Hôm nay,  

Theo Sát Lề: Chuyến Cầu Viện 4 Nước Bắc Aâu Của Phan Văn Khải

06/10/199900:00:00(Xem: 5756)
‘Nhất bất quá tam’:

Nói đến chi viện cho Việt Nam là phải nói đến Thụy Điển. Thụy Điển là một quốc gia tây Âu đầu tiên đã thắt chặt ‘tình hữu nghị’ với Hà Nội kể từ 11.01.1969. Thụy Điển cũng đã chi viện cho Bắc Việt trên hai tỉ dô la trong suốt ba thập niên. Cũng vì thế Thụy Điển đã được chọn làm bước tiên phong cho chuyến cầu viện 4 nước Bắc Âu của phái đoàn CSVN do Thủ Tướng Phan Văn Khải dẫn đầu. Vào thời chiến, Thụy Điển cũng đã từng là vị trí chiến lược then chốt cho mũi công tuyên truyền, ngoại vận của Việt cộng tại Bắc Âu. Trong qúa trình hữu nghị đó, Thụy Điển đồng minh đã tạo cho người cán bộ cộng sản Việt Nam một cảm giác rất đồng chí hơn cả những người anh em cộng sản Nga trước đây. Chính vì vậy chọn Thụy điển để khai mào cho chuyến cầu viện đã tạo cho phái đoàn cộng sản Việt Nam một cứ điểm làm chỗ dựa tâm lý và tác động tâm lý ‘đầu xuôi đuôi lọt’.
Tại hai quốc gia Thụy Điển - Phần Lan, Phan Văn Khải và bầy đoàn thê tử 71 người đã may mắn không gặp sự chống đối của Cộng Đồng Ngưới Việt tỵ nạn. Nhưng sang đến Vương quốc Na Uy, phái đoàn Phan Văn Khải bất ngờ đã được những người tỵ nạn Việt Nam trực sẵn biểu tình chống đối. Tiếng hô hào ‘đả đảo, đả đảo...’ trong cờ vàng rực rỡ đã khiến cảnh sát địa phương phải tìm cách biện pháp ‘dấu hàng’ qua đường... mòn để phái đoàn trút được cảnh bẽ bàng... Đoàn xe ngoại giao có cảnh sát xa lộ chạy mô tô dẫn đầu. Còi xe báo hụ mở rộng con lộ từ phi trường Gardemoen kéo về thủ đô Oslo. Đoàn xe vượt nhanh với tốc độ phi thường lẩn tránh nhằm tạo cho ‘quốc khách’ một cảm giác ‘an toàn trên xa lộ’. Trong hoàn cảnh đó, ‘cái khó nó bó cái khôn’, những người tỵ nạn biểu tình đã chuẩn bị sẵn những bảng biểu ngữ, với vô số ngọn cờ vàng treo trên những chiếc cầu băng ngang xa lộ để ‘giàng đón’ (đòn giáng) phái đoàn Phan Văn Khải. Mà có đến mười một chiếc cầu cả thẩy thì nếu có ‘tránh vỏ dưa cũng gặp vỏ dừa’ - cái cảnh luồn lách dưới ngọn cờ của người quốc gia... ‘Quốc khách’ thấy mình bỗng dưng lạc đạo. Đường hầm dài đằng đẳng còn đâu cảnh quang đãng của một buổi sáng sau cơn mưa.

‘Chuyện chiếc cầu’

Chiếc cầu thứ mười hai này là thứ cầu... viện, Phan Văn Khải đã phải trải qua trong cảnh ngậm bồ hòn rất chịu đấm ăn xôi. Vì căn cứ vào bài tin của ký gỉa Gunnar Filseth của nhật báo Aftenposten thì Thủ tướng Na Uy Kjell Magne Bondevik đã đặt vấn đề tôn trọng nhân quyền tại Việt Nam trong dịp đối thoại với đồng nghiệp. Thủ tướng Bondevik đã trả lời với báo chí sau cuộc hội thảo với Phan Văn Khải rằng là Na Uy đã nhân dịp này đã nhắm vào việc đề bạt một dự luật bảo vệ pháp lý, và 1 chính thể lành mạnh cho Việt Nam. Khi nói đến việc này chúng ta có thể hình dung ra được một Việt Nam cho đến nay chưa có một đạo luật để ngăn chặn những bất công xẩy ra từ phía người lãnh đạo đối với nạn nhân của chế độ. Những người tranh đấu đòi hỏi nhà cầm quyền phải tôn trọng nhân quyền đều bị bỏ tù với bản án bất công do tòa án của chế độ xuyên tạc quy tội. Điển hình những người bị áp bức như Hòa Thượng Thích Quảng Độ, Bác sĩ Nguyễn Đan Quế... dựa vào bản tin của hãng thông tấn Reuters, cũng đã được nhật báo Aftenposten loan tin trong dịp này. Ngoài việc Thủ tướng Bondevik đã chứng minh với dư luận thế giới về việc Na Uy cực lực lên án những hành động chà đạp nhân quyền của giới cầm quyền Việt Nam, ông cũng chia xẻ mối quan tâm hàng đầu của Na Uy về nỗi khốn khổ, nhọc nhằn của dân tộc Việt Nam sau cuộc chiến. Còn bao lâu chưa có được dân quyền, chưa có một nền tảng pháp lý đa nguyên đa đảng và chưa có được một chính quyền do chính người dân chọn lựa qua cuộc bầu cử dân chủ, thì người dân vẫn chưa thoát khỏi ách thống trị, và chưa có thể gọi là làm chủ lấy mình và đất nước mình. Cái tiêu đề ‘bàn thảo về nhân quyền’ đăng tít lớn trên tờ báo với số 400 ngàn ấn bản sẽ khiến người cán bộ cao cấp và tùy tùng ấy khó lòng mà đánh lừa được dư luận. Đối lại chắc chắn là tờ báo Nhân Dân, cơ quan tuyên truyền của chế độ sẽ loan tin cuội để bịp người dân trong nước về thành qủa vĩ đại tưởng tượng nào đó.

‘36 kiểu cười’

Những nụ cười đặc biệt nào cũng được Nguyễn Văn Vĩnh nói đến, nhưng những loại đó thì không thể thấy ở nơi người cán bộ cao cấp vác bị. Có một nụ cười rất mới lạ đối với thường dân. Kiểu này chỉ có thể tìm thấy trong cẩm nang nghệ thuật ngoại giao của người cộng sản Việt Nam. Dân gian mình có đến 35 kiểu cười. Đỉnh cao trí tuệ phải ngon lành hơn nên mới có cái kiểu cười thứ ba mươi sáu. Kiểu cười thứ ‘ba mươi lăm’ cũng không phải là ai cũng làm được, chẳng hạn như nghệ sĩ Văn Chung có khả năng nhái để chọc cười thiên hạ. Chỉ có một thiểu số thành phần được gọi là những cán bộ triệt để cách mạng, đang tiến nhanh tiến mạnh lên chủ nghĩa tư bản đỏ mới có được kiểu ba mươi sáu này. Nói trắng ra thì kiểu cười này là kiểu ‘kiều vận’. Mà nói ngược lại thì nó là kiểu cười...’cầu viện’ đấy.
Trong một cuộc họp báo ngắn ngủi (rất ngắn theo nguyên văn của tiếng Na Uy meget kort), được kết thúc ngay sau câu hỏi đầu và cũng là câu hỏi cuối (rất hóc búa - theo Aftenposten) khi hỏi về việc trường hợp Hoà Thượng Thích Quảng Độ vừa qua đã đệ đơn xin phép xuất bản một tờ báo riêng cho Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, kết qủa sẽ ra sao" Phan Văn Khải đã trả lời như sau (dịch theo bài viết của ký gỉa Gunnar Filseth, Aftenposten) là: ‘Vấn đề cần phải được cân nhắc, tuy nhiên tất cả phải được chấp hành cho phù hợp với pháp luật. Chúng ta (chữ dùng bao gồm nhân dân và nhà nước) có luật quy định đối với việc này. Hiện nay vấn đề xuất bản báo chí tư nhân tại Việt Nam đều bị cấm ngặt. Tất cả ấn phẩm phải được cơ quan nhà nước xuất bản theo khuôn phép của bộ văn hóa. Chúng ta cần phải quan tâm tới hoàn cảnh mà chúng ta đang ở trong một đất nước nghèo nàn, bị chiến tranh tàn phá. Nếu chúng ta phải thay đổi luật pháp, thì phải thay đổi từng bước. Chứ chúng ta không thể thực hiện công việc dẫn đến tình trạng sụp đổ, bởi chúng ta cần biết là ngày nay vẫn còn một thiểu số thành phần mà chẳng phục vụ cho quyền lợi của nhân dân. Một tờ báo như thế chỉ nhằm cho một nhóm nhỏ con người. Chúng ta cần nhớ là chúng ta đã có một cuộc chiến mà hằng triệu người đã phải chết, và bổn phận của chúng ta là bảo vệ quyền lợi cho toàn dân.’


Một cuộc chiến đã chấm đứt gần hai mươi lăm năm mà Nhà Nước Việt Nam vẫn còn lo sợ diễn biến (") đưa đến tình trạng sụp đổ. Nói cho đúng là sợ sụp đổ chế độ (Việt Nam lâu nay, từ ngàn năm qua vẫn sừng sững cho đến nay, chứ đâu có bị sụp đổ, ngoại trừ thiên tai hành hạ và chính quyền hiện nay phá quấy) - Nói trắng ra là rất sợ ‘diễn biến hòa bình’ như trường hợp các nước đàn anh Liên Xô - Đông Âu. Bởi vì người cộng sản Việt Nam mang bản chất hiếu chiến nên nhìn đâu cũng thấy kẻ thù. Một nhóm nhỏ dù chỉ là tôn giáo thôi, họ cũng sợ. Cái chính nghĩa của người đối lập bị coi là kẻ thù hung hãn của chế độ cần phải tiêu diệt. Người cộng sản Việt Nam làm như vậy nhằm bảo vệ cái chủ nghĩa mà đã làm họ vinh thân phì gia sau cuộc chiến. Họ tiếp tục kéo dài một cuộc chiến ‘ý thức hệ’ là vì vậy. Cuộc chiến có thể khiến vài triệu người thiệt mạng, nhưng một cuộc chiến chủ nghĩa sẽ khiến cho cả nhiều thế hệ con người bị điêu linh. Họ không màng. Điển hình là hằng chục năm miền Bắc, rồi cả miền Nam đến nay vẫn chỉ là một nước nghèo, dân tộc hèn - ‘nghèo hèn’, mà chỉ có đảng viên mới thấy mình thắng lợi và không còn cảm giác của nỗi nhục ăn mày - ‘Mày ăn tao, cả nước tao ăn mày’.
Xem tấm hình lớn được đăng trên nhật báo Aftenposten chụp chung với Thủ tướng Bondevik và người cán bộ cao cấp ‘cười lên đi cho.. sao vàng sáng chói’ quả thật là... hình ảnh vinh quang của chủ nghĩa bác và đảng.

Oslo - biểu tình dân chủ

Đoàn nguời tỵ nạn biểu tình từ phi trường kéo về tập trung tại sân trước toà nhà Quốc Hội Na Uy. Rừng cờ vàng phất phới bay trong lớp lớp biểu ngữ chống đối dương cao xen vào đó với tiếng đả đảo khí khái vang động khi nhác thấy đoàn xe ngoại giao đưa đón phái đoàn Phan Văn Khải tới Quốc Hội Na Uy để gặp gỡ Bà Chủ tịch Quốc Hội Kristi Kolle Gronsdahl. Bản Kiến Nghị của Cộng Đồng Người Việt cũng đã được trao gửi trực tiếp đến Bà Chủ Tịch Quốc Hội trước đó. Tiếng hô hào tranh đấu của người tỵ nạn kêu gọi chính quyền Na Uy gây áp lực đối với nhà cầm quyền Việt Nam phải tôn trọng nhân quyền. Sự tranh đấu bền bỉ của Người Việt đã gây khó khăn rất nhiều cho phái đoàn Phan Văn Khải. Thiết tưởng những dân cử Na Uy gắng gượng tiếp đón phái đoàn đó chỉ sơ sài để cho khỏi trái với tinh thần nguyên tắc ngoại giao mà thôi. Bởi có đem so sánh với những cuộc viếng thăm quốc gia của những vị lãnh tụ khác thì mới thấy sự khác biệt trong lần này. Không kèn không trống; không có lấy một bản tin loan tải cuộc viếng thăm; không có cờ xí treo trên đường trong phố... chào đón. Ngược lại bị người Việt tỵ nạn ‘giàn đón’ thì còn gì cái khí thế và tư cách của người tự gọi là đại diện nhân dân. Chính quyền Na Uy đã biết đối xử nhân bản với 15 ngàn người tỵ nạn. Còn chính nhà cầm quyền của Việt Nam thì lại đày đọa chính dân tộc mình mà vẫn cứ cho là người mới biết thương dân và chăm lo nhân dân. Cho dù là đã đi xa cả nửa quả địa cầu, người cán bộ cao cấp ấy vẫn chưa hết nỗi sợ hãi ‘chiến khu’ mà nhìn ai cũng thấy là kẻ thù. Đã là đại diện nhân dân thì sao lại sợ nhân dân" Đã là người có chính nghĩa thì sao lại sợ chống đối"
Trong buổi họp ‘chào hàng’ khuyến dụ doanh nhân Na Uy đầu tư vào Việt Nam, nhìn quanh chỉ thấy hầu hết là bộ hạ tay chân của người cán bộ cao cấp. Phía Na Uy hiện diện được đếm đủ mười ngón tay, bao gồm ban tổ chức, nhân viên một vài cơ quan như Norad viện trợ phát triển, ngoại thương... Qua những vụ làm ăn với Việt Nam, Na Uy đã thấy mình bị lừa, lừa nhỏ lừa to đều có. - Nhỏ thì như trường hợp Dag Alum, một đối tác văn phòng du lịch bị kết tội không sòng phẳng. Lớn thì có như Statoil ngao ngán mỏi mệt vì chả thấy thành quả gì mà chỉ thấy là hối lộ cứ gia tăng, hành chánh càng thư lại, quản trị càng bao cấp... Kết qủa là rất nhiều công ty ngoại quốc đã phải tháo chạy khỏi thị trường Việt Nam. Na Uy đang bị dụ đầu tư thêm. Mà làm ‘trâu chậm’ thì chắc chỉ còn nước đục mà thôi. Cho dù Na Uy cổ võ khuyến khích giúp Việt Nam bằng viện trợ trao đổi mậu dịch. Người doanh nhân Na Uy được hứa hẹn rất nhiều lợi nhuận cũng như bao cấp từ cả phía. Nhưng bài học của các nhà đầu tư đi trước như là cuốn chỉ nam cho những người đi sau nhắc nhở cẩn thận việc hợp tác với Việt cộng, nhất là đừng nên bỏ vốn đầu tư khi một một nền pháp lý dân chủ ở nước đó chưa thực hiện. Tiếp tay với họ là chỉ để tạo điều kiện để kéo dài thống trị độc tài của thể chế hiện nay. Các biện pháp ngăn ngừa tham nhũng hối lộ thực tế chỉ là hình ảnh biểu kiến để che mắt doanh thương nước ngoài. Sự thay đổi luật này luật nọ cũng chỉ được một thời gian ngắn rồi lại thay đổi. Cứ như thế mà thay đổi khi thấy có chút di hại đến quyền lợi của mình - một thiểu số lãnh đạo và thuộc hạ đảng viên. Chứ trên thực tế, làm gì có chuyện phát triển kinh tế cho đất nước, hay vì phúc lợi cho toàn dân…

Chính sách đổi mới đến nay với những thành quả ‘phấn khởi’, nhưng dân tộc Việt Nam vẫn tiếp tục nghèo đói. Tài nguyên đất nước cứ soi mòn mà người dân lại chẳng được hưởng. Sức lao động người dân được bán rẻ cho đầu tư nước ngoài mà phúc lợi thực sự ưu đãi thiểu số chóp bu. Tham nhũng là thành qủa của những ngừòi muốn bám víu vào quyền hành mà cấu kết với thành phần trục lợi - chính những người này mới là ‘thành phần chẳng phục vụ cho quyền lợi của nhân dân’ - để chia chác lợi nhuận. Cứ coi gương thành công vượt chỉ tiêu của những cán bộ nhà nước mà đã từng nằm gai nếm mật trong thời chiến, lặn lội từ đường mòn Hồ Chí Minh cho đến thông hào hầm trú Củ Chi, mặt xanh nanh vàng mà hôm nay thây lại rửng mỡ, tiền bạc tài sản kiểm tra lên đến hàng chục triệu Mỹ Kim, mới hiểu làm sao họ nhất định chống lại chế độ đa đảng đa nguyên. Làm sao họ chấp nhận và tình nguyện bỏ miếng ăn béo bở ấy. Ngược lại họ cần phải tăng cường cái vai trò lãnh đạo và cương quyết bảo vệ phúc lợi của chính họ ... Hiện tượng tư bản đỏ đã không phải là chuyện hoang đường trong một xã hội cộng sản vốn chỉ thuần một giai cấp - Giai cấp thống trị và bóc lột là đảng viên Việt cộng.
....
Những buổi họp khác cũng đều thấy ‘kẻ thù’ xuất hiện. Họ có bên ngoài, có cả bên trong. Họ hô hào lớn tiếng ‘đả đảo, đả đảo tập đoàn cộng sản Việt Nam’... Tiếng hét xa, tiếng hét gần, tưởng như tiếng bom Sa Điện...

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tháng 12 sắp đến năm nay 2019, là tháng cuối cùng trước khi Hiệp Ước Thành Đô được áp dụng. Năm tới, 2020, Việt Nam sẽ chánh thức do Nhà cầm quyền Tàu Cộng kiểm soát …... Con đường đấu tranh để Việt Nam thoát khỏi quỷ đạo Cộng Sản Tàu e rằng bế tắc!
Lời Tòa Soạn: Họa sĩ Duy Thanh vừa từ trần vào giờ 9:30 PM, đêm Chủ Nhật 24/11/2019 tại bệnh viện General Hospital San Francisco, tại thành phố San Francisco, California.
Trong khi nhiều người Trung Quốc nhờ công dân Việt Nam đứng tên lập công ty, bơm tiền mua nhà đất ào ạt tại các thành phố du lịch ven biển, xem như đầu tư bất động sản và xây khu nghỉ dưỡng… một số công ty khác lặng lẽ thâu tóm, mua lại nhiều công ty Việt Nam để nắm chặt cổ họng nền kinh tế Việt…
Tội phạm Trung Quốc đóng giả cảnh sát, công tố viên để lừa đảo trực tuyến chuyển hướng sang Đông Nam Á khi bị trấn áp tại quê nhà.
COPENHAGEN - Đan Mạch nhận trọng trách dẫn đầu kế hoạch huấn luyện không tác chiến tại Iraq từ cuối năm 2020.
Theo báo cáo mới nhất của Cục điều tra liên bang Mỹ (FBI), các hãng sản xuất xe hơi Mỹ trở thành mục tiêu tấn công hàng đầu của tin tặc trong năm 2018.
Tăng sĩ Phật Giáo Thiền Tông Gregory Filson đang đạp xe xuyên qua nước Mỹ trong một nỗ lực nối kết với đất mẹ và nâng cao ý thức về bệnh Alzheimer’s.
Cảnh Sát Tiểu Bang Massachussetts trở thành đơn vị đầu tiên thử nghiệm Spot, một loại robot chó, được chế tạo bởi Boston Dynamics, để tham gia các đơn vị tháo dỡ bom.
Giá nhà tại 20 thành phố Hoa Kỳ đã tăng cao hơn dự kiến trong tháng 9, cho thấy tín hiệu rằng giá trị nhà đang ổn định ở mức cao, và nhu cầu nhà ở vẫn cao. Đây là đợt tăng giá đầu tiên kể từ năm 2018.
Ronna McDaniel – Chủ Tịch Uy Ban Quốc Gia Đảng Cộng Hòa (RNC)- đã tuyên bố hôm 26/11 rằng: hành động đầu tiên của tỉ phú Michael Bloomberg khi chính thức tuyên bố tranh cử ửng viên tổng thống đảng Dân Chủ không khác nào cộng sản.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.