Hôm nay,  

Về Quê Aên Tết

17/01/200300:00:00(Xem: 4285)
Hãng tin nhà nước VN Express cho biết 190.000 người Việt hải ngoại sẽ về VN ăn Tết Quí Mùi này. Và năm 2002 rồi, người Việt hải ngoại gởi về nước nhà số tiền là 2 tỷ 2 Mỹ kim, tức hai ngàn hai trăm triệu đô la, tương đương 1 phần 4 ngân sách Nhà Nước CS Hà nội..
Một, về quê ăn Tết là thói quen cố hữu của người Việt. Tết không về được quê đoàn tụ cùng gia đình, sống dưới maí nhà xưa, nghe lòng bồi hồi, ray rứt. Văn học, thi ca VN nói không biết bao nhiêu lần tình tự ấy. Nhưng quê nói trong thói quen ấy là quê hương nơi chôn nhau cắt rún, có gia đình cha mẹ, có mồ mả tổ tiên. Quê hương ấy khi xưa dù phải đi bắc xuống nam, đi đông qua tây, xa mấy cũng vẫn còn ở trong cùng một nước. Bây giờ người Việt hải ngoại tỵ nạn CS sinh cơ lập nghiệp khắp Tây Aâu, Bắc Mỹ và Uùc châu, tạm gọi là quê hương thứ hai. Quê hương thứ hai dó cách quê nhà nửa vòng Trái Đất, bên này là ngày, bển là đêm. Không gian còn khắc phục được bằng tiền vé máy bay phản lực. Nhưng chế độ chánh trị thì khó. CS và Tư do khác nhau như đêm với ngày; Quốc Công chiến tranh còn hằng thẹo vết. Nên cực chẳng đã, kẹt bà con thân nhân, mồ mả tổ tiên mới phải về VN.
Thế nhưng điều buồn cười là thế hệ thứ nhứt của người Việt tỵ nạn CS, được xem là lớp người chống chống Cộng hăng nhứt lại là lớp người về quê ăn Tết ở xứ CS nhiều hơn thế hệ thứ hai, là thế hệ sanh ở My õhay đến Mỹ lúc tuổi học trò chưa nếm mùi CS. Phân tích thành phần 190 ngàn người gọi là về quê ăn Tết này, phần lớn là người lớn tuổi chưa hoà nhập được vào nếp sống và nhịp điệu sinh hoạt nơi quê hương mới do rào cản ngôn ngữ, mất quyền gia trưởng do hoàn cảnh gia đình không còn thuần nhứt như lúc còn ở VN vì con cái đi làm xa để lại cái "ổ trống". Mà cũng do cái chế độ xã hội đầy phúc lợi của các nước tân tiến dành cho người cao niên. Lấy thí dụ Mỹ, một người trên 65 tuổi, được hưởng SSI 750$. Chi phí y tế mắc nhứt ở Mỹ đã có Medicare và Medicaid (ở Cali gọi là Medical ) chia nhau giúp đỡ 100%. Chỉ trả housing 1 phần 3, thực phẩm tối đa theo chế độ Food Stamp là 139$, di chuyển, điện nước điên thoại, bảo hiểm xe, quân áo, vị chi mỗi tháng cũng còn dư 200$. Mỗi năm để dành được 2400$. Vì chưa hoà nhập được vào lối sống Mỹ và với tâm lý tuổi càng cao càng sống nhiều hoài niệm, nên quê cha đất tổ là chỗ hướng về, nhiều mãnh lực mời gọi nhứt. Chớ lớp trẻ sanh ở Mỹ, hay đến Mỹ từ tuổi học trò, xem phong cảnh Mỹ, lối sống Mỹ quen thuộc như "ở nhà", về VN là cả một vấn đề xa lạ. Có mấy ai muốn về, lạ nước lạ cái. Trừ ra di du lịch một hai lần trong đời là quá lắm. Đó là chưa nói chế độ làm việc của giới trẻ, thường một năm có 2 tuần nghỉ phép thường niên thôi, bỏ hơn cả ngàn đô la vé máy bay để đi VN thà đi Hawaii sướng hơn, cũng nhiệt đới, cũng biển xanh, mà khỏi rặn từng câu từng chữ tiếng Viêt rắc rối lắm, nên có về một lần thì cả chục năm sau về cũng được, không thấy thôi thúc thiết tha.

Hai, số tiền người Việt hải ngoại gởi và mang về VN. Con số chánh tức do Đảng, Nhà Nước CS công bố năm 2002 là 2 tỷ 2. Nếu cộng cả số tiền gởi không chánh thức, trong nước gọi là "chui" nữa, và tính số tiền ngươiøi Việt hải ngoại mang theo để xài và cho khi về thăm quê hướng vào, số ngoại tệ bôm vào VN phải cao hơn nhiều. Hãy nhẫm tính Tết Quí Mùi này, người Việt về quê trung bình mỗi người mang theo theo 500 đô la thôi -- không thể ít hơn được cho một chuyến đi dài ít nhứt là hai tuần và tiền vé máy tốn kém trên cả ngàn đô la - VN vô được 95 triệu đô la. Số đô la gởi hay mang về trên 2 tỷ 2 đó, vòng vo qua tay bà con, thân nhân, tiệm quán rồi sau cùng cũng lọt vào Quỹ của Đảng, Nhà Nước CSVN. Nhân dân đâu có quyền chi phó bằng đô la và quyền giữ ngoại tệ là quyền chuyên độc của Đảng, Nhà Nước CS. Theo các chuyên viên ngân sách, số tiền gởøi và mang về của "Việt kiều" đủ sức nuôi bộ máy kềm kẹp công an, cảnh sát, mật vụ, và toàn bộ ngành ngoại giao ở nước ngoài trên thế giới, được dùng làm bộ máy tuyên truyền quốc ngoại là chính. Một viên chức Ngân Hàng Nhà Nước VNCS cho biết chỉ riêng tháng 11 năm rồi nhờ số tiền gởi về VN của "Việt Kiều", Đảng, Nhà Nước đã trả được nhiều số nợ cho nước ngoài.
Xưa VNCH bị Mỹ từ giảm viện trợ vì Việt Nam hoá chiến tranh để Mỹ rút quân đổi màu da xác chết, đến sau cùng bị Mỹ cúp viện trợ để bức tử VNCH. Lần cúp sau cùng đó chỉ cúp 300 triệu đô la thôi, VNCH đột quỵ. Và bây giờ những người Việt tỵ nạn CS ở hải ngoại gởi về VNCS mỗi năm tối thiểu 2 tỷ 2, nhiều gấp 7 lần hơn mà CS Hà nội không bị đặt bất cứ một điều kiện nào! CS số đỏ thật. CS Hà nội không cần làm gì hết, chỉ ngồi không, sữ dụng độc quyền phát hành tiền giấy (vốn là hành vi chánh phủ chẳng ai được xen vào) in tiền VN ra để đổi lấy số đô la kếch xù ấy cho "Việt kiều" và thân nhân. CS được thêm tối thiểu 1 phần 4 ngân sách. Chẳng những thế, CS Hà nội còn đặt điều kiện ngước lại, bắt bí "Việt Kiều". Sổ bìa đen của các sứ quán là nỗi ám ảnh của nhiều ngươiøi Việt thường về VN. Thực vậy không ít người Việt tỵ nạn CS trong bụng rất rất bình, bất mãn CS độc tài, tham nhũng, đàn áp tôn giáo, kềm kẹp nhân dân. Trong chỗ riêng tư, trà dư tữu hậu, cà phê thuốc lá ở các tụ diểm công cộng quen thuộc, hay tiệc tùng, sinh nhứt, hỏi cưới, giỗ quảy của gia đình, nổi bất bình, bất mãn này nổ như pháo Tết. Nhưng khi đi vào hành động thực chất và công khai chống CS, thì những "người hùng chống Cộng" này cười cười, tránh đi, tự nủõ, "Kẹt lắm, rủi CS biết được ghi tên họ vào sổ bià đen làm sao xin chiếu khán về VN được". CS bắt bí người Việt hải ngoại bằng giấy chiếu khán, tình tự gia đình, tình tự quê hương kết họp.
Trong dư luận chung của người Việt có hai lập trường đối nghịch nhau. Một, chống gởi tiền và chống về VN. Lập trường này có tiếng nói, có phương tiện nói. Hai, lập trường trái lại, không có tiếng nói nhưng vẫn cứ làm vì kẹt gia đình thân tộc cũng có, mà muốn áo gấm về làng cỡi ngựa xem hoa, tìm cỏ non, bò lạc cũng có. Nhưng chưa nghe ai nói gỡ cái thế kẹt cho người thường về VN, tìm cách chuyển cái yếu thành mạnh. CS Hà nội cần đô la, ta cần về quê vì tình tự quê hương. Chẳng hạn, tại sao không gây xì can đan, thưa gởi với Bộ Ngoại giao hay Sứ quán Mỹ khi CS làm khó dễ trong chiếu khán hay đi đứng ở VN. Tại sao không dùng cái về đó để làm một cái gì trực tiếp hay gián tiếp, công khai hay âm thầm cho cuộc đấu tranh cho tư do, dân chủ và nhân quyền cho đồng bào, như mang một tờ báo, một cái thơ, một món tiền nhỏ hay đến thăm nhân vật đấu tranh trong nước. Bắt một "Việt kiều" có lập trường chánh trị về tội chánh trị chống CS là điều CS không dám làm trong lúc này.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
WASHINGTON - Ông Mark Sanford, là cựu thống đốc South Carolina và là dân biểu Cộng Hòa, loan báo 2 tháng trước ý định thách thức TT tại chức cùng đảng. Nhưng nay ông đã ngưng tranh cử.
WASHINGTON - Tiến sĩ Condolleeza Rice, cựu ngoại trưởng thời TT Bush, nói “Trump yêu cầu Ukraine điều tra về cha con ông Biden (là công dân Hoa Kỳ) là vượt giới hạn”.
Trong án lệnh được công bố hôm Thứ Ba 12 tháng 11, Tòa Tối Cao cho phép các gia đình của những nạn nhân trong vụ thảm sát tại Sandy Hook để tiến hành vụ kiện hãng chế tạo súng Remington Arms dù tuyên bố của công ty rằng họ được bảo vệ khỏi trách nhiệm pháp lý bởi liên bang.
Chuyện ít thấy lại đang được chứng kiến xảy ra tại Hà Nội đó là công an biểu tình, nhưng để đòi “quyền lợi nhà đất,” theo bản tin của Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA) cho hay hôm 12 tháng 11.
Nhà thờ và Tu viện Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm ở Sài Gòn được xếp hạng di tích và do đó được thoát khỏi lệnh di dời, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) cho biết hôm 12 tháng 11.
Tiến sĩ Nguyễn Võ Long, Chủ tịch Phong trào Việt Hưng đã tổ chức buổi ra mắt sách bản dịch tiếng Việt, quyển “The Hundred-Year Marathon” của Pillsbury (Sách lược bí mật của Trung Quốc nhằm tranh ngôi bá chủ thế giới của Hoa Kỳ), vào lúc 10 giờ sáng ngày 9 Tháng 11, 2019 tại số 1761 Business Center Dr., Reston, VA.
Garden Grove (Bình Sa)- - Nhân ngày lễ Cựu Chiến Binh, Hội Đồng Thành Phố Garden Grove đã long trọng tổ chức Lễ Thượng Kỳ và Vinh Danh Các Cựu Chiến Binh Hoa Kỳ.
SINH HOẠT CỘNG ĐỒNG:
Dòng đời như giòng sông vẫn miên man trôi, mặc cho bao sóng gió hay bão giông, tuy có lúc dữ dội qua ghềnh thác, có lúc êm đềm trôi xuôi. Những con đò vẫn ngày đêm dọc ngang trên sông, có lúc cắm sào nằm êm ả dưới gốc cây già bên bến nước.
Cán bộ tưng bừng bia rượu trong giờ làm việc là thường… Bây giờ sẽ bị cấm.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.