Hôm nay,  

Vấn Nạn Tàu Columbia

09/02/200300:00:00(Xem: 5464)
LTS. Bùi Thành Liêm là bút hiệu của Tiến sĩ Bruce Thanh Vu, khoa học gia được NASA vinh danh năm 2002. Hiện ông đứng đầu một nhóm khoa học gia tại NASA nghiên cứu về thế hệ phi thuyền tương lai. Sau đây là bai viết về công việc và những suy nghĩ mới nhất của ông sau thảm họa tầu Columbia.

Phi thuyền con thoi Columbia bị nạn ngày 1-2, ngày hôm sau là tôi phải đi thuyết trình ở Albuquerque, tiểu bang New Mexico. Buổi đại hội mang tên "Spaceport Technology and Applications Internationational Forums (STAIF)", có nghĩa là hội thảo quốc tế về kỹ thuật và áp dụng phi cảng vũ trụ”, đề tài tập trung vào việc phát triển thế hệ phi thuyền tương lai; Hơn một nửa số bài viết được trình bày ở hội nghị là nhằm vào việc xây dựng phi thuyền bằng động cơ dùng năng lượng nguyên tử.
Vì thảm kịch Columbia, cho nên tôi không chắc là buổi đại hội này có còn được tổ chức nữa hay không. Tôi gọi điện thoại hỏi những đồng nghiệp đang làm việc ở trung tâm Kennedy sắp đi dự kỳ hội nghị này. Họ cũng như tôi, cũng ngơ ngác chẳng biết nên đi hay nên ở, và cuối cùng chúng tôi quyết định vẫn tiến hành chương trình vì giờ phút chót ban tổ chức vẫn không cho chúng tôi biết có sự thay đổi gì.
Ngày khai mạc hội nghị STAIF 2003, tại khách sạn Hyatt Regency, nằm ngay trung tâm thành phố Albuquerque, ngoài dự đoán của tôi, số người tham dự hội nghị thật đông đảo. Một trong những vị chủ tọa buổi hội nghị là tiến sĩ Bonnie Dunbar, cũng là phi hành gia, đã từng có mặt trong 5 chuyến bay vào vũ trụ bằng phi thuyền con thoi, đã đứng lên phát biểu.
Bà lập lại lời của tổng thống Bush, là chương trình thám hiểm không gian sẽ phải tiếp tục. Bà nói "Tôi muốn chia sẻ với quý vị một điều này, và nó có thể làm cho chúng ta cảm thấy dễ chịu hơn, là tất cả các phi hành gia đã biết rõ sự rủi ro có thể xảy ra khi thám hiểm vũ trụ và họ đã chấp nhận sự rủi ro đó!" và cuối cùng bà nhấn mạnh buổi hội nghị này để mở đường cho thế hệ phi thuyền tương lai chính là ước nguyện của các nhà phi hành còn sống cũng như đã nằm xuống.

Đây là lần thứ hai tôi ghé qua Albuquerque, lần đầu là 2 năm về trước nhằm lúc dự buổi hội thảo được tổ chức ở đại học New Mexico. Cả hai lần đến đây đều nhằm tháng Hai, nên lãnh đủ nguyên cái lạnh buốt giá của vùng cao nguyên Albuquerque. Thành phố này đúng ra là quê hương của dân da đỏ, nhưng hiện nay chiếm đa số là dân gốc Mễ Tây Cơ, đi đâu cũng thấy ảnh hưởng văn hóa sâu đậm của chủng tộc Hispanic.
Buổi hội nghị diễn ra tốt đẹp, bài thuyết trình của tôi được khán giả hưởng ứng nhiệt liệt. Đề tài bài thuyết trình tập trung vào nghiên cứu giảm tiếng ồn và độ rung của động cơ tên lửa. Tôi lý luận rằng cho dù thế hệ tàu con thoi thời nào, cho dù có dùng nhiên liệu chất lỏng, chất rắn, hay năng lượng nguyên tử, vấn đề tiếng ồn và độ rung vẫn phải bắt buộc được giải quyết, và giải pháp giảm thiểu bằng nước như hiện tại quá tốn kém và nguy hiểm. Các công trình nghiên cứu của nhóm chúng tôi, mặc dù chỉ là trên lý thuyết và ở các mô hình nhỏ, được khán giả đặc biệt quan tâm.
Trong những ngày ở Albuquerque, tôi vẫn liên lạc thường xuyên với hãng qua email, và cấp trên cho hay là chúng tôi có thể sẽ nhận lệnh đi giúp đỡ nhóm điều tra tai nạn tàu Columbia, và hiện nay họ cần thâu lượm kinh nghiệm của từng thành viên trong nhóm. Tôi trả lời thẳng qua email rằng tôi không có gì để đóng góp. Tai nạn tàu Columbia xảy ra vào lúc phi thuyền tái thâm nhập bầu khí quyển, và sự thật thì trong quá khứ tôi cũng có chút ít kinh nghiệm về tính toán áp suất và nhiệt độ thay đổi lúc phi thuyền trở về, nhưng tôi thiết nghĩ trung tâm Langley ở Virginia chuyên môn về vấn đề này hơn. Vả lại tôi rất ngại dính dáng vào các nhóm điều tra này, sẽ mất rất nhiều thời giờ họp hành, và những công việc giấy tờ, điều tra, kiểm điểm này sẽ làm tôi chi phối, không còn thời giờ tập trung vào các công trình nghiên cứu hiện tại. Đó là lý do tôi xin cấp trên ráng tìm cách giữ tôi ngoài nhóm điều tra tai nạn.


Sau khi trở về lại trung tâm Kennedy, tôi nhận được liên tiếp hai tin vui: dự án nửa triệu mà tôi đề nghị thực hiện ở Kennedy được Headquar-ters chấp thuận, và trung tâm Stennis ở Mississippi bày tỏ muốn hợp tác với chúng tôi trong nghiên cứu giảm áp suất âm thanh của động cơ tên lửa vì nghiên cứu này sẽ có áp dụng trực tiếp đến các thí nghiệm động cơ nổ đã và đang được thực hiện ở Stennis. Mang thêm ngân khoản vào trong nhóm là mục tiêu của các nhà nghiên cứu, cũng như các giáo sư đại học, mang thêm hợp đồng vào cho trường nhằm nâng uy tín và tạo cơ hội tiến thân. Tuy nhiên, đi kèm theo là trách nhiệm và nhừng bận rộn tiến hành nghiên cứu.
Tôi chuẩn bị cho công việc trước mắt, nhưng công việc chưa kịp tiến hành thì tôi nhận được một cú điện thoại khẩn từ văn phòng Shuttle, cho biết rằng họ sẽ cần sự giúp đỡ của chúng tôi. Liên tiếp theo sau là một tràng email, bắt đầu từ của giám đốc trung tâm, ông Roy Bridges, gửi đến toàn thể nhân viên ở KSC. Trong đó ông ra lệnh tất cả phải ngưng hết công việc đang làm, và góp phần giúp đỡ nhóm điều tra nếu cần thiết. Kế đến là email của văn phòng Shuttle cho hay là nhóm chúng tôi làm chủ các dữ liệu trong chuyến phóng tàu STS-107, cho nên chúng tôi có trách nhiệm bảo vệ tối đa các dữ liệu này.
Sự thật là nhóm chúng tôi có thiết lập một hệ thống lưu trữ các dữ liệu về độ rung, tiếng ồn, cùng các sự kiện khác như áp suất, nhiệt độ, và vận tốc khi phi thuyền rời dàn phóng với ý định dùng các dữ liệu này cho nghiên cứu, đâu ngờ có ngày sẽ cần đến cho điều tra tai nạn. Sau khi hay tin chúng tôi có trong tay các dữ liệu này, văn phòng có trách nhiệm bảo vệ tài liệu ra lệnh cho chúng tôi làm thêm một bản sao cho các đĩa dữ liệu này và lập tức ngay sau đó họ điều người xuống tịch thu hết tất cả và cất chúng vào trong một thùng sắt dầy và kiên cố. Họ còn nói thêm là rất có thể sẽ nhờ đến chúng tôi phân tích các dữ liệu này.
Sau khi tai nạn Columbia xảy ra hôm 1 tháng 2, 2003, tôi nhận được nhiều email và điện thoại từ bạn bè và người thân từ khắp các nơi. Có nhiều người lo lắng cho công việc của tôi, tôi trả lời là công việc của tôi không có dính dáng đến việc phóng cũng như đáp tàu con thoi, tuy nhiên cũng như tất cả các công dân Mỹ bình thường, tôi đã bị ảnh hưởng rất đậm về mặt tinh thần.
Sau hôm chứng kiến buổi lễ tưởng niệm 7 nhà phi hành gia được tổ chức ở trung tâm Johnson, Texas, tôi thấy mình cần phải suy nghĩ lại các tiêu chuẩn ưu tiên trong công việc, tôi thấy mình cần phải dẹp bỏ các ý tưởng ích kỷ cho các nghiên cứu hiện tại, và cần phải có trách nhiệm giúp nhóm điều tra với khả năng hạn hẹp của mình, cũng như lời của giám đốc Roy Bridges đã nói, cần phải ngưng hết các công việc hiện tại nếu cần.
Hơn nữa, từ ngày về Florida làm việc, tôi đã bắt đầu quen với hình ảnh tàu con thoi nằm song song với bình chứa nhiên liệu màu cam và hai ống hỏa tiễn kẹp hai bên gầm rú, rung chuyển lòng đất trong khi xẹt lửa và bay tung lên cao, đâm thủng bầu khí quyển để tiến vào vũ trụ. Tôi đã quen với hai tiếng nổ "bùm! bùm" khi bức tường âm thanh bị phá vỡ, báo hiệu phi thuyền trở về trái đất. Còn bao lâu nữa thì chúng ta sẽ thấy lại được những hình ảnh đó, cảm thấy được sự rung chuyển đó, và nghe được những tiếng nổ đó. Hy vọng ngày đó không xa!
BTL
7 tháng 2, 2003

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Viện Kiểm Soát Nhân Dân Tối Cao tại Việt Nam đã đề nghị ngưng thi hành án lệnh hành quyết với tử từ Hồ Duy Hải để điều tra lại vụ án này, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do cho biết hôm 2 tháng 12.
Tuần báo OC Weekly đã viết twitter cho biết đóng cửa sau khi chủ nhân là công ty Duncan McIntosh Company đóng cửa tuần báo giấy một ngày trước Lễ Tạ Ơn.
Cha mất rồi. Em buồn lắm, vì không về thọ tang Cha được. Em đang xin thẻ xanh. Sắp được phỏng vấn. Vợ chồng em định năm sau, khi em đã thành thường trú nhân, sẽ về thăm Cha Mẹ. Ngày tạm biệt Cha lên đường đi Mỹ du học bốn năm trước, đã thành vĩnh biệt.
Tôi khẳng định những việc tôi làm là đúng đắn và cần thiết để kiến tạo một xã hội tốt đẹp hơn. Những gì tôi làm không liên can đến vợ con và gia đình tôi. Vì thế, tôi yêu cầu công an Hồ Chí Minh chấm dứt ngay việc sách nhiễu, khủng bố gia đình tôi.
Brilliant Nguyễn là một thanh niên theo trường phái cấp tiến và chủ thuyết Vô Thần (*). Chàng ta không tin ma quỷ đã đành mà cũng chẳng tin rằng có thần linh, thượng đế. Để giảm bớt căng thẳng của cuộc sống, theo lời khuyên của các nhà tâm lý và bạn bè, chàng ta đến Thiền Đường Vipassana ở Thành Phố Berkeley, California để thực hành “buông bỏ” trong đó có rất nhiều cô và các bà Mỹ trắng, nhưng không một ý thức về Phật Giáo
Có những câu chuyện ngày xửa ngày xưa mà chẳng xưa chút nào. Có những chuyện hôm nay mà sao nó xa xưa vời vợi. Chuyện ngày xưa... Có một ngôi chùa ở vùng quê thanh bình, trước mặt là đồng lúarì rào, cánh cò chao trắng đồng xanh. Trong chuà có vị hoà thượng già hiền như ông Phật, lông mày dài bạc trắng rớt che cả mắt...
Ông Gavin Newsom, Thống đốc tiểu bang California, đã tuyên bố ân xá cho hai người đàn ông từng dính vào hai vụ hình sự khác nhau khi họ mới 19 tuổi và đang mong muốn không bị trục xuất về Việt Nam.
Hoang Nguyen, 43 tuổi, bị bắt và bị truy tố về tội trộm sau khi bị cho là đổi nhãn giá trên hơn ba mươi chai rượu vang tuần trước, theo hồ sơ tòa.
Bé ngọc ngà của Mẹ cố thở chút không khí ít oi còn trong buồng phổi. Giây phút cuối. Để ngàn sau dân Hong Kong sống xứng đáng Con Người.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.