Hôm nay,  

Luật Pháp Phổ Thông

24/02/200100:00:00(Xem: 3786)
Hỏi (ông Trần Việt Th): Cách đây chừng 3 tuần lễ, con của chúng tôi có cho chúng tôi biết là cháu sẽ đến nhà bạn chơi, nhưng mãi đến chiều tối chúng tôi vẫn không thấy cháu về. Ngày hôm sau, chúng tôi mới biết là cháu bị giữ tại đồn cảnh sát và cuối cùng bị cáo buộc về tội cướp. Sau đó đơn xin tại ngoại của cháu đã bị tòa án từ chối. Hiện cháu đang bị giam giữ chờ ngày xét xử.

Chúng tôi có đến thăm cháu, hỏi ra mới biết được rằng cháu cùng các người bạn ra chơi tại công viên. Trong lúc chơi đùa, vào giờ tan học của các trường, có hai học sinh đi ngang qua công viên trên đường đi học về đã bị các bạn cháu chận lại. Sau lời qua tiếng lại giữa 2 học sinh đó cùng các bạn của cháu - theo lời khai của cháu - cháu hoàn toàn không biết các bạn cháu nói gì, nhưng cháu thấy là hai học sinh đó cởi đồng hồ và đưa mobile phone cho bạn của cháu. Sau đó 2 học sinh nọ bèn rời khỏi công viên. Về phần cháu và các bạn cháu cũng rời công viên ngay sau đó, nhưng đã bị 2 cảnh sát chận lại và được đưa về đồn cảnh sát để hỏi cung và cuối cùng bị cáo buộc về tội trạng vừa nêu.

Xin LS cho biết là sự có mặt của cháu trong lúc sự kiện trên xảy ra có đủ yếu tố để buộc cháu vào tội cướp hay không"

Trả lời: Để có thể trả lời câu hỏi là liệu con của ông có phạm vào tội cướp trong tình huống vừa nêu trên hay không" trước hết chúng tôi xin đề cập sơ qua về các yếu tố cấu thành tội cướp theo sự quy định của luật pháp.

Để có thể kết buộc con của ông về “tội cướp” (robbery), công tố viện phải chứng minh rằng con của ông đã có hành động phạm tội cướp và ý định phạm tội đó.

Các yếu tố của tội cướp gồm các yếu tố của tội trộm cộng thêm với (1) sự xử dụng hoặc đe dọa xử dụng bạo hành (yếu tố ngoại lai = the external element); và(2) ý định tống tiền (yếu tố sai phạm = the fault element). Các yếu tố của “tội trộm” (larceny) đã được đề cập trong một số báo trước đây (14/7/2000). Tuy nhiên, để độc giả dễ am tường tôi xin lược sơ lại các yêu tố của tội trộm.

“Các yếu tố ngoại lai” (external elements) hoặc nói một cách khác là “hành động phạm tội” (guilty act) của tội trộm gồm: (1). Lấy và mang đi; (2) tài sản có thể lấy cắp được; (3) tài sản đó phải thuộc về một người khác; (4) mà không có sự đồng ý của chủ nhân.

“Các yếu tố sai phạm” (the fault elements) hay nói một cách khác là “ý định phạm tội” (a guilty mind) gồm: (1) một cách khi trá; (2) không đòi lại quyền lợi với thiện ý; (3) với ý định tước đoạt người chủ của món đồ một cách vĩnh viễn.

Sau đây chúng ta hãy đề cập đến các yếu mà công tố viện phải chứng minh thêm để có thể kết buộc một người vào tội cướp.

Như chúng ta đã đề cập ơ û trên, để có thể cấu thành tội cướp, công tố viện không những chỉ chứng minh rằng các yếu tố của tội trộm đã hội đủ mà còn phải chứng minh thêm rằng các yếu tố nêu sau đã được thiết lập:

(1) “Sự xử dụng hoặc đe dọa bạo hành” (the use or threat of violence): Công tố viện phải chứng minh được rằng bị cáo đã xử dụng hoặc đe dọa xử dụng bạo hành để lấy đồ (hoặc tiền bạc) của người khác. Tuy nhiên mức độ xử dụng võ lực để cấu thành sự bạo hành đã không được luật pháp định nghĩa rõ ràng. Tòa đã xử rằng: võ lực phải được xử dụng trước hoặc vào lúc lấy đồ, và phải ở trong trạng thái để chứng tỏ rằng võ lực đã được xử dụng với ý định nhằm khống chế và ngăn chận sự kháng cự của người bị cướp, chứ không chỉ được dùng để giựt lấy món đồ muốn ăn cắp. Vì thế, bị cáo không thể bị kết buộc tội cướp nếu đương sự chỉ dùng một lực đủ để giựt chiếc ví trên tay nạn nhân. Tuy nhiên, nếu bị cáo cố giằng co với nạn nhân để giựt cho được món đồ thì sẽ bị kết buộc tội cướp.

Bị cáo cũng có thể phạm tội cướp ngay cả trong trường hợp không thực sự xử dụng bạo hành, vì chỉ cần đe dọa xử dụng bạo hành cũng có thể bị kết buộc tội cướp. Tuy nhiên, sự đe dọa phải là sự đe dọa làm thiệt hại về thể chất trực tiếp đối với nạn nhân hoặc đệ tam nhân. Sự đe dọa phải là sự đe dọa gây thiệt hại lập tức hoặc gần như lập tức. Vì thế, một sự đe dọa về sự thiệt hại trong tương lai sẽ không thể bị kết buộc tội cướp, cũng như sự đe dọa làm thiệt hại đến tài sản cũng không thể cấu thành tội cướp, mặc dầu chúng có thể cấu thành tội tống tiền.

Tội cướp không những chỉ bị cáo buộc vào lúc tài vật bị tước đoạt từ thân thể của nạn nhân, mà ngay cả lúc tài vật bị tước đoạt trước sự chứng kiến của nạn nhân. Tuy nhiên, tài sản chỉ có thể bị cướp đoạt trước sự chứng kiến của nạn nhân khi nạn nhân thực sự hành xử sự kiểm soát trên món đồ bị cướp vào lúc bị cáo xử dụng bạo hành.

Vì thế, tại tiểu bang Victoria trước đây, bị cáo chỉ có thể bị kết buộc tội cướp nếu đánh nạn nhân bất tỉnh và cướp đoạt tài vật ở phòng kế cận khi cánh cửa đã được mở sẵn (như đã được xét xử trong vụ R v McNamara [1965] VR 372), tuy nhiên, bị cáo sẽ không bị kết buộc tội cướp nếu cánh cửa được đóng kín (như đã được xét xử trong vụ R v Langlands [1932]VLR 450).

Tuy nhiên, những giới hạn vừa nêu đã bị bác bỏ bởi “Tối Cao Pháp Viện Anh Quốc” (The House of Lords = the Supreme Court of Appeal) trong vụ Smith v Desmond [1965] AC 960. Trong vụ đó, nạn nhân là hai nhân viên gác đêm đã bi bị cáo trói và kéo vào nhốt trong nhà vệ sinh, sau đó bị cáo đã cướp đoạt tiền bạc tại phòng thu ngân. Tiền được cất giữ trong tủ sắt và các nạn nhân không có chìa khóa. Phòng vệ sinh và phòng thâu ngân bị cách biệt bởi nhiều cánh cửa đóng kín, vì thế các nạn nhân không thể “kiểm soát trực tiếp” (immediate control) được tiền bạc ngay cả trong trường hợp các nạn nhân này không bị nhốt trong nhà vệ sinh. Lord Morris đãcho rằng “những gì luật pháp đòi hỏi là tài sản phải được nằm dưới sự kiểm soát và bảo vệ của nạn nhân” vào lúc bị cướp. Ngược lại bị cáo có thể tránh được sự kết buộc vào tội cướp bằng cách dùng võ lực đưa nạn nhân ra khỏi hiện trường và cướp đi tài vật muốn cướp. Tuy nhiên, tòa đã xử rằng nếu bị cáo dùng võ lực và cướp đi tài vật được đặt dưới sự kiểm soát và bảo vệ của nạn nhân thì yếu tố này đã đủ để buộc tội cướp.

(2) Ngoài ra công tố viện còn phải chứng minh được rằng bị cáo “có ý định tống tiền” (intention to extort): Bị cáo phải xử dụng hoặc đe dọa xử dụng bạo hành nhằm mục đích trấn áp sự kháng cự của nạn nhân vào lúc tước đoạt tài vật của nạn nhân. Điều này có nghĩa rằng bị cáo phải hành động với ý định trấn áp nạn nhân để nạn nhân phải trao tiền của cho bị cáo.

Để có thể kết buộc tội cướp, công tố viện phải chứng minh rằng bị các thực sự có ý định dùng bạo hành để đe dọa nạn nhân vào lúc cướp đoạt tài vật của nạn nhân. Luật pháp không kết buộc tội cướp nếu bị cáo tước đoạt tài vật của nạn nhân và sau đó đe dọa sẽ dùng bạo hành.

Như đã trình bày ở trên, một người chỉ có thể bị kết buộc tội cướp nếu hành động và ý định phạm pháp của đương sự hội đủ các yếu tố vừa nêu. Tòa sẽ khó có thể kết tội cướp đối với con của ông, nếu hành động của đương sự đúng như những gì được trình bày trong thư. LS sẽ đối chất hai nạn nhân vào lúc bị tước đoạt tài vật để chứng minh rằng con của ông hoàn toàn vô can vào lúc sự tước đoạt tài vật xảy ra.

Tôi đề nghị ông nên đem toàn bộ hồ sơ đến LS của ông để được cố vấn tường tận hơn.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
DB Rick Miller thuộc Đảng Cộng Hòa, đại diện khu vực Sugar Land, đã bị phản ứng gay gắt sau khi ông chụp mũ các đối thủ tranh ghế ông chỉ vì họ là người Mỹ gốc Á trong địa hạt đông ngưởi gốc Á.
Ai quyết tâm đi tìm chân lý và hướng thượng cuộc đời trong tinh thần – Tu là cõi phúc – đều hưởng được sự bình an trong tâm hồn, tức là hưởng được hạnh phúc, Thiên đàng, Niết bàn, Cõi phúc ở trần gian
nữ tài tử Julia Roberts và cựu đệ nhất phu nhân Michelle Obama sẽ có chuyến đi đặc biệt thăm Việt Nam trước khi sang Malaysia dự chương trình "Leaders: Asia-Pacific"
ông có tập Thơ Lửa, cùng làm với Đoàn Văn Cừ, gồm những bài thơ đề cao cuộc kháng chiến chống Pháp, do Cơ quan Kháng chiến Liên khu III xuất bản, được in ở Thái Nguyên năm 1948
James Nguyen Fernandes, 43 tuổi, bị buộc tội 6 vụ tấn công, gồm 2 tội tấn công cố ý sát hại, và 6 tội phạm tội liên quan súng, theo hồ sơ tòa án cho biết.
Cục Cảnh sát Hình sự của Bộ Công an mới đây thừa nhận Việt Nam là một “điểm nóng” của nạn buôn người và di cư bất hợp pháp, với lợi nhuận hàng năm lên đến hàng chục tỉ đôla.
Khi chưa thấy ánh mặt trời, Tôi đã cảm nhận được muôn ngàn đau khổ, Của mẹ cha, Của bà con và của muôn triệu người dân gần xa trong nước, Lúc mẹ ôm bụng bầu chạy từ chỗ nầy sang chỗ khác,
Theo bản tin từ đài KUSI, Dân biểu Cộng Hòa Duncan D. Hunter cho biết ông sẽ nhận một tội sử dụng sai trái quỹ vận động khi ra tòa vào hôm Thứ Ba ngày 3 tháng 12/2019 trước Chánh án Thomas J. Whelan.
Mùa cháy rừng hiện nay nêu bật việc cần phải nhanh chóng đạt được các mục tiêu loại bỏ carbon đầy tham vọng của California, và bản báo cáo ‘Lộ Trình 2045’ đặt ra sơ đồ định hướng để đạt được mục tiêu đó
Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump hôm Thứ Hai, 2 tháng 12, lên án các nhà Dân Chủ tại Hạ Viện về việc tổ chức điều trần luận tội trong khi ông đang dự hội nghị thượng đỉnh NATO tại London
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.