Hôm nay,  

Chuyện Cộng Đồng

08/03/200300:00:00(Xem: 4362)
Cộng Đồng NVTD/NSW và bài viết của Hai Bầu tức Nguyễn Thành Đởm

Hữu Nguyên

Nhật Báo Người Việt số Thứ Bảy 15 tháng 2, có đăng bài “Đóng góp ý kiến về việc tu chính Bản Nội Quy Cộng Đồng NVTD Tiểu bang NSW” của tác giả Hai Bầu. Đọc bài viết, tôi ngạc nhiên thấy có những điểm sai lệch về Cộng Đồng Người Việt Tự Do NSW, từng được báo Đại Việt rêu rao cách đây ngót chục năm, nay lại được tác giả nhắc lại; có những điểm không hợp lý, hậu quả từ cách nhìn có vẻ đổi chiều của tác giả; và có cả những điểm núp dưới danh nghĩa đóng góp bản Nội Quy để gây phân hóa chia rẽ trong cộng đồng. Đáng lẽ, với nội dung đó, với bút hiệu xa lạ đó, tôi không bận tâm tìm hiểu làm gì. Nhưng trước thái độ phẫn nộ một cách chính đáng cùng sự đóng góp, thúc dục của nhiều vị có uy tín trong cộng đồng, và sau khi biết được Hai Bầu là bút hiệu của ông Nguyễn Thành Đởm, nên tôi viết bài này để chia sẻ những suy nghĩ của mình với tất cả qúy vị cùng quan tâm đến công việc chung của cộng đồng.

CỘNG ĐỒNG NVTD/NSW & cộng đồng người Việt NSW

Trong thời gian nhiều năm qua, một số cá nhân, tổ chức, vì lý do này hay lý do khác, đã tìm mọi cách đánh vào cơ cấu đại diện của người Việt yêu tự do bằng cách so sánh hai danh xưng Cộng Đồng Người Việt Tự Do NSW (CĐNVTD/NSW) và cộng đồng người Việt NSW, và vu cáo một cách vô căn cứ, CĐNVTD/NSW đã tiếm danh, mạo nhận cộng đồng người Việt NSW. Trong bài viết đăng trên báo Người Việt, tác giả Hai Bầu cũng ám chỉ sự mạo nhận này khi cho rằng Bản Nội Quy của CĐNVTD “không những không phân biệt rõ hai thực thể này mà dường như còn có ý đồng hóa hai thực thể làm một”.
Đồng ý, đây là hai từ, một từ không viết hoa chỉ chung trên dưới 70 ngàn người Việt sinh sống tại NSW; và một từ riêng, viết hoa, chỉ một cơ cấu đại diện các hội đoàn, đoàn thể, cũng như những người Việt tỵ nạn cộng sản nói chung. Tuy nhiên, vì CĐNVTD/NSW là một tổ chức trước sau như một bảo vệ chính nghĩa tỵ nạn, phù hợp với tâm tư ước nguyện yêu tự do của đại đa số người Việt tại NSW, đồng thời quy tụ được hầu hết các hội đoàn, đoàn thể, và nhân tài trong cộng đồng, nên CĐNVTD/NSW ngày càng phát triển, uy tín càng ngày càng cao trong xã hội Úc nói chung, cũng như trong cộng đồng người Việt nói riêng. Kết quả như chúng ta đã thấy, khoảng 99% người Việt hiện sinh sống tại NSW và tất cả các cơ quan công quyền chính phủ cũng như các tổ chức tư nhân và ngay cả các cộng đồng sắc tộc, lẫn truyền thông Úc Việt đều coi CĐNVTD/NSW là cơ cấu đại diện chính thức cho 70 ngàn người Việt tại NSW. Đây là thực tế ai ai cũng phải thừa nhận.
Có cả ngàn bằng chứng hiển nhiên để chứng minh điều này, nhưng ở đây tôi chỉ xin đơn cử hai thí dụ. Thứ nhất, chỉ nhìn vô số tiền tài trợ trung bình mỗi năm trên dưới nửa triệu đô la của chính phủ cho cộng đồng người Việt tại NSW thông qua CĐNVTD/NSW, chúng ta đủ hiểu, nếu CĐNVTD/NSW không có uy tín, làm việc không liêm khiết, không có hiệu quả, và không thực sự đại diện cho đại đa số người Việt tại NSW, thử hỏi làm sao chính phủ có thể tài trợ cho CĐNVTD/NSW số tiền lớn lao đó trong suốt nhiều năm qua" Thứ hai, chỉ nhìn vô Hội Chợ Tết hàng năm do CĐNVTD/ NSW tổ chức, nhất là Hội Chợ Tết Qúy Mùi 2003 vừa qua, với sự hiện diện đông đảo của mấy trăm chính khách đại diện chính phủ liên bang, tiểu bang, các nghị viên của các hội đồng thành phố địa phương, cùng số lượt người tham dự lên tới trên dưới 50 ngàn người, số tiền vé thu được $93,000 cộng với số tiền bảo trợ trên $70,000, ta đủ hiểu, nếu CĐNVTD/NSW không có uy tín, không có khả năng đại diện cho cộng đồng người Việt tại NSW, thử hỏi làm sao Hội Chợ Tết hàng năm do CĐNVTD/NSW tổ chức, lại có thể thành công như vậy"
Qua đó ta thấy việc CĐNVTD/NSW được thừa nhận là đại diện chính thức cho cộng đồng người Việt NSW là một thực tế hai năm rõ mười, và thực tế đó hoàn toàn xuất phát từ khả năng và uy tín của CĐNVTD/NSW trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội, giáo dục... Và khả năng cùng uy tín đó đã được đại đa số người Việt tại NSW thừa nhận, tôn trọng, một cách sáng suốt và chân thành bằng con tim, khối óc, tuyệt nhiên không hề có chuyện tiếm danh, mạo nhận, hay “đồng hóa” như tác giả Hai Bầu đã viết.
Bản Nội Quy của CĐNVTD/NSW, lời phát biểu của Luật Sư Nguyễn Văn Thân, và của Bác Sĩ Nguyễn Mạnh Tiến, được tác giả Hai Bầu viện dẫn trong bài viết, cũng hoàn toàn thống nhất trong việc nhìn nhận vai trò đại diện minh bạch và uy tín hiển nhiên của CĐNVTD/NSW. Việc tác giả Hai Bầu cho rằng “Bản Nội Quy năm 1995 không những không phân biệt rõ sự khác nhau giữa hai thực thể này mà dường như còn có ý đồng hóa hai thực thể làm một”, là điều hoàn toàn vô căn cứ. Tác giả Hai Bầu nên nhớ, sống trong xã hội tự do dân chủ, bất cứ nhóm người nào cũng có quyền lập hội, chọn một danh xưng. Nhưng hội đó, danh xưng đó, thực sự đại diện cho những ai, sẽ tùy thuộc vào khả năng và uy tín của hội và sự ủng hộ của các hội viên. Bằng chứng là trước đây mấy năm, cũng có một số người đứng ra thành lập một hội đòi đại diện cho người Việt tại NSW nhưng kết quả, suốt mấy năm qua, hội đó chỉ là một tổ chức hoàn toàn hữu danh vô thực.

LẬP TRƯỜNG VÀ CHÍNH TRỊ

Trong bài viết, tác giả Hai Bầu cho rằng “lập trường là một dụng ngữ chính trị”. Đây là điều tôi không đồng ý. Theo tôi, “lập trường” là từ được dùng trong nhiều lĩnh vực như văn hóa, nghệ thuật, xã hội, quân sự, ngoại giao, văn học, triết học... và ngay cả tôn giáo. Thí dụ, trong bản tin Công Giáo ngày 1 tháng 10 năm 2000 có đoạn nguyên văn, “Trước hết ngài [Đức cha Zen Ze-kiun] minh xác lập trường của Tòa Thánh về việc phong Hiển Thánh. Việc phong Hiển Thánh là một hành động hoàn toàn tôn giáo và thuộc thẩm quyền của Vị Kế nghiệp Thánh Phêrô”. Trong Kinh Đại Bảo Tích cũng có đoạn đề cập đến hai chữ “lập trường” của Thắng Man Phu Nhân: “Có thể nói khi tu, cái mà chúng ta khó bỏ nhất là ý niệm về tôn giáo của ta, ta là Phật tử, ta là người tu theo Phật giáo. Ta có lập trường riêng như vậy, thì các tôn giáo khác cũng có lập trường của họ.”
Qua hai thí dụ trên, tôi nghĩ rằng, một người, hay một nhóm người, hay một chính đảng, một tôn giáo... trong cuộc sống đều có quyền bầy tỏ lập trường của mình về bất cứ vấn đề gì, chứ không nhất thiết chỉ là “dụng ngữ chính trị” như ông Nguyễn Thành Đởm nhận xét.
Tác giả Hai Bầu cho rằng, “cộng đồng người Việt (không viết hoa) ở NSW có thể có một thái độ chớ không nhất thiết phải có một lập trường. Tùy thời gian và hoàn cảnh, thái độ này có thể thay đổi”.
Đây là một nhận định sai lầm. Ai cũng biết cộng đồng người Việt ở NSW nói riêng và ở hải ngoại nói chung, có tới trên 99% là người tỵ nạn CS. Những người Việt rời VN đến Úc qua đoàn tụ gia đình, hay hôn phối... đại đa số cũng đều là những người có thân thân nhân là người tỵ nạn CS đứng ra bảo lãnh, hoặc chính bản thân họ cũng đã từng nhiều lần vượt biển, vượt biên tìm tự do nhưng không thành công. Ngoài ra, những người Việt khác xuất ngoại du học, rồi ở lại, hay đi tu nghiệp rồi không chịu trở lại VN... họ cũng đều là những người có lập trường yêu tự do và không chấp nhận cộng sản. Nói rộng hơn nữa, ta sẽ thấy, hầu như cả 80 triệu người dân Việt Nam đều có lập trường yêu tự do, ghét chế độ độc tài CS. Chắc chắn, chúng ta ai cũng còn nhớ câu nói, “Nếu cột đèn ở VN có chân thì chúng cũng vượt biên”. Điều này chứng tỏ, không chấp nhận cộng sản là lập trường chung của tất cả mọi người VN yêu tự do, và nhất là người Việt tỵ nạn CS tại hải ngoại.
Hiển nhiên, trên bước đường tỵ nạn CS, một số người vì lý do này hay lý do khác, đã quên mất nỗi nhục quốc phá gia vong, cùng những thảm cảnh trên đường tỵ nạn, đã cố tình nhắm mắt bịt tai trước những tội ác của cộng sản trong quá khứ lẫn hiện tại, để rồi đánh mất lập trường của người tỵ nạn. Điều đó ít nhiều còn được tổ quốc, dân tộc châm chước và tha thứ. Nhưng đáng giận cho những người đã tự mình đánh mất lập trường, lại còn muốn kéo cả những người trong gia đình, dòng họ, thậm chí cả cộng đồng cùng vô cái vòng tăm tối tội lỗi của mình bằng cách viết bài tạo ảo tưởng, cộng đồng người Việt “không nhất thiết phải có lập trường, mà chỉ có thái độ” và “tùy thời gian và hoàn cảnh thái độ này có thể thay đổi”. Như vậy là tác giả Hai Bầu đã chạy tội thỏa hiệp của chính mình bằng cách “đánh chìm xuồng để mọi người cùng ướt”, ta đã lấm thì bôi cho thiên hạ cùng lấm luôn. Đây rõ ràng là một việc làm thiếu lương thiện của người cầm viết, chứng tỏ tác giả đã đánh mất chính nghĩa và lập trường của một người tỵ nạn nên luôn luôn mang ẩn ức tâm lý của một người có mặc cảm tội lỗi. Và sự thiếu lương thiện của tác giả còn được thể hiện rất rõ trong những phần sau của bài viết, và tôi sẽ trình bầy điều đó trong những đoạn cuối.
Trong bài viết, Hai Bầu còn cho rằng, “nhóm từ ‘không chấp nhận chủ nghĩa cộng sản’ liên quan đến người làm chính trị hơn là người dân thường.”
Đây cũng là một quan niệm sai lầm đầy nguy hiểm. Chúng ta ai cũng hiểu, tại các quốc gia theo chủ nghĩa CS trong suốt thời gian ngót thế kỷ trở lại đây, CS là nguồn gốc của mọi tội ác. Nói đến CS là ta phải nghĩ đến ác qủy, đến gian dối, xảo trá, điêu ngoa. Nói đến CS là phải nghĩ đến cảnh CS dùng quyền lợi, dùng thủ đoạn đe dọa đến mạng sống để buộc con phải tố cha, vợ phải tố chồng, họ hàng bới móc lẫn nhau, bạn bè phải tố cáo nhau, thầy trò phải trông chừng nhau... khiến cho luân thường đạo lý bị đảo lộn, tình nghĩa gia đình bị chà đạp. Với một chủ nghĩa CS tệ hại như vậy, thử hỏi trên thế giới xưa nay, có ai là những người yêu tự do, yêu gia đình, yêu quê hương, đất nước, biết kính Chúa kính Phật... có thể chấp nhận được CS hay không"
Những ai từng sống dưới chế độ CS, hoặc từng tìm hiểu về chế độ CSVN, đều hiểu, suốt thời gian nửa thế kỷ, trên đất nước VN, từ cả trăm ngàn cụ già buôn thúng bán bưng bị công an CS xua đuổi trên đất Bắc suốt mấy chục năm trời, đến cả chục ngàn em bé phải chứng kiến cảnh cha già bị xử bắn trước cái gọi là “tòa án nhân dân” thời cải cách ruộng đất; từ cả trăm ngàn người vợ phải nuôi chồng trong trại cải tạo sau 1975, đến cả chục ngàn vị linh mục, thượng tọa, bị CS cướp chùa, cướp nhà thờ làm kho lẫm chứa đạn, đóng quân; từ hàng trăm ngàn người Tàu bị CS xua đuổi khỏi VN cuối thập niên 1970 đến cả ngàn người Việt ở Tân Thế Giới nghe lời đường mật của CS mang của cải về VN để rồi bị CS cướp trắng tay, để cả chục năm sau họ lại phải thu vét vàng bạc đưa cho CS rồi lên đường vượt biên;... tất, tất cả những người đó, và hàng chục triệu người dân Việt bình thường khác dù ở VN hay ở hải ngoại, đều không chấp nhận chủ nghĩa CS. Thái độ và lập trường không chấp nhận CS của họ ngự trị trong tâm trí họ một cách tự nhiên, và hầu hết tất cả những người đó, không một ai có ý tưởng làm chính trị theo nghĩa trở thành chính khách hay lãnh tụ. Lập trường không chấp nhận CS của họ minh bạch và đơn giản, tuyệt nhiên không có màu sắc chính trị, giống như người nông dân không chấp nhận con sâu con bọ phá hoại mùa màng; người sùng đạo ghét ma ghét qủy; bậc chân tu ghét chuyện gian dối, lọc lừa; người đi đêm sợ bóng tối, sợ ác thú, sợ hầm chông cạm bẫy; người vợ thủy chung căm ghét sự phản bội; em bé miệng còn hơi sữa căm ghét mụ dì ghẻ độc ác trong truyện Tấm Cám; đứa trẻ lên năm sợ hãi mụ phù thủy trong truyện Nàng Bạch Tuyết và Bảy Chú Lùn...
Việc tác giả Hai Bầu cho rằng, chỉ có những người làm chính trị mới không chấp nhận CS, rõ ràng là một nhận định sai lầm và nguy hiểm. Nó đã tước bỏ quyền yêu ghét chính đáng, lập trường thù bạn phân minh của người Việt tỵ nạn CS. Lý do, từ xưa đến nay hai chữ “chính trị” trong nghĩa hẹp, thường gói ghém một khái niệm tiêu cực chỉ những việc làm thủ đoạn, tàn nhẫn của những người có dã tâm muốn giành giật quyền lãnh đạo. Sự thực, xưa cũng như nay, làm chính trị bao giờ cũng có hai con đường vương đạo và bá đạo. Vương đạo là giành quyền lãnh đạo để cứu nhân độ thế. Bá đạo là giành quyền lãnh đạo để cai trị mọi người, mang lại quyền lợi cho mình, cho gia đình mình và cho một nhóm tay chân của mình. Làm chính trị như Hitler, như Hồ Chí Minh... là bá đạo. Còn làm chính trị như Lê Lợi, Nguyễn Trãi, như Abraham Lincoln... là vương đạo.
Hiểu rộng hơn, ta thấy, trong cuộc sống thường nhật, bất cứ việc bình thường nào, nếu được khai thác bằng thủ đoạn để nhằm mục đích tranh quyền đoạt lợi cho mình hay cho một nhóm người thì nó cũng trở thành một âm mưu chính trị. Lấy thí dụ, một viên đại úy cảnh sát tên A yêu cô B, nhưng không lấy cô B mà lại lấy cô C vì cô C là con của vị bộ trưởng cảnh sát. Làm như vậy, ông A hy vọng sẽ được thăng cấp, thăng chức. Như vậy việc cưới cô C tuy chỉ thuần túy là hôn nhân, nhưng trên phương diện tranh đoạt quyền lực, nó đã bị chính trị hóa. Ngay cả tôn giáo, đôi khi cũng bị chính trị hóa. Thí dụ, để được thăng quan tiến chức, nhiều người sẵn sàng lấy lòng một vị tổng thống đạo Cơ Đốc bằng cách theo đạo Cơ Đốc. Hoặc một chính trị gia, đang theo đạo Công Giáo nay đổi sang đạo Phật để mua chuộc phiếu của cử tri tại một vùng có đông người theo đạo Phật, thì việc đổi đạo tuy chỉ thuần túy tôn giáo, nhưng bản chất của nó lại là một thủ đoạn chính trị.
Tại các quốc gia tự do, dân chủ, nhiều khi có những vấn đề rất tầm thường, như đóng cửa một bệnh viện, xây một siêu xa lộ, mở thêm một phi trường, hay thậm chí, cho phép gái điếm hành nghề tại gia, cũng bị chính trị hóa trở thành những đề tài tranh cử của các đảng phái. Lý do, các chính trị gia đánh hơi được, nhân tâm cử tri sẽ bị khuấy động vì những vấn đề đó, nên sẵn sàng thổi phồng nó thành những đề tài tranh cử để mua chuộc cử tri.
Như vậy ta sẽ thấy, bản chất của lập trường “không chấp nhận cộng sản” không hề mang sắc thái chính trị theo nghĩa chính trị để giành quyền lãnh đạo. Nhưng nếu một tổ chức đấu tranh, biết biến “lập trường không chấp nhận cộng sản” của mọi người thành sức mạnh lật đổ chủ nghĩa cộng sản, thì đó lại là làm chính trị, và làm chính trị để lật đổ CS thì rõ ràng là làm chính trị một cách vương đạo, vì điều đó phù hợp với lòng trời, với lòng người và với xu hướng của lịch sử.
Cộng sản xấu xa, độc tài, chà đạp quyền tự do con người thì tôi không chấp nhận nó. Đơn giản có vậy thôi. Chuyện đó cũng giống như một em bé đang ăn bánh, bỗng có con chó nhào đến cướp, thì em bé sẽ sợ sẽ ghét con chó đó, sẽ tránh xa con chó đó, sẽ nghỉ chơi với con chó đó. Thái độ căm ghét, tránh xa, nghỉ chơi của em bé là một phản ứng tự nhiên, phù hợp tâm lý của tất cả mọi người. Thái độ đó tuyệt nhiên không hề mang bản chất chính trị. Đồng ý, thái độ đó của em có thể thay đổi theo thời gian, nhưng sự thay đổi đó phải tùy thuộc vào sự thay đổi thực sự của con chó. Nếu sau đó, mỗi khi em bé ăn cái gì, con chó đều nhào tới cướp giật, chắc chắn em bé sẽ từ thái độ thù ghét con chó một cách tự nhiên, đi đến lập trường trước sau như một thù ghét con chó đó. Dĩ nhiên cũng có khi con chó giả vờ thân thiện để đến gần em bé, nhưng rồi cuối cùng vẫn giữ nguyên hành động cướp giật chiếc bánh em đang ăn. Điều này có thể khiến em bé bị mắc lừa lần đầu, nhưng sau đó, chắc chắn em bé sẽ càng ghê sợ và căm ghét con chó đó hơn.
Dựa vào những điểm vừa nêu, ta thấy, một hành động treo quốc kỳ VNCH trong ngày 30-4, hát một bài quốc ca tưởng nhớ đến đất nước, cúi đầu một phút tưởng niệm anh linh những người đã hy sinh vì tổ quốc cùng vong linh những nạn nhân bị cộng sản thảm sát, vẽ một bức tranh có hình con thuyền tỵ nạn đang bồng bềnh trên biển cả, tạc một bức tượng một người đang vươn tay đòi tự do, làm một bài thơ tố cáo tội ác CS đã pháo kích vô Cai Lậy thảm sát không biết bao nhiêu học sinh, rủ nhau đi biểu tình chống CS ngày 30-4, viết một bài báo kể lại kỷ niệm trong ngục tù CS, sáng tác một bản nhạc khóc cho đất đai của tổ quốc bị CS cắt dâng cho CS Tàu, tổ chức một buổi đốt nến phản đối CS đàn áp tôn giáo.v.v... tất, tất cả đều là những việc làm yêu nước, yêu Chúa, yêu Phật, và xứng đáng với chính nghĩa của người Việt tỵ nạn CS. Những người làm những việc đó thuần túy xuất phát từ lòng yêu nước và lập trường không chấp nhận chủ nghĩa CS. Những người đó, dĩ nhiên, cũng đều muốn chủ nghĩa CS sớm diệt vong, để dân tộc VN được cơm no, áo ấm, được tự do dân chủ, đất nước được phú cường như các quốc gia lân bang.
Hiểu như vậy, ta sẽ thấy những việc làm thể hiện lập trường không chấp nhận cộng sản của các hội đoàn, đoàn thể cũng như của CĐNVTD và đại đa số người Việt trong thời gian ngót 30 năm qua là những việc làm đúng đắn, có ý nghĩa, làm rạng rỡ chính nghĩa của người Việt tỵ nạn CS, thể hiện lòng yêu tự do dân chủ của người Việt nói chung, và làm cho chính phủ và dân tộc Úc cũng thấy tự hào với việc tiếp nhận làn sóng tỵ nạn Việt Nam. Trong chiều hướng này ta sẽ thấy nếu gọi những việc làm đúng đắn như trên là thể hiện lập trường chính trị chống CS, thì quả thực, ai ai trong cộng đồng người Việt đã yêu nước, yêu dân tộc VN, yêu tự do, yêu Chúa, kính Phật... cũng đều có và đều muốn có lập trường chính trị chống CS như vậy.
Vì vậy, quan niệm của Hai Bầu khi cho rằng, trong cộng đồng người Việt, những “chủ tiệm buôn, nhà giáo, bác sĩ, công nhân, cụ già” thì làm gì có lập trường chính trị, rõ ràng là một quan niệm sai lầm, ngụy biện và nguy hiểm. Làm như vậy, Hai Bầu đã quá coi thường qúy vị chủ tiệm buôn, nhà giáo, bác sĩ, công nhân, cụ già... Làm như vậy, tác giả đã ngang nhiên tước bỏ của họ lòng yêu nước, yêu tự do, cùng chính nghĩa của người Việt tỵ nạn. Từ những người Việt tỵ nạn CS cao qúy, được Liên Hiệp Quốc chọn lọc và được Úc tiếp đón cho định cư, hiển nhiên, không ai là không có lòng yêu nước, yêu tự do, và lập trường không chấp nhận CS. Vậy mà qua ngòi viết của Hai Bầu, họ đã trở thành những người di dân, bỏ quê cha đất tổ, bỏ tổ quốc người thân để đi tìm một đời sống tốt đẹp hơn về vật chất. Đây là một việc làm thiếu lương thiện của tác giả Hai Bầu. Chẳng lẽ tác giả Hai Bầu đã không thấy, hay cố tình nhắm mắt không chịu nhìn, những cụ già, em bé, bác sĩ, công nhân, chủ tiệm buôn, nhà giáo... vẫn thường xuyên và tích cực tham gia các cuộc biểu tình chống CS, ký thỉnh nguyện thư chống CS hay sao"
Tác giả Hai Bầu còn phạm phải một sai lầm nghiêm trọng nữa khi so sánh thái độ phải chấp nhận cộng sản của người dân VN với thái độ cử tri Lao Động ở Úc chấp nhận sự cai trị của Liên Đảng.
Tác giả Hai Bầu nên biết, tại VN, cộng sản duy trì chế độ độc tài, độc đảng. Do đó, người dân VN bị CS đàn áp bằng công an, nhà tù, bằng súng đạn, dùi cui, nên phải chấp nhận bị CS tước bỏ những quyền căn bản nhất của một con người. Còn tại Úc, trong một xã hội tự do dân chủ, việc cử tri Lao Động chấp nhận để Liên Đảng cầm quyền là thể hiện sự tự nguyện tôn trọng nguyện vọng của đa số qua một cuộc bầu cử dân chủ. Đây là một sự khác biết căn bản và vô cùng lớn lao. Chính vì sự khác biệt này nên cả triệu người VN đã chấp nhận mọi nguy hiểm để tìm đường vượt biên. Việc so sánh hai thái độ “chấp nhận” này giống nhau của Hai Bầu, theo tôi nghĩ, rõ ràng là một mánh khóe nhằm chạy tội cho CS.

VỀ THĂM QUÊ HƯƠNG VÀ LẬP TRƯỜNG KHÔNG CHẤP NHẬN CỘNG SẢN

Cũng trong phần ngụy biện về lập trường “không chấp nhận cộng sản”, tác giả Hai Bầu có đưa thêm 3 điểm sai lầm.

Một, Hai Bầu cho rằng: mỗi năm có nhiều người Việt tỵ nạn hải ngoại về VN, trong đó có cả những người nổi tiếng “từng tích cực chống cộng”, “vậy có phải mặc nhiên là họ đã chấp nhận chế độ CSVN không”"
Theo tôi biết, việc về VN và việc chấp nhận chế độ CSVN là hai việc riêng biệt. Về VN để thăm cha mẹ, quê hương, làng xóm, thân nhân, mồ mả ông cha, chứ không có ai về VN để thăm CS. Để có thể làm sáng tỏ điểm này, tôi xin nêu một thí dụ. Xưa nay chuyện địa ngục, diêm vương không biết có hay không, nhưng chắc chắn ai cũng kinh sợ, chẳng ai muốn xuống địa ngục gặp diêm vương làm gì. Nhưng trong truyện cổ tích VN cũng như trên thế giới, có một số truyện kể về những người đang sống hạnh phúc ở trần gian, đã chấp nhận xuống dưới địa ngục để thăm cha mẹ, vợ con... là những người đã chết. Điều này chứng tỏ, vì tình cảm gia đình, con người sẵn sàng đi vô lửa địa ngục để gặp gỡ người thân, thỏa lòng nhung nhớ. Tuy nhiên, qua việc làm đó ta không thể suy diễn một cách méo mó để rồi kết luận, người đó đã chấp nhận địa ngục, đã yêu thích diêm vương.
Cũng tương tự như vậy, người Việt về thăm quê hương là xuất phát từ tình yêu quê hương, nhớ thân nhân, bạn hữu, chứ không một ai về VN để tỏ tình yêu CS. Bằng chứng là tôi đã nghe, đã gặp những người về VN, ai ai cũng phê phán, chỉ trích, thậm chí chửi bới CS thậm tệ. Có nhiều chuyện xấu xa, trước đây ở Miền Nam không bao giờ có, nay có vì CS làm băng hoại cả xã hội. Bằng chứng thứ hai cho thấy, cho đến nay, chỉ thấy người về thăm VN, nhưng không có ai chịu ở lại vì thích CS, vì chấp nhận CS. Bằng chứng thứ ba, càng ngày càng có nhiều người CS cũng tìm cách “tỵ nạn CS” bằng con đường du học, tu nghiệp, thậm chí chấp nhận đi làm đầy tớ cho ngoại bang để khỏi phải sống trong chế độ CS. Ngay cả những người CS đã già đời hơn nửa thế kỷ đi theo CS, nay họ cũng thành thực thừa nhận chủ nghĩa CS là tai họa cho dân tộc. Thậm chí, ngay cả những nhân vật tên tuổi đã về VN, được tác giả Hai Bầu đề cập trong bài viết, cũng đều là những người đang tích cực chống CS quyết liệt, chứ không phải chỉ có “từng tích cực chống cộng” như Hai Bầu đã viết. Bằng cớ cụ thể, chính nhà văn Phan Lạc Tiếp sau khi về VN, đã viết bài “Cây Thông” được Sàigòn Times đăng trong báo Xuân Qúy Mùi, trong đó tác giả đã kể lại những tội ác kinh hoàng của CS trên từng phần đất thân yêu của tổ quốc VN.

Hai, tác giả Hai Bầu cho rằng: những người Việt tại Úc hiện đang có dịch vụ làm ăn với VN chắc chắn cũng chấp nhận chế độ CS. Đây cũng là một suy diễn sai lầm, nếu không nói là ấu trĩ.
Theo tôi biết, đại đa số người Việt có dịch vụ làm ăn với VN, đều không chấp nhận chế độ CS. Ký kết những giấy tờ hành chánh để làm ăn tại VN, điều đó đâu có nghĩa chấp nhận CS. Bằng chứng, hầu hết những người có dịch vụ làm ăn tại VN đều chỉ trích CS tham nhũng hối lộ, thậm chí họ còn lớn tiếng tố cáo CS tống tiền, cướp bóc trắng trợn mồ hôi nước mắt của họ. Theo tôi, những nhà kinh doanh VN yêu tổ quốc, yêu tự do, một khi có có dịch vụ làm ăn với CS, họ đều là những cán bộ tuyên truyền sống động, chứng tỏ đặc tính ưu việt và tốt đẹp của tự do, dân chủ. Qua sự thành công và hiểu biết của họ, người CSVN sẽ mở mắt học hỏi được những giá trị tốt đẹp của thế giới tự do. Thực tế ta thấy có những cậu bé, cô bé, con của những gia đình có cả mấy đời làm nghề đánh cá ở duyên hải VN, hay làm ruộng ở vùng đèo heo hút gió gần biên giới Việt Miên, nay trở về trong tư cách một bác sĩ khoa trưởng, một giáo sư đại học, một vị chủ tịch của công ty xuyên quốc gia... Điều đó rõ ràng là bằng chứng cho người CS tỉnh ngộ thấy được, người VN có dư tài năng và trí thông minh để cạnh tranh và thành công xuất sắc trên thương trường quốc tế. Chỉ có chế độ CS làm cho con người VN bị lu mờ về trí tuệ, cùn nhụt về trí thông minh, nên đất nước VN ngót 30 năm sống trong hòa bình, nhưng dưới chế độ CS, đời sống người VN vẫn khổ nhất thế giới.
Không những giúp người CS có trí khôn mở mắt, các nhà kinh doanh người Việt có lòng yêu nước, thương dân, khi về VN làm ăn sẽ góp phần làm cho những thành phần CS hư hỏng, sa đọa, bảo thủ, tàn ác... thêm băng hoại, mục nát, thối rữa và sụp đổ.
Như vậy, về VN thăm quê hương hay làm ăn, không hề có nghĩa là chấp nhận CS. Trái lại, với những người yêu nước, yêu quê hương và không chấp nhận CS, thì mỗi khi về VN thăm quê hương hay làm ăn, cũng là dịp để họ tấn công CS trên mặt trận tuyên truyền và tư tưởng.

Ba, tác giả Hai Bầu cho rằng: nếu chính phủ Úc đã bang giao với CSVN mà người dân Việt vẫn không chấp nhận CSVN thì đó là một nghịch lý.
Theo tôi, điều đó hoàn toàn không nghịch lý. Tác giả Hai Bầu nên biết, trong một chế độ tự do dân chủ như Úc, việc chúng ta chấp nhận một chính phủ là chúng ta tôn trọng nguyện vọng của đa số. Trong thời gian cầm quyền, chính phủ đó có thể làm cả ngàn chuyện hợp ý hoặc trái ý chúng ta. Hợp ý, chúng ta tán thưởng. Trái ý, chúng ta có quyền phản đối. Nếu có những việc họ đi ngược lại nguyện vọng của toàn dân, chính phủ đó sẽ bị quốc hội bất tín nhiệm,và có thể bị giải tán. Đây là đặc tính ai ai cũng thấy ở các quốc gia tự do dân chủ. Bằng chứng, đọc trên báo chí, theo dõi truyền hình, truyền thanh, chúng ta thấy không có ngày nào là không có tin tức, thư khiếu nại, biểu tình... phản đối chính phủ không ở chuyện này thì ở chuyện khác. Điều đó cho thấy, trong một xã hội tự do dân chủ, chấp nhận một chính phủ do đa số bỏ phiếu ủng hộ, hay do chính mình hậu thuẫn, điều đó không có nghĩa, bất cứ việc làm nào của chính phủ, chúng ta cũng vỗ tay tán thành. Tôi rất ngạc nhiên, không hiểu tác giả Hai Bầu, tức ông Nguyễn Thành Đởm là ai, bao nhiêu tuổi, đến Úc lâu hay mau, mà sao lại có thể đưa ra những luận điệu non nớt đến như vậy""

BẦU CỬ DÂN CHỦ

Tác giả Hai Bầu cho rằng trong Bản Nội Quy CĐ năm 1995 có vài điều khoản thiếu dân chủ và hợp lý. Theo tác giả, những điều khoản đó đi ngược với quan niệm dân chủ của Úc và hầu hết các quốc gia dân chủ trên thế giới.
Đọc đến đây, người đọc giật mình, cứ ngỡ tác giả Hai Bầu hiểu biết về dân chủ khá rõ. Đáng tiếc, sự thực không phải vậy. Vì nếu am tường về thể chế tự do dân chủ tại Úc cũng như các quốc gia dân chủ trên thế giới, tác giả phải hiểu, những tiêu chuẩn và điều kiện dân chủ của một quốc gia khác với những tiêu chuẩn và điều kiện dân chủ của một hội đoàn, đoàn thể, hay một tổ chức chính trị. Điều kiện gia nhập hội hoặc đi bầu của một hội phụ nữ không thể nào giống như đi bầu cử quốc hội Úc, và càng không giống điều kiện gia nhập hội y khoa, hay điều kiện vô một luật sư đoàn. Tại một số quốc gia tự do dân chủ, ta thấy có cả những đảng phái kỳ thị, đảng chống di dân, hội của những người đồng tính luyến ái, hội của người đi câu, chơi cảnh... Vì vậy, một người nếu muốn xin vô một đảng phái, hay hiệp hội nào đó, họ phải chấp nhận đường lối, tôn chỉ, nội quy của hội. Họ không thể đưa luật pháp chống kỳ thị của quốc gia để đòi thay đổi luật lệ của đảng KKK, hay một người đàn ông mang luật bình đẳng nam nữ để đòi vô hội phụ nữ hay hội đồng tính luyến ái.


Bên cạnh đó, ta phải thừa nhận, xuất phát từ những hoàn cảnh đặc biệt, những người có chung sở nguyện, ý chí, lập trường có thể ngồi lại với nhau thành lập hội đoàn, hay hiệp hội. Để tồn tại, tránh sự thâm nhập phá hoại của người khác, hoặc những tổ chức khác, bắt buộc hội viên của tổ chức đó phải thông qua những điều khoản duy trì sự đoàn kết, thuần nhất, và sức mạnh của mình. Vì vậy, giải pháp duy nhất muốn thay đổi luật lệ của một hội đoàn, đoàn thể là trước hết, phải là thành viên của hội, rồi lần lượt qua tiến trình dân chủ, thuyết phục nhiều thành viên trong hội hậu thuẫn những cải cách, thay đổi luật lệ của mình. Còn những ai đứng ngoài hội, chỉ trích phê phán hay đòi sửa đổi những điều khoản của một hội mà mình không phải là hội viên, phần đông đều là điều không hợp lý. Nếu qúy vị lãnh đạo hội đó có thì giờ rỗi rãi và có thiện chí, họ có thể bàn bạc những đòi hỏi của người ngoài hội. Còn không, họ có quyền bỏ ngoài tai mọi đòi hỏi của người ngoài hội.
Nói tóm lại, chuyện hội đoàn, đoàn thể nhiều hay ít hội viên, phiếu của mỗi hội đoàn, đoàn thể giá trị bằng 30 hay 300 phiếu cá nhân, mỗi người khi gia nhập phải có 5 hay 50 lá thư đề cử, hay bất cứ điều khoản gì do các hội viên thông qua một cách dân chủ, đều có giá trị đối với hội và các thành viên của hội phải có bổn phận tuân theo. Ngoại trừ những trường hợp nghiêm trọng vi phạm luật pháp quốc gia, còn mọi phản bác, hay đề nghị đòi sửa đổi các điều khoản của một hội, đều phải do hội viên của hội đó đề nghị và phải trải qua tiến trình dân chủ theo đúng nội quy của hội đoàn đó quy định.

UY TÍN VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA CĐNV TỰ DO

Tính đến nay, sự hiện diện của cộng đồng người Việt tỵ nạn CS tại Úc đã được 28 năm. Ngay từ trong những năm đầu gian nan trứng nước, một cơ cấu đại diện cho người Việt tỵ nạn đã được thành lập. Trải qua thời gian, cùng sự đóng góp công sức, tiền bạc, thời gian, lòng nhiệt tâm của không biết bao nhiêu người trong cộng đồng, kết quả đến nay, CĐNVTD đã có cả một cơ cấu đại diện rộng lớn bao trùm cả liên bang và các tiểu bang cùng hai vùng lãnh thổ là Canberra và Wollongong. Bên cạnh những việc làm thiết thực, giúp đỡ mọi người trong cộng đồng hội nhập thành công vào xã hội Úc, cộng đồng còn tích cực giúp đỡ những người tỵ nạn còn kẹt lại tại Phi được sang Úc đoàn tụ, đồng thời tích cực vận động chính giới hậu thuẫn cho công cuộc đấu tranh giành tự do dân chủ tại quê nhà. Đặc biệt, trong suốt thời gian 28 năm qua, bất chấp những nghiêng ngửa của lịch sử, những chuyện sớm nắng chiều mưa trong thù bạn, những cảnh “lương tâm phá sản, lòng khánh kiệt” của một số người, một số chính trị gia, cùng sự đánh phá liên tục của cộng sản, CĐNVTD tại Úc vẫn giữ vững lập trường chống cộng sản, bảo vệ trong sáng chính nghĩa của người Việt tỵ nạn. Chính lập trường chống cộng sản trước sau như một của CĐNVTD liên bang, các tiểu bang, Canberra, và Wollongong, đã khiến uy tín của cộng đồng người Việt tại Úc ngày càng được nâng cao trong chính giới cũng như xã hội Úc. Uy tín và tầm quan trọng của CĐNVTD tại Úc, trong đó có CĐNVTD/NSW, đã được mọi người thừa nhận như một thực tế bất khả thách đố, và thực tế đó đã được tiếp nối như là một truyền thống vững vàng suốt mấy chục năm qua.
Trước những thành công hiển nhiên của CĐNVTD, sự thành công khiến ngay cả chính giới và truyền thông Úc cũng phải thừa nhận trong sự kiêng nể, tôi rất ngạc nhiên và phẫn nộ khi tác giả Hai Bầu cho rằng, suốt 20 năm qua, cộng đồng người Việt tại NSW “đã không tạo được một cơ cấu đại diện đúng tầm cỡ, có tiếng nói đáng nể trong xã hội Úc.”("!)

Dẫn chứng cho sự cáo buộc vô căn cứ này, tác giả Hai Bầu đưa ra hai bằng cớ qua đoạn văn như sau: “Người có chút ưu tư đến cộng đồng có lẽ cũng thường tự hỏi, tại sao chùa Phước Huệ nhiều lần được tin cậy để tổ chức lễ Cấp Bằng Công Dân cho một cộng đồng có nhiều tôn giáo khác nhau mà không phải là BCHCĐ, và tại sao cộng đồng người Triều Châu ít người lại xây được một hội quán uy nghi ngay tại trung tâm Cabramatta, còn Trung Tâm Sinh Hoạt Cộng Đồng của chúng ta khởi xướng đã 17 năm rồi mà vẫn còn què quặt”.
Ở đây, ta phải nhìn nhận, việc chính phủ nhiều lần tổ chức lễ Cấp Bằng Công Dân tại chùa Phước Huệ, chắc chắn phải có những lý do chính đáng nào đó mà chúng ta không biết. Nhưng dù có xuất phát từ lý do nào đi nữa, công khai mà nói, ta phải thừa nhận việc tổ chức lễ Cấp Bằng Công Dân tại chùa Phước Huệ là niềm vinh dự chung của cộng đồng người Việt, tuyệt nhiên không nên ích kỷ và nhỏ mọn, coi đó là vinh dự của riêng chùa Phước Huệ, để rồi rêu rao tạo phân hóa, nghi kỵ trong cộng đồng như Hai Bầu đã làm.
Tôi không hiểu vì vô tình ngây thơ hay có dụng ý, nhưng lối so sánh và đặt vấn đề của tác giả Hai Bầu đã vô tình tạo cho người đọc ấn tượng, tác giả đã núp dưới cụm từ hoa mỹ “người có chút ưu tư đến cộng đồng” để gây phân hóa, chia rẽ giữa chùa Phước Huệ với CĐNVTD, giữa CĐNVTD với chính phủ Úc. Không những vậy, lối chia rẽ nguy hiểm đó còn đánh thức những tự ái khác, những chia rẽ khác, khiến cho một số người khác dễ chạy theo tác giả Hai Bầu, cũng suy diễn một cách méo mó việc làm của chính phủ để rồi rêu rao so sánh, tại sao chùa này được chính phủ tổ chức, mà chùa khác lại không; rồi tại sao chỉ tổ chức ở chùa mà không tổ chức ở nhà thờ; Và cứ cái đà đó, một số kẻ xấu khác cũng sẽ rêu rao, sao chính phủ chỉ tổ chức ở chùa của Phật giáo mà không tổ chức ở chùa của Cao Đài, hay Hòa Hảo... Khi đó, những lời xôn xao sẽ đến tai chính giới Úc, và uy tín cùng sự đoàn kết của cộng đồng người Việt chắc chắn sẽ bị tổn thương, mà kẻ gây ra sự tổn thương này chắc chắn không ai khác ngoài tác giả Hai Bầu. Cái lối viết bài bác, so sánh để kích thích lòng tự ái tôn giáo, tự ái phe phái của tác giả Hai Bầu là một lối viết vừa thiếu sự lương thiện của người cầm viết, lại vừa mất tư cách. Lối viết này đã được những thành phần bất hảo trong xã hội, và CS sử dụng trong mục tiêu gây phân hóa, nghi kỵ trong lòng người suốt thời gian từ khi CS cướp chính quyền ở Miền Bắc, xâm lăng Miền Nam, cho đến ngày nay tại VN lẫn thành phần CS nằm vùng hải ngoại. Hy vọng, ông Hai Bầu đừng nên bắt chước lối viết này của CS.
Cũng bằng sự thiếu lương thiện lại vừa mất tư cách đó, tác giả Hai Bầu đem so sánh một cách ác ý giữa “hội quán uy nghi” của người Triều Châu với Trung Tâm Sinh Hoạt Cộng Đồng mà tác giả cho rằng “khởi xướng đã 17 năm rồi mà vẫn còn què quặt”.
Là những người Việt tỵ nạn, phải rời bỏ quê hương vì sự xâm lăng và tàn ác của cộng sản, chúng ta đều hiểu, việc xây một căn nhà, mua một căn flat, hay mướn một chỗ để ở, là một điều vô cùng khó khăn. Tùy theo hoàn cảnh của từng người, từng gia đình, những nhu cầu khinh trọng khác nhau, có người có thể mua nhà sớm hơn, có người mua muộn hơn, có người xây nhà to cao đẹp hơn, có người xây nhà đơn giản hơn, và cũng có nhiều người chấp nhận ở nhà thuê suốt đời, vì họ phải giúp cha mẹ già, anh chị em ruột còn kẹt lại Việt Nam, hoặc vì những chuyện khốn khó, thương tâm không thể nói ra hết.
Cũng tương tự như vậy, CĐNVTD/NSW là một tổ chức đại diện cho người Việt tỵ nạn CS, với bao nhiêu việc chính đáng phải làm, chứ không phải là một tổ chức tương tế thuần túy, lấy chuyện xây Trung Tâm Sinh Hoạt Cộng Đồng làm mục tiêu duy nhất. Nhìn lại chặng đường đã đi suốt bao năm qua, ta thấy CĐNVTD/NSW cũng như các tiểu bang và liên bang, đã phải lo không biết bao nhiêu chuyện. Từ việc quyên góp tiền bạc giúp đỡ những người tỵ nạn đang bị thanh lọc bất công tại các trại tỵ nạn, đến giúp đỡ cho những người tỵ nạn còn kẹt lại ở Phi được sang Úc đoàn tụ; từ việc quyên góp giúp đỡ nạn nhân các cuộc thiên tai, hỏa hoạn, trong và ngoài nước, đến việc phải quyên góp để biểu tình chống văn công CS, biểu tình 30-4, tổ chức các cuộc quyên góp lấy chữ ký hậu thuẫn cho cuộc đấu tranh giành tự do dân chủ tại VN nhân dịp các ngày quốc tế về nhân quyền... Ngoài ra, còn cả trăm chuyện phải làm như tuyệt thực, Clean Up Australia, tiếp xúc với chính giới để vận động cho quê hương VN sớm có tự do dân chủ, cho những chiến sĩ đấu tranh cho dân chủ nhân quyền sớm được tự do.
Dĩ nhiên, trên đây chỉ là một vài chuyện trong số cả ngàn chuyện CĐNVTD/NSW phải làm. Với ngần đó công việc phải làm, cộng với sự đa dạng của CĐNVTD, một tổ chức bao gồm nhiều hội đoàn, đoàn thể, với không biết bao nhiêu quyền lợi riêng chung, được thêu dệt ngang dọc, chằng chéo... chắc chắn chuyện xây dựng một trung tâm thật uy nghi là điều không có dễ dàng. Nhất là khi CĐ đã xác nhận, ưu tiên một của CĐ vẫn là đấu tranh cho tự do dân chủ tại VN, và giúp người Việt hội nhập thành công trong xã hội mới, thì việc xây dựng một trung tâm uy nghi, tráng lệ, trong khi đất nước còn đang quằn quại dưới sự thống trị của CS, quả là điều không hợp tình, hợp lý.
Giống như mỗi gia đình có một hoàn cảnh riêng, có những chuyện khinh trọng khác nhau, có những việc cần làm trước mắt, và có những việc có thể thư thả, CĐNVTD cũng đã xác định được một hướng đi đúng, đáng tự hào. Xây cất một trung tâm sinh hoạt cộng đồng thật đồ sộ, uy nghi và tráng lệ, là điều ai cũng muốn. Nhưng nếu vì phải bận rộn với cả ngàn chuyện phải làm, cả trăm chuyện chính đáng phải tiêu, để rồi chúng ta chỉ có được một Trung Tâm Sinh Hoạt Cộng Đồng khiêm tốn, thì đó vẫn là niềm hạnh phúc đáng tự hào. Nó cũng giống như có những bậc cha mẹ đã chấp nhận để dành tiền nuôi con ăn học, trở thành bác sĩ kỹ sư, thì dù ở nhà thuê vẫn mát lòng mát dạ. Chuyển hiển nhiên như vậy, ai cũng hiểu, cũng biết. Chỉ ngạc nhiên, có những người cũng mang tiếng sinh hoạt cộng đồng, cũng thành ông nọ, bà kia, nhưng lúc nào cũng nhìn người, nhìn cộng đồng bằng con mắt đố kỵ để rồi ngày đêm căng mắt, bóp óc tìm mọi cách đánh phá uy tín cùng thành quả của cộng đồng. Thậm chí ngay cả sự nghèo khó, thiếu thốn một cách thanh bạch của một BCH Cộng Đồng trước sau như một theo đuổi lý tưởng cao cả, bảo vệ chính nghĩa người Việt tỵ nạn CS, chịu khó làm việc nghĩa để làm sáng danh người Việt tại Úc... cũng trở thành đề tài để họ đem ra so sánh và khai thác với đầy ác ý.
Hy vọng, ông Nguyễn Thành Đởm sớm tỉnh ngộ nhận ra cái sai của mình để được mọi người thông cảm và tha thứ cho sự sai lầm đến mất tư cách của ông.

TẠI SAO BÁO NGƯỜI VIỆT ĐĂNG BÀI CỦA HAI BẦU

Đóng góp ý kiến để tu chính bản nội quy là một điều cần thiết, nhưng qua bài viết của tác giả Hai Bầu, ta thấy rõ ràng tác giả đã núp dưới việc đóng góp ý kiến để đưa ra những luận điệu phi lý, khiến một số người hoang mang, và tạo bầu không khí phân hóa, nghi kỵ trong cộng đồng. Nhưng nếu nội dung bài viết của Hai Bầu được coi là phi lý, thì việc báo Người Việt đăng bài viết của Hai Bầu lại càng phi lý và khó hiểu hơn.
Đọc bài viết của tác giả Hai Bầu, tôi có một số câu hỏi xin được mạnh dạn nêu ra ở đây. Thứ nhất, tại sao một bài viết với nhiều điểm phi lý, công khai tấn công vào lập trường chính trị của người Việt tỵ nạn, lại được báo Người Việt đăng tải" Tại sao một bài viết ngang nhiên thách thức uy tín của CĐNVTD, coi thường mọi thành quả to lớn và hiển nhiên mà CĐNVTD đã xây dựng trong suốt mấy chục năm qua, lại được anh Gia Du, chủ bút báo Người Việt đồng thời là Chủ tịch Hội Đồng Tư Vấn Giám Sát của CĐNVTD/NSW, chấp nhận cho đăng" Tại sao một bài viết như bài viết của Hai Bầu, trong đó có đầy rẫy những điểm ác ý và thiếu lương thiện, thậm chí ngay cả những đoạn Hai Bầu cố tình gây chia rẽ, phân hóa và nghi kỵ như - “tại sao chùa Phước Huệ nhiều lần được tin cậy để tổ chức lễ Cấp Bằng Công Dân cho một cộng đồng có nhiều tôn giáo khác nhau mà không phải là BCHCĐ, và tại sao cộng đồng người Triều Châu ít người lại xây được một hội quán uy nghi ngay tại trung tâm Cabramatta, còn Trung Tâm Sinh Hoạt Cộng Đồng của chúng ta khởi xướng đã 17 năm rồi mà vẫn còn què quặt” - anh Gia Du vẫn để nguyên, mà không chịu cắt bỏ" Tại sao khi đăng bài viết với nhiều điểm dễ gây ngộ nhận và hoang mang trong cộng đồng, anh Gia Du, trong tư cách chủ bút của báo Người Việt, không hề viết lời giải thích để độc giả có dịp hiểu rõ lý do khiến tác giả viết bài đó, cùng nguyên nhân khiến báo Người Việt đăng tải"
Như qúy độc giả đã biết, trước đây, tôi đã một lần viết bài, coi anh Gia Du như là một đàn anh trong làng báo. Không những vậy, trên phương diện đấu tranh, duy trì lập trường của người Việt tỵ nạn cộng sản, bản thân tôi còn coi anh Gia Du như là một tấm gương để mình noi theo. Qua một số lần trực tiếp trò chuyện với anh, tôi cùng học tập anh trên nhiều phương diện về quan điểm đấu tranh, cách đánh giá thù bạn và lập trường của một cơ quan ngôn luận của người Việt tự do. Vì vậy, khi thấy báo Người Việt, do anh Gia Du làm chủ bút, đăng bài viết của Hai Bầu, thú thực, tôi cũng như nhiều vị trong cộng đồng, vừa ngạc nhiên lại vừa buồn.
Khách quan mà nói, ta phải thừa nhận tác giả Hai Bầu đã núp dưới danh nghĩa đóng góp ý kiến cho việc tu chính nội quy, và quyền tự do ngôn luận, để viết bài với nội dung không những đánh phá uy tín, thành quả, tư cách đại diện hợp tình hợp lý của CĐNVTD/NSW mà còn muốn hủy diệt luôn cả lập trường yêu tự do, dân chủ, và thái độ không chấp nhận chủ nghĩa CS của cộng đồng người Việt tỵ nạn. Vì vậy, việc báo Người Việt đăng bài của Hai Bầu, trong khi anh Gia Du là chủ bút báo Người Việt đồng thời là Chủ Tịch Hội Đồng Tư Vấn Giám Sát của CĐNVTD, rõ ràng là một việc làm mâu thuẫn và phi lý, dễ khiến độc giả hiểu lầm, cho là báo Người Việt đã đồng lõa với tác giả.
Một số người có thể lý luận rằng, bài viết của Hai Bầu đã có 4 chữ “Đóng góp ý kiến” thì phải hiểu đó là bài của độc giả, không phải của tòa soạn. Tôi không đồng ý quan điểm này vì mấy lý do sau.
Một, không phải bất cứ bài nào của độc giả, tòa soạn cũng phải đăng tải. Quyền tự do ngôn luận của độc giả và bổn phận tôn trọng quyền tự do đó của một cơ quan truyền thông bao giờ cũng có giới hạn. Một cơ quan ngôn luận không thể nào mượn cớ tôn trọng quyền tự do ngôn luận để đăng những bài có nội dung phỉ báng mạ lị một cách ác ý, xuyên tạc sự thật, hoặc có nội dung gây chia rẽ, nghi kỵ giữa cộng đồng với tôn giáo hoặc giữa tôn giáo với chính phủ. Một vị chủ bút bình thường, khi gặp phải bài của Hai Bầu, cũng dễ dàng đi đến quyết định không đăng, hoặc nếu đăng chỉ trích những đoạn nhất định.
Hai, một độc giả hay bất cứ ai viết bài, và bài đó được đăng báo, trách nhiệm thuộc về người viết, đồng thời chủ bút cũng như chủ nhiệm tờ báo cũng phải chịu trách nhiệm liên đới phần lớn trên cả phương diện pháp lý đối với người, hoặc cơ quan mà bài viết đề cập; lẫn tinh thần, tình cảm, lập trường... đối với độc giả.
Ba, đọc tên Hai Bầu, độc giả thường nghĩ đó là một bút hiệu chứ không phải tên thật. Và bút hiệu đó cũng rất xa lạ đối với nhiều độc giả. Với bút hiệu xa lạ đó, với nội dung bài viết tai hại đó, người đọc dễ dàng có thể đi đến những ngộ nhận, hiểu lầm rằng đó là một tên CS nằm vùng, lợi dụng quyền tự do ngôn luận để thử sức cộng đồng, để tuyên truyền cho CS, để đánh phá CĐNVTD/NSW, một cơ cấu đại diện có uy tín có lập trường chống cộng minh bạch suốt mấy chục năm qua. Vì vậy, trong trường hợp đó, nếu vì lý do đặc biệt nào đó phải đăng tải nguyên văn, thiết tưởng vị chủ bút phải viết bài phân tích những điểm không hợp tình hợp lý, hoặc ít nhất cũng giới thiệu ngắn gọn lý do vì sao đăng, và quan điểm của tòa soạn đối với bài góp ý đầy lệch lạc và xuyên tạc đó.
Thực tế, như chúng ta đã thấy, anh Gia Du đã không làm những điều cần phải làm của một người chủ bút bình thường. Đó đã là điều đáng trách. Huống chi, anh là Chủ Tịch Hội Đồng Tư Vấn Giám Sát của CĐNVTD/NSW, đồng thời là người thuộc một tổ chức đấu tranh chính trị có uy tín là Liên Minh Quang Phục VN, như vậy, anh lại càng đáng trách nhiều hơn.
Có một số người cho rằng, việc đăng bài viết của Hai Bầu không phải là quyết định của anh Gia Du mà là quyết định của qúy vị trong công ty sở hữu chủ báo Người Việt. Điều này tôi không biết thực hư ra sao, nhưng nếu đúng vậy, tôi nghĩ anh Gia Du, trong tư cách của một vị Chủ Tịch HĐTVGS và là thành viên của LMQPVN, anh nên thẳng thắn lên tiếng xác nhận quan điểm của mình, và nếu cần, nên tỏ thái độ cần thiết để bảo vệ uy tín của CĐNVTD/NSW cũng như LMQPVN.
Tuy nhiên, trong thâm tâm, tôi không nghĩ anh Gia Du và qúy vị trong công ty sở hữu chủ báo Người Việt quyết định đăng bài của Hai Bầu. Theo tôi, việc đăng bài Hai Bầu có lẽ chỉ là một sơ sót mà thôi, và có lẽ anh Gia Du đã không hề biết đến nội dung bài viết của Hai Bầu khi đăng tải. Vì một người như anh Gia Du, với cương vị của một vị Chủ Tịch HĐTVGS và trọng trách của một vị chủ bút, không thể nào và không bao giờ lại cho đăng bài viết với nội dung đánh phá uy tín và thành quả của CĐNVTD/NSW một cách ngang nhiên như vậy. Và dù nếu có đăng, chắc chắn anh Gia Du cũng đã viết lời giới thiệu trình bầy lý do tại sao đăng.
Còn bảo qúy vị chủ báo Người Việt quyết định cho đăng thì tôi cũng không đồng ý. Hiện tại, đọc báo Người Việt tôi ngạc nhiên không thấy có chỗ nào đề tên công ty sở hữu chủ báo Người Việt, mặc dù theo luật xuất bản, tôi tin đây là điều bắt buộc.(") Nhưng dù không biết tên công ty, tôi vẫn biết (một cách không chính thức), qúy vị có cổ phần trong công ty chủ báo Người Việt đều là những người có thiện chí với CĐNVTD. Nếu tôi không lầm, qúy vị chủ báo Người Việt, ngoài anh Gia Du, còn có anh Lý Quốc Hùng, anh Mai Viết Thủy và một số vị khác... Cả hai vị này tôi đều hân hạnh được gặp. Anh Lý Quốc Hùng thì tôi đã được gặp nhiều lần, và ngay khi anh và một số bạn bè có ý định ra tờ nhật báo, tôi đã được các anh tin cậy ngỏ ý muốn tôi cộng tác. Trong nhiều dịp gặp gỡ, tôi thấy anh Lý Quốc Hùng có hoài bão muốn dùng tờ báo của mình để đóng góp, xây dựng cho CĐNVTD của mình lớn mạnh. Là một người Việt tỵ nạn CS, lại có dịch vụ làm ăn được đông đảo người Việt tỵ nạn CS hậu thuẫn, chắc chắn anh Lý Quốc Hùng luôn luôn có ước nguyện muốn CĐNVTD NSW ngày càng phát triển.
Còn anh Mai Viết Thủy, tôi cũng được hân hạnh trò chuyện với anh tại cuộc triển lãm Thế Hệ Một Rưỡi ở Casula Powerhouse Arts Centre. Tuy chỉ trò chuyện ngắn gọn trong khoảng 10 phút, nhưng tôi cũng đủ biết để tin tưởng, anh là một sinh viên được chính phủ VNCH cho đi du học giữa lúc đất nước đang có chiến tranh. Cho đến khi đất nước rơi vào tay CS, anh vẫn chưa có được một ngày cống hiến tài năng cho đất nước. Vì thế, anh vẫn coi đó là một món nợ tinh thần mà anh ước nguyện có ngày đền đáp.
Sau khi tâm sự với anh, tôi cũng ngạc nhiên, không hiểu tại sao, với một sinh viên du học Colombo có lòng như anh, nhưng trong suốt thời gian hơn chục năm qua, tham gia các sinh hoạt của CĐNVTD/NSW, ngoại trừ lần gặp anh tại Casula Powerhouse, còn thì tôi chưa hề được hân hạnh gặp anh lần nào khác" Tôi cũng ngạc nhiên khi thấy trong số ra mắt của báo Người Việt đề ngày 18 tháng 10 năm 2002, có đăng bài viết "Người Việt tại Úc" của tác giả Phạm Mai, mà sau này, tình cờ tôi coi trên website của trường Petrusky, tôi lại thấy có một bài nhan đề "Người Việt Nam tại Úc" với nội dung tương tự tới 90% của tác giả Mai Viết Thủy, được viết vào tháng 10 năm 1999. Ngoài ra, một số thân hữu cũng cho biết, trong đặc san của trường Petrusky cũng có bài viết với nội dung tương tự của Mai Viết Thủy. Như vậy, nếu anh Mai Viết Thủy là tác giả của bài viết đó thì tại sao cùng một bài viết lại đăng ở nhiều nơi với những bút hiệu khác nhau" Hy vọng, trong tương lai có dịp gặp anh Mai Viết Thủy, sinh viên du học Colombo từ năm 1968, đã có học vị tiến sĩ, và là người có tiếng tăm trong giới sinh viên du học, tôi sẽ hỏi thẳng anh để xem có phải anh khiêm tốn, hay anh không muốn mọi người biết đến hào quang thời còn là sinh viên của anh"
Dù sao, khi được biết anh có cổ phần trong công ty VIS và tờ báo Người Việt, tôi rất mừng. Tôi đã tâm sự với anh em bên VIS cũng như bên báo Người Việt, trong đó có anh Lý Quốc Hùng, anh Ma Văn Dũng, anh Mai Viết Thủy... cộng đồng người Việt của mình ở Úc tiến hơi chậm trong kỹ thuật Internet, và đặc biệt, chúng ta chưa có được một website về truyền thông có uy tín quốc tế như tờ Người Việt hay Việt Báo Online bên Mỹ.
Cũng vì tin tưởng và qúy mến các anh bên công ty VIS và báo Người Việt nên khi được tin công ty VIS khai trương và nhật báo Người Việt ra mắt, cả hai lần, Sàigòn Times đều vui mừng đăng trang chúc mừng, với niềm hy vọng chân thành, cộng đồng người Việt ở Úc có thêm một công ty kỹ thuật và một tờ nhật báo là có thêm sức mạnh trong việc góp phần đấu tranh giành tự do dân chủ ở Việt Nam. Cũng vì tin tưởng và qúy mến như vậy, nên trong thời gian qua, mặc dù có nhiều lần, tôi muốn lên tiếng đóng góp ý kiến với báo Người Việt, nhưng tôi đã tự chế, nghĩ nên chờ đợi xem sự thể thế nào, rồi hãy đóng góp cho có tình có lý.
Trình bầy những điều trên đây để qúy độc giả thấy được, trong thâm tâm, tôi rất tin tưởng vào thiện tâm, thiện ý của qúy vị có cổ phần trong tờ báo Người Việt hiện nay. Trước đây, khi qúy anh Lý Quốc hùng, Ma Văn Dũng có nhã ý mời tôi cùng làm tờ nhật báo với các anh, nhưng do hoàn cảnh riêng tư có nhiều chỗ khó khăn, nên tôi không được hân hạnh làm chuyện đó. Tuy nhiên, sau đó, được tin qúy anh chọn Dân Việt, là tờ báo minh bạch lập trường, sẵn sàng hậu thuẫn cộng đồng, và anh Gia Du là nhân vật chống CS tiêu biểu, luôn luôn đi sát các sinh hoạt của CĐNVTD trong suốt mấy chục năm qua, tôi rất mừng. Mừng thứ nhất, cộng đồng có thêm một tờ nhật báo đáng tin cậy. Mừng thứ hai, anh Gia Du có thêm nguồn tài chánh, nhân lực hùng hậu để theo đuổi lý tưởng đấu tranh cho tự do dân chủ tại VN. Mừng thứ ba, qúy anh Lý Quốc Hùng, Ma Văn Dũng, Mai Viết Thủy, có được một vị chủ bút có lập trường chống cộng kiên định, từng trải và có kinh nghiệm suốt mấy chục năm.

TẠM KẾT LUẬN

Vì biết anh Gia Du chủ bút lẫn qúy vị chủ nhiệm báo Người Việt đều là những người có lòng với quê hương đất nước, có lập trường không chấp nhận chủ nghĩa CS, nên tôi tin chắc, anh Gia Du không khi nào làm thất vọng qúy vị chủ nhiệm bằng cách cho đăng bài của Hai Bầu. Và tôi cũng tin chắc, qúy vị chủ nhiệm cũng không bao giờ làm anh Gia Du thất vọng khi quyết định đăng lá thư của Hai Bầu, trái với nguyện vọng và lập trường của anh Gia Du chủ bút.
Nói tóm lại, theo tôi đoán, đây chỉ là một sự sơ sót ngoài ý muốn của cả anh Gia Du chủ bút lẫn qúy vị chủ nghiệm mà thôi.
Nhưng nếu cho đây là một sự sơ sót, thì tại sao cho đến nay, vẫn chưa thấy báo Người Việt lên tiếng" Đồng ý, sơ sót là điều đôi khi rất khó tránh khỏi, nhưng sơ sót này đã tạo nên một sai lầm nghiêm trọng, khiến tòa soạn không thể không lên tiếng. Chẳng lẽ quan điểm của tác giả Hai Bầu cũng là quan điểm của nhật báo Người Việt hay sao" Nếu vậy, thiết tưởng, qúy vị chủ nhiệm Người Việt cũng nên lên tiếng để chúng ta cùng thảo luận, cho vấn đề thêm sáng tỏ.
Ngoài ra, tôi cũng thành thực nghĩ rằng, qúy vị trong BCH, qúy hội đoàn đoàn thể trong CĐNVTD/NSW, và đặc biệt là qúy vị trong Ủy Ban soạn thảo tu chính nội quy, cũng nên thẳng thắn đặt vấn đề với báo Người Việt để xem báo Người Việt có quan điểm thế nào. Nếu báo Người Việt cho rằng, bài của Hai Bầu là quan điểm của Người Việt, thì qúy vị nên đặt vấn đề thẳng với anh Gia Du, trong tư cách anh là chủ tịch Hội Đồng Tư Vấn Giám Sát. Thêm vào đó, tôi cũng xin đề nghị, qúy vị trong tổ chức Liên Minh Quang Phục VN cũng nên đặt vấn đề với anh Gia Du, vì việc báo Người Việt do anh Gia Du làm chủ bút, lại đăng bài viết của Hai Bầu với nội dung như vậy, là việc làm gây hoang mang trong cộng đồng, và nếu không làm sáng tỏ, chắc chắn sẽ ít nhiều ảnh hưởng đến uy tín của HĐTVGS, cũng như của tổ chức LMQPVN.
Cuối cùng, tôi nghĩ, tại một quốc gia tự do dân chủ như Úc Đại Lợi, với sức mạnh của CĐNVTD, với chính nghĩa của người Việt yêu nước, với lập trường chống cộng trước sau như một và tinh thần đoàn kết của người Việt tỵ nạn CS, chúng ta không sợ bất cứ thế lực nào của CS, dù thế lực đó có đội lốt văn hóa, nghệ thuật, báo chí, truyền thanh, truyền hình, hay ẩn nấp qua bất cứ cá nhân nào, tổ chức nào... Tuy nhiên, điều khiến chúng ta lo ngại là có những cá nhân nắm giữ những vị trí trọng yếu của cộng đồng, những cơ quan truyền thông có uy tín, xứng đáng là tiếng nói của người Việt tự do, trong một phút lơ là cảnh giác, vô tình phạm phải những sai lầm nghiêm trọng, gây hoang mang trong dư luận, gây phân hóa trong cộng đồng. Đáng lo ngại hơn, trước những sai lầm đó, những người, những tập thể phạm sai lầm lại không chịu lên tiếng nhìn nhận sai lầm của mình. Trong khi đó, những người có trách nhiệm lèo lái cộng đồng, những tập thể đóng vai trò sức mạnh nòng cốt của cộng đồng lại vì cả nể hoặc vì tình cảm riêng tư, không chịu thẳng thắn lên tiếng đóng góp, phê phán. Nếu tình trạng này cứ tiếp diễn trong những ngày tháng tới, tôi e ngại rằng, những người có tâm huyết trong cộng đồng sẽ dần dần xa lánh, niềm tin của cộng đồng sẽ dần dần bị xói mòn, dọn đường cho sự thâm nhập và đánh phá của CS.
Hiện tại, cuộc đấu tranh với Cộng sản để duy trì chính nghĩa của người Việt tỵ nạn không phải là không cam go và nguy hiểm. Vì vậy, tôi tin tưởng, chỉ có đoàn kết trên dưới một lòng, và thẳng thắn mạnh dạn trình bầy những khúc mắc của mình, đồng thời biết lắng nghe dư luận, chúng ta mới thực sự giải quyết nhanh chóng và thanh thỏa mọi trở ngại, để rồi sau đó, mới đủ khả năng tập trung sức lực và thời gian vào những công việc quan trọng khác.
Vì thành tâm nghĩ như vậy, nên tôi viết bài này với hy vọng, anh Gia Du, qúy vị chủ nhiệm báo Người Việt, cùng qúy vị hữu trách trong CĐNVTD/NSW và qúy độc giả sẽ chia xẻ những suy nghĩ của tôi.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
tác giả Đinh Xuân Quân sinh trong một gia tộc Miền Bắc theo Công Giáo từ vài thế kỷ, qua các thời kỳ Quốc-Cộng đảng tranh, Hoàng Đế Bảo Đại, TT Ngô Đình Diệm, Đệ Nhị Cộng Hòa, du học, về VN làm việc, vào tù cải tạo sau 1975, vượt biên, làm một số dự án LHQ giúp các nước nghèo (kể cả tại VN)
Một chiếc máy bay rớt tại South Dakota hôm Thứ Bảy làm thiệt mạng ít nhất 9 người, gồm phi công và 2 trẻ em.
Cảnh sát lập hồ sơ khởi tố Nguyen về tội bạo lực gia đình, say, và 2 tội gây nguy hiểm cho trẻ em. Nguyen được tạm rời nhà tù quận Polk County Jail vào sáng Thứ Sáu 29/11/2019.
Mười người đã bị bắn tại Khu Phố Pháp ở thành phố New Orleans vào sáng Chủ Nhật, 1 tháng 12, theo cảnh sát cho biết.
Diễn cẩn thận từng bước, hết sức chậm rãi đi xuống đồi do bờ triền dốc đứng. Hân đi sau tay phải ôm chặt tay trái Diễn và nửa thân xô nghiêng ép vào người anh.
Như chúng ta biết, đảng SPD (Đảng Dân chủ Xã hội Đức) đã tìm kiếm lãnh đạo mới từ sáu tháng nay. Vào mùa hè 2019, nhà lãnh đạo đảng trước đó Nahles đã từ chức sau các cuộc tranh giành quyền lực nội bộ. Có nhiều ứng cử viên nhưng sau cuộc bầu cử sơ bộ chỉ còn hai cặp vào chung kết.
Hàng triệu người nghèo có thể bị mất phiếu thực phẩm (food stamps) quan trọng theo những thay đổi luật lệ được đề nghị bởi chính phủ Trump.
Con sông Hoàng Hạ chảy xuyên qua trấn Hoàng Hoa quanh năm xanh biếc, nước từ miền tuyết lãnh tan ra nên tinh khiết vô cùng.
Lý do để viết bài này là vì bản thân người viết có sai lầm cần bày tỏ. Tuy rằng sai lầm đã hiệu đính, nhưng cũng cần nói ra, vì Đức Phật đã dạy rằng hễ sai thì nên tự mình bày tỏ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.