Hôm nay,  

Lhq, Oâng Là Ai?

15/03/200300:00:00(Xem: 3808)
SƠN ĐIỀN NGUYỄN VIẾT KHÁNH
LHQ chưa đến 60 tuổi, nhưng trong tình hình quốc tế nhiễu nhương như ngày nay, sống thọ đến tuổi đó cũng đã là may và đáng được gọi là cụ rồi. Giữa lúc cả thế giới đang nhìn về Hội đồng Bảo an hồi hộp trước câu hỏi đánh hay không đánh Iraq, thiết tưởng cũng nên nhìn lại cuộc đời và cách sống của cụ già này. Ai đã sinh ra cụ LHQ" Chính các nước chiến thắng "trục" Đức, Ý, Nhật trong Thế chiến II đã sinh ra cụ. Ngay sau khi chiến tranh chấm dứt năm 1945, 5 nước chiến thắng đứng đầu là Mỹ, rồi đến Anh, Pháp, Liên Sô và Trung Hoa đã họp ở San Francisco, và cùng một số nước nhỏ tính chung là 51 nước đã lập ra Liên Hiệp Quốc, chấp thuận một Hiến chương với phần Mở đầu có đoạn nói "Chúng tôi các nước trong LHQ quyết tâm tránh cho các thế hệ tương lai những tai họa của chiến tranh, xác nhận niềm tin vào Nhân quyền, tư cách và trị giá của con người..." Sau một cuộc chiến khốc liệt kéo dài trên 5 năm, hàng chục triệu người chết và có cả bom nguyên tử nổ, các nước chiến thắng thấy sợ là phải, bởi vậy họ muốn tạo ra một cơ chế quốc tế ngăn chặn chiến tranh. Mục tiêu bảo vệ hòa bình nằm gọn trong một cơ quan gọi là "Hội đồng Bảo an", cơ quan duy nhất có khả năng huy động sức mạnh quân sự để bảo vệ an ninh và trật tự.
LHQ là một tổ chức sinh hoạt dân chủ, khi đã đề cao nguyên tắc nhân quyền tất nhiên phải để người dân phải làm chủ, nhưng nói rằng cả thế giới đều có dân chủ là sai. Bởi vì trong những nước hội viên LHQ ngay từ đầu đã có những nước không dân chủ chút nào, điển hình là Liên Sô. Dù vậy LHQ vẫn ôm lấy hết vì nhu cầu bảo vệ trật tự và ổn định. Đến nay LHQ đã có đến 186 nước hội viên lớn nhỏ họp thành Đại hội đồng và mỗi nước một lá phiếu để bàn về hợp tác Văn hóa, Kinh tế, Y tế, cứu trợ vv.., nhưng không được biểu quyết về chuyện cầm súng, bởi vì đó là đặc quyền của Hội đồng Bảo An. Tại HĐBA có 15 nước và cũng có "dân chủ", nhưng cái dân chủ ở đây méo xẹo chớ không tròn trĩnh. Trong 15 nước có 10 nước được luân phiên tuyển vào, còn 5 nước ngồi thường trực hết đời này qua đời khác không ai lay chuyển được. Hơn nữa lá phiếu của mỗi nước đó còn kèm theo một cái bùa nhất thống sơn hà. Đó là quyền phủ quyết, có tên ngắn gọn là "veto".
Ai sinh ra cái của quý "veto" này vậy" Còn ai nữa, đó là 5 ông chiến thắng "trục" mà đứng đầu là ông Mỹ. Lý do thứ nhất: sau khi Đức, Ý, Nhật gục ngã, chỉ còn 5 nước lớn có khả năng đánh lẫn nhau, nên nước nào cũng muốn có lá bùa phòng thân để kìm giữ 4 anh khác. Mỹ kỵ Liên Sô và Liên Sô sợ cả 4 anh khác (lúc đầu Trung Hoa là quốc gia chớ chưa phải Trung Cộng). Thứ hai, Mỹ vẫn sợ ngón đòn "lấy nông thôn bao vây thành thị" kiểu Cộng sản. Cả 5 nước lớn chỉ là thiểu số, nếu có dân chủ đồng đều để rồi cả trăm nước nhỏ và nghèo xúm lại bỏ phiếu đánh bại 5 anh thiểu số to đầu và chiếm quyền cầm súng thì sao" Hơn nữa 5 anh lớn đã xả thân hy sinh người và của để đánh bại trục Đức, Ý, Nhật, ít ra họ cũng phải có phần lợi riêng lớn hơn các anh khác về vấn đề an ninh và trật tự, nhất là vấn đề này thường đi đôi với quyền lợi kinh tế. Vậy các anh đó đánh giặc cũng vì lợi riêng chớ không vì lợi chung hay sao" Với những thực tế phũ phàng của cuộc sống quốc tế ngày nay, chỉ có những hiệp sĩ khùng mới ra tay cứu khổn phò nguy cho thiên hạ rồi bỏ đi luôn, không thèm kiếm chút lợi riêng nào.

Vậy lá bùa "veto" đã từng xuất hiện bao lần ở HĐBA" Sự thật là không có nhiều và cũng chỉ vì những vấn đề lặt vặt chớ không đến cỡ lớn như chiến tranh hay không chiến tranh. Có một vài nước đã dùng quyền phủ quyết để bác bỏ những nghị quyết không có lợi cho họ hay đồng minh của họ. Chẳng hạn Mỹ đã mấy lần dùng quyền phủ quyết bác bỏ những nghị quyết bất lợi cho Israel trong cuộc xung đột ở Trung Đông. Về chiến tranh, có một lần nghiêm trọng nhất. Đó là năm 1950, khi Cộng sản Bắc Hàn tràn xuống tấn công Nam Hàn. Mỹ đưa ra nghị quyết đề nghị HĐBA lập quân đồng minh cứu Nam Hàn. Lúc đó Liên Sô là nước Cộng sản duy nhất có quyền phủ quyết. Liên Sô tranh cãi dữ dội nhưng trớ trêu thay, giữa lúc phái đoàn Liên Sô giận dỗi bỏ ra về, Chủ tịch HĐBA ra lệnh biểu quyết, nghị quyết được thông qua, Liên Sô vắng mặt nên coi như bỏ phiếu trắng. Người ta bảo Liên Sô quá khờ dại nên lãnh được bài học để đời. Thế nhưng cái "veto" của mấy ông lớn đó cũng có lá mặt lá trái của nó. Lúc đó Liên Sô chưa có bom nguyên tử, và cũng lúc đó Trung Cộng vừa chiếm được toàn bộ Hoa lục, nên có thể con cáo già Stalin không muốn bị liên lụy và cũng muốn cho Trung Cộng chịu thử lửa cho bớt ngông cuồng sau khi chiếm được cả nước Trung Hoa.
Vậy các cuộc chiến tranh khác như chiến tranh Việt Nam, tại sao không có vấn đề nghị quyết của HĐBA" Năm 1960 các Cố vấn Mỹ đến miền Nam Việt Nam theo lời yêu cầu của chính quyền Việt Nam Cộng Hòa, một chính quyền hợp pháp, và là quan sát viên ở LHQ, nên có quyền yêu cầu một nước khác giúp đỡ quốc phòng sau khi có chứng cớ rõ ràng quân Bắc Việt đã xâm lược miền Nam. Năm 1965 Mỹ dội bom Bắc Việt vì một tầu chiến của Mỹ ở Vịnh Bắc Việt đã bị các tiểu đĩnh Hải quân Bắc Việt tấn công. Quân Mỹ bị tấn công là có quyền trả đũa ngay để tự vệ, khỏi cần xin phép HĐBA. Sau đó quân Mỹ đổ bộ Đà Nẵng và chiến tranh leo thang. Lúc này Liên Sô đã bất hòa với Trung Cộng, trong khi Trung Cộng còn ở vòng ngoài, chưa được ngồi vào LHQ.
"Veto" là phiếu quyền lực tối cao, nhưng đó chỉ là phiếu "cản đường" chớ không phải phiếu "mở đường". Điều này cũng đúng cho lý tưởng cao cả của LHQ: ngăn cản những cuộc xâm lược và chỉ mở đường cho việc sử dụng vũ lực để ngăn xâm lược khi sự xâm lược đã xẩy ra, như trường hợp Bắc Hàn năm 1950. Nên để cụ già LHQ trường thọ.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.