Hôm nay,  

Chuyện Cộng Đồng - Phần Ii

08/04/200300:00:00(Xem: 4310)
Thắc Mắc Về Ông Con Gouriotis & Lê Phú Cường

Trong số báo tuần trước, tôi đã trình bầy ngắn gọn một số những thắc mắc về ông Con Gouriotis và anh Lê Phú Cường quanh cuộc triển lãm mệnh danh “Thế Hệ 1.5” được tổ chức tại Trung Tâm Nghệ Thuật Casula Powerhouse trong tháng Chín và Mười năm 2002. Ngay sau đó, chúng tôi được nhiều độc giả gọi điện thoại báo cho biết nhiều tin tức quan trọng. Trong số đó, có hai vị từ tiểu bang khác, đã trò chuyện nhiều tiếng đồng hồ, cung cấp những dữ kiện chính xác cho thấy, mạng lưới kiều vận của CS tại Mỹ, Úc, Châu Âu, và mạng lưới truyền thông của CS tại VN, đã làm việc chặt chẽ theo chỉ thị của chính quyền CS trong nước. Chúng tôi cũng được biết, trong thời gian hơn 2 năm qua, một số tờ báo của CSVN như tờ Lao Động, tờ Công An, tờ Đại Đoàn Kết... cũng đã kéo bè kết đảng dưới sự chỉ đạo của CS, lúc thì âm thầm bí mật ném đá giấu tay, lúc thì công khai sống sượng tấn công Sàigòn Times.
Biết được điều này, anh chị em trong ban biên tập Sàigòn Times vừa ngạc nhiên, vui mừng, lại vừa tự hào. Không ngạc nhiên, vui mừng và tự hào sao được, khi lập trường chống cộng minh bạch trước sau như một của Sàigòn Times, cùng những đóng góp có tình có lý của qúy độc giả đã làm cho cộng sản VN rúng động, hoảng sợ. Sự rúng động hoảng sợ của CSVN đã chứng tỏ, con đường Sàigòn Times theo đuổi phù hợp với chính nghĩa của dân tộc, quyền lợi của đất nước. CSVN hiện nay tuy có chính phủ, có quân đội, có công an, có tiền bạc... nhưng chúng không có chính nghĩa. Vì vậy, bất cứ khi nào, CS và tay chân của chúng đọc báo Sàigòn Times, thấy được ngọn lửa chính nghĩa từ phía độc giả và ban biên tập, chúng cũng đều hốt hoảng, sợ hãi như loài dơi sợ ánh sáng mặt trời.
Một trong những bằng chứng cụ thể chứng tỏ CSVN thường xuyên theo dõi và đánh phá Sàigòn Times một cách âm thầm là tờ Lao Động dưới quyền của Tổng biên tập Phạm Huy Hoàn. Khác hẳn hầu hết những báo và tạp chí tại VN hiện nay đều chào đời sau khi CSVN cướp chính quyền vào năm 1945, tờ Lao Động có số tuổi còn nhiều hơn tuổi đảng Cộng Sản. Số báo Lao Động đầu tiên ra ngày 14 tháng 8 năm 1929, trước khi đảng CSVN được thành lập hơn 5 tháng. Trên danh nghĩa, Lao Động là tờ báo của Công Hội Đỏ Bắc Kỳ, tiền thần của Liên đoàn Lao Động CSVN, nhưng trên thực tế, nó chính là cơ quan ngôn luận trá hình của đảng CSVN.
Mới đây, trong số báo phổ biến trên Internet ngày 30 tháng 11 năm 2002, báo Lao Động đã cho đăng bài viết của Phạm Chí Dũng, nhan đề: Tại sao có sự phản ứng đối với “thế hệ một rưỡi”" Trong bài viết, Phạm Chí Dũng đã tấn công Sàigòn Times bằng cách trích dẫn một cách méo mó và đánh phá một cách ác ý bài viết của tôi đăng trên báo Sàigòn Times [xin xem bài viết của báo Lao tại website: http://www.laodong.com.vn/pls/bld/display$.htnoidung(114,52000)] cách đây nửa năm. Có điều tôi rất ngạc nhiên là trong suốt bài viết, mặc dù trích dẫn và chỉ trích bài viết của tôi đăng trên Sàigòn Times, nhưng tác giả không hề đề cập đến tên tôi cũng như tên tờ Sàigòn Times. Đây không phải là sự thiếu sót, mà là một sự cố tình có dụng ý. Dụng ý đó có thể là tác giả không muốn cho độc giả của báo Lao Động biết đến tên Sàigòn Times, rồi tìm đọc Sàigòn Times, gây bất lợi cho chế độ CS.
Điểm quan trọng nữa xin được nêu ra để qúy độc giả thấy rõ, CSVN theo dõi rất sát các hoạt động của người Việt hải ngoại, mà cụ thể là cuộc Triển Lãm Thế Hệ Một Rưỡi.
Chắc qúy độc giả còn nhớ, khi cuộc Triển Lãm được tổ chức vào cuối tháng 9, đầu tháng 10 năm 2002, tôi có viết một bài trình bầy những thắc mắc của mình về cuộc Triển Lãm. Bài viết của tôi được đăng trong Sàigòn Times số ra ngày 26 tháng 9 năm 2002. Không đầy hai tuần lễ sau, Phạm Chí Dũng đã viết bài chỉ trích bài viết của tôi, đăng trên tờ Đại Đoàn Kết của CS, số 327. Tiếp đó, tờ Lao Động cho đăng lại bài viết của Phạm Chí Dũng. Ngoài 2 tờ Đại Đoàn Kết và Lao Động, tôi không biết chính xác, còn tờ báo nào của CSVN phổ biến bài của Phạm Chí Dũng nữa hay không.
Như vậy Phạm Chí Dũng là ai" Xin thưa, đó là “bút hiệu nặc danh” của một văn nô có hạng trong hàng ngũ văn nô CS. Tôi gọi đó là bút hiệu nặc danh vì, thông thường, bút hiệu có 2 loại. Loại bút hiệu thứ nhất của những người cầm viết có tư cách, có trách nhiệm, mỗi khi nghe nhắc đến bút hiệu đó là người đọc biết ngay, đó là ai. Loại thứ hai là loại thấy bút hiệu, nhưng người đọc không biết bút hiệu đó của ai. Độc giả không biết không phải vì bút hiệu đó không nổi tiếng mà vì người viết muốn che giấu hành tung qủy mỵ và việc làm mờ ám của mình qua một cái tên vô thưởng vô phạt. Vì vậy, người viết đó sẽ giấu bút hiệu nặc danh của mình ngay cả với vợ con, bạn bè. Bút hiệu đó dù có được ghi dưới một bài viết thì bài viết đó cũng chỉ tương tự như một lá thư nặc danh mà thôi.
Khi liệt cái tên Phạm Chí Dũng là một loại bút hiệu nặc danh, dĩ nhiên tôi đã có bằng chứng khả tín.
Chắc qúy độc giả còn nhớ cách đây khoảng 6 năm, trong một lá đơn kiện báo Nhân Dân đề ngày 16 tháng 6 năm 1997, gửi cho Vụ trưởng Vụ Báo Chí Bộ Văn Hóa CSVN, Ban Chấp Hành Hội Nhà Văn CS Việt Nam, và Ban Chấp Hành Hội Nhà Báo CS Việt Nam, nhà văn Hoàng Tiến cũng đã tố cáo những bài viết vu khống xuyên tạc của Phạm Chí Dũng, trong đó có đoạn:

Tôi là Hoàng Tiến, nhà văn, hội viên Hội Nhà Văn Việt Nam, sử dụng quyền công dân theo luật báo chí nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, thưa kiện báo Nhân Dân đã vi phạm luật báo chí, đưa tin xúc phạm đến danh dự cá nhân, không đúng sự thật. Nguyên là số báo Nhân Dân ra ngày thứ hai 5-5-1997, trang ba, bài "Những Luận Điệu Xuyên Tạc Giả Dối" ký tên Phạm Chí Dũng, sau những lời công kích, lên án những đài nước ngoài VOA, RFA, RFI, ăn tiền của tư bản đế quốc, đưa những tin xuyên tạc và vu khống về Việt Nam, gần cuối bài của Phạm Chí Dụng có đoạn, xin trích nguyên văn: "Bên cạnh đó, trong những nỗ lực "cố đấm ăn xôi", đài RFI cũng lải nhải phụ họa bằng cách lôi các nhà "trí thức ly khai" như Tiêu Dao Bảo Cự, Bùi Minh Quốc, Hoàng Tiến... những người muốn quay lưng lại với sự nghiệp cách mạng và quyền lợi chung của nhân dân Việt Nam, những người tự giam trong một ảo tưởng tuyệt vọng tự coi mình là "rốn của vũ trụ", những người phát ngôn với động cơ cá nhân - làm những tên lính xung kích chống Cộng"... Tôi [Hoàng Tiến] không biết người ký tên Phạm Chí Dũng là ai, có thể chỉ là bút danh của ai đó trong ban biên tập báo [Nhân Dân].”

Qua đoạn văn trên, qúy độc giả thấy rõ 2 điểm quan trọng. Một, Phạm Chí Dũng là bút hiệu của một nhân vật quan trọng chuyên viết bài chống đối các cơ quan truyền thông Việt ngữ hải ngoại như VOA, RFA, RFI, và Sàigòn Times, cũng như bôi nhọ những nhân vật trong nước đấu tranh cho tự do dân chủ tại VN. Hai, Hoàng Tiến là một nhà văn CS tên tuổi suốt nửa thế kỷ, lại sống ngay ở Hà Nội, vậy mà ông không biết Phạm Chí Dũng là ai. Điều này đủ hiểu, Phạm Chí Dũng là loại bút hiệu nặc danh, chuyên dùng cho những việc mờ ám, trái lương tâm.

* *

Ngoài việc phát hiện báo Lao Động CSVN đăng bài của Phạm Chí Dũng tấn công Sàigòn Times, trong tuần qua, chúng tôi còn phát hiện được nhiều sự kiện quan trọng, xin được tóm tắt ở đây. Trong những số báo tới, khi điều kiện cho phép, chúng tôi sẽ trình bầy kỹ hơn.

1. Vai trò của Bội Trân: Theo sự trình bầy của một số nghệ sĩ tham gia cuộc Triển Lãm Thế Hệ 1.5, trong suốt nhiều tháng trời chuẩn bị cho cuộc Triển Lãm trong năm 2002, đã có nhiều buổi họp, và Bội Trân thường xuyên tham dự, “nói luôn miệng” và cô luôn luôn đóng vai trò chỉ đạo, lèo lái cảm hứng của các nghệ sĩ, định hướng sáng tác cho các nghệ sĩ. Trước vai trò có tính cách “chỉ đạo” của Bội Trân, các nghệ sĩ trẻ đã ngạc nhiên và có người đã chất vất Bội Trân là ai, tại sao cô ta lại có những đòi hỏi quái lạ như vậy, thực sự cô ta muốn làm những chuyện đó để làm gì"...


Đọc bài viết của Bội Trân đăng trong cuốn sách Thế Hệ 1.5, người đọc cũng thấy rõ, Bội Trân đã bỏ rất nhiều thì giờ tiếp xúc với các nghệ sĩ trước khi viết bài. Điều này chứng tỏ, Bội Trân đã đóng vai trò quan trọng trong cuộc Triển Lãm. Ngoài ra, chúng tôi cũng đã thu thập được một số bằng cớ, bao gồm cả hình ảnh, cho thấy Bội Trân là một cán bộ văn hóa đóng vai trò quan trọng trong các buổi họp có tính cách quốc gia và quốc tế tại VN và hải ngoại. Trong cuộc điện đàm kéo dài 41 phút, chính Bội Trân cũng đã xác nhận anh Lê Phú Cường là người đã giới thiệu Bội Trân với nhiều nhân vật then chốt trong giới truyền thông Việt ngữ cũng như trong cộng đồng...

2. Vai trò của anh Lê Phú Cường: Anh Lê Phú Cường được tuyển dụng làm Nhân Viên Văn Hóa Nghệ Thuật của CĐNVTD/NSW, mặc dù ở Úc cũng như ở VN, anh không hề có bằng cấp chuyên môn trong lĩnh vực này. Không những vậy, kiến thức và kinh nghiệm của anh trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật Việt cũng như Úc rất nông cạn. Đáng lẽ với kiến thức và kinh nghiệm như vậy, anh Lê Phú Cường phải thường xuyên gần gũi các vị thân hào nhân sĩ, các cụ bô lão, các nhà văn, nhà thơ trong cộng đồng để học hỏi. Trái lại, không những anh không chịu gần gũi học hỏi, mà còn xa lánh ngay cả những sinh hoạt văn hóa nghệ thuật của cộng đồng, như Giỗ Tổ Hùng Vương, Lễ Kỷ Niệm Hai Bà Trưng, Thi Việt Sử, hay các buổi ra mắt sách, thơ văn, nhạc, CD... của các văn nghệ sĩ VN trong cộng đồng. Tại sao, một người ăn lương CĐ, làm việc trong chức năng văn hóa nghệ thuật cho CĐ, lại có thể có thái độ xa lánh các sinh hoạt văn hóa nghệ thuật của CĐ trong suốt thời gian nhiều năm trời như vậy"
Theo lá thư gửi Sàigòn Times của BS Tiến, anh Lê Phú Cường đã cộng tác với CPAC trong tư cách cá nhân, nhưng không hề hỏi ý kiến BCHCĐ. Đây là thói quen làm việc tác trách, vô trách nhiệm của anh LPC, hay anh coi thường BCH, hay anh LPC ỷ có ô dù nào trong chính giới Úc che đậy cho anh"
Bên cạnh việc sử dụng trái phép điện thoại, máy fax và địa chỉ email của CĐ cho cuộc Triển Lãm đã được nêu trong số báo trước, nay tôi xin hỏi anh LPC, anh cộng tác với CPAC trong tư cách cá nhân, nhưng khi thấy cuốn sách do CPAC in có dùng logo của CĐ cũng như trong lời giới thiệu, ông Gouriotis ngang nhiên viết “kết hợp với CĐNVTD/NSW”, tại sao anh không lên tiếng" Với trách nhiệm của một nhân viên xã hội làm việc ăn lương của CĐ, khi thấy logo của CĐ bị người khác tự tiện sử dụng, tại sao anh không thắc mắc" Tại sao anh không báo cho BCH biết trong khi suốt thời gian đó, anh vẫn làm việc full-time cho CĐ" Hay chính anh đã vô ngực mạo nhận mình là đại diện CĐ, cho phép CPAC tự tiện sử dụng logo của CĐ không thèm hỏi ý kiến CĐ" Hay chính thái độ thiếu khiêm tốn, coi thường BCH và lối xử thế, làm việc vô nguyên tắc của anh LPC đã khiến cho ông Gouriotis coi thường BCHCĐ, ngang nhiên sử dụng logo của CĐ mà không hề hỏi, không hề xin phép"
Một người công nhân vô học phạm phải những sai lầm trên còn bị đuổi, huống hồ một nhân viên xã hội, có học hành đàng hoàng như LPC. Với một nhân viên văn hóa nghệ thuật làm việc sai nguyên tắc như vậy, coi thường BCH như vậy, thử hỏi 9 nghệ sĩ tham gia cuộc Triển Lãm Thế hệ 1.5 học hỏi được gì ở LPC" Tương lai CĐNVTD ở Úc sẽ ra sao nếu thế hệ 1.5 đi theo vết xe đổ LPC, làm việc thì sai nguyên tắc, coi thường cấp trên, đang làm việc ở hãng xưởng này bỏ sang làm ở hãng xưởng khác không hề xin phép, tài sản của công ty thì sử dụng bừa bãi, lương bổng vẫn ngửa tay nhận không thiếu một xu mà không hề biết ngượng" Đã vậy lại còn nay đòi tăng lương, mai đòi tăng lương là như thế nào" Văn hóa, lễ nghĩa của một người Việt Nam bình thường cũng không cho phép làm như vậy, nói chi đến một người làm Văn Hóa Nghệ Thuật cho cả một cộng đồng trên dưới 70 ngàn người Việt. Một nhân viên làm việc tác trách, sai nguyên tắc như LPC, là điều kiện ắt đủ để BCH yêu cầu nhân viên đó đình chỉ công vụ. Thậm chí người đó còn có thể bị truy tố cả về tội hình lẫn hộ, bắt họ phải bồi thường danh dự cũng như vật chất cho cộng đồng. Nay đứng trước những sai lầm sờ sờ ra đó của LPC, nếu BCHCĐ không hành xử quyền hạn luật định của một chủ nhân, trong tương lai, BCH rất khó viện dẫn những lầm lỡ của LPC trong quá khứ để từ chối tái thuê mướn LPC.

3. Lập trường tỵ nạn CS: Người Việt tại Úc là một cộng đồng tỵ nạn CS, không phải là cộng đồng di dân. Và khi nào đất nước còn bị CS thống trị, khi đó vai trò đấu tranh chống CS của người Việt hải ngoại cũng như người Việt trong nước vẫn còn tiếp tục. Trong quá trình đấu tranh đó chống CS đó, chúng ta phải vận dụng một cách khéo léo sức mạnh dân chủ và đoàn kết của cộng đồng, để tạo hậu thuẫn từ chính giới và dư luận của người bản xứ. Tuy nhiên, chúng ta cũng cần thận trọng, cảnh giác, và nếu cần, chúng ta phải kiên quyết chống lại thái độ thân CS của một số chính khách Úc, để bảo vệ lập trường và chính nghĩa của một cộng đồng tỵ nạn CS.
Hiện tại CS nắm trong tay chính phủ, tài nguyên quốc gia, thị trường tiêu thụ của cả nước VN và mạng lưới nhân dụng mấy chục triệu con người. Thêm vào đó, bản chất của CS là hối lộ, tham nhũng, lừa lọc và thủ đoạn. Vì vậy, CSVN dễ dàng mua chuộc, dụ dỗ, hoặc tạo ảnh hưởng chìm nổi đối với chính giới, doanh nhân, và giới khoa bảng bản xứ. Đồng ý, phần đông, các chính trị gia, doanh gia và các nhà khoa bảng bản xứ sinh ra và lớn lên ở các quốc gia tự do dân chủ, đều không ưa gì CS. Tuy nhiên, trong số đó, cũng có những người vì ngây thơ, hoặc vì quyền lợi, trở thành công cụ của CS.
Thêm vào đó, nhiều người ngoại quốc không nhận thức được những thành công trên đất nước VN là nhờ những đức tính tốt đẹp của con người VN như cần cù chịu khó, khiêm tốn hiếu học, có chí tiến thủ... Trái lại, họ lại lầm lẫn cho rằng những thành công đó là nhờ CSVN lãnh đạo đất nước. Vì vậy, một số người ngoại quốc dễ có khuynh hướng bị CS mua chuộc, trở thành một bộ phận phục vụ cho chính sách kiều vận của CSVN. Những người này, trong những cương vị nhất định, rất dễ dùng địa vị, hoặc tiền bạc qua các khoản trợ cấp để khuynh đảo lập trường chống CS của người Việt hải ngoại.
Bên cạnh đó, ta phải thừa nhận, trong cương vị lèo lái một quốc gia, muốn duy trì tốt mối quan hệ ngoại giao giữa Úc và VN, chính giới Úc thường có khuynh hướng muốn biến cộng đồng người Việt tỵ nạn CS thành một cộng đồng di dân. Vì vậy, duy trì lập trường và chính nghĩa của một cộng đồng tỵ nạn là điều khó khăn, nhưng nếu làm được, ta sẽ tạo được sự kính nể của cộng đồng bản xứ.
Đối với những chính khách, những nhà khoa bảng Úc bị CS mua chuộc, toan tính muốn xóa bỏ căn cước tỵ nạn CS của cộng đồng chúng ta, hoặc tìm cách tuyên truyền cho đường lối kiều vận của CS, chúng ta cần thẳng thắn và minh bạch lên tiếng phản đối. Chúng ta phải nói thẳng với những người đó, việc họ làm không những phạm pháp mà còn trái lương tâm, phản bội những truyền thống tốt đẹp về tự do dân chủ mà nước Úc đã dầy công tạo dựng. Ta cũng cho họ biết, những hành vi móc ngoặc với CS, hoặc nhận hối lộ của CS, rồi đứng ra bảo lãnh cho cán bộ CS nhập cảnh Úc, hay bao bọc cho chúng hoạt động, dù ở Úc hay ở VN đều không sớm thì muộn sẽ bị phanh phui, và sẽ bị truy tố. Với tiềm lực của 200 ngàn người Việt tỵ nạn CS, với sức mạnh chính trị của trên dưới 150 ngàn cử tri, trong một xã hội tự do dân chủ như Úc Đại Lợi, nếu cộng đồng người Việt biết đoàn kết trên dưới một lòng, chúng ta có đủ sức mạnh thuyết phục các vị dân cử, chính phủ, cũng như dư luận, gạt bỏ những thành phần sâu mọt trong chính giới, hoặc trong mạng lưới hành chánh công cũng như tư, bất kể thành phần sâu mọt đó là Úc hay Việt.
SGT chỉ là một tờ tuần báo nhỏ tại Úc. Nhưng với số lượng độc giả trên dưới 10 ngàn người có tâm huyết, có lập trường, cộng với lý tưởng cao cả mà SGT theo đuổi, chúng tôi tin tưởng, trong trường hợp cần sự hậu thuẫn của độc giả, Sàigòn Times chắc chắn việc xin 20 ngàn chữ ký là điều không có khó khăn. Với số lượng chữ ký đó, Sàigòn Times có đủ khả năng thuyết phục chính giới và dư luận nhìn rõ, ai là kẻ đang bắt tay với CS phá hoại cộng đồng, gây xáo trộn đời sống, làm mất trật tự an ninh của người Việt tại Úc. Ai là người móc nối với CSVN gây nguy hại cho nền an ninh và sự thịnh vượng của nước Úc... (Còn tiếp...)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.