Hôm nay,  

Đổ Dầu Vào Lửa

10/02/200300:00:00(Xem: 4300)
Người tin tưởng thế mấy vào tình nghĩa liên đơiù Aâu Mỹ cũng giật mình trước tình hình căng thẳng Pháp Mỹ vì vấn đề Iraq qua báo chí hai bên bờ Đại Tây Dương. Báo Le Monde Pháp ngày 8 tháng 2 đi một bài tựa: “Powell và Iraq dưới cái nhìn của báo chí Mỹ”; phụ đề: “ Chỉ một người ngu, hay một người Pháp mới không xúc cảm trước lập luận của Mỹ.” Trích dẩn lấy từ lời của các báo Mỹ, in trong ngoặc kép hẳn hòi. Washington Post viết “Ngay những viên chức Pháp vẫn xem đó ...[ phần trình bày của NT Mỹ ] chỉ đại diện cho “cái nhìn Hoa Kỳ”. Los Angeles Times ghi lời của Kenneth Pllock, cưu chuyên viên CIA, cho NT Mỹ, “phát biểu với chánh quyền Aâu châu, nhưng chánh yếu là nói với nhân dân Aâu châu” và Ông giải thích công chúng Aâu châu đa số chống chiến tranh. USA Today nhận xét “Powell phát biểu trước một dư luận rất chống đối chiến tranh do Mỹ lãnh đạo.” Báo Christian Monitor, nhà chánh trị học Hussein Saifzadeh phân tích, NT Mỹ “hơn bất cứ lúc nào thuyết phục rằng việc thanh tra sẽ không giải giới được Iraq.” Còn Báo New York Times kết luận thẳng thừng, “Nước Pháp, được Đức ủng hộ, vẫn cố gắng ngăn cản Mỹ muốn dùng chiến tranh để giải giới Iraq.” Chưa đủ. Tờ báo của Cali, Los Angeles Times còn nhấn mạnh bằng lời của vị Cựu Đại sư ù Pháp bên cạnh Liên hiệp Quốc, Ông Thomas Pickering, “ trưng dẫn của Powell có ảnh hưởng đối với dư luận Mỹ nhiều hơn với Hội đồng Bảo an.” Tờ báo trên mạng New Republic của cánh hữu còn đánh giá Ô. Powell “có ý xốc lắc Pháp , Đức và lôi kéo ê kíp Bush ra khỏi cái bẫy thanh tra.” Nhưng làm cho Aâu châu dễ giận phải nói báo New York Times. “bất cứ người hơp lý nào cũng thấy những hành động gian dấu cùa chánh quyền Iraq.”Nhưng“ những người sợ sệt và vô trách nhiệm, như trường hợp của các nhà lãnh đạo Pháp, Đức, Trung quốc, Nga không xem những điều đó là những tội dẫn đến chiến tranh. Còn làm Pháp dễ cáu nhứt phải nói Báo Wall Street Journal, ám chỉ TT Chirac như “con chuột muốn kêu lên một cách vô ích.”
Trên đây đã quá đủ việc một số báo chí của hai bên bờ Đại Tây Dương bằng cách này hay cách khác làm cho tình nghĩa và sự liên đới có tính lịch sử, văn hoá của Aâu Mỹ thêm xa cách trong cuộc khủng hoảng Iraq. Tuy biết báo chí có nhiều lập trường, người viết có nhiều quan điểm, người đọc có nhiều chọn lọc. Nhưng việc báo Le Monde tóm kết những trích dẫn nẩy lửa của báo Mỹ như thế đó, người đọc Aâu châu tránh sao khỏi bực mình. Chỉ một câu lỡ lời của Ô. Tổng Truởng Quốc Phòng, gọi Pháp, Đức là “Old Europe” (Âu Châu xưa cổ) đã làm người Aâu châu khó chịu đến đổi Ô. Tổng Truởng Mỹ phải đính chính. Vì không ai cấm người Aâu châu hiểu chữ “ old” là “cỗ lổ sĩ”, chớ không phải “ cựu, cỗ ” như nghĩa thường dùng khi đối chiếu Cựu Lục đia với Tân lục đia trong sử học lúc tìm ra được Mỹ châu. Cái lưỡi không xương nhiều đướng lắc léo. Nhứt là khi bằng mặt không bằng lòng, một chữ lỡ lời cũng thành to chuyện.
Bình tâm mà xét, trong vấn đề lật đổ Ô. Hussein và giải giới vũ khí giết người hàng loạt của Iraq, chánh quyền của TT Bush cũng có nhiều lời nói, việc làm vô tình hay cố ý đụng chạm một số nước Aâu châu, nhứt là Pháp và Đức. Cụ thể như chữ “Old Europe” của Tổng Trưởng Quốc Phòng Mỹ khiến nhiều người Aâu châu cho là bị khinh miệt. Thêm vào đó thái độ kiên quyết của Tổng Thống Bush hành động cứng rắng như một trọng tài trong trận đấu dã cầu, trong khi vấn đề Iraq là một trận chiến có thể có hàng chục ngàn người chết. Sự cứng rắn vô tình và mặc cảm bị xúc phạm đó càng tăng khi Pháp và Đức cương quyết không để cho Mỹ một mình quyết định muốn trừng phạt ai thì trừng phạt trong vấn đề Iraq, tại Hội đồng Bảo an LHQ.

Dưới mắt của dân Aâu châu, đa số thấy nếu so sánh TT Bush Con với với TT Bush Cha, thì thân phu của đương kim TT ôn hoà, tự chế, chánh trị, và ngoại giao hơn với đồng minh. Nhờ thế TT Bush 1 quy tụ được một liên minh đông đảo, chánh yếu là các nước Tây phươngï. Cũng đánh Iraq nhưng thân phụ Ông không làm cho thế giới có cảm tưởng nước lớn xâm lấn nước nhỏ. Trái lại sự cứng rắn và thẳng thắn của TT Bush Con làm cho thiên hạ hiểu lầm cuộc chiến của Mỹ không phải là cuộc chiến đề phòng, tư vệ chung của Tây phương mà là hình ảnh của nước mạnh hiếp nước yếu. Nhưng nếu người Aâu châu chịu đặt mình trong hoàn cảnh của Mỹ, sự thông cảm, tha thứ sẽ dễ dàng hơn. Thời TT Bush Cha, trong Chiến tranh Vùng Vịnh 1991, quân khủng bố Hồi giáo cực đoan chưa tấn công hai thủ đô kinh tế của Mỹ, chưa đưa Mỹ vào chân tường của cuộc “chiến tranh bất cân xứng” như bây giờ. Mỹ có thể bị tấn công bất cứ lúc nào và ở đâu ngay trên đất nước Mỹ chưa một kẻ thù nào dám ngạo mạn tấn công từ khi giành được dộc lập hai thế kỷ rưởi nay. Không thông cảm với Mỹ vì người Aâu châu chưa nằm trong chăn khủng bố nên không biết chăn có rận, chưa thấy quan tài bị khủng bố nên chưa đổ lệ cho thường dân bị chết oan uổng như Mỹ.
Người hằng đêm lập bàn trù, miệng ếm, tay bắt ấn cầu mong làm sao Mỹ và Pháp đối địch nhau là nhà độc tài Hussein. Sẽ vô cùng lợi cho Ô. Hussein và quân khủng bố al Qaeda nếu Washington và Paris ly dị nhau vì những lời qua tiếng lại trong vấn đề Iraq. Và nếu vì vấn đế Iraq mà Pháp Mỹ “anh đi đường anh, tôi đường tôi; tình nghĩa đôi ta có thế thôi” thì quả là lạ đời và nguy hiểm thật. Lạ đời vì chánh quyền và nhân dân hai nước còn rất nhiều người nặng tình nghĩa và trách nhiệm. Sự nhượng bộ của Mỹ để Nghị quyết 1441 được đồng thuận với số phiếu 15/15, phản ứng của 11 hội viên trên 15 muốn cuộc thanh tra tiếp tục thì Mỹ nghe theo, không đòi ngưng thảo luận biểu quyết hay phủ quyết, là bằng chứng hùng hồn của tình nghĩa có tính lịch sử văn hoá và trách nhiêm có tính dân chủ Tây phương đó. Nguy hiểm vì cả thế giới biết bất cứ chế độ độc tài nào – kể cả những nước nửa độc tài trong thế giới Hồi giáo-- đều muốn đánh phá lối sống tư do, dân chủ của thế giới Tư do. Trong đó Mỹ bị căm thù vì vai trò lãnh đạo mà Pháp cũng bị không kém vì cuộc Cách mạng Dân chủ 1789 lâu đời. Giữa hai nước qua dòng lịch sử và qua bao nhiêu biến cố, sợi dây nối liền nhau vẫn chắc hơn là những bất đồng. Niềm tin cẩn lẫn nhau vẫn mạnh hơn những di biệt. Hơn nữa trong thời đại kinh tế và dân chủ hoá toàn không nước nào —trừ các cách chế độ độc tài – dám có ý nghĩ buộc các nước khác phải theo ý định, trật tư sắp xếp của mình.Do vậy những danh từ dao to búa lớn, những tiếng hút gió trước đám cháy nhà, những lời đổ dầu vào lửa chỉ có thể gây xúc động nhất thời, chớ không thể làm đứt đoạn mối tương quan sâu bền của hai bên bờ Đại Tây dương và thâm tình, trọng trách của nhân dân và chánh quyền Mỹ Pháp được. Đó là điều Ô. Hussein cần phải biết.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
DB Rick Miller thuộc Đảng Cộng Hòa, đại diện khu vực Sugar Land, đã bị phản ứng gay gắt sau khi ông chụp mũ các đối thủ tranh ghế ông chỉ vì họ là người Mỹ gốc Á trong địa hạt đông ngưởi gốc Á.
Ai quyết tâm đi tìm chân lý và hướng thượng cuộc đời trong tinh thần – Tu là cõi phúc – đều hưởng được sự bình an trong tâm hồn, tức là hưởng được hạnh phúc, Thiên đàng, Niết bàn, Cõi phúc ở trần gian
nữ tài tử Julia Roberts và cựu đệ nhất phu nhân Michelle Obama sẽ có chuyến đi đặc biệt thăm Việt Nam trước khi sang Malaysia dự chương trình "Leaders: Asia-Pacific"
ông có tập Thơ Lửa, cùng làm với Đoàn Văn Cừ, gồm những bài thơ đề cao cuộc kháng chiến chống Pháp, do Cơ quan Kháng chiến Liên khu III xuất bản, được in ở Thái Nguyên năm 1948
James Nguyen Fernandes, 43 tuổi, bị buộc tội 6 vụ tấn công, gồm 2 tội tấn công cố ý sát hại, và 6 tội phạm tội liên quan súng, theo hồ sơ tòa án cho biết.
Cục Cảnh sát Hình sự của Bộ Công an mới đây thừa nhận Việt Nam là một “điểm nóng” của nạn buôn người và di cư bất hợp pháp, với lợi nhuận hàng năm lên đến hàng chục tỉ đôla.
Khi chưa thấy ánh mặt trời, Tôi đã cảm nhận được muôn ngàn đau khổ, Của mẹ cha, Của bà con và của muôn triệu người dân gần xa trong nước, Lúc mẹ ôm bụng bầu chạy từ chỗ nầy sang chỗ khác,
Theo bản tin từ đài KUSI, Dân biểu Cộng Hòa Duncan D. Hunter cho biết ông sẽ nhận một tội sử dụng sai trái quỹ vận động khi ra tòa vào hôm Thứ Ba ngày 3 tháng 12/2019 trước Chánh án Thomas J. Whelan.
Mùa cháy rừng hiện nay nêu bật việc cần phải nhanh chóng đạt được các mục tiêu loại bỏ carbon đầy tham vọng của California, và bản báo cáo ‘Lộ Trình 2045’ đặt ra sơ đồ định hướng để đạt được mục tiêu đó
Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump hôm Thứ Hai, 2 tháng 12, lên án các nhà Dân Chủ tại Hạ Viện về việc tổ chức điều trần luận tội trong khi ông đang dự hội nghị thượng đỉnh NATO tại London
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.