Hôm nay,  

Diễn Đàn Độc Giả

01/03/200400:00:00(Xem: 4550)
Suy niệm nhân ngày Kỷ Niệm lễ Hai Bà Trưng... Mùng 6 tháng 2 (Âm lịch)

Việt Phong - NSW

Nhân ngày lễ kỷ niệm Hai Bà Trưng năm nay (6-2- Âm lịch) nhằm ngày 25-2-2004, chúng tôi có một vài suy niệm. Trước hết, xin nhắc lại thân thế và sự nghiệp của Hai Bà như một nén hương lòng để tưởng nhớ tổ tiên trong công cuộc dựng nước và giữ nước....
Bà Trưng Trắc và Bà Trưng nhị là hai chị em sinh đôi, quê tại làng Cổ Lai, huyện Châu Diên, Phong Châu, đất Mê Linh, nay thuộc vùng ranh giới Hà Tây và Vĩnh Phú, ngoại thành Hà Nội. Hai bà thuộc dòng dõi trâm anh thế phiệt, con quan Lạc Tướng Mê linh. Mồ côi cha từ bé, sống với mẹ là Trần thị Đoan. Với sự dạy dỗ của thân mẫu và vốn dĩ bản chất thông minh nên khi đến tuổi trưởng thành Hai Bà đã nổi tiếng là bậc anh thư văn võ song toàn. Năm 19 tuổi, Trưng Trắc lập gia đình với quan huyện Châu Diên là Thi Sách, con quan Lạc Tướng nơi này. Nhân lúc nước nhà suy yếu, quân Đông Hán xâm lăng nước ta và cử Tô Định làm Thái Thú Đô Hộ Phủ tại thành Liên Châu. Tô định nổi tiếng là gian ác cộng thêm chính sách đô hộ hà khắc của nhà Đông Hán áp đặt trên đất Việt, đã khiến người dân ta ca thán, căm phẫn. Lúc bấy giờ trong thân phận nhược tiểu, người dân chỉ còn biết gởi gắm sự uất hận vào những câu ca dao để diễn tả sự đô hộ tàn ác như "Cả mưa nước dãy sông đoài, cỏ lên đè lúa, cá hoài yểu vong"....
Nói về Thi Sách, ông là một vị quan thanh liêm, thương dân, yêu nước, nên thường xẩy ra xung đột với Tô Định. Do đó, đề trừ hậu hoạn Tô Định đã tìm cách giết Thi Sách. Trước hoàn cảnh đau đớn của đất nước, cộng thêm thù chồng, Trưng Trắc cùng em là Trưng Nhị chiêu mộ binh mã khởi nghĩa, trước là mong giải toả dân tộc thoát khỏi móng vuốt của nhà Đông Hán, sau trả thù nhà. Với chủ trương cứu nước ra khỏi ách nô lệ của Tầu, mới đầu chỉ có 27 vị anh thư tham gia, nhưng sau rất nhiều hào kiệt khắp nơi gia nhập, kể cả những đấng tu mi đông đến vài trăm ngàn người. Sau khi chuẩn bị đầy đủ binh mã, Hai bà làm lễ xuất quân vào ngày 6-giêng năm Tân Sửu (năm 41 trước tây lịch) với bốn điểm như sau: 1. Phục Quốc và quang huy sự nghiệp họ Hồng Bàng. 2. Trả thù cho Thi Sách. 3. Không đội trời chung với Tô Định. 4. Hứa gả Trưng Nhị cho dũng tướng lập công to. Sau khi đánh đuổi được Tô Định chạy về Tầu, Hai Bà đã tiến chiếm đươcï tất cả 65 thành trì trên đất Lĩnh Nam. Sau đó làm lễ xưng vương, đặt tên nước là Triệu, đóng đô ở Mê Linh. ị Xem tiếp trang 61 Vì thể diện của một nước lớn, Hán Quang Vũ bắt buộc phải rửa nhục. Hắn cử Mã Viện làm Phục Ba tướng quân và phó tướng là Lưu Long, mang hai vạn tinh binh sang phục thù. Quân Mã Viện vượt biên giới đổ về Mê Linh. Nhờ sự đoàn kết và tinh thần yêu nước quyết tâm bảo vệ thành trì, nên quân của hai Bà đã làm cho Mã Viện khiếp phục và tiêu hao lực lượng. Mã Viện phải xin thêm mấy vạn tinh binh, kéo dài chiến trận ròng rã suốt một năm. Quân Hai Bà cầm cự với giặïc lâu ngày, cũng kiệt quệ, phải rút về Cẩm Khê (phủ Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Yên). Nơi đây, quân Hai Bà bị phục binh của Mã Viện. Trước hoàn cảnh éo le, thế cùng lực kiệt, Hai Bà đã gieo mình tự tận tại Hát Giang, xã Hát Môn, Sơn Tây để bảo toàn danh tiết, đền nợ non sông vào ngày Mùng 6 tháng 2 năm Quí Mão (năm 43, sau Tây lịch).
Hôn nay tưởng niệm hai vị anh thư nước Việt, chúng tôi lại nhớ đến những anh thư liệt nữ, con cháu của Hai Bà, biết bao nhiêu người đã noi gương Hai Bà trong cuộc chiến bảo vệ quê hương của miền Nam trước năm 1975. Tuy không có những chiến công hiển hách như Hai Bà nhưng họ cũng đã một lòng chung thủy với Tổ Quốc, đắc lực giúp chồng, con trong công cuộc bảo Quốc an Dân. Sau cái tang chung 30-4-1975, họ vẫn một dạ sắt son, lăn lội "thân cò" vất vả nuôi con và chắt chiu từng đồng trong hoàn cảnh khắc nghiệt dưới ách CS để trèo đèo vượt suối thăm chồng trong những trại tù tập trung của CS với mỹ danh "Cải Tạo". Rồi suốt ba mươi năm ly Quốc, đại đa số phụ nữ Việt Nam vẫn giữ vẹn được tấm lòng son. Dĩ nhiên, bên cạnh đó, cũng có một số kẻ bất hiếu, bất mục, mượn danh Hai Bà để làm ô danh Hai Bà, chúng đã vì lợi vì danh mà quên ơn tổ tiên, phản bội quê hương, tiếp tay cho bọn CS đâm sau lưng dân tộc với chiêu bài phi chính trị, phi đấu tranh, rồi chúng nay đòi kết nghĩa với CS, mai đòi tổ chức, hội hè với những tổ chức qua sự hỗ trợ "ngầm" của cái gọi là Mặt trận Tổ Quốc CSVN và tiền bạc của cái gọi là “Quỹ hỗ trợ cộng đồng” do CSVN nặn ra...
Hôm nay, trước anh linh của Hai Bà và tất cả những anh hồn nghĩa sĩ, chúng con xin kính cẩn dâng lên những nén hương lòng để tưởng niệm và cúi xin Hai Bà soi sáng cho con cháu thêm sức mạnh và ý thức Quê Hương, giữ vững niềm tin để cùng dân tộc đấu tranh đòi lại tất cả tự do, dân chủ và nhân quyền hầu có thể xây dựng một non sông hoà bình, hạnh phúc trong tương lai. Chúng con cũng cầu xin Hai Bà, với muôn lẽ linh thiêng, hãy phù hộ và dậy dỗ cho những phụ nữ Việt Nam lỡ dại vì hai chữ lợi lộc mà chạy theo giặc, để chúng sớm biết tìm về nẻo chánh, sống trong tình thương yêu của dân tộc và cộng đồng.

*

Xin hãy cảnh giác văn hóa vận của CS bằng sách báo qua ngả thư viện!

Lê Văn Thanh - Granville NSW

Từ hai tháng nay, nhiều độc giả và cả chính ông Hoàng Tuấn đã lên tiếng trên SGT về vụ cộng sản xâm nhập vào lãnh vực giáo dục qua việc các giáo viên về VN. Trên SGT số 347 ngày 19/2/04, hai độc giả Ái Thơ và Trương V.Dũng lại báo động về việc xâm nhập của cộng sản vào lãnh vực văn hóa qua những sách báo ở thư viện địa phương. Tôi xin được đóng góp ý kiến về cả hai lãnh vực này.
Cộng sản xâm nhập qua ngả truyền hình thì chúng ta đã cực lực phản đối, do các tổ chức cộng đồng tiểu bang cũng như liên bang tổ chức. Có lẽ truyền hình thì có hình ảnh, âm thanh nên tác động nhanh ngay đến chúng ta, nên cộng đồng có hành động nhanh chóng và quyết liệt. Còn cách xâm nhập qua ngả giáo dục thì không lộ liễu, lại êm thắm nên chỉ có một số ít quan tâm đến, mà còn cộng đồng thì lơ là" Xin quý đồng hương không nên nhắm mắt làm ngơ, vì các vấn đề giáo dục và văn hóa tác động lâu dài, nhưng không kém thâm độc. Về vụ sáu giáo gian ở NSW về VN làm lợi cho VC, tôi đã có đủ tên và nhiệm sở. Trong Lục Súc phải kể đầu tiên là TĐL mà liên tiếp trong nhiều số, các độc giả của SGT đã vạch mặt, quả thực không sai. Gần 20 năm trước, nhà giáo Vũ VĐ là người đầu tiên vạch mặt y, quả thực ông là người sốt sắng nhất. Như các độc giả đã nêu, 9-10 năm trước, y là một trong những giáo gian mở đầu đợt xé rào làm lợi cho CS, thì đầu năm nay y cũng là một trong những giáo gian tiếp tay cho CS trên mặt trận văn hóa giáo dục. Còn ngũ quỷ kia là LTV, LDH, NTK, HTB, NTĐ. Tôi đồng ý với các độc giả đã lên tiếng trên SGT là không cho con cái theo học những tên giáo gian này. Ở NSW không thiếu gì các thày cô giáo dạy tiếng Việt đầy đủ khả năng, tràn đầy nhiệt huyết và nhất là có phẩm chất tốt của các nhà giáo chân chính.
Còn vấn nạn khác ít được đồng bào để ý là âm mưu xâm nhập của cộng sản qua ngả sách báo trong thư viện. Cám ơn hai độc giả Ái Thơ và Trương V.Dũng đã gióng lên hồi chuông báo động. Cách xâm nhập của chúng thật tinh vi, thâm độc và theo lối tầm thực, như mọi âm mưu của chúng mà ta đã thấy. Những sách báo xâm nhập đầu tiên là những sách báo hiền lành, như ông Trương V.Dũng đã cho biết. Đó là những sách in ở miền Nam trước ngày 30.4.75 mới được in lại ở trong nước (mà tác giả chẳng được hưởng đồng nào), hoặc mới in ở trong nước nhưng không lồng vào những âm mưu của CS. Khi độc giả đã quen đọc sách in trong nước thì chúng đi thêm bước nữa là lồng vào phía trong những điều có lợi cho CS, chẳng hạn ca tụng đảng CS. Sau đó là sách báo lồng vào những điều tâng bốc họ Hồ, ảnh họ Hồ và cờ đỏ sao vàng. Ngay những sách báo tưởng hiền lành như truyện trẻ em, cũng chẳng có gì là trong sáng cả, vì tên nhà xuất bản thì có kèm theo lá cờ đỏ sao vàng nhỏ xíu. Trong một truyện trẻ em thì có giặc Mỹ đem bom thả gieo chết chóc cho dân làng. Chúng không bao giờ được từ bỏ âm mưu tuyên truyền chính trị cả. Trên SGT vừa qua, nơi trang 24, trên bức hình vợ chồng Nguyễn Cao Kỳ chụp chung với vợ chồng Phạm Thế Duyệt, thì đằng sau là tượng họ Hồ.
Nguồn gốc sách báo tiếng Việt in trong nước là ở đâu" Xin thưa, thư viện nào có sách báo tiếng Việt đều có nhân viên nói tiếng Việt (Cabramatta, Bankstown, Auburn...). Chính những người này mới đưa sách báo tiếng Việt vào, chứ quản thủ thư viện là người Úc, làm sao biết đường mà mua. Khi mua sách báo cho thư viện, người đi mua được hưởng chính thức 10% bỏ túi, chưa kể những bonus khác. Ai bán" Chẳng thư viện nào đặt sách báo từ Việt Nam cả. Chính chị Ng. (ở Lidcombe) là một trong những đầu mối sách báo. Đây không phải là một hiệu sách công khai, có giấy phép như những nhà sách khác. Ai đến nhà cũng được chị và anh chồng giới thiệu những sách in ở hải ngoại hoặc trong nước có vẻ hiền lành, nhưng sau đó là những câu chào hàng kèm theo: “Tôi có cuốn này nữa”. Nếu mở sách ra, thấy ảnh họ Hồ, cờ đỏ sao vàng hoặc những bài, những đoạn tuyên truyền thì họ chống chế: “Nếu không thích thì bỏ đi”. Vợ chồng này làm ăn đã hơn 10 năm rồi. Không biết họ bán sách vở như vậy có hợp pháp, có đóng thuế hay không" Đến bao giờ sở Thuế vụ và chính quyền địa phương mới hỏi họ cho ra lẽ"
Các thư viện đều trực thuộc hội đồng thành phố địa phương. Các địa phương đông người Việt đều có các nghị viên người Việt hoặc nói tiếng Việt, rất tiện cho chúng ta tiếp xúc. Nếu các nghị viên không nói được tiếng Việt thì họ cũng sẵn sàng đón nhận ý kiến của chúng ta, những người bầu ra họ. Chúng ta hãy mạnh dạn viết thư cho họ để họ can thiệp với các thư viện ngưng ngay việc phí phạm tiền thuế của cư dân địa phương để mua sách báo tuyên truyền cho CS. Có dư luận cho rằng sách báo tiếng Việt hải ngoại không đáp ứng nhu cầu độc giả người lớn cũng như trẻ em. Xin thưa: sách báo tiếng Việt xuất bản ở Úc, Mỹ, Canada... dành cho người lớn cũng như trẻ em có nhiều, nhưng các thư viện không mua. Ngoài những sách báo cũ xì, thư viện chỉ mua một hai tạp chí, chứ chẳng có những cuốn sách mà chúng ta được thấy giới thiệu trên các tạp chí có tên tuổi như Văn Học, Thế Kỷ 21, Làng Văn.... Việc đặt mua sách báo ở hải ngoại đâu có gì khó khăn, chỉ cần gửi phiếu đặt, kèm theo một tấm cheque hay money order là sách báo được giao đến tận nhà. Kính thưa quý độc giả, cộng sản tìm đủ mọi cách xâm nhập và phá hoại cộng đồng chúng ta. Chúng thật dai dẳng và thâm độc. Chúng ta cần phải kiên trì và chịu khó thì mới mong ngăn chặn được chúng. Nếu chúng ta cùng đồng tâm hiệp lực thì thế nào chúng cũng phải lùi bước. Nếu chúng ta cứ chùn chân thì thế nào chúng cũng tác oai tác quái. Đến khi thư viện gần nhà chúng ta tràn đầy những sách báo tuyên truyền cho cộng sản, ảnh tên cáo già và những lá cờ máu, rồi chúng ta mới than trời thì đã quá muộn!!!

*

Có cần tới Hội Tương Trợ họ Nguyễn hay không"

Nguyễn Q.D. - Bonnyrigg NSW

Tôi là một người họ Nguyễn, nhưng khi đọc thư ngỏ của ông Nguyễn Thế Nghiệp kêu gọi mọi người họ Nguyễn tham gia lập Hội Tương Trợ Họ Nguyễn thì tôi và cả dòng họ Nguyễn của gia đình tôi đều không đồng ý. Trong số báo trước tôi thấy có một số vị họ Nguyễn đã phân tích cái không hợp lý của cá nhân ông Nghiệp. Hôm nay tôi chỉ xin được bổ sung một chi tiết quan trọng như thế này. Nếu ông Nghiêäp thấy quả thực muốn đóng góp những công việc thiện nguyện hữu ích, tại sao ông không tham gia các sinh hoạt cộng đồng do CĐNVTD/NSW tổ chức" Ngoài ra, còn bao nhiêu tổ chức từ thiện khác, sẵn sàng mở cửa chờ đợi ông tham dự bất cứ lúc nào. Nếu chúng ta muốn làm điều thiện thì đâu có thiếu gì cơ hội. Hạn hẹp, nên làm điều thiện với hàng xóm láng giềng. Sau đó là giúp đỡ cộng đồng mình. Rộng ra chút nữa thì giúp đỡ xã hội. Suốt mấy chục năm sống ở Úc, có bao nhiêu cơ hội để làm việc nghĩa, từ đóng góp cho nạn nhân cháy rừng ở Úc, đến giúp đỡ người bị bão lụt, động đất, tôi thấy thiên hạ làm hà rầm, tại sao không thấy ông Nghiệp lên tiếng hô hào mọi người làm theo" Nay ở Cabramatta này người Việt mình có bao nhiêu họ, bỗng dưng ông nghiệp đứng ra hô hào tổ chức hội tương trợ họ Nguyễn, cho họ Nguyễn là đông nhất, tốt nhất, có nhiều công lao nhất, như vậy vô hình chung đã làm cho những người họ Nguyễn quá khích vênh váo, coi thường các họ Việt Nam khác, và cũng dễ làm cho một số người họ khác, không hiểu cũng sinh hiềm khích. Sống trong một xã hội tự do dân chủ, xin ông Nghiệp cũng như quý vị nên thận trọng trước khi tính làm điều gì, để tránh được những tai hại, gây phân hoá xã hội, gây hiềm khích chủng tộc, tôn giáo, dòng họ. Kính mong lắm thay!


Lời Người Bắt Rắn

MÕ SÀIGÒN

Liễu Tôn Nguyên làm quan hết mực thanh liêm, lại có lòng nghĩ về trăm họ, nên đi tới đâu bàn dân mừng theo tới đó. Ngày nọ, Tôn Nguyên được chiếu chỉ bổ đi làm quan Thứ Sử ở Vĩnh Châu, khiến cật ruột xôn xao mà nhủ thầm trong dạ:
- Từ nào tới giờ, ta thường nghe câu nói: Muốn làm quan được lâu, thì phải nhớ một điều, là cái gì mình không thích, thì phải đẩy ngay cho thằng khác. Nay Vĩnh Châu đất rộng người thưa. Bổng lộc chẳng nhiều, lại thêm đất phèn khô hạn, thì sống đặng làm sao" Khi thuế dâng vua phải lo tròn không thiếu!


Lúc ấy, có Đông Pha là viên quan hầu cận, thấy chủ tướng của mình buồn lên búi tó, bèn hít một hơi sâu, rồi chậm rãi thưa rằng:
- Chủ tướng được bổ đi làm Thứ Sử ở Vĩnh Châu, là đường mây rộng mở, thăng quan tiến chức. Lẽ ra phải vui. Sao lại buồn như thế"
Tôn Nguyên rầu rỉ đáp:
- Vĩnh Châu đất cày lên sỏi đá. Dân chúng phải sống đời cơ cực, thiếu trước hụt sau, mà lại nỡ đang tâm tăng thêm phần thuế má. Quan lại đồng triều - biết chỗ đó khó ăn - nên cứ xách ta ra làm bia đỡ đạn. Ta không nhận thì phạm tội khi quân, mà nhận thì… chết trong lòng một ít. Ta buồn là vì vậy. Chớ chẳng vui mừng như ngươi nói vậy đâu!
Đông Pha nghệch mặt ra một chút, rồi cảm khái thưa:
- Người ta nuốt không trôi, nên mới đem chuyện thăng quan bày ra trước mắt. Tướng quân biết vậy, mà vẫn nhận lời, là cớ làm sao"
Tôn Nguyên đảo mắt một vòng. Khi biết chắc là chẳng có ai, mới vội vàng nói:
- Ta được tiếng là thanh liêm, lại thương dân như con đẻ, nên không thể khinh xuất như nhà ngươi nói được!
Đông Pha cảm trong lòng không đặng, bèn vớt vát thưa:
- Dầu là vậy, nhưng đâu có thể để tha nhân đưa mình vô chỗ chết"
Tôn Nguyên lắc đầu, đáp:
- Chỉ là hư danh, mà người ta có thể hại nhau để được hư danh đó. Còn ta. Chỉ là hiểu được nỗi lo âu của người dân đất Vĩnh, nên chưa biết liệu làm sao, để mạng ta khỏi rơi mà dân được no cơm ấm áo. Chớ trong bụng của ta, chẳng để ý đến Thứ Sứ thứ sung gì hết cả!
Tối ấy Tôn Nguyên về nhà. Vợ là Lã thị ra tận cổng đón vô, lo lắng nói:
- Chúng ta nguyện ước ba sinh. Há lại không thể san sẻ với nhau những buồn phiền trong cuộc sống" Nay chàng từ chốn công đường trở về, mà vẻ mặt tang thương. Ắt chốn công nha có điều không ưng ý"
Tôn Nguyên thở dài đáp:
- Người đàn ông bất hạnh là người muốn cái mình không có, và có cái mình không muốn, nên mới xảy ra lắm điều cớ sự.
Rồi đem mọi chuyện ra mà kể, không bỏ sót một chỗ nào. Lã thị nghe xong, mới vặn mình hỏi tới:
- Sao chàng không nói với Thượng quan, đặng cắt cử cho người khác"
Tôn Nguyên buồn bã đáp:
- Ta có nói, nhưng Thượng quan cho ta là người độ lượng, lại rất mực thanh liêm, nên phải đi đến nơi khó khăn đặng vỗ về bá tánh. Ta chợt nghĩ: Phải chi ta đừng khoái nhận tiếng khen, thì khó chịu hôm nay ắt đã đổi đường sang hướng khác!
Nay nói về đất Vĩnh Châu, ở đó có giống rắn lạ. Thân đen, vằn trắng. Chạm vào cây cỏ thì cây cỏ chết. Cắn phải người thì chắc chắn mạng vong, đến độ không thuốc gì chữa nổi. Song nếu bắt được giống rắn ấy dùng làm thuốc để chữa bệnh phong, hoặc co quắp chân tay đều trăm phần hiệu nghiệm, nên nhà vua có lệ bắt dân gian mỗi năm phải hiến hai con rắn ấy để làm thuốc. Ai bắt được rắn thì được trừ thuế ruộng. Vì vậy, người Vĩnh Châu tranh nhau mà làm nghề bắt rắn. Khi đến nơi, Tôn Nguyên bèn quay lại mà hỏi tả hữu rằng:
- Ở đây ai làm nghề bắt rắn lâu đời nhất"
Tả hữu đồng thanh thưa:
- Nhà họ Tương.
Tôn Nguyên bèn thân hành đến nhà họ Tương, mà hỏi rằng:
- Ngươi làm nghề bắt rắn. Có dễ hay không"
Họ Tương thở dài mấy cái, rồi ảo não thưa:
- Gia đình tôi làm nghề bắt rắn đã được ba đời. Ông tôi chết vì nghề bắt rắn. Cha tôi cũng chết vì nghề bắt rắn. Tôi nối nghề ông cha tôi mới mười hai năm, cũng đã mấy lần suýt bỏ vợ con mà về nơi cõi lạnh…
Tôn Nguyên ngạc nhiên, hỏi:
- Nếu nghề bắt rắn mà khổ như vậy. Sao ngươi không nộp thóc chẳng đặng hơn ư" Ta sẽ nói với Thượng quan cho nhà ngươi bỏ nghề ấy mà cứ nộp thuế ruộng như thường. Ngươi nghĩ sao"
Người họ Tương vừa khóc, vừa nói:
- Ông thương tôi, muốn cho tôi sống, thì ông để cho tôi làm nghề bắt rắn còn hơn. Nếu tôi không làm nghề này thì tôi khốn khổ đã lâu rồi. Nhà tôi ba đời ở làng này, tính ra đã được sáu mươi năm, mà kế sinh nhai mỗi ngày thêm mỗi khó. Đã vậy còn bao loại thuế bao quanh. Thuế thân, thuế ruộng, thuế điền. Thuế nào cũng khiến nhà tôi lao đao cả…
Đoạn ngừng một chút cho niềm đau vơi xuống, rồi nghẹn ngào nói nọ nói kia:
- Có người trong làng phải vét hết của cải trong nhà, cùng huê lợi từ ruộng đất mang lại, mà vẫn còn không đủ để đóng thuế. Lại có người bỏ làng bỏ xóm mà tha phương cầu thực, đến nỗi chết bờ chết bụi, thật không biết bao nhiêu mà kể. Còn những người trạc tuổi tôi, mười nhà còn độ hai ba, không bị rắn cắn thì cũng mười phương lưu lạc. Đã vậy đám quan quân tàn ác về lấy thuế làng tôi - lại nỡ nhẫn tâm xúc hết đầu làng cuối xóm - không chừa một cái gì, khiến dân gian phải hãi hùng kinh sợ. Phần tôi, nhờ nghề bắt rắn mà sống đặng đến bây giờ, miễn hồ trong giỏ con rắn vẫn còn là được ăn ngon ngủ yên. Tôi làm nghề bắt rắn một năm sợ chết chỉ có hai lần. Ngoài ra là vui vẻ, không phải lo thuế má. Chớ cứ nhìn thấy hàng xóm láng giềng khốn khổ vì quan lại tàn ác, tôi càng sợ hãi thêm, nên dẫu biết nguy nan cũng gắng lòng hứng chịu. Mà giả như tôi có chết vì nghề bắt rắn - nếu đem so với hàng xóm cũng đã là chậm - thì tôi đâu dám cho là rắn độc mà xin thôi!
Tôn Nguyên nhìn họ Tương mà nghe lòng trĩu nặng. Mãi một lúc sau, mới quay qua tả hữu mà buồn bã nói rằng:
- Đức Khổng Tử có nói: Chính sách hà khắc độc hơn hổ dữ. Ta vẫn không tin. Bây giờ nghe chuyện của nhà họ Tương mới tin là thật. Thôi thì ngươi cứ tà tà mà… bắt rắn, còn thuế ruộng thuế điền ta sẽ định liệu sau. Chớ không thể thấy dân gian đau buồn như thế được!
Lúc Tôn Nguyên đi rồi, vợ họ Tương là Uyển thị mới hốt hoảng chạy ra, hớt hãi nói rằng:
- Người ta thường ít chết vì bịnh, mà chết vì cái lưỡi của mình. Nay chàng cứ ruột gan phơi bày ra hết cả. Thử nghĩ có nên chăng"
Họ Tương khẳng khái đáp:
- Có biết ngứa ở đâu thì mới lấy tay mà gãi được. Cả đời ta, được mấy khi quan đến nhà để hỏi thăm dân tình thế sự" Nếu ta không nói, thì biết bao giờ mới tỏ lộ niềm đau, khi sống dương gian mà như vào… thiên cổ!
Uyển thị liền xua lịa xua lia, rồi bực dọc nói rằng:
- Thiếp đã bao lần nhắc nhở, mà chàng có chịu nhớ cho đâu" Để đến hôm nay xảy ra điều ra chuyện. Chớ phải chi thiếp không thèm không nói, để mặc ý chàng thổi gió với hô phong, thì nỗi đau ni chẳng bao giờ thiếp nhận!
Đoạn, ngừng lại lấy hơi mà thở, rồi rầu rầu nói tiếp:
- Vợ dặn mà chồng không nghe, thì còn nói đến chữ phu thê làm chi nữa!
Họ Tương hoảng hồn đáp:
- Ta là người chớ nào phải thâàn tiên, thì hàng trăm thứ mần răng mà nhớ đặng"
Uyển thị giọt châu rơi lả tả, nghẹn ngào nói:
- Thiếp đã dặn bao nhiêu lần, là muốn sống dài dài với thiếp, thì phải nhớ lời dạy dỗ của ngàn xưa, là: Mọi người vì ta chớ ta đừng vì ai hết cả! Nay chàng chẳng những không để ý đến lời xưa, mà lại cả gan trải lòng lo thiên hạ - thì phận mà hồng - Thiếp nghĩ đặng làm sao" Khi đấng phu quân chỉ khoái lo cho người ta mát mày mát mặt!
Họ Tương ngước mắt nhìn vợ. Thoáng hiện chút lo âu, rồi chậm rãi trải phơi điều mang nặng:
- Hy sinh đời bố để củng cố đời con. Chân lý đó ngàn năm vẫn đúng. Nay ta có mạn phép nàng dâng lời nói thật, thì cũng là vất bỏ phần nào gánh nặng của ngày mai, để sấp nhỏ lớn lên thoát ra vòng cơ cực. Chớ tuổi của ta mà không làm không tính, thì ít nữa rồi chỉ chống gậy mà đi. Chừng lúc âáy muốn giúp cũng không còn cơ hội…
Đoạn, đặt tay lên vai của Uyển thị, tha thiết nói:
- Ta sẵn sàng bỏ hết tình thân, để được bên nàng mãi mãi. Nàng còn chưa chịu, lại nay nọ mai kia, thì thử hỏi yên vui làm sao đặng"
Uyển thị lắc đầu đáp:
- Thiếp là hiện tại. Chàng lại nghĩ đến ngày mai, thì còn nói chữ yêu thương mần răng được" Đó là chưa nói thiếp mỗi ngày mỗi héo, bởi hổng có tiền mốt nọ với bóp kia, mà chàng chẳng thấy nhúc nhích gì hết cả, thì tự thâm tâm thiếp thấy buồn thấy đắng. Thấy cả bầu trời sụp đổ trước hàng mi. Thấy đấng phu quân xa dần điều ấm mặn…
Lại nói lúc Tôn Nguyên về nhà. Lã thị rước vào, hỏi:
- Chàng đi thăm dân hết một ngày. Có thu lượm được gì chăng"
Tôn Nguyên mệt nhọc đáp:
- Đất đai thì khô cằn. Dân tình thì khốn khổ, đến nỗi giỗ chạp chỉ có cháo và rau. Đã vậy quan quân còn mặc tình vơ vét. Ta nghĩ. Phải làm sao cho người trên hiểu được cái tình của dân gian. Cái tệ của quan lại, mà đánh thuế vừa phải. Lại còn lôi những phường tham nhũng ra mà trừng trị, thì may ra đỡ được phần nào chăng"
Lã thị ngẫm nghĩ một chút, rồi thận trọng nói rằng:
- Chàng làm thế thì cầm bằng như bỏ hết chức quyền. Chỉ còn đường mần dân giả mà thôi!
Tôn Nguyên thở dài ảo não, rồi mím chặt đôi môi, quyết liệt nói rằng:
- Trời không nỡ bịt hết đường. Hay số phận đã định vợ chồng mình phải gặp cái nạn này hay sao"
Rồi lẹ làng đứng dậy. Nắm chặt đôi tay, mà dõng dạc nói rằng:
- Đại trượng phu không nên từ chối trách nhiệm của mình. Ta làm quan, là mong cho dân được no cơm ấm áo. Sống đời dư đủ. Chớ làm việc nước mà chỉ mong vinh thân phì gia. Vơ vét cho đầy túi tham của mình, thì cái bậy đó sông nào mới rửa sạch"
Lã thị biết chồng mình đang… bốc, nên nín lặng dừng ngay, rồi lẳng lặng đi ra mà nhủ thầm trong dạ:
- Có thực mới vực được đạo. Mình có no thì mới đủ sức mà lo cho người khác. Chớ bụng réo sôi hoài. Thử còn… trách nhiệm đặng hay chăng"


NHỮNG ĐIỀU TRÔNG THẤY: “KHUẤT LẤP MÃN TÍNH...”

PHẠM THANH PHƯƠNG

Trong tuần qua, đồng đảo người Việt tại Úc cũng như tại hải ngoại đều vừa bực mình lại vừa nực cười, bàn tán nhiều về hai chữ "khuất lấp", sau khi chứng kiến và hay tin phái đoàn "ăn mày" của CSVN do ngoại trưởng Nguyễn Dy Niên cầm đầu đến Úc, đã chấp nhận cắm mặt chui cửa hông để vô dinh bà thống đốc tiểu bang NSW. Dư luận cho rằng, "khuất lấp" là căn bệnh trầm kha của CSVN, thuộc loại mãn tính. Cũng có thể nói đây là bản chất di truyền từ một loài Cáo, Hồ thành tinh, không thể cải hoá, ngay cả khi bị đốt cháy thành than thì chúng vẫn có nguy cơ lây nhiễm.
Nhìn vào thực tế, ta sẽ thấy phái đoàn ngoại giao của CSVN không phải vì lòng nhân đạo thương xót người VN, đi xin viện trợ, mà chỉ vì chúng lợi dụng hai chữ nhân đạo xin tiền về chia nhau thụ hưởng phung phí trên những khốn cùng của dân tộc. Đây chính là điểm đau lòng nhất của toàn dân Việt Nam trong hiện tại.
Chính vì vậy chúng ta phải biểu tình để nói lên tiếng nói lương tâm của người tỵ nạn và cảnh giác cho chính quyền Úc hiểu rõ được những hèn hạ trong cái "khuất lấp" tai hại của chế độ CS. Từ đó, chính phủ Úc mới có dữ kiện để xét lại những điều kiện viện trợ cho đúng nghĩa với hai chữ nhân đạo. Hơn nữa, chúng tôi được biết, ngoài vấn đề lợi dụng sự đau khổ, bệnh hoạn của đất nước để xin xỏ, đây còn là dịp để các lãnh đạo cao cấp của CSVN chia nhau ra ngoại quốc ăn chơi hưởng thụ cho thỏa thích bằng những đồng tiền xương máu đã bóc lột được của đồng bào.

Cả một lũ chuyên chui luồn cửa hậu Nhục danh xưng đại diện một quốc gia Bởi cốt căn loài Hồ, Cáo tinh ma Nên hành xử toàn những điều "khuất lấp"

Nhiều người nhận định, ngoài mục đích đã nêu trên, Nguyễn Dy Niên còn có nhiệm vụ móc nối một số Việt Gian khoa bảng, chức sắc tại Úc để xúc tiến nền tảng "Nhịp cầu" giao mà không lưu của chúng đã từng thai nghén từ mấy năm qua. Bởi thế, phái đoàn Nguyễn Dy Niên cũng có một buổi họp mặt tại Double Bay với một nhóm Việt Gian, bao gồm thành phần nằm vùng, tay sai và một vài nhân vật chức sắc "ẩm ương" thuộc loại hữu danh vô thực, luôn thích vỗ ngực xưng tên, tự cho mình là học trò trung thành của “đỉnh cao trí tuệ”. Nhưng vì cả quan thầy CS lần đầy tớ của “đỉnh cao” đều không có chính nghĩa, không có lý tưởng, lại cùng lao vô một ván bài bịp, nên tất cả đều ngọt ngào ở đầu môi chót lưỡi, còn tâm địa thì luôn luôn hắc ám, quan thầy khinh thường đầy tớ, đầy tớ thì coi thường quan thầy. Vì vậy, chúng chỉ chập choạng trong bóng tối để lợi dụng lẫn nhau, giống như loài dơi sợ ánh sáng mặt trời. Bằng cớ hiển nhiên, thủ tướng hay ngoại trưởng CS khi ra ngoại quốc đều thi nhau chui cổng hậu; còn đầy tớ thì không bao giờ dám chịu tiết lộ danh tánh, hay xuất đầu lộ diện trên báo chí truyền hình, cho dù đó là báo chí truyền hình của CS.
Trong mấy năm gần đây, siêu vi khuẩn "khuất lấp" CS dường như có mòi đang lẫy nhiễn tại hại ngoại. Cái bả lợi danh đã làm một số người, đang đi trên những con đường tươi sáng, được vợ con quý trọng, bạn bè kiêng nể, bỗng dưng phải rẽ vào ngõ tối, chui luồn như loài chuột. Cũng vì cái "khuấp lấp" đó đã khiến họ không còn đủ sáng suốt để biết rằng dù bí mật đến đâu cũng có người biết, mà đã một người biết thì bàn dân thiên hạ đều biết. Có điều khi nào thiên hạ sẽ vạch mặt chỉ tên những kẻ ăn cơm quốc gia thờ ma CS thì còn tuỳ vào thời cuộc, vào thế nước, vào khả năng giáo hoá đối với những kẻ đó.

Trùng "khuất lấp" nhiễm lây ra hải ngoại Đã ăn sâu não trạng đám nô tỳ Hổ kiếp người, xử dụng bốn chân đi Bởi "khuất lấp", chui luồn như loài chuột

Có lẽ ai cũng biết, sau mối nhục VTV4, CSVN sẽ tung ra hàng loạt những chiến thuật mới để gỡ gạc, chúng chỉ thị cho những tên Việt gian đang lởn vởn chung quanh chúng ta để "khuất lấp" thi hành. Dư luận cũng cho biết, có một số kẻ mang bản chất "khuất lấp" đang ẩn hiện thụt thò trong Cộng Đồng chúng ta, trong đó có một số vị được mệnh danh là “trí giả, chức sắc, khoa bảng”. Tuy được ăn học, đỗ đạt, lại được sống trong môi trường tự do dân chủ, nhưng vì miếng đỉnh chung, vì cái tôi che kín cả tầm mắt, lu mờ cả lý trí, nên những vị “trí giả” này thấy trăng quên đèn, thấy lợi quên nhân nghĩa, thấy “đỉnh cao trí tuệ” là quên luôn Tổ Quốc, Dân tộc.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Bốn người được báo cáo đã bị giết chết hôm Thứ Năm sau một vụ cảnh sát rượt đuổi qua nhiều quận đã kết thúc trong trận đấu súng trên đường Miramar Parkway theo sau một tên cướp có vũ khí tại Coral Gables, tiểu bang Florida.
Mỗi năm lên tuổi già đi, tưởng đâu đã được an nhàn, nào ngờ đảng Cộng sản Việt Nam vẫn phải tối mắt đấu tranh để tồn tại vì các chứng nan y: Suy thoái tư tưởng; Đạo đức xuống cấp; Tham nhũng; và, Lợi ích nhóm trong trong cán bộ,đảng viên.
Bản thông báo của cảnh sát đưa ra hôm Thứ Năm ngày 5 tháng 12/2019, cho biết cô bé mất tích tên Lara Nguyen, 12 tuổi, cư dân thị trấn Menda. Lần cuối cô bé được nhìn thấy là tại nhà cô bé này ở đường Coppice Street, khoảng 8 giờ sáng hôm Thứ Tư ngày 4 tháng 12/2019.
Sài Gòn: Trong 11 tháng kiều hối đạt 4,3 tỷ USD, dự kiến cả năm 2019 dự kiến 5,3 tỷ USD, tăng trên 9% so với năm 2018. Kiều hối về đã giúp sản xuất kinh doanh, giải quyết khó khăn đời sống người thân, giải quyết việc làm, tạo điều kiện cho kinh tế Tp SG phát triển.
Do dự đoán thời tiết sẽ có 40-50% cơ hội mưa rào vào Thứ Bảy tới, 7 tháng 12 - ngày sự kiện ‘Winter in the Grove’, Thành phố sẽ dời sự kiện này đến ngày thứ Năm tuần sau, vào ngày 12 tháng 12, và chương trình sẽ bắt đầu lúc 5:00 giờ chiều đến 8:00 giờ tối
Tại nhà hàng Diamond 3, Westminster, Nam California, Tối thứ Sáu, ngày 29 tháng 11 năm 2019, Hội Đồng Hương Quảng Nam – Đà Nẵng (QNĐN) đã tổ chức buổi tiệc tri ân các mạnh thường quân và các ân nhân đã ïđóng góp cho chương trình cứu trợ Thương Phế Binh Việt Nam Cộng Hòa Quảng Nam Đà Nẵng.
Hôm biểu tình 17/11, lãnh tụ trẻ Joshua Wong hô lớn khẩu hiệu "Hồng-kông là Bá-linh mới !" trước đông đảo dân Hồng-kông tụ tập tại Công trường Edimbourg trong khu phố doanh thương.
Chính phủ Trump đang thắt chặt các đòi hỏi làm việc đối với một số người nhận phiếu thực phẩm, một sự thay đổi dự kiến sẽ loại bỏ các lợi ích của Chương Trình Hỗ Trợ Dinh Dưỡng Bổ Sung (SNAP) cho 688.000 người lớn.
Tổng Thống Donald Trump hôm Thứ Tư đã đột ngột bãi bỏ cuộc họp báo đã được lên lịch trình để kết thúc chuyến đi đầy tranh cãi tới Anh cho cuộc họp năm thứ 70 của Tổ Chức Hiệp Ước Bắc Đại Tây Dương gọi tắt là NATO.
Có 422.9 triệu khẩu súng đang lưu hành, khoảng 1.2 khẩu cho một người Mỹ, và 8.1 tỉ dây đạn được bán vào năm ngoái, chứng tỏ súng là phổ biến tại Mỹ, theo National Shooting Sports Foundation cho biết.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.