Hôm nay,  

Baghdad Trong Hỏa Mù Chiến Tranh

06/04/200300:00:00(Xem: 4539)
Hôm mùng bốn tháng Tư, 16 ngày sau khi chiến sự Iraq mở màn, khi Liên quân tấn công, chiếm đóng và đổi tên phi trường quốc tế của Baghdad từ Saddam Interna-tional Airport thành Baghdad International Airport, dư luận thế giới coi như thủ đô và vòng tử thủ cuối cùng của chế độ Saddam Hussein đang hấp hối. Việc Mỹ đại thắng tại Iraq chỉ là thời gian, có thể đếm từng ngày. Dư luận đó có thể sai, nếu hiểu ra định nghĩa của thắng bại...
Hoa Kỳ mở chiến dịch Iraq Tự Do vì nhiều mục tiêu đồng quy: diệt trừ nguy cơ khủng bố toàn cầu, thay đổi chế độ tại Baghdad để phá hủy võ khí tàn sát của Saddam Hussein, chứng minh cho khối Hồi giáo, trước tiên tại Trung Đông, rằng chiến tranh và khủng bố không thể tiếp tục cho nên sống chung với Hoa Kỳ trong một trật tự mới là giải pháp lâu dài. Vì mục đích yêu cầu nặng về chính trị hơn là thuần túy quân sự, ta thấy khía cạnh thuyết phục, hoặc nói cho dễ hiểu, chiến tranh tâm lý, mới là quyết định. Bom khôn hay võ khí hiện đại chỉ là phương tiện, việc tiến quân và chinh phục các mục tiêu chỉ là một phần của chiến dịch Iraq. Trận thử lửa Baghdad cũng vậy.
Kịch bản Baghdad
Baghdad là thủ đô Iraq, là trung tâm chính trị và quân sự của chế độ Saddam nên có thể coi là bộ não của hệ thống phòng thủ Iraq. Baghdad mà sụp đổ thì chiến dịch Iraq kết thúc. Sự thể không đơn giản như vậy.
Baghdad là nơi tập trung gần một phần tư dân số Iraq, nơi đây có dân Hồi giáo Shia vừa chống Saddam vừa ghét Mỹ (nhưng trước khi chiến cuộc mở màn đã mua đất với giá rẻ vì tin rằng sẽ lời lớn sau khi Mỹ vào ổn định tình hình). Nơi đây có các giếng dầu quan trọng ở dưới và niềm tự hào của dân Iraq ở trên. Chinh phục Baghdad xong, Mỹ phải tái thiết và sống chung với dân Iraq trong cái gọi là "trật tự Hoa Kỳ" thì mới coi như thực sự chiến thắng. Đòi hỏi chính trị đó là một bài toán về quân sự mà bom khôn hay võ khí không thể giải quyết. Vì vậy, trước khi xem xét khía cạnh quân sự của chiến dịch Iraq, ta cần tìm hiểu về những bài toán đang chờ đợi Liên quân tại Baghdad.
Trong khi dư luận thế giới đang muốn biết Mỹ xử lý ra sao tại Baghdad thì Đại tướng Richard Myers, Tổng tham mưu trưởng Hoa Kỳ, khẳng định ngày mùng ba, rằng Liên quân không "bao vây" Baghdad. Ông có thể nghĩ đến việc "cách ly", cô lập Baghdad và chứng minh cho dân Iraq và thế giới là hệ thống chính trị và quân sự của Saddam đã thành vô dụng, vô nghĩa, không cần thiết cho sự vận hành bình thường của cả quốc gia và dân tộc Iraq. Ta không nên bỏ qua chi tiết này, nó phản ảnh yêu cầu chính trị của Mỹ tại đây.
Liên quân có thể vây hãm Baghdad, dội bom liên tục và tiêu diệt khả năng cầm cự của chế độ Saddam cho đến người lính cuối cùng hay viên đạn hoặc hòn gạch sau cùng. Thắng như vậy là thua.
Kinh nghiệm phong tỏa và giao tranh tại Stalingrad hay Berlin hay Budapest trong Thế chiến II có thể cho thấy phí tổn chính trị và kinh tế của chiến thắng, một phí tổn về nhân mạng cho Liên quân, binh lính và thường dân Iraq quá đắt đỏ so với mục tiêu lâu dài của Mỹ đối với thế giới Hồi giáo. Giải pháp tối hảo cho Liên quân là đối phương sẽ đầu hàng, như bộ chỉ huy Đức quốc xã tại Paris đã đầu hàng đồng minh năm 1945 và trả lại thủ đô Pháp gần như nguyên vẹn cho de Gaulle và Leclerc vào diễn hành hiên ngang vui vẻ. Thời đó, Bộ chỉ huy Đức quốc xã ở cách xa thủ đô Berlin và nằm ngoài tầm đạn của các đơn vị trung kiên nhất của Hitler; thời nay, Saddam và dàn cấm vệ của ông ta vẫn còn ảnh hưởng tại Baghdad, nên bài toán của Liên quân mới nan giải hơn. Định nghĩa về chiến thắng của Hoa Kỳ mới mơ hồ hơn.
Kịch bản "hạ màn Baghdad" vì vậy vẫn còn là một ẩn số.
Bảy kịch bản cho Baghdad
Ngoài vấn đề Baghdad, và cũng nhân dịp này, người ta mới để ý tới biết bao nhiêu điều khó hiểu khác. Khi tuyên bố rằng chiến dịch Iraq sẽ khác hẳn mọi cuộc chiến cổ kim, giới lãnh đạo quân sự Hoa Kỳ, từ Bộ trưởng Quốc phòng Donald Rumsfeld đến Tướng Myers hay vị Tư lệnh chiến trường Tommy Franks, có lẽ đã không nói quá, họ chỉ nói không hết ý và đây là điều dễ hiểu nếu chúng ta nhớ tới quy tắc "binh bất yếm trá". Họ luôn luôn nói thật, tuy nhiên sự thật đó có thể suy diễn mỗi lúc mỗi khác và tuyệt diệu nhất là làm cho chế độ Saddam suy diễn sai.
Truyền thông Mỹ, lần đầu tiên trong lịch sử ngắn ngủi của xứ này, đã được huy động, vận dụng, lợi dụng, sai khiến, lường gạt (tùy định nghĩa) để phóng dội ra một số giả thuyết hay giải pháp có lợi cho lãnh đạo Hoa Kỳ vì là loại giả thuyết làm đối phương rối trí, làm các nước chống Mỹ mừng hụt và bộc lộ trọn vẹn ý đồ của họ trong và sau chiến dịch. Cái khó là không vì đa mưu mà thành đa mang, bị tự kỷ ám thị mà quân mình đánh lừa quân ta. Hình như điều đó chưa xảy ra, hình như thôi, chứ tương lai ra sao khó ai biết rõ.
Báo chí Mỹ được "giới chức có thẩm quyền trong bộ Quốc phòng Mỹ" tiết lộ cho biết bảy kịch bản khác nhau về Baghdad: 1) bao vây và cô lập; 2) không tập ráo riết; 3) trực diện tấn công tại trận địa; 4) tê liệt hóa hệ thống chỉ huy của địch; 5) cưỡng đoạt hệ thống chỉ huy; 6) thanh toán từng mục tiêu có chọn lọc; và 7) bành trướng theo vết dầu loang... Khi bảy giả thuyết này được loan tải, ta có thể đoán là còn một giả thuyết thứ tám đã được ém nhẹm. Việc binh là điều quá quan trọng để tiết lộ cho hệ thống truyền thông vô tâm, nóng ruột và chỉ mong tìm thành quả trước mắt mà không lý gì tới các phí tổn quân sự và chính trị của lãnh đạo. Sau cuộc chiến Việt Nam, dù có ngây thơ và chậm hiểu đến mấy, Hoa Kỳ cũng không thể không rút tỉa các bài học đấu tranh toàn diện cho mình!
Vì vậy, chúng ta mới để ý đến rất nhiều điều khó hiểu.
Những bí ẩn chưa giải đáp
Công chúng Mỹ và cả thế giới được trực tiếp giám trận và 24 tiếng một ngày, nhưng vẫn không thể thấy hết bức tranh toàn cảnh và không hiểu vì sao vẫn còn một số điều khó hiểu sau đây.
1. Trong suốt hai tuần của cuộc chiến một thời gian đằng đẵng cho các đơn vị tác chiến Liên quân đã ưu tiên nhắm vào Baghdad, bỏ qua mọi mục tiêu quân sự khác, từ Basra lên tới An Nasiriyah, An Najaf, Al Kuk và cả Karbala. Các đơn vị Anh, Mỹ và Úc tiến quân như gió cuốn, chỉ khoanh vùng và cô lập các mục tiêu này rồi dốc quân lên Baghdad. Tới nơi thì trước sau chỉ có ba sư đoàn hiện diện, trải mỏng trên một trận tuyến kéo dài tới 500 cây số: Sư đoàn 3 Bộ binh Cơ giới, Sư đoàn 1 Thủy quân Lục chiến và Sư đoàn 7 Thiết kỵ (hai lữ đoàn của Sư đoàn này). Vì sao lại muốn bao vây sào huyệt của địch với vỏn vẹn có ngần ấy đơn vị đã mệt mỏi qua hai tuần giao tranh" Nếu không chỉ có ba sư đoàn này, Mỹ còn có bửu bối nào khác, còn ém quân ở đâu nửa" Các Lữ đòan Không kỵ 101 hay Biệt cách dù 73 chỉ bảo vệ hai thị trấn An Najaf và As Samawah hơn là góp sức bao vây Baghdad" Hay là mọi việc sẽ chỉ khởi đầu khi Sư đoàn 4 Bộ binh với cơ giới hiện đại nhất bắt đầu lâm chiến, nghĩa là trong ba tuần tới là sớm nhất"

2. Trong suốt hai tuần của cuộc chiến, Hoa Kỳ như bị lúng túng bất ngờ tại miền Bắc vì lập trường điên đảo của Turkey nên chỉ tiến vào Baghdad qua ba ngả Tây, Nam và Đông Nam. Tại chiến trường miền Bắc, Liên quân chỉ có các toán Lực lượng Đặc biệt Mỹ và Anh, Lữ đoàn Dù 173 và Trung đoàn 1 Thiết giáp của Sư đoàn 63 của Mỹ. Thế giới không được biết gì thêm về chiến sự miền Bắc và các đơn vị đó dường như cứ dạo chơi đếm cát trong vùng, chưa thấy giao chiến với một Sư đoàn Iraq đang cố thủ tại Tikrit, quê hương và đất thang mộc của Saddam Hussein. Hoa Kỳ có thể hợp tác với kháng chiến quân người Kurd để đánh tỉa các đơn vị Iraq tại miền Bắc, hay giải phóng cả Mosul nữa, nhưng không thể dùng đội quân đó khóa nốt gọng kìm quanh Baghdad. Có gì đang xảy ra tại mặt trận miền Bắc mà dư luận không biết chăng"
3. Úc có gửi vào 2.000 quân nổi danh thiện chiến, cho đến nay vẫn chỉ thấp thoáng có mặt ở ngoại ô Baghdad, chủ yếu thì vẫn ở ngoài sa mạc miền Tây, chính thức là để bảo vệ các căn cứ đón chặn hỏa tiễn của Saddam có thể bắn qua các nước lân bang (như Israel hay Jordan). Nhưng, tin tức tuần trước về mối liên hệ của Syria tới cuộc chiến Iraq khiến người ta tự hỏi là các đơn vị Anh được ém tại biên giới của Iraq với Syria và các đơn vị Úc kia còn nhiệm vụ nào khác chăng" Chiến dịch Iraq sẽ kết thúc tại Baghdad hay tại... Syria"
4. Trong suốt hai tuần của cuộc chiến, đã đành người ta thấy sự vắng mặt tuyệt đối của Không quân và Hải quân Iraq mà còn để ý tới sự yếu ớt của hệ thống phòng không của Saddam, nhất là kể từ khi Mỹ mở màn không tập (từ ngày 22 tháng Ba). Trước đây, bộ chỉ huy Iraq còn duy trì được khả năng thông tin và liên lạc để đại bác phòng không và hỏa tiễn địa không của Iraq kịp thời ứng chiến (với kết quả không đáng kể), nhưng trong hai ngày qua, khi Liên quân dập bom Baghdad và vào tới phi trường, các oanh tạc cơ và chiến đấu cơ Mỹ đã bay thấp hơn và lấy rủi ro lớn hơn mà không gặp sự kháng cự của phòng không Baghdad. Chúng đã bị oanh tạc cơ B-2 hay chiến đấu cơ F-117 tiêu diệt hay tê liệt hóa một phần, hay Saddam còn muốn để dành cho trận thư hùng cuối" Trận đó là trận nào, có hay không"
5. Sau cùng, những gì đang xảy ra trong Baghdad" Người ta khó biết rõ về kế hoạch phòng thủ và phản công, nếu có, của Saddam Hussein tại Baghdad, nhưng các tin tức dù còn rải rác vẫn cho thấy một khả năng chống cự rất rời rạc của quân đội Iraq ở ngoài và sự chuẩn bị rất sơ sài bên trong thủ đô. Dư luận không thấy có chiến hào, không có nhiều lớp phòng tuyến ngày càng vững chãi từ ngoài vào đến trong. Saddam Hussein có thể còn sống hay đã chết, hai người con của ông ta cũng vậy, nhưng chưa thấy chế độ này sụp đổ và cũng chẳng thấy nó có hy vọng tồn tại được lâu. Hay là Hoa Kỳ chưa muốn dứt điểm vì đó chưa phải là mục tiêu rốt ráo, nên cứ ào ạt tấn công rồi lại tỏ vẻ lúng túng mệt mỏi chờ viện binh!
Biến hóa vô thường
Sau khi kiểm điểm tình hình chiến sự trong hai tuần, người ta có quyền tự nêu giả thuyết. Và từ chỗ bi quan nóng ruột đến chỗ lạc quan hồ hởi, ta có thể thấy ra vài giả thuyết căn bản sau đây:
Khi chuẩn bị chiến dịch Iraq, Hoa Kỳ gặp phản ứng của rất nhiều quốc gia còn các đồng minh cố hữu đều đã trở cờ phản bội. Mặc dù như vậy, Hoa Kỳ vẫn tiến công, và chuẩn bị rất công phu. Việc chuẩn bị đó, với những tổn thất lớn lao về ngoại giao và chính trị, không chỉ nhằm giải giới Saddam Hussein mà moi ra võ khí tàn sát trong Baghdad để chứng minh là mình có lý. Mỹ nhắm vào mục tiêu trường kỳ hơn, đó là vẽ lại bản đồ Trung Đông, đặt ra một trận tự mới trên thế giới và chứng minh cho các nuớc Hồi giáo thấy cái lẽ sinh tồn trong trường kỳ. Baghdad có thất thủ mà những điều trên chưa thành hiển nhiên thì coi như Mỹ vẫn chưa thắng. Baghdad có thể đợi như một trái chín sẽ phải rụng, nhưng sẽ rụng vào lúc và vào nơi có lợi cho Mỹ trong trường kỳ. Không lẽ đưa gần nửa triệu quân vào rồi lại ra, sang năm lại chờ thế giới kết án và đưa quân vào nữa để giải quyết việc kế tiếp"
Đó là chuyện dài Iraq. Chuyện ngắn là một trận chiến tranh tâm lý nhiều chương hồi, cùng một lúc nhắm vào nhiều đối tượng khác nhau là cả dư luận Mỹ lẫn chế độ Baghdad và các chính quyền khác trên thế giới.
Trước hết là khi chưa động binh, lãnh đạo Mỹ đã sơ sẩy tiết lộ ra nhiều kế hoạch hành quân khác nhau, từ những "nguồn tin có thẩm quyền, nhưng ẩn danh". Chế độ Baghdad bị rối mù vì ngần ấy kế hoạch và chả biết sẽ bị tấn công như thế nào. Khi nhập trận thì Mỹ không đánh theo chiến lược 1991 (trận Iraq I) hay Kosovo 1998 mà đảo lộn thứ tự: 1) bất ngờ oanh kích để tiêu diệt đầu não Baghdad rồi đổ quân đánh bộ chiến tựa trăn cuốn chứ chẳng dùng không quân trải bom khai quang chiến trường như thiên hạ dự đóan, 2) trên đà thắng lợi đó lại ồn ào nói về "cú sốc gây kinh hoàng" (shock and awe) rồi cho các sĩ quan về hưu liên tục đả kích kế hoạch hành quân là thất bại vì... thiếu quân số; 3) sau khi truyền thông Mỹ hý hửng thổi trái bóng này trong dư luận, phe phản chiến lên lưới đả kích, phe chủ chiến sốt ruột than phiền, thì Mỹ ra đòn không tập kinh hoàng như đã hứa han rồi bẽn lẽn loan tin sẽ tạm ngưng tiến quân để dưỡng binh và gửi thêm hai sư đoàn vào tăng viện; 4) trong khi dư luận bàn cãi lung tung về lẽ thắng bại của Mỹ thì Baghdad đã bị bao vây mà Bộ Quốc phòng Mỹ không dùng chữ "bao vây", chỉ là cô lập. Và đến đây thì lại họ ngừng. Chờ thêm quân" Để làm gì"
Trong suốt hai tuần đó, truyền thông báo chí tháp tùng các đơn vị tham chiến đều loan tin trung thực về những điều mắt thấy tai nghe, trung thực nhưng không thể đầy đủ vì có nhiều tin về chiến sự phải bảo mật, và không thể toàn diện vì mỗi ống kính chỉ chiếu được có một góc. Vị sĩ quan nào có sáng kiến cho báo chí tháp tùng các đơn vị tác chiến phải được gắn sao, nếu chưa là một ông tướng. Và người thiết kế cả kế hoạch tâm lý chiến toàn diện này phải được giải Nobel về Chiến tranh tâm lý: tổn thất rất ít về nhân mạng và lợi ích chính trị thì chưa kể hết được!
Tuyệt nhất là từ Tổng thống Bush xuống đến các tướng, không một ai nói là chiến tranh sẽ sớm kết thúc, sẽ có ít tổn thất, v.v... nghĩa là thắng đấy nhưng chưa nên vội hát khúc khải hoàn.
Chào đón nữ quân nhân anh hùng Jessica Lynch vừa được giải cứu là một sinh hoạt đủ gây hứng khởi rồi!
NGUYỄN XUÂN NGHĨA

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.