Hôm nay,  

Vấn Đề Pháp Và Mỹ

12/03/200300:00:00(Xem: 4153)
Vấn đề Pháp và Mỹ là một xung khắc đa dạng. Xung khắc không giản dị vì cuộc khủng hoảng Iraq. Xung khắc không đơn thuần vì hai ông ngoại trưởng Villepin, Powell là một tình bạn bất thành. Mà xung khắc vì tình hình chánh trị thay đổi sau Chiến tranh Lạnh. Mỹ đương nhiên trở thành và muốn hay không cũng phải nắm vai trò đệ nhứt siêu cường thế giới. Pháp muốn đóng vai trò đối trọng lại. Nhưng liệu vai trò đối trọng có đi đôi với vai trò đồng minh đứng chung hàng ngũ không. Hay trong một xung khắc quá đà nào đó lại trở thành thay vì đối lập xây dựng lại thành đối phương chống phá. Câu hỏi này là một thắc mắc không nhỏ nơi người Mỹ gốc Việt thế hệ thứ nhứt. Đa số hấp thụ nền giáo dục Pháp, nhưng làm việc thời Mỹ, và hiện đang sống với người Mỹ trên đất Mỹ sau khi nước mất nhà tan. Nhưng tình cảm không giúp xét vấn đề bằng sự kiện.
Một, gần đây nhứt sau khi Thủ Tướng Pháp tường trình nội vụ Iraq cho Quốc hội, Quốc Hội Pháp nhất tề ủng hộ đường lối của TT Pháp trong vấn đề Iraq. Cánh Hữu ủng hộ TT Chirac; cánh Tả đề nghị Pháp dùng quyền phủ quyết. Như vậy coi như cả chánh quyền hiện tại của Pháp chống Mỹ trong vấn đề Iraq. Việc chống đối hiện nay của Pháp mạnh hơn việc Mỹ chống liên minh Anh, Pháp, Do thái chủ trương đánh Ô. Nasser năm 1956, và nặng hơn khi Pháp quyết định rút ra khỏi Nato, năm 1966. Dù báo chí, một ít nhà lập pháp ở Paris và Washington đôi khi có nặng lời, nhưng nói chung Pháp Mỹ vẫn cộng tác với nhau trong nhiều lãnh vực, nhứt là vấn đề an ninh thế giới. Riêng gần đây TT Chirac và TT Bush vẫn còn nói chuyện nhau dễ dàng và vui vẻ.
Hai, còn hai Ngoại Trưởng Dominique de Villepin của Pháp và Colin Powell của Mỹ, có tiếng đồn là nhân vật của một tình bạn không thành. Nhưng hai người vẫn ăn nói thoải mái với nhau qua điện thoại hay qua gặp gỡ. Cụ thể Thủ Tướng Tây Ban Nha tâm tình với TT Bush là cần nhiều Powell hơn Rumsfeld trong khủng hoảng Iraq. Hai ngoại trưởng này làm việc rất hợp nhau trong thoả hiệp Nghị quyết 1441. Câu chuyện các nhà ngoại giao ở LHQ kháo nhau rằng Villepin hờn giận Powell vì Villepin ấn định ngày họp của HĐBA, tại New York. Powell không chịu vì đã lỡ kẹt hẹn trước phải có mặt trong một cuộc lễ nhơn ngày Luther King. Đó vẫn là một câu chuyện nghe qua rồi bỏ, chớ không phải là lý do để hai người đồng nhiệm của hai nước đồng minh lâu đời giận nhau.
Ba và quan trọng nhứt, là vấn đề đối trọng. Sau khi Liên xô sụp đổ, Chiến tranh Lạnh được TT Bush 1 tuyên bố chấm dứt, Mỹ đương nhiên xuất hiện như một siêu cường trong tương quan lực lượng nhiều mặt trên thế giới. 8 năm của TT Clinton là 8 năm Mỹ bành trướng thế lực kinh tế Mỹ trên toàn cầu với phụ đề dân chủ hoá thế giới. Nước Mỹ coi như vô địch nhiều mặt trước khi TT Bush 2 của Đảng Cộng Hoà lên.
Cuộc khủng bố 911 tạo điều kiện cho Mỹ mở rộng thế lực quân sự trên thế giới: trở lại Đông Nam A Ù, cấm chốt vào trong thế giới CS Liên xô cũ, tăng cường vai trò ở Trung Đông giữa Thế giới Hồi giáo. Chủ trương, vận động, và thực hiện kế hoạch này là cánh Tân Bảo Thủ của Đảng Cộng Hoà Mỹ, nắm các vai trò then chốt trong quốc phòng và an ninh Mỹ. Trong bộ tham mưu thân cận của TT Bush, riêng NT Powell dù xuất thân từ binh nghiệp lại là người chủ trương giải quyết các xung đột quốc tế bằng thương lượng, cùng lắm mới dùng quân sự. Chính Ô. Powell vận động đưa vấn đề Iraq ra LHQ để có chánh nghĩa chiến đấu, có thế quốc tế, cũng không khác ý của người đồng nhiệm Pháp của mình.. Nhưng NT Powell bị phục kích hai mặt, từ trong đến ngoài. Trong, cánh tân bảo thủ Cộng Hoà Mỹ xem sự thất bai của Ô. Powell tại LHQ là cái đúng của mình. Ngoài Pháp muốn đóng vai trò đối trọng lại với Mỹ trong khối đồng minh Tây phương và trên thế giới Pháp muốn là người giương ngọn cờ đối lập với Mỹ, đại diện cho các nuớc không muốn Mỹ một mình làm “vua thiên hạ”.

Vị Ngoại trưởng Da đen đầu tiên trong lịch sử Mỹ thấm thiá thêm thân phận thiểu số và cô đơn của mình trong chính trường Mỹ và trên bàn cờ ngoại giao thế giới. Nhưng là một quân nhân ông không biết chữ đầu hàng hay đào ngũ mà chiến đấu tới cùng, dù nhiều lần có tin đồn Ông từ chức. Cánh Tân Bảo Thủ của Đảng Cộng Hoà, phe cứng rắn nhứt trong chánh quyền TT Bush, xem LHQ là một tổ chức hữu danh vô thực, hủ bại và Mỹ là một sức mạnh đang lên, cứu tinh của các nước. TT Chirac trái lại có “cái nhìn thế giới là đa cực, trong đó Aâu châu là đối trọng lại với sức mạnh kinh tế chánh trị của Mỹ.” Chiến lược gia Đảng của Ô. Chirac là Pierre Lellouche đã tóm kết quan điểm ấy trên báo New York Times.
Đặc biệt trong thời kỳ hậu Chiến tranh Lạnh, hoạ CS không còn đáng kể nữa, cánh cứng rắn tân bão thủ Cộng Hoà tin rằng Mỹ là thế lực duy nhứt có thể dùng quân sự dập tắt các điểm nóng tức thì và một mình. Quan điểm đó có lẽ nhà báo Charles Krauthammer, một người xiễn dương mạnh nhứt của phe tân bảo thủ Cộng hoà, tóm kết như sau, được đăng trên báo Wshington Post ngày 21 tháng 2. “Sau mối đe doạ của Liên xô, tất cả đã thay đổi. Một hệ thống nhất nguyên xuất hiện và đóng vai trò khống chế không có cạnh tranh. Cuộc khủng hoảng Iraq đã tạo cho Pháp một cơ hội thách thức đầu tiên đối với sự khống chế ấy.” Ông còn tiếp cơ hội đầu tiên này giúp cho Pháp đóng vai trò lãnh đạo cuộc thách thức Mỹ, Trung Cộng và Nga chỉ còn có nước theo đuôi thôi.
Nhưng có một điều trái khoái là, Aâu châu nói chung không theo quan niệm chiến lược của Pháp. Các nước trong Nato vẫn quyết tâm cứu vãn Liên phòng Bắc Đại Tây dương, trong quyết tâm cứu viện Thổ Nhĩ kỳ khi bị Iraq tấn công trong khi Pháp chống đối vì sợ làm trở ngại việc giải quyết vấn dề Iraq bằng ngoại giao. Các nước Đông Aâu bất đồng ý kiến với Pháp khi thấy Pháp muốn áp đặt quan điểm chiến lược của Pháp lên toàn cõi Aâu châu. Chính phản ứng của Aâu châu làm quan niệm đối trọng của Pháp thành đối lập và đang đi dần đến đối kháng với Mỹ trên trường ngoại giao. Pháp thấy ảnh hưởng của Mỹ ở Aâu châu mạnh hơn hơn hai nước lớn nhứt của Aâu châu lục đia, Đức và Pháp. Trên trường ngoại giao thế giới, Pháp “được tiếng” nước lãnh đạo cuộc thách thức Mỹ. Nhiều nước nghèo như Á Phi, Hồi giáo vỗ tay. Nhưng trong kinh tế chánh trị cái tiếng không bằng cái miếng. Và chính cái miếng, tức quyền lợi kinh tế, chánh trị, quân sự cu ïthể, sẽ sớm hàn gắn hai bờ sự rạn nứt của hai đồng minh lịch sử ở hai bên bờ Đại Tây Dương. Iraq không thể chia rẽ Pháp Mỹ được. Kinh tế có thể kết tình lại được, nhưng nguyên tắc thì sao" Trong bài diễn văn trên TV cho toàn dân đêm thứ hai, TT Chirac nói là Pháp giữ nguyên tắc: không chấp nhận chiến tranh, nếu còn phương tiện hòa bình. Nhưng đó chính là chỗ mà TT Bush muốn tranh luận.
Đây cũng là chỗ để dân Pháp và Mỹ cùng suy nghĩ: Khi đánh A Phú Hãn sau ngày 9/11, Mỹ không cần LHQ chấp thuận mà vẫn được toàn cầu ủng hộ. Còn bây giờ, đòi đánh Iraq, sao lại cần nghị quyết LHQ, mà chẳng bao nhiêu nước theo"

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
tác giả Đinh Xuân Quân sinh trong một gia tộc Miền Bắc theo Công Giáo từ vài thế kỷ, qua các thời kỳ Quốc-Cộng đảng tranh, Hoàng Đế Bảo Đại, TT Ngô Đình Diệm, Đệ Nhị Cộng Hòa, du học, về VN làm việc, vào tù cải tạo sau 1975, vượt biên, làm một số dự án LHQ giúp các nước nghèo (kể cả tại VN)
Một chiếc máy bay rớt tại South Dakota hôm Thứ Bảy làm thiệt mạng ít nhất 9 người, gồm phi công và 2 trẻ em.
Cảnh sát lập hồ sơ khởi tố Nguyen về tội bạo lực gia đình, say, và 2 tội gây nguy hiểm cho trẻ em. Nguyen được tạm rời nhà tù quận Polk County Jail vào sáng Thứ Sáu 29/11/2019.
Mười người đã bị bắn tại Khu Phố Pháp ở thành phố New Orleans vào sáng Chủ Nhật, 1 tháng 12, theo cảnh sát cho biết.
Diễn cẩn thận từng bước, hết sức chậm rãi đi xuống đồi do bờ triền dốc đứng. Hân đi sau tay phải ôm chặt tay trái Diễn và nửa thân xô nghiêng ép vào người anh.
Như chúng ta biết, đảng SPD (Đảng Dân chủ Xã hội Đức) đã tìm kiếm lãnh đạo mới từ sáu tháng nay. Vào mùa hè 2019, nhà lãnh đạo đảng trước đó Nahles đã từ chức sau các cuộc tranh giành quyền lực nội bộ. Có nhiều ứng cử viên nhưng sau cuộc bầu cử sơ bộ chỉ còn hai cặp vào chung kết.
Hàng triệu người nghèo có thể bị mất phiếu thực phẩm (food stamps) quan trọng theo những thay đổi luật lệ được đề nghị bởi chính phủ Trump.
Con sông Hoàng Hạ chảy xuyên qua trấn Hoàng Hoa quanh năm xanh biếc, nước từ miền tuyết lãnh tan ra nên tinh khiết vô cùng.
Lý do để viết bài này là vì bản thân người viết có sai lầm cần bày tỏ. Tuy rằng sai lầm đã hiệu đính, nhưng cũng cần nói ra, vì Đức Phật đã dạy rằng hễ sai thì nên tự mình bày tỏ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.