Hôm nay,  

Phóng Viên Không Biên Giới Tố Cáo Csvn Đàn Aùp Báo Chí

05/05/200300:00:00(Xem: 3927)
THỤY SĨ -- Phóng Viên Không Biên Giới tố cáo Việt Cộng đàn áp Báo Chí -- đó là nhan đề Bản Tin ngày 3 tháng 5 năm 2003 của Liên Hội Nhân Quyền Việt Nam ở Thụy Sĩ.
Đánh dấu Ngày Quốc tế Tự do Báo chí lần thứ 13 (3-5-2003), Phóng Viên Không Biên Giới đã cho phát hành bản Báo Cáo thường niên của tổ chức. Trong một thông cáo phổ biến chiều ngày 2 tháng 5 năm 2003, Phóng Viên Không Biên Giới kiểm điểm tình hình chung ở lãnh vực ngôn luận và thông tin trong năm 2002. Quả làø một thời kỳ đen tối mới, tệ hại hơn năm trước nhiều.
Ở Mỹ châu, Cuba của Fidel Castro chiếm "giải vô địch". Tính đến ngày 30 tháng tư năm 2003, Cuba đã giam giữ hơn 30 nhà báo và được Phóng Viên Không Biên Giới coi là "nhà tù lớn nhứt thế giới".
Ở Á châu, "thành tích" của bốn nước cộng sản Bắc Hàn, Trung Hoa, Lào và Việt Nam hơn hẳn chế độ quân phiệt Miến Điện. Ngược lại, Thái Lan, Phi Luật Tân và Nam Dương được công nhận là ba nước tôn trọng quyền tự do báo chí trong vùng Đông Nam Á. Theo số liệu được công bố, trong năm 2002, có 25 nhà báo bị sát hại, 121 người bị nhốt tù, gần 400 cơ quan báo chí truyền thông bị kiểm duyệt. Khoảng 1420 phóng viên bị hành hung, bị dọa giết, bị bắt cóc, bị cảnh sát truy tố hoặc sách nhiễu.
Cáo trạng về Việt Nam
Không phải là điều tình cờ mà vào Ngày Quốc tế Tự do Báo chí năm nay, Phóng Viên Không Biên Giới tiếp tục ghi tên Nông Đức Mạnh, Tổng bí thư Việt Cộng vào danh sách 42 "sát thủ chuyên truy lùng sát hại nền tự do báo chí" (prédateurs) trong 156 nước được kiểm tra. Phóng Viên Không Biên Giới đặc biệt dành cho chế độ Hà nội trọn một chương dài trong Bản Báo Cáo thường niên để tố cáo tình trạng Báo chí Truyền thông bị kiểm soát, kềm kẹp hoặc phong tỏa vàø giới cầm bút hành nghề ký giả bị giam tù, quản thúc độc đoán hoặc hăm dọa trừng phạt.
Tại Việt Nam, hiện có nhiều tờ báo được phát hành. Tuy nhiên, tất cả ngành hoạt động về báo chí truyền thông đều bị đặt dưới sự kiểm soát nghiêm ngặtõ của Nhà nước, công cụ phục vụ đảng Việt cộng. Nhà cầm quyền nhứt quyết không cấp giấy phép xuất bản sách báo cho cá nhân bất đồng chính kiến và hội đoàn muốn được sinh hoạt độc lập. Theo chân Trung cộng, tập đoàn thống trị ở Hà nội đã ban hành nhiều biện pháp kiềm tỏa và truy cản sự thông tin và phát biểu tư tưởng qua mạng lưới Internet. Điều làm Việt cộng lo sợ là dân chúng trong nước tìm đọc những trang nhà Website của những tổ chức người Việt tị nạn tranh đấu cho Nhân Quyền Việt Nam. Phóng Viên Không Biên Giới lưu ý thế giới về bản án 12 năm tù của ông Nguyễn Khắc Toàn, một trong năm nhà đối kháng bị bắt giam vì sử dụng Internet.
Một phần quan trọng của bản Cáo trạng mô tả ba trường hợp tiêu biểu những nạn nhân của chính sách bóp nghẹt quyền tự do báo chí và diễn đạt tư tưởng. Đó là giáo sư kiêm nhà báo Nguyễn Đình Huy, nhà báo kiêm nhà thơ Bùi Minh Quốc, và nhà sinh vật học kiêm nhà báo Nguyễn Xuân Tụ. Sau đây là một số tin tức về ba tù nhân ngôn luận và lương tâm của Phóng Viên Không Biên Giới được bổ túc với tài liệu của Liên Hội Nhân Quyền Việt Nam ở Thụy Sĩ .
* Nguyễn Đình Huy: bút hiệu Việt Huy, Ngô Trần Luân, Nguyễn Viết Thắng, sinh ngày 2 tháng giêng năm 1932 tại Kim Sơn, Nam Định, Bắc Việt. Tác giả tập truyện Mùa Lúa Chín (1960), ông Nguyễn Đình Huy nguyên là chủ bút, ký giả, giáo sư sử học và tân văn trước khi Sài gòn thất thủ. Ông Nguyễn Đình Huy từng bị tù đày mà không hề bị xét xử hay bị kết án, bị giam trong nhiều nhà tù và trại lao công cưỡng bách trong suốt 17 năm trời từ tháng 4 năm 1975. Được thả năm 1992, ông lại bị bắt năm 1993 vì vận động để thiết lập một chế độ dân chủ tại Việt Nam. Tháng 8 năm 1995, ông lại bị kết án 15 năm tù và hiện bị giam tại trại lao công cưỡng bách Xuân Lộc, Z30A-K3, Hàm Tân, Thuận Hải. Khôi nguyên Giải Lilian Hellmann/Dashiell Hammett năm 1997 về quyền tự do phát biểu tư tưởng (do Đài Quan Sát Nhân Quyền Human Rights Watch trao tặng), ông Nguyễn Đình Huy còn là hội viên danh dự của các Trung tâm Văn Bút Anh, Pháp, Ba Lan, Thụy Sĩ Pháp thoại, Slovaquie và Perth.

* Bùi Minh Quốc: bút hiệu Dương Hương Lý, sinh ngày 3 tháng 10 năm 1940 ở Mỹ Đức, Hà Tây, Bắc Việt. Ông Bùi Minh Quốc bị Việt cộng chận bắt tại nhà ga Thanh Trì (Hà Nội) hôm 8 tháng 1 năm 2002, nơi ông đến để dự một buổi họp cùng một nhóm nhân vật đối kháng. Bốn ngày sau đó, ông bị đưa về quản thúc tại Đà Lạt và bị buộc tội tàng trữ văn chương chống chính phủ, gồm cả những bài ông viết. Bùi Minh Quốc bị bắt vì ông đã đích thân đi điều tra về những vụ Hà nội chuyển nhượng cho Bắc kinh lãnh thổ Việt Nam ở vùng biên giới.
* Nguyễn Xuân Tụ: bút hiệu Hà Sỹ Phu, sinh ngày 22 tháng tư năm 1940 ở Đông Hồ, Thuận Thành, Bắc Ninh, Bắc Việt. Nhà trí thức đối kháng này từng bị bắt giam từ tháng 12 năm 1995 vì tội tiết lộ tài liệu bí mật Nhà nước. Mãi đến tháng 8 năm 1996 thì ông mới bị đưa ra xét xử và bị kết án 1 năm tù. Sau khi rời nhà giam, ông bị canh chừng và sách nhiễu. Đến tháng 5 năm 2000, ông bị đặt trong tình trạng quản chế hành chánh. Công an mở cuộc điều tra vì nghi ông có dự phần soạn thảo một bức thư ngỏ của nhiều nhà trí thức đối kháng kêu gọi thực hiện một chế độ dân chủ. Ông Hà Sỹ Phu có thể bị kết án tử hình vì tội phản quốc. Từ ngày 4 tháng giêng năm 2001 dường như ông không còn bị điều tra và biện pháp quản thúc được nới lỏng. Nhưng đến ngày 9 tháng 2 năm 2001, một lần nữa, ông lại bị đặt trong tình trạng quản chế hành chánh. Lần này, ông bị kết tội liên lạc với người Việt tị nạn ở hải ngoại để phá hoại trong nước và đòi lật đổ chế độ cộng sản. Thời kỳ ấy, hàng chục ngàn người Dân tộc thiểu số (đồng bào Thượng), từ các buôn làng kéo nhau về các tỉnh lỵ đòi quyền tự do tôn giáo và đòi đất canh tác bị Nhà nước cộng sản cướp đoạt. Cuộc trấn áp tàn bạo bằng quân đội khiến cho hàng trăm người dân bị thương nặng và nhiều người phải bỏ trốn sang Cao Miên. Từ tháng 11 năm 2001, sau khi linh mục Nguyễn Văn Lý bị kết án tù, ông Hà Sỹ Phu bị cô lập hoàn toàn trong tình trạng quản chế hành chánh vô cùng khắc nghiệt. Trung tâm Văn Bút Gia Nã Đại nhận ông là hội viên danh dự.
Trong phần cuối của bản Cáo trạng, Phóng Viên Không Biên Giới ghi lại với nhiều chi tiết, những biện pháp độc đoán mà nhà cầm quyền Hà nội đã áp dụng để đàn áp hoặc hạn chế quyền Tự do Báo chí Truyền thông địa phương lẫn ngoại quốc có liên quan đến Việt Nam. Ngày 8 tháng giêng năm 2002, Nguyễn Khắc Hai, thứ trưởng Văn hóa và Thông tin công bố một nghị định ra lịnh cho cảnh sát tịch thu và tiêu hủy tất cả ấn loát phẩm không có sự kiểm duyệt trước của chính phủ. Từ tháng giêng đến tháng bảy, cảnh sát đã đốt bỏ 15 tấn sách, tạp chí và băng ghi âm nhạc cùng phim ảnh vì có nội dung bị Nhà nước coi là "xâm phạm thuần phong mỹ tục hoặc phá hoại an ninh quốc gia", trong đó có nhiều tài liệu của các tổ chức tranh đấu cho Nhân Quyền Việt Nam ở ngoại quốc. Bộ Ngoại giao Việt cộng cấm hãng thông tấn Pháp AFP tháp tùng một nhóm phóng viên ngoại quốc được đưa đi tham quan vùng Cao nguyên một năm sau khi có những cuộc biến động ở đó. Tháng sáu, Phan Văn Khải ký một sắc lệnh cấm công dân Việt Nam tiếp nhận các chương trình truyền hình ngoại quốc bằng vệ tinh. Ngày 7 tháng tám, bộ Văn hóa và Thông tin bắt đài Liên mạng TTVN online ngưng hoạt động vì đã phổ biến những tin tức vi phạm luật báo chí và "bóp méo sự thật". Qua ngày 8 tháng tám, theo tin của tòa soạn tạp chí Kinh Tế Viễn Đông ở Hương Cảng (Hongkong) , hàng trăm số báo đã không được bày bán ở Việt Nam theo lịnh của nhà cầm quyền. Theo một số quan sát viên ngoại quốc, quyết định đình chỉ bán báo bắt nguồn từ một bài của William J.Duiker viết về tiểu sử Hồ Chí Minh. Tác giả này đã phát lộ một số chuyện về đời tư của lãnh tụ Việt cộng, trái hẳn với truyền thuyết chính thức của đảng. Trước đó, số báo Kinh Tế Viễn Đông phát hành ngày 11 tháng bảy cũng đã bị ngăn cấm vì có đăng một bài nói về những tai tiếng chung quanh vụ án Năm Cam, trùm băng đảng xã hội đen giết người cướp của giữa ban ngày, cấu kết với chính quyền độc tài tham nhũng. Cũng nên nhắc lại, báo Công An Nhân Dân số ra ngày 13 tháng tám đã kêu gọi các viên chức kiểm soát chặt chẽ hơn nữa ngành báo chí truyền thông đang bị các "thế lực thù nghịch" lợi dụng.
Liên Hội Nhân Quyền Việt Nam ở Thụy Sĩ

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạp chí Văn Học Mới số 5 dày 336 trang, in trên giấy vàng ngà, bìa tranh nghệ thuật của Nguyễn Đình Thuần, sáng tác từ hơn 50 nhà văn, nhà thơ, nhà biên khảo và phê bình nghệ thuật.- Văn Học Mới số 6 sẽ ấn hành vào tháng 3/2020, có chủ đề về nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ Nguyễn Đình Toàn
Một tuyệt phẩm thi ca gồm những bài thơ dị thường chưa bao giờ xuất hiện bất cứ đâu, viết bởi một thi sĩ dị thường. Tựa: Tuệ Sỹ Ba ngôn ngữ: Việt - Anh - Nhật Dịch sang tiếng Anh: Nguyễn Phước Nguyên Dịch sang tiếng Nhật: G/s Bùi Chí Trung Biên tập: Đào Nguyên Dạ Thảo
Mùa thu là cơ hội bước sang trang mới khi nhiệt độ bắt đầu dịu lại. Trong mùa này, người dân California không cần mở điều hòa không khí lớn hết cỡ và cũng còn quá sớm để lo chạy máy sưởi.
Garden Grove xin mời cộng đồng tham gia chương trình đóng góp tặng quà cuối năm nhằm mang lại niềm vui, hy vọng và giúp đỡ cho những trẻ em địa phương không có quà trong mùa lễ Noel.
Ngồi niệm Phật miên man, dù cố tâm vào Phật hiệu nhưng hôm nay vẫn không sao “ nhập” được, đầu óc nó cứ văng vẳng lời anh nó lúc sáng: - Tu hú chứ tu gì mầy!
Một đường dây buôn người bán qua TQ do một phụ nữ Việt là nạn nhân buôn người trước đây tổ chức vừa bị phát hiện và bắt 2 người tại tỉnh Nghệ An, miền Trung Việt Nam, theo bản tin hôm 5 tháng 12 của Báo Dân Trí cho biết.
Điều trần luận tội đầu tiên của Ủy Ban Tư Pháp Hạ Viện đã nhanh chóng nổ ra cuộc đấu đá nội bộ đảng phái hôm Thứ Tư, 4 tháng 12 năm 2019, khi các nhà Dân Chủ cáo buộc rằng Tổng Thống Donald Trump phải bị truất phế khỏi chức vụ vì tranh thủ sự can thiệp của nước ngoài vào cuộc bầu cử ở Hoa Kỳ và đảng Cộng Hòa giận dữ vặn lại không có căn cứ cho hành động quyết liệt như vậy.
Đó là cuộc khảo sát của công ty tài chánh WalletHub đối với 182 thành phố khắp Hoa Kỳ, để xếp thứ tự an toàn nhất cho tới bất an nhất. Cuộc nghiên cứu dựa trên 41 thước đo liên hệ tới an toàn
Cảnh sát đã bắn chết một người đàn ông cầm dao tại El Monte, Nam California hôm Thứ Hai.
Một phần thưởng 50,000 đô la được đưa ra để bắt một người đàn ông của thành phố Burnaby đã bị truy nã trước đây vì tội rửa tiền như một phần của nhóm tội phạm có tổ chức người Việt Nam hoạt động tại Canada và Hoa Kỳ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.