Hôm nay,  

Dự Thi Người Việt Trên Đất Úc: Vân Là Hạnh Phúc

19/08/200200:00:00(Xem: 5237)
- Anh ạ, em nghĩ như vậy là mình cũng hạnh phúc lắm rồi. Anh và em đều có job phù hợp với khả năng và ước muốn của mình. Về con cái tuy rằng Đăng vẫn còn lông bông chưa chịu học hành mà chỉ theo chúng bạn đi chơi nhưng mình lại có Vĩnh, đứa con lớn nhất ngoan, học giỏi và rất thương yêu các em, kể cả đối với Đăng. Hai đứa nhỏ, Đại và Đoàn đều rất dễ thương. Em nghĩ thường thì ít ai có được trọn vẹn hạnh phúc một trăm phần trăm. Em hãy balance những điều em được và những điều em mất và em thấy hiện tại gia đình mình cũng hạnh phúc lắm. Dĩ nhiên, nếu Đăng chịu khó học hành đến nơi, đến chốn thì hạnh phúc sẽ tràn đầy hơn và làm cho anh và em bớt đi những lo lắng.
Đó là những lời mà Phương thường nói để an ủi mỗi khi tôi có những nghĩ ngợi và buồn rầu về Đăng.
Gia đình tôi sang Úc tính đến nay vừa tròn mười năm, một thời gian cũng không ngắn và cũng không dài, nhưng nó đủ để cho người ta có thể hội nhập vào một xã hội mới.
Khi còn ở Việt Nam, gia đình tôi đã gây dựng được một cuộc sống tương đối ổn định sau nhiều năm vất vả, trong đó sự đóng góp của Phương rất nhiều. Chúng tôi đã có một căn nhà tương đối đầy đủ tiện nghi, một chiếc xe gắn máy nhỏ, một chút tiền để dành và bốn đứa con xinh xắn, dễ thương. Bốn đứa con, chính là gia tài lớn nhất của chúng tôi.
Phương vẫn thường nói với tôi:
- Anh ạ, bốn đứa con này là cả gia tài quý báu của em. Đôi lúc em không muốn cho các con lớn vì em sợ chúng sẽ không còn hồn nhiên nữa, sợ chúng sẽ xa em và em sẽ không còn được nựng nịu chúng nữa.
Để bảo đảm cho cuộc sống lúc đó, ngoài việc dạy học chúng tôi còn có một trung tâm dạy thêm và luyện thi nhỏ thu hút khá đông học sinh ở một số trường trong khu vực chúng tôi ở. Nhưng sau nhiều đắn đo suy nghĩ, chúng tôi đã quyết định xin đi định cư tại Úc theo sự bảo lãnh nghề nghiệp mà một người anh ở Úc đã giúp chúng tôi. Phải nói khi nhận được giấy chấp thuận của chính phủ Úc, tôi cũng thường phân vân và lo lắng:
- Phương à, anh cũng hơi lo một chút. Mình cũng hơi lớn tuổi rồi, sang bên Úc không biết mình có thể đi học lại để kiếm một cái nghề thích hợp không. Đi làm lao động thì anh không ngại nhưng chỉ sợ nếu nó kéo dài nhiều năm thì sức mình có chịu nổi không " Ở Việt Nam tuy cũng có những lúc mình phải làm rất cực nhưng cũng chỉ làm tạm trong một thời gian ngắn thôi. Làm business thì anh và em đều không có khả năng. Anh chỉ lo sợ, nếu các con thấy vất vả quá, nhất là Vĩnh và Đăng, nay đã lớn và hiểu rõ cuộc sống hiện tại của gia đình mình cũng tương đối đầy đủ thì sẽ không tốt cho cuộc sống các con !
Phương an ủi:
- Những điều anh băn khoăn là đúng. Hiện tại cuộc sống của gia đình mình cũng tạm ổn định. Tuy vậy, nếu suy nghĩ kỹ lại thì em thấy cuộc sống ở Việt Nam nó có vẻ tạm bợ quá, nó không có một cái nền tảng vững chắc để cho mình có thể yên tâm cho tương lai lâu dài. Chính quyền thì cứ thay đổi chính sách hoài, nay có thể cho mở trung tâm dạy thêm, mai lại có thể đóng cửa. Chắc anh còn nhớ trong thời gian đầu vợ chồng mình cũng đã gặp khó khăn như vậy. Rồi các con nữa, việc học hành của chúng rất khó khăn, cứ với cái đà này thì em không biết là mình có đủ tiền để lo cho các con vào học đại học không" Rồi như anh biết đó, thiếu gì sinh viên sau khí tốt nghiệp xong đã phải đi làm những công việc khác với những ngành nghề mình học chỉ vì những ngành nghề đó đồng lương quá ít. Học đại học rất khó, rất tốn tiền và khi ra trường vẫn không có việc hợp với khả năng mình học, không có cơ hội để phát triển và thi thố cái khả năng, cái kiến thức mà mình đã học
Tôi trầm ngâm như để suy nghiệm những lời mà Phương vừa nói. Phương lại nói tiếp:
- Anh nhớ không, chú An đã bỏ ra gần hai chục ngàn đô la để chạy một chỗ cho thằng Cao đi du học tự túc ở Úc. Nếu gia đình mình sang được Úc thi coi như mình có bốn đứa con được đi du học! Nếu anh và em có phải cực khổ, có phải đi làm những công việc vất vả mà các con mình có tương lai tốt đẹp thì mình cũng nên hy sinh cố gắng anh a.
Tôi nhận ra là Phương rất thương yêu các con. Nàng có thể làm bất cứ việc gì vì tương lai tốt đẹp của các con. Trước đây, Phương được sống trong một gia đình hạnh phúc, nàng chưa hề phải lo lắng hay phải làm một công việc gì nặng nhọc, nhưng từ ngày lập gia đình đến nay, nàng đã chịu vất vả rất nhiều nhưng nàng không hề buồn phiền. Nàng chỉ có một mục đích là làm sao cho các con được học hành đầy đủ và có một cuộc sống đầy đủ.
Rồi ngày 23/06/1992, gia đình tôi gồm sáu người, trong đó bé Đoan mới được hơn bốn tháng, lên đường sang Úc. Trải qua bốn chuyến bay từ Sài gòn đi Bankok, Singapore, Sydney va gia đình chúng tôi đã tới Canberra vào trưa ngày 24/06/1992 và được một số người thân ra đón.
Thời gian đầu, chúng tôi ở chung với gia đình người anh. Qua một vài tuần mừng vui hội ngộ rồi sau đó ai lại có việc của người nấy. Anh chị của tôi thì đi làm trở lại. Hai con lớn Vĩnh và Đăng bắt đầu đi học Anh văn. Riêng tôi và Phương trong lúc chờ đợi nhập học một lớp Anh văn chính thức dành cho người di dân, đã tranh thủ xin học chương trình Anh văn hàm thụ. Sự thực thì chúng tôi vẫn còn vất vả và tốn nhiều thì giờ với bé Đoan vì bé Đoan mới có hơn bốn tháng tuổi. Thời gian này ở Úc đang là mùa đông mà Canberra lại là một trong những thành phố lạnh nhất của Úc nên bé Đoan thường hay bị bệnh dù là chúng tôi đã cố gắng giữ ấm cho bé. Căn nhà bốn phòng với mười sáu người thuộc ba thế hệ khác nhau kể cũng quá tải lắm rồi.
Đầu năm 1993, gia đình tôi đổi sang một căn nhà khác ở suburb kế bên. Căn nhà tuy nhỏ nhưng dễ thương, có vườn, có sân cho các con chơi. Chúng tôi rất happy với căn nhà mới này. Phương vẫn thường nói với tôi:
- Hồi nhỏ, khi còn ở Việt Nam, lúc Ba làm thầu khoán xây cất. Em hay xem mấy cuốn catologe design nhà cửa và em ao ước sau này mình sẽ có một căn nhà như vậy và nay em đã có.

Tôi và Phương bắt đầu đi học lớp Anh Văn dành cho người di dân. Vĩnh và Đăng bắt đầu vào học high school còn Đại và Đoan thì được gởi ở nhà trẻ. Vào dịp long holiday, tôi theo một vài người quen đi làm farm cách xa Canberra hơn một giờ lái xe. Phương thì chỉ có thể đi làm ít ngày vì bận chăm sóc Đại và Đoan. Làm farm thì rất cực, ngoài việc dậy sớm, công việc làm phải cúi suốt ngày dưới trời nắng nên rất đau lưng. Tôi nhớ lại sau ngày đầu, mười tiếng làm farm, khi về nhà sau khi tắm, tôi đã không thể nhấc được cái chân lên để xỏ vào ống quần !!! Tuy vậy cả tôi và Phương đều rất happy với số tiền kiếm thêm được. Với số tiền này, chúng tôi đã mua được cho các con một bộ computer mới mà khi ở Việt Nam, Vĩnh va Đăng hằng ao ước. Rồi lần lượt những mùa hè sau đó với số tiền kiếm thêm được, trong nhà đã có thêm Ti vi, tủ lạnh .
Cuộc sống của gia đình chúng tôi dần dần khá hơn, tuy vậy cả tôi và Phương đều không dám nghĩ đến việc đi học trở lại, một phần vì số vốn Anh văn không đủ, một phần vì lớn tuổi không tiếp thu được. Sau khi học xong các lớp Anh văn dành cho người di dân, tôi và Phương đều cố gắng đi tìm những công việc làm hard work. Cuối cùng thì tôi cũng kiếm được một chân kitchen hand ở một khách sạn lớn và Phương thì tìm được một việc làm chăm sóc người già trong một viện dưỡng lão gần nhà. Tuy vậy đây cũng chỉ là những công việc tạm, do đó chúng tôi vẫn có cái cảm giác chưa ổn định.
Đầu năm 1996, do sự khuyến khích của người anh và một số người bạn. Vả lại lúc đó Đại và Đoan đã lớn nên chúng tôi quyết định ghi danh học về Computer (Information Technology) ở trường TAFE. Những ngày đầu đi học thật vất vả đối với tôi và Phương. Chúng tôi học rất chăm, không theo kịp những gì thầy cô giảng. Để làm xong những bài tập, có khi chúng tôi phải thức đến gần 2 giờ sáng. Có nhiều lần tôi và Phương phải lái xe đi xa hơn ba mươi cây số để nhờ một người bạn giảng lại những bài đã học mà chưa hiểu. Trong thời gian chúng tôi đi học, chúng tôi đã phải mượn thêm tiền nợ để trang trải cho các sinh hoạt của một gia đình sáu người.
Thời gian thấm thoát qua đi, Phương đã tốt nghiệp sau hai năm miệt mài đèn sách. Tám tháng sau Phương có một việc làm tốt về computer ở bộ quốc phòng cho đến nay. Còn tôi thì sau những ngày vật lộn với mấy chữ Anh văn và mấy cái program cũng đã tốt nghiệp giữa năm 1999 và gần một năm sau thì nhận được một công việc hợp với khả năng ở sở thuế liên bang và làm cho dến ngày nay.
Các con của chúng tôi nay đã lớn. Vĩnh thì đã học xong kỹ sư computer và có một việc làm tốt ở sở thuế. Hiện tại Vĩnh đang sửa soạn hoàn tất phần cuối của chương trình Master Computer. Đại thì đã vào học lớp bảy ở một trường tư Công Giáo. Đoan thì đang học lớp năm cũng tại một tư thục công giáo. Đại và Đoan đều chịu khó học. Ngoài giờ học ở trường, Đại và Đoan còn học thêm ở trung tâm KuMon, học Piano và học Sport. Tuy vậy chúng tôi cũng có một nỗi buồn về Đăng, đứa con thứ nhì của chúng tôi, năm nay đã hai mươi hai tuổi vẫn chưa chịu khó học hành và vẫn còn thường theo các bạn lêu lổng đi chơi. Phương buồn lắm. Có một lần Phương nghỉ bịnh ở nhà, nàng đã gọi phone cho tôi và nói:
- Anh ạ, em thương cho cuộc đời của Đăng quá. Nó cứ lông bông mãi như thế này thì cuộc đời nó sẽ khổ. Rồi sau này khi các em nó lớn thế nào rồi Đăng cũng sẽ mặc cảm và khi đó thì nó sẽ tự cô lập và xa rời anh em của nó à.
Nàng khóc và lại nói tiếp:
- Em thương nó quá. Nếu như em phải mất một phần thân thể, thí dụ như một cánh tay chẳng hạn mà Đăng thay đổi thì em cũng sẵn sàng !!! Thôi anh và em cố gắng cầu nguyện cho Đăng nha.
Những ngày nàng bịnh không đi làm được là những ngày nàng nghỉ ngơi nhiều. Tôi biết Phương rất thương yêu các con và nàng vẫn thường nói là nàng không muốn mất các con. Dù nàng rất thương tôi nhưng nàng có thể chấp nhận mất tôi chứ không muốn mất các con! Tôi hiểu nàng, một con người sống nội tâm, sống tình cảm chắc hẳn nàng sẽ đau khổ vô cùng khi nhìn thấy bất cứ đứa con nào chưa có tương lai. Phương cũng thường tự hỏi: “Chỉ vì nghĩ đến tương lai các con mà nàng bỏ lại mẹ già, bỏ lại những gì đã gầy dựng được sau một số năm làm việc vất vả. Không biết nếu gia đình mình còn ở Việt Nam thì Đăng có như thế này không"ï
Những lúc như vậy, tôi thường an ủi Phương:
- Anh nghĩ không hẳn như em nghĩ. Em cứ đọc báo Việt Nam thì biết. Ở Việt Nam bây giờ có quá nhiều tệ đoan xã hội. Nếu như mình còn ở Việt Nam thì anh nghĩ không chỉ riêng Đăng mà những đứa con còn lại chắc gì không vướng vào những tệ đoan đó. Em thấy không, Anh Sơn giáo dục các con nghiêm khắc như vậy mà thằng Cao cũng vướng vào chuyện này, chuyện nọ, anh Sơn đã phải chạy bao nhiêu tiền để lo cho Cao. Ở Việt Nam bây giờ ngay cả con gái cũng đi vào con đường hư hỏng chứ đừng nói chi tới con trai. Ở Úc, một xã hội được xây dựng trên sự tin tưởng lẫn nhau, trên sự tôn trọng trẻ em, con người. Và chính phủ thì luôn tạo mọi điều kiện để mọi người có cơ hội thăng tiến và trở thành một con người tốt. Nếu chẳng may có đứa trẻ nào đi vào con đường xấu thì xã hội Úc không những không ruồng bỏ nó mà còn tìm đủ mọi phương cách để đưa đứa trẻ đó hội nhập trở lại con đường tốt. Chính em thấy Đăng cũng đã dược sự giúp đỡ của biết bao nhiêu người nhưng chỉ vì Đăng quá lười biếng, không có nghị lực vươn lên thôi. Xã hội như vậy chắc chắn phải là một xã hội tốt đẹp hơn ở Việt Nam rất nhiều. Dù hơi thất vọng nhưng anh vẫn nghĩ một ngày náo đó thì Đăng sẽ thấy chán sự lêu lổng và đi học lại hoặc tìm một việc làm nào đó cho cuộc sống của nó. Ngày mai anh sẽ đi đóng tiền học cho Đăng ở trường TAFE và anh hy vọng kỳ này Đăng sẽ học hành đàng hoàng.
Phương có vẻ tin tưởng vào những điều tôi nói. Nàng vẫn thường nói với tôi rằng: ”Cứ mỗi lần em thấy Đăng nó nói lên một câu nói nào ngụ ý muốn thay đổi nếp sống của nó là em lại hy vọng nhưng Đăng đã làm cho em thất vọng nhiều lần quá rồi!ï. Và dĩ nhiên lần này thì Phương lại hy vọng.
Và tôi lại tiếp:
- Như em vẫn thường nói là em vẫn cảm thấy mình hạnh phúc. Em hiện tại mất Đăng nhưng em lai được Vĩnh và lại còn hai đứa nhỏ Đại và Đoan rất dễ thương. Anh và em đều có công việc làm tốt. Gia đình mình có nhà cửa khang trang. Vĩnh cũng có một căn nhà nhỏ. Em vẫn thường nói là em balance những cái được và những cái mất và em thấy mình vẫn là hạnh phúc.
Tôi đồng ý:
- Không ai có hạnh phúc hoàn toàn và như vậy thì gia đình mình VẪN LÀ HẠNH PHÚC.

Mai Khanh Thu

Canberra những ngày đông giá lạnh

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Bốn người được báo cáo đã bị giết chết hôm Thứ Năm sau một vụ cảnh sát rượt đuổi qua nhiều quận đã kết thúc trong trận đấu súng trên đường Miramar Parkway theo sau một tên cướp có vũ khí tại Coral Gables, tiểu bang Florida.
Mỗi năm lên tuổi già đi, tưởng đâu đã được an nhàn, nào ngờ đảng Cộng sản Việt Nam vẫn phải tối mắt đấu tranh để tồn tại vì các chứng nan y: Suy thoái tư tưởng; Đạo đức xuống cấp; Tham nhũng; và, Lợi ích nhóm trong trong cán bộ,đảng viên.
Bản thông báo của cảnh sát đưa ra hôm Thứ Năm ngày 5 tháng 12/2019, cho biết cô bé mất tích tên Lara Nguyen, 12 tuổi, cư dân thị trấn Menda. Lần cuối cô bé được nhìn thấy là tại nhà cô bé này ở đường Coppice Street, khoảng 8 giờ sáng hôm Thứ Tư ngày 4 tháng 12/2019.
Sài Gòn: Trong 11 tháng kiều hối đạt 4,3 tỷ USD, dự kiến cả năm 2019 dự kiến 5,3 tỷ USD, tăng trên 9% so với năm 2018. Kiều hối về đã giúp sản xuất kinh doanh, giải quyết khó khăn đời sống người thân, giải quyết việc làm, tạo điều kiện cho kinh tế Tp SG phát triển.
Do dự đoán thời tiết sẽ có 40-50% cơ hội mưa rào vào Thứ Bảy tới, 7 tháng 12 - ngày sự kiện ‘Winter in the Grove’, Thành phố sẽ dời sự kiện này đến ngày thứ Năm tuần sau, vào ngày 12 tháng 12, và chương trình sẽ bắt đầu lúc 5:00 giờ chiều đến 8:00 giờ tối
Tại nhà hàng Diamond 3, Westminster, Nam California, Tối thứ Sáu, ngày 29 tháng 11 năm 2019, Hội Đồng Hương Quảng Nam – Đà Nẵng (QNĐN) đã tổ chức buổi tiệc tri ân các mạnh thường quân và các ân nhân đã ïđóng góp cho chương trình cứu trợ Thương Phế Binh Việt Nam Cộng Hòa Quảng Nam Đà Nẵng.
Hôm biểu tình 17/11, lãnh tụ trẻ Joshua Wong hô lớn khẩu hiệu "Hồng-kông là Bá-linh mới !" trước đông đảo dân Hồng-kông tụ tập tại Công trường Edimbourg trong khu phố doanh thương.
Chính phủ Trump đang thắt chặt các đòi hỏi làm việc đối với một số người nhận phiếu thực phẩm, một sự thay đổi dự kiến sẽ loại bỏ các lợi ích của Chương Trình Hỗ Trợ Dinh Dưỡng Bổ Sung (SNAP) cho 688.000 người lớn.
Tổng Thống Donald Trump hôm Thứ Tư đã đột ngột bãi bỏ cuộc họp báo đã được lên lịch trình để kết thúc chuyến đi đầy tranh cãi tới Anh cho cuộc họp năm thứ 70 của Tổ Chức Hiệp Ước Bắc Đại Tây Dương gọi tắt là NATO.
Có 422.9 triệu khẩu súng đang lưu hành, khoảng 1.2 khẩu cho một người Mỹ, và 8.1 tỉ dây đạn được bán vào năm ngoái, chứng tỏ súng là phổ biến tại Mỹ, theo National Shooting Sports Foundation cho biết.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.