tôi không chấp nhận một kiểu gia đình Phật tử như thế. Chúng tôi tâm nguyện là phải giữ truyền thống Phật giáo, phải giữ truyền thống có tổ chức như người Việt Nam ta phải giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Có lẽ vì thế mà gặp nhiều khó khăn cay đắng.

Gần đây nhất là trong địa Phật đế 2944 (chữ đọc không rõ), Thầy Tâm Thọ (Chánh Đại Diện Huyện Hương Trà) cùng với Mặt Trận Huyện đã khuyến cáo các chùa là không được quan hệ với thầy Như Đạt. Các gia đình Phật tử không đăng ký sinh hoạt với Ban Hướng dẫn của ông Nguyễn Thắng Nhu thì không được cắm trại, không được văn nghệ (theo báo cáo của Huynh Trưởng Huyện Hương Trà). Thêm vào đó là việc Thầy Lưu Hòa (Chánh Đại Diện Phong Điền) vào lập một lễ đài Phật Đản tại Chùa Bồ Điền ngay bên hông Chùa Long Quang. Theo dư luận của quần chúng thì lễ đài này nhằm ngăn chận Phật tử Phong Điền và Quảng Điền đổ về Long Quang vì một số các đơn vị muốn về Long Quang thì phải đi qua lễ đài này.

Nhưng chúng ta thấy gì"
1/ Ngày Phật Đản chùa Long Quang vẫn có cả ngàn người. Nếu chùa Long Quang lấn sông xây kè có nguy cơ làm trôi nhà họ, chắc họ sẽ rất thù Thầy, thù Chùa. Vậy sao ngày Phật Đản họ lại về Long Quang đông thế.
2/ Có nhiều đơn vị thuê đò qua sông để đến với Long Quang, họ tránh không đi qua lễ đài Bồ Điền.
3/ Hàng tháng vào ngày 18 âm lịch, hàng trăm Phật tử về Long Quang tu học dưới sự chứng minh của Thầy.
3/ Mỗi năm vào ngày 23 tháng 10 âm lịch ngày giỗ thân sinh của Thầy, Phật tử ba huyện và cả thành phố đã về đây lễ bái người đã sinh ra một vị thầy khả kính.

Nói thật thì mất lòng, nhưng không nói thật là không xây dựng nhất là trong thế kỷ 21 này của Hòa Bình và liên kết thì phải nói thật. Dó là lý do thôi thúc tôi viết bản phân tích này.

Nam mô thường Hoan Hỷ Bồ Tát Ma Ha Tát.
Huế 10 tháng 6 năm 2000
Lê Công Cầu

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sky River Casino vô cùng vui mừng hào hứng tổ chức chương trình Ăn Tết Nguyên Đán với những giải thưởng thật lớn cho các hội viên Sky River Rewards. Chúng tôi cũng xin kính chúc tất cả Quý Vị được nhiều may mắn và một Năm Giáp Thìn thịnh vượng! Trong dịp đón mừng Năm Mới Âm Lịch năm nay, 'Đội Múa Rồng và Lân Bạch Hạc Leung's White Crane Dragon and Lion Dance Association' đã thực hiện một buổi biểu diễn Múa Lân hào hứng tuyệt vời ở Sky River Casino vào lúc 11:00 AM ngày 11 Tháng Hai. Mọi người tin tưởng rằng những ai tới xem múa lân sẽ được hưởng hạnh vận.
Theo một nghiên cứu mới, có hơn một nửa số hồ lớn trên thế giới đã bị thu hẹp kể từ đầu những năm 1990, chủ yếu là do biến đổi khí hậu, làm gia tăng mối lo ngại về nước cho nông nghiệp, thủy điện và nhu cầu của con người, theo trang Reuters đưa tin vào 8 tháng 5 năm 2023.
(Tin VOA) - Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) vào ngày 13/9 ra thông cáo lên án Việt Nam tiếp tục lạm dụng hệ thống tư pháp để áp đặt những án tù nặng nề với mục tiêu loại trừ mọi tiếng nói chỉ trích của giới ký giả. Trường hợp nhà báo tự do mới nhất bị kết án là ông Lê Anh Hùng với bản án năm năm tù. RSF bày tỏ nỗi kinh sợ về bản án đưa ra trong một phiên tòa thầm lặng xét xử ông Lê Anh Hùng hồi ngày 30 tháng 8 vừa qua. Ông này bị kết án với cáo buộc ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước’ theo Điều 331 Bộ Luật Hình sự Việt Nam
Từ đầu tuần đến nay, cuộc tấn công thần tốc của Ukraine ở phía đông bắc đã khiến quân Nga phải rút lui trong hỗn loạn và mở rộng chiến trường thêm hàng trăm dặm, lấy lại một phần lãnh thổ khu vực đông bắc Kharkiv, quân đội Ukraine giờ đây đã có được vị thế để thực hiện tấn công vào Donbas, lãnh phổ phía đông gồm các vùng công nghiệp mà tổng thống Nga Putin coi là trọng tâm trong cuộc chiến của mình.
Tuần qua, Nước Mỹ chính thức đưa giới tính thứ ba vào thẻ thông hành. Công dân Hoa Kỳ giờ đây có thể chọn đánh dấu giới tính trên sổ thông hành là M (nam), F (nữ) hay X (giới tính khác).
Sau hành động phản đối quả cảm của cô trên truyền hình Nga, nữ phóng viên (nhà báo) Marina Ovsyannikova đã kêu gọi đồng hương của cô hãy đứng lên chống lại cuộc xâm lược Ukraine. Ovsyannikova cho biết trong một cuộc phỏng vấn với "kênh truyền hình Mỹ ABC" hôm Chủ nhật: “Đây là những thời điểm rất đen tối và rất khó khăn và bất kỳ ai có lập trường công dân và muốn lập trường đó được lắng nghe cần phải nói lên tiếng nói của họ”.
Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam cử hành Ngày Quốc tế Nhân Quyền Lần Thứ 73 và Lễ Trao Giải Nhân Quyền Việt Nam lần thứ 20.
Sau hơn 30 năm Liên bang Xô Viết sụp đổ, nhân dân Nga và khối các nước Đông Âu đã được hưởng những chế độ dân chủ, tự do. Ngược lại, bằng chính sách cai trị độc tài và độc đảng, Đảng CSVN đã dùng bạo lực và súng đạn của Quân đội và Công an để bao vây dân chủ và đàn áp tự do ở Việt Nam. Trích dẫn chính những phát biểu của giới lãnh đạo Việt Nam, tác giả Phạm Trần đưa ra những nhận định rất bi quan về tương lai đất nước, mà hiểm họa lớn nhất có lẽ là càng ngày càng nằm gọn trong tay Trung quốc. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Tác giả Bảo Giang ghi nhận: “Giai đoạn trước di cư. Nơi nào có dăm ba cái Cờ Đỏ phất phơ là y như có sự chết rình rập." Tại sao vậy? Để có câu trả lời, mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của nhà văn Tưởng Năng Tiến.
Người cộng sản là những “kịch sĩ” rất “tài”, nhưng những “tài năng kịch nghệ” đó lại vô phúc nhận những “vai kịch” vụng về từ những “đạo diễn chính trị” yếu kém. – Nguyễn Ngọc Già (RFA).. Mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của phó thường dân/ nhà văn Tưởng Năng Tiến để nhìn thấy thêm chân diện của người cộng sản.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.