Hôm nay,  

Viện Bảo Tàng Vatican: Các Nước Truyền Giáo

03/04/200400:00:00(Xem: 4505)
Ngôi chùa thứ hai là Chùa Cầu Nguyện nơi cử hành các lễ nghi tế tự trong các dịp lễ lớn. Ngôi chùa thứ ba là Chùa Làm Lành nơi các nhà sư Lễ Phật.
Phía sau là các sách kinh kệ Tây Tạng, Đông Dương (Campuchia, Miến Điện, Lào, Xiêm, Việt Nam)
Bên trái tủ kính E1: rổ nhỏ đựng gạo đặt trên mộ người chết, hàng rào gỗ khắc hình vật linh và ba bình đựng hài cốt trong dịp cải táng (Việt Nam)
Mô hình, một ngôi chùa Phật giáo (Việt Nam) trong tủ kính E2 đang chú ý là cuốn sách kinh Phật thuộc thế kỷ XVII (Xiêm) và mấy tượng Phật (Xiêm).
Tủ kính E3: trưng bày các thẻ kính nhớ tổ tiên (Xiêm)
Tủ kính E4: Bên phải tượng Đức Phật và các Bồ Tát thuộc nhiều nước trong vùng Đông Dương. Tượng Đức Phật ngủ tìm thấy trong các dấu tích đổ nát của một ngôi chùa vùng Ara bên Miến Điện thuộc thế kỷ XVI-XVII.
Ngoài tủ kính là cái kiệu hoa bằng gỗ mạ vàng làm năm 1846 được các tín hữu Bắc Phần Việt Nam đựng để kiệu Đức Bà Mân Côi.
Vùng Ấn Độ (Bangadesh, Siri lanka, Ấn Độ, Pakistan).
Tủ kính F1 cạnh tường: tượng ba vị thần (miền Trung Ấn) bên ngoài là 5 bia mộ bằng gỗ (Trung Ấn). Tôn giáo chính của Ấn Độ là Ấn Giáo. Các tác phẩm trưng bày cho thấy hai nhánh chính của Ấn giáo là Shiwa và Wishunu là hai vị thần chính của hai phái.
Bên phải từ cửa vào tượng con bò do giáo dân dâng kính (thần thoại kể thần Shiwa vẫn dùng để cưỡi khi di chuyển) Chamanaraygore. Aán Độ thế kỷ XVIII. Bên trái một ngôi đền giáo dân dâng kính thần Shiwa và một cánh cửa gỗ chạm đá.
Tủ kính F2 bên phải hình thần Shiwa và vợ là Kafi bên cạnh là bộ sưu tầm các tượng của hai người.
Tủ kính F3: Trưng bày các tác phẩm liên quan đến thần Vishnu.
Tủ kính F4: Hai bàn thờ thần Wishnu với hình chính giữa và hai bên là hình thần Wishnu đầu thai trở lại (thế kỷ XVII)
Tủ kính F5: Trưng bày các mặt nạ dùng trong các lễ nghi bùa chú. Đây là một hình thức trộn lẫn Ấn Giáo với các tôn giáo sơ khai (Sri Lanka) đáng chú ý là cái mặt nạ ba phần của Maha Kota là quỷ của 18 thứ tật bệnh. Bên dưới cánh cửa lớn là tượng thần Bhima che chở chống lại rắn (Pulaya Ấn Độ)
Tủ kính F6 cạnh tường: trưng bày các dụng cụ phung tự như chuông, dao, bình, bàn thờ.
Tủ kính F7: Hòm nhỏ với mô hình ngôi đền vàng Armistar (Bắc Ấn Độ) trung tâm của đạo Sikh.
Tủ kính F8: Trưng bày các di tích đạo Phật, trước Tây lịch vài thế kỷ. Đạo Phật giữ địa vị ưu thế tại Ấn Độ. Hiện nay Phật Giáo chỉ còn chiếm địa vị quan trọng tại Sri lanka.
Hồi giáo bành trướng tại Ấn Độ trong suốt thời trung cổ cho đến thời Anh quốc xâm lăng vùng đất này. Hai nước Pakistan, Bangadesh và vài vùng Bắc Ấn hiện theo đạo Hồi.

Tủ kính F9: Trưng bày một cuốn sách Coran thuộc vùng Agra thế kỷ XIX đồ trang sức có khắc các câu kinh trích từ sách Coran, mộ hình lăng tẩm tại Mahai bằng thạch cao
Tủ kính 10: Trưng bày các tác phẩm nghệ thuật Kitô tượng Đức Mẹ và các thánh (Ấn Độ và Sri Lanka mang ảnh hưởng Bồ Đào Nha thế kỷ XVII-XVIII và rất nhiều các vật kỷ niệm tạ ơn Đức Mẹ tại đền thờ Đức Bà Verapoli theo lễ nghi Syro-Malahar).
Bên trái hòm gỗ trên có khắc cảnh các thần thoại Ấn Giáo, tổng cộng tất cả chừng 100 tượng các thần linh.
Indonesie và Philippine
Bên trái trên tường là một trong 24 bức chạm nổi tả lại cuộc đời Đức Phật từ lúc sinh ra cho đến khi thuyết pháp lần đầu tiên. Tác phẩm chính hiện giữ trong viện bảo tàng Borohudur bên đảo Java (thế kỷ IX)
Tủ kính G1: Các dụng cụ phụng sự thuộc các tôn giáo sơ khai của Indonesia: chim thiêng, giỏ đựng gạo dâng cúng người chết. Mô hình một ngôi mộ, tượng ông bà tổ tiên và của các anh hùng liệt sĩ. Trong các thế kỷ cuối cùng trước tây lịch cho đến khi hồi giáo xâm nhập. Indonesia chịu ảnh hưởng của Ấn Giáo.
Tủ kính G2: Trưng bày một số tượng các thần Ấn Giáo và Phật giaó bằng sắt và bằng đồng (đảo Java)
Kịch nghệ Wayang rất phổ biến tại Indonesia cũng chịu ảnh hưởng hai tôn giáo này
Tủ kính G3: Trưng bày các tác phẩm nghệ thuật đảo Java và Bali. Ngày nay Ấn Giáo vẫn còn có tín đồ tại đảo Bali.
Tủ kính G4: Trưng bày các thần Shiva, Wishnu và Kali vv…bằng gỗ sơn màu.
Tủ kính G5: trưng bày các tác phẩm hồi giáo là quốc giáo của Indonesia. Các bình thuộc đảo Boneo, Java và Philippines.
Bên phải là một bàn thờ Kitô lớn, tác phẩm nghệ thuật Kitô đầu tiên của Indonesia do hai nhà điêu khắc Iho và Adi thuộc đảo Java khắc năm 1926 theo mẫu của kỹ sư Julius Schmutzer.
Polynesie
Tủ kính H1: Trưng bày các tác phẩm liên quan đến tục tôn kính người chết, hai chiếc thuyền dùng để chở linh hồn người chết sang thế giới bên kia (thuộc đảo Marchesi). Giấy vàng mã (Tuamotu) và các triều thiên đôi trong lễ nghi tang chế.
Tủ kính H2: Trưng bày tượng các linh vật và thần linh bằng gỗ và đá rất đẹp (thuộc các quần đảo Marchesi, Oster, Tahiti vv…) đáng chú ý có tượng thần Tu bằng gỗ bốn chân (thuộc đảo Mangareva) tuyệt tác của ngành điêu khắc Polynesie.
Tủ kính H3: Trưng bày các dụng cụ phụng tư khắc nhau, hòm, rìu, mái chèo, chùy vv
Tủ kính H4: Trưng bày các tác phẩm nghệ thuật Kitô liên quan đến cuộc đời hai linh mục thừa sai Damian de Veuter (1840-1889) và Nicouteau đã hy sinh chăm sóc anh chị em phong cùi và chết vì bệnh cùi.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.