Hôm nay,  

Ép Dân Xin Thay Linh Mục Lý, Công An Bị Giáo Dân Đuổi

19/10/200100:00:00(Xem: 4269)
Tin tức về cuộc đấu tranh cho tự do tôn giáo tại Huế

Bản tin ngày 16-10-2001

1- An Truyền: nhật ký đau thương (5)
Chúa nhật 07-10-2001: Sau thánh lễ, cha... (một trong những linh mục thỉnh thoảng đến AT làm lễ chủ nhật, chúng tôi xin tạm giấu tên) dặn dò giáo dân: "Nếu trong tuần có biến cố gì hơi lạ thường xảy tới thì anh chị em hãy vui lòng chấp nhận, như Mẹ Maria đã thưa lên tiếng xin vâng"!"! Giáo dân hoang mang, suy đoán, dò hỏi. Việc lạ thường gì đây" Phải chăng là thay cha quản xứ"""
Ngày thứ hai 08-10, vài giáo dân đã đi hỏi ý kiến một linh mục được họ tin cẩn. Nghe họ trình bày suy đoán của họ xong, vị này khuyên: "Nếu Đức Cha quyết định sai một cha mới về coi sóc giáo xứ và ở lại thường xuyên, thì anh chị em cứ bằng lòng. Chỉ có điều là hãy xin Đức Cha bổ nhiệm vị đó như tạm quản, còn cha Lý thì vẫn được duy trì trong chức vụ quản xứ, vì xem như ngài còn sống và trong lúc này không thể đổi đi xứ khác được".
Sáng thứ ba 09-10, lúc 9 giờ, có 7 công an tên Phan Minh Tuấn, Nguyễn Việt và 5 khuôn mặt lạ vào làng. Mấy tay lạ mặt xưng là của tỉnh và trung ương. Thoạt tiên, họ cho người đến từng nhà giáo dân, phát một tờ đơn có nhan đề "Xin cho cha Nam về làm quản xứ" để giáo dân sẽ ký vào khi phái đoàn chính quyền tới thăm viếng và giải thích! Nhiều giáo dân (cô Quyên và cô Ý là 2 người tích cực nhất) vội chạy báo động khắp làng để đến hỗ trợ nhau. Và họ đã nhất trí với nhau lập tức là nhất định không ký.
Thoạt tiên, tốp công an đến nhà ông Huynh và chào hỏi: "Bác có mạnh khỏe không". Ông Huynh trả lời: "Làm có đủ ăn đâu mà mạnh khoẻ!" Giáo dân lúc đó cũng đứng vòng trong vòng ngoài. Công an hỏi: "Bác sống bao năm rồi, bao thời rồi. Bác thấy chế độ ta có tự do nhân quyền không"" - "Mấy ông cứ xét sự việc từ ngày cha Lý đổi về cho tới lúc này thì biết, cần chi hỏi tui!" - "hôm nay chúng tôi đến đây, đề nghị giáo dân ký vào đơn xin cha Nam về làm quản xứ" - "Không! Chúng tôi không xin!" - "Tại sao lại không xin"" Anh Long và chị Phượng, con của ông Huynh, trả lời: "Giáo xứ chúng tôi có quản xứ là cha Tađêô Nguyễn Văn Lý rồi. Mà sao mấy ông lại hỏi chúng tôi chuyện đó"" Vài giáo dân đứng quanh nhao nhao: "Cha Lý nói đúng quá: chính quyền luôn tìm cách can thiệp nội bộ Giáo hội, lấn lướt giáo quyền, làm thay cho giáo quyền!"
Quá bẽ mặt, công an đành đi ra và tới nhà bà Tranh, một giáo dân rất dũng cảm và... lý sự nữa (đã được nhắc tên nhiều lần trên các bản tin). Giáo dân cũng kéo theo, vây quanh nhà bà. Nghe tên Tuấn hỏi thăm sức khoẻ, bà Tranh đốp liền: "Chi mà sức khoẻ! Ngày làm được vài chiếc nón, có đủ ăn đâu! Còn bị quậy phá đủ kiểu!" Tốp công an trình bày ngay chuyện ký đơn. Bà Tranh liền hỏi: "Mấy ông có trách nhiệm về việc này à" Mấy ông tự ý đến hay Đức Cha nhờ mấy ông" Có phải mấy ông áp lực ĐC không được nên bây giờ áp lực chúng tôi trước, lấy chữ ký của nhân dân để ép buộc giáo quyền phải không"" Công an đánh trống lảng: "Tại sao đưa cha Nam về làm quản xứ mà giáo dân không thích"" Bà Tranh trả lời: "Vì giáo xứ chúng tôi đã có quản xứ là cha Tađêô Nguyễn Văn Lý rồi!". Tên Tuấn cố chèo kéo: "Cha Nam không chịu thì có chịu cha Giải hay cha Hoàng không"" Bà Tranh trả lời: "Cha nào chúng tôi cũng không chịu hết, vì chúng tôi chỉ biết có một cha quản xứ còn đương nhiệm là cha Tađêo". Giáo dân bèn đồng loạt la lên: "Cha Lý muôn năm! Cha Lý quản xứ muôn năm!!!"
Bấy giờ có một em nhỏ tên Anh cất giọng hỏi Tuấn: "Con hỏi chú: việc bổ nhiệm quản xứ là do Đức cha hay do chính quyền"" Tên Tuấn ú ớ: "Thì... thì... Đức Cha chứ sao, nhưng chúng tôi cũng có ý kiến..." Giáo dân la lớn: "Dẹp kiểu góp ý đó đi!" Núng thế, Tuấn bèn lảng sang chuyện khác: "Chị Tranh này, chị thấy ông Lý có tội chi không"" - "Tôi không thấy cha có tội chi cả!" - "Chị cố tình không thấy đó chứ!" - "Tôi không thấy cha Lý có tội gì cả. Vì cha chúng tôi không bao giờ làm điều trái: ăn trộm cũng không, giết người cũng không, tham nhũng cũng không, hăm dọa dân lành cũng không, nói thêm nói bớt cũng không... Trái lại cha Lý làm những chuyện như sau: sống đạo đức, yêu thương người, giúp đỡ kẻ khó, cứu người bệnh tật v.v... Ngài còn can đảm đòi lại tự do cho Giáo hội nữa. Đó là những điều tốt mà cha Lý dạy cho con chiên của cha". Tên Tuấn lên giọng: "Ông Lý có hai tội: một là tội chống chính quyền; hai là tội xúi Mỹ không ký Hiệp định thương mại. Chị cần thì tui cho chị coi tài liệu". Bà Tranh đáp: "Nếu các ông muốn quy tội cha Lý thì tìm cha Lý mà nói, đem cha Lý ra mà xử. Còn tụi tui là dân đen không biết chữ, đem tài liệu ra mà hù dọa làm chi! Tui nói cho các ông biết: Cha quản xứ tui mới về 3 tháng 10 ngày mà đã gieo một tình thương đặc biệt không ai có, nên chi tụi tui mộ mến cha và cảm phục cha".
Tốp công an bấy giờ giở giọng ba trợn: "Tụi bây theo ông Lý vì tiền thì có!" Giáo dân bèn nhao nhao lên: "Chúng tôi theo ngài vì ngài sống có tình như một người cha và can đảm làm chứng cho sự thật, chứ không phải theo ngài vì tiền. Các ông thử rải tiền từ ngoài trụ sở xã vào trong thôn, xem chúng tôi có theo các ông không" Mà đó là nói giả tưởng cho vui thôi. Đời sống kinh tế của chúng tôi đã điêu đứng trong bao nhiêu năm, đỡ hơn khi cha Lý về, nay lại càng điêu đứng vì sự trả thù hèn hạ của các ông!" Tên Việt thình lình hỏi móc bà Tranh: "Có ai mà nói xấu bác Hồ không"" Bà đốp liền: "Các ông hỏi chuyện đó thì đi chỗ khác mà hỏi. Đừng chọc tui nói chuyện chính trị mà bắt tui. Ra khỏi nhà tui mau! Ra khỏi nhà tui mau! Tui không rảnh tiếp chuyện mấy ông. Tui còn đi làm việc".


Thấy không thắng lý nổi giáo dân, bọn công an hù dọa: "Cứ ở đó mà chờ ông Lý!" Giáo dân trả lời: "Vâng, chúng tôi sẽ đợi ngài, dù là cả trăm năm. Chúng tôi chỉ chấp nhận cha quản xứ mới khi nào bài sai cha Lý bị Đức Cha hủy bỏ đã, hoặc khi nào cha Lý chết và chúng tôi thấy xác ngài đã... Mà tụi tui nói cho biết: cha đời, chúng tôi để tang 3 năm, còn cha đạo, chúng tôi để tang 7 năm lận!"
Mới đi vận động hai nhà mà đã thất bại thê thảm (y như tốp làm phim truyền hình tuần trước), lũ đàn áp nhân dân bèn hậm hực rút lui giữa tiếng la hò tống tiễn của giáo dân: "Thả cha chúng tôi ra! Thả cha quản xứ chúng tôi ra! An Truyền chỉ có một cha Tađêô Nguyễn Văn Lý! Cha Lý muôn năm! Cha Lý muôn năm!"
Vì bận chiến đấu với công an, tranh đấu với chính quyền, dồn sức hỗ trợ nhau, mọi giáo dân đành phải bỏ việc. May mắn thay, ban chiều Chúa đã gởi đến sự an ủi! Cũng trong buổi chiều này, khoảng 3g30, một cô tên là Hồ Thị Vương đi phố, tình cờ gặp Đức Cha Stêphanô tại một tiệm bán tượng ảnh đạo. Sau khi nghe cô chào, Đức Cha hỏi: "Con ở đâu"" - "Dạ thưa con ở An Truyền" - "Bữa nay An Truyền ra sao"" - "Thưa Đức Cha, không được bình an lắm!" - "Tại sao không được bình an"" - "Hồi sáng, lúc 9g, công an vào trong thôn nói không cho cha Lý về giáo xứ con nữa, làm cho giáo dân hoang mang". Đức Cha nói: "Bịa đặt! Bữa sau còn như vậy nữa, các con cứ nói với họ: đó là việc thuộc thẩm quyền tòa tổng giám mục, đó là việc tôn giáo, các ông có quyền chi"" Cô Vương đáp: "Chúng con đã nói như thế sáng nay rồi ạ!"
· Tưởng cũng nên kể thêm một chút về thái độ của giáo dân An Truyền trước chính quyền cộng sản. Ấy là có một em học sinh lớp 6, con anh chị Lự. Hôm nọ, trong lớp, em xin đứa bạn ngồi cạnh một tờ giấy nháp để làm bài. Thấy mặt kia của tờ giấy nháp có hàng chữ "Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Độc lập tự do hạnh phúc", em đã lấy bút gạch bỏ ba chữ sau cùng. Đứa bạn hỏi: "Răng mi lại gạch bỏ"" - "Thì có độc lập, tự do, hạnh phúc mô!" - "Nè! Tau sẽ méc ba tau!" - "Chấp mi méc!".
Thằng bé này về mách với ba nó thật. Ba nó chính là Nguyễn Hữu Quang, trưởng công an xã Phú An, hung thần từ lâu của giáo dân An Truyền. Tên Quang hăm dọa: "Bữa nào thằng đó thi lên lớp 10, tao sẽ không cho nó đậu!". Cậu bé giáo dân anh hùng, con anh chị Lự, đã nhắn lại qua thằng bạn của em: "Công an mà đi thù một đứa con nít, quá hèn hạ!" Nay thì tên Quang không dám đi vào làng An Truyền một mình nữa.
Chính quyền và công an xã Phú An vẫn thường hăm dọa sẽ không cho các học sinh An Truyền đậu lớp 9 hay thi vào lớp 10. Hoàng Thị Đào, em gái của Hoàng Trọng Dũng ở Nguyệt Biều, nay chẳng được vào lớp 10 trường công, cũng vì cái tội đó: không ghi ba chữ "Độc lập - Tự do - Hạnh phúc" trong các tờ đơn, ngoài cái tội là người duy nhất dám nêu tên cha Lý cách công khai lớn tiếng nhân đại hội La Vang 15-8-2001 (xin xem lại bản tin ngày 24 tháng 8 năm 2001).
Cuối cùng, để đối phó với lối hạch sách quậy phá là gọi đi "làm việc", giáo dân An Truyền đã bắn tiếng với chính quyền xã: muốn mời chúng tôi "làm việc", phải gởi giấy ít nhất trước một ngày để chúng tôi thu xếp, và phải ghi rõ ràng lên giấy : về vấn đề cha Lý, về vấn đề giữ đạo, ... chứ đừng giở giọng điệu mơ hồ: "làm việc có liên quan". Và ngày nào chúng tôi bỏ việc sinh nhai để đi hầu chính quyền thì phải trả cho chúng tôi 30 ngàn. Có như thế chúng tôi mới đi! Giáo dân nhất quyết không khuất phục trước những biện pháp trấn áp, hăm dọa của thứ chế độ "do công an, của công an và vì công an" này!
2. Ba người cháu của cha Lý tiếp tục đau khổ
Thân nhân của cha Lý vừa mới cho chúng tôi hay: hôm 10-10, công an Sài gòn đã cho phép 3 "nghi can" Hoa, Cường, Việt được gặp gia đình. Hôm đó, bà Nguyễn Thị Hiểu cùng anh Nguyễn Văn Dũng đã dẫn 4 đứa con của Hoa, vợ và 3 con của Cường đến trại giam để được gặp mặt ba nạn nhân xấu số, bị bắt giam vô cớ vì đòn trả thù hèn hạ của cộng sản. Mọi người đã ôm nhau mà khóc trong tức tưởi, khóc vì thương nhớ, khóc vì thứ công lý bất chấp mọi mọi lẽ phải và mọi nguyên tắc nhân đạo này. Thân nhân cho biết Cường đang bị khủng hoảng tinh thần nặng (lo sợ, ủ dột...). Trên đầu Cường có nhiều vết sẹo do đã bị đánh tơi bời ở Quảng Ngãi (khi vừa bị bắt). Tại đây, Cường cũng đã bị tước đoạt một số tiền tương đương 200 đô la, định đem ra Huế để thăm nuôi cha Lý.
Trước khi ra về, cán bộ trại giam cho biết: "Ở đây phạm nhân chỉ được nuôi ăn hai bữa: trưa và tối. Còn muốn ăn thêm bữa sáng thì phải tốn mỗi bữa 5 ngàn đồng. Ngoài ra, mỗi phạm nhân phải trả tiền nước là 60 ngàn một tháng"!"! Quý vị thấy trên thế giới, có kiểu săn sóc tù nào độc đáo như vậy chăng"
Chúng tôi không thể kết thúc bản tin mà không kể lại một chuyện nhỏ: hôm giáp 100 ngày thân mẫu cha Lý mất, anh Dũng đem một số tiền đến xin một linh mục dâng lễ cầu nguyện. Vừa thấy mặt Dũng, vị này bảo: "Cứ để tiền đó rồi về ngay đi!" - "Sao cha đuổi con như đuổi tà vậy" Cha sợ liên lụy à"" - "Ừ! Tao sợ liên lụy!" Lại một nỗi đau lòng! Nỗi đau cho ai" Hỡi những vị đang bị khống chế bởi nỗi hãi sợ do khủng bố này, xin vui lòng suy nghĩ lại!

Phóng viên tường trình từ Huế

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
DB Derek Trần: Tôi làm tất cả để bảo vệ cộng đồng mình trong vấn đề di trú

NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.