Hôm nay,  

Tương Lai Nào Cho Liên Hiệp Quốc?

04/04/200300:00:00(Xem: 4438)
Hôm thứ Năm, khi gặp các Ngoại trưởng của Liên hiệp Âu châu và Minh ước Bắc Đại Tây Dương NATO, Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ Colin Powell đã gây thất vọng cho nhiều người khi nhắc lại điều ông từng phát biểu tại Quốc hội Mỹ. Rằng Mỹ sẽ còn ở lại Iraq rất lâu và sẽ phải giữ một vị trí trọng yếu tại xứ này. Ông Powell không nhất thiết chối từ một vai trò nào đó của Liên hiệp quốc, nhưng cho rằng vấn đề này sẽ được bàn sau, khi cần thiết.
Colin Powell là nhân vật được coi là ôn hòa nhất trong thành phần nhân sự phụ trách về đối ngoại của Tổng thống George W. Bush. Những người khác, kể cả ông Bush, không che dấu gì sự thất vọng đối với Liên hiệp quốc và họ sẽ có phản ứng còn gay gắt hơn qua chánh sách của Mỹ đối với Liên hiệp quốc sau khi chiến cuộc Iraq chấm dứt.
Khi ra tối hậu thư cho Saddam Hussein, ngày 17 tháng Ba, ông Bush nhắc đến 17 nghị quyết của Liên hiệp quốc về Iraq không hề được Baghdad tôn trọng, và Hội đồng Bảo an còn không thể thông qua một nghị quyết thứ 18 vì Pháp hăm dọa sẽ dùng quyền phủ quyết. Vì Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc không đảm đương nổi trách nhiệm, ông Bush kết luận, Mỹ sẽ đứng lên thi hành việc đó. Và Liên hiệp quốc trở thành một định chế vô dụng. Những người chống chiến tranh, chống Mỹ hoặc bênh Saddam Hussein thì cho rằng đây là một thất bại về ngoại giao của Hoa Kỳ. Nhưng nhiều người khác lại tin rằng thái độ cố chấp và chống đối của Pháp - tới độ báo trước sẽ phủ quyết đề nghị mới của Anh và Mỹ dù chưa biết về nội dung và dù Baghdad còn chưa lên tiếng - đã gây sứt mẻ trong quan hệ Pháp-Mỹ và triệt tiêu khả năng hoạt động của Hội đồng Bảo an: Liên hiệp quốc không thể bảo vệ an ninh hay hòa bình mà chỉ có thể là người lính cứu hỏa hay cứu đói.
Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc được thành lập năm 1946 với năm hội viên thường trực là các nước “chiến thắng” trong phe đồng minh chống phe Trục thời Đệ nhị Thế chiến. Năm hội viên đó có quyền phủ quyết, tức là với chỉ một lá phiếu cũng vô hiệu hóa quyết định của Hội đồng Bảo an, đó là Anh, Pháp, Liên Xô và Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan). Sau khi Hoa Kỳ công nhận chính quyền Cộng sản Hoa Lục, Đài Loan bị trục xuất khỏi Liên hiệp quốc và Bắc Kinh chiếm lấy ghế hội viên thường trực của Hội đồng Bảo an. Ngoài năm hội viên thường trực, Hội đồng Bảo an có thêm 10 hội viên được chọn luân phiên trong các quốc gia còn lại. Với cơ chế này, Liên hiệp quốc là một sản phẩm của quá khứ và từ đã lâu, các học giả đều tranh luận về vị trí của Pháp trong Hội đồng.

Pháp là một xứ bại trận, bị Đức quốc xã chiếm đóng một nửa phía Bắc, nửa phía Nam thuộc quyền cai trị của một chính phủ bù nhìn được Đức quốc xã cho tồn tại làm vì. Khi các nước đồng minh đánh bại phe trục, Pháp được giải phóng và hiện diện trong phe “chiến thắng”. Ngày nay, kể về thực lực lẫn tư thế, Pháp khó có thể so sánh với Nhật Bản hoặc Ấn Độ, mà hai xứ đó lại vẫn đứng ngoài, dù xứng đáng hiện diện trong Hội đồng Bảo an hơn Pháp rất xa. Sau khi chiến tranh Iraq kết thúc, Tổng thống Bush có hy vọng thắng cử thêm một nhiệm kỳ và đến khi đó Hoa Kỳ có thể đề nghị tu chỉnh lại Hiến chương Liên hiệp quốc và quy chế lẫn cơ cấu của Hội đồng Bảo an.
Dù không đồng ý với chánh sách Iraq của ông Bush, nhiều người Mỹ cũng không chịu nổi thái độ họ gọi là ngang ngược của Pháp, cho nên sẽ tác động vào Quốc hội và việc Hoa Kỳ đóng góp đến 25% ngân sách của Liên hiệp quốc là điều được rất nhiều người chú ý. Việc nhiều quốc gia còn lấy thế đa số để biến Liên hiệp quốc thành một diễn đàn chống Mỹ cũng được người Mỹ thấy rõ hơn và năm qua, việc Lybia - một xứ nổi tiếng độc tài, xưa kia còn can tội khủng bố - được bầu làm Chủ tịch Ủy ban Nhân quyền của Liên hiệp quốc càng khiến định chế này bị mất giá trị.
Đó là chuyện lâu dài, ngay trước mắt thì sau khi chiến cuộc chấm dứt, việc cứu trợ nhân đạo là nhu cầu khẩn cấp. Nhưng ngay với nhu cầu cứu trợ này, người ta vẫn thấy ảnh hưởng của chính trị. Tuần qua, khi Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc biểu quyết việc tái tục chương trình “đổi dầu lấy gạo” (cho phép Baghdad xuất cảng dầu thô, tiền thâu được sẽ viện trợ cho dân Iraq dưới hình thức lương thực) để cứu đói thì chính quyền Saddam Hussein phản đối, vì cho rằng chỉ có mình mới có thẩm quyền. Sáu mươi phần trăm dân Iraq sống nhờ chương trình này của Liên hiệp quốc. Trước đó, để hàn gắn sự rạn nứt giữa các đồng minh, Thủ tướng Anh Tony Blair đề nghị trao cho Liên hiệp quốc trách nhiệm điều hợp việc tái thiết Iraq nhưng nhiều nước chống Mỹ lại muốn dùng cơ chế đó của Liên hiệp quốc để cản trở Mỹ khống chế Trung Đông. Ngược lại, Tổng thống Chirac ngỏ ý là Pháp sẽ phủ quyết mọi quyết định của Hội đồng Bảo an liên hệ đến việc tái thiết Iraq nếu quyết định đó có vẻ như hợp thức hóa thái độ hiếu chiến của Mỹ và trao cho một quốc gia xâm lược quyền quản trị một xứ bị xâm lược. Cuối cùng thì có khi bảy nước kỹ nghệ thuộc nhóm G-7 sẽ phải bàn với nhau chuyện bạc tiền (ai chi) và trao cho Liên hiệp quốc tổ chức việc phân phối, chứ định chế này cũng khó có một vai trò chính trị quan trọng hơn tại Iraq.
Ngày Thứ Năm, Ngoại trưởng Colin Powell nói mơ hồ tại Bruxelles rằng Liên hiệp quốc sẽ có một vai trò trong tương lai của Iraq. Vai trò gì thì cả ông và chính quyền Bush ở nhà đều chưa muốn đề cập tới. Huống hồ là ngay trong chính quyền Bush đã thấy có dị biệt về trách nhiệm cai quản Iraq, nên trao cho bộ Ngoại giao hay bộ Quốc phòng"
Tương lai Liên hiệp quốc vì vậy chưa là quan tâm ưu tiên của Mỹ, và nó có ảm đạm hơn thì Hoa Kỳ cũng chẳng phản đối!

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.