Hôm nay,  

Việt Nam: Kinh Tế Hụt Hơi

18/04/200300:00:00(Xem: 4477)
MỨC ĐẦU TƯ CỦA NƯỚC NGOÀI GIẢM NẶNG - SARS LÀM NGUY KINH TẾ
Hoa Thịnh Đốn.- Đầu tư nước ngoài giảm gần 50 phần trăm; hàng hóa không có sức cạnh tranh với hàng nước ngoài; khả năng sản xuất kém và dịch SARS (Severe Acute Respiratory Syndrome) ngăn khách đến Việt Nam là những nguyên nhân đang đe dọa nền kinh tế lạc hậu vừa hội nhập vừa rụt rè của Cộng sản Việt Nam.
Báo Đầu Tư viết:"Bộ Công nghiệp cho biết, do ảnh hưởng bởi sự bất ổn định của tình hình chính trị thế giới cũng như ảnh hưởng của việc gỉam sức bảo hộ khi thực hiện cắt giảm thuế qua lộ trình của AFTA (Asian Free Trade Area), nên đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực công nghiệp trong quý I (3 tháng đầu năm 2003) vừa qua có hiện tựợng giảm mạïnh so với cùng kỳ năm ngoái."
Vẫn theo bài báo, từ đầu năm đến nay, chỉ có 60 dự án mới được cấp giấy phép, hay ngót 63 phần trăm cùng kỳ năm ngoái, với tổng số vốn gần 100 triệu Mỹ kim, hay bằng 60,5 phần trăm của cùng thời gian so với năm ngoái.
Tại Sài Gòn, hãng Việt Nam Net đưa tin Cục Thống kê thành phố cho biết chỉ có 22 dự án đầu tư nước ngoài được cấp phép từ đầu năm đến ngày 10-3 với tổng số vốn đầu tư là 29,9 triệu Mỹ kim-giảm một nửa so với cùng kỳ năm 2002.
Trong khi đó số vốn nước ngoài đầu tư trực tiếp vào khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL)từ 1988 đến năm 2002 chỉ có 127 dự án với tổng số vốn 1.035 tỷ Mỷ kim, chiếm 2,5 phần trăm so với tổng số vốn đầu tư cả nước. Báo Thanh Niên viết:"Đây là tỷ lệ cực kỳ thấp so với các vùng miền khác, mặc dù ĐBSCL vốn là vùng trọng điểm số 1 về sản xuất và xuất khẩu lương thực, thủy hải sản cả nước." (trích Thời báo Kinh tế Việt Nam, 3-4-2003)
Theo Bộ Kế hoạch - Đầu tư, một số tỉnh như Sóc Trăng, Bạc Liêu trong vòng 13 năm; Vĩnh Long, Trà Vinh trong vòng 12 năm; Đồng Tháp, Cà Mau trong vòng 9 năm (tính từ 1988) không thu hút được sự án đầu tư trực tiếp nào của nước ngoài.
Tình trạng tụt hậu của đầu tư từ nước ngoài (ĐTNN) vào Việt Nam còn tiếp tục diễn ra, mặc dù Nhà nước mới đây đã giành nhiều ưu đãi cho các nhà đầu tư như các doanh nghiệp có 100 phần trăm vốn ĐTNN đã thành lập tại Việt Nam được hợp tác với nhau hoặc với nhà ĐTNN để thành lập doanh nghiệp 100 phần trăm vốn ĐTNN mới tại Việt Nam. Họ cũng được quyền trực tiếp tuyển mộ công nhân tại Việt Nam thay vì phải qua sở Lao động hay các tổ chức Nghiệp đoàn như trước.
Các công ty nước ngoài cũng được dễ dãi trong việc thuê đất trực tiếp với các Ủy ban Nhân dân các Tỉnh, thay vì phải đợi quyết định của Thủ tướng như trước đây và họ được miễn thuế nhập khẩu các phụ tùng cơ khí, điện, điện tử để dùng vào việc sản xuất các bộ phận máy móc, lắp ráp v.v..
Ngoài ra các doanh nghiệp sản xuất trong khu công nghiệp sẽ được hưởng thuế suất thu nhập doanh nghiệp ở mức 15 phần trăm mà không cần kèm theo điều kiện phải xuất khẩu trên 50 phần trăm như trước. Các doanh nghiệp chế xuất trong lĩnh vực sản xuất cũng được áp dụng thuế suất thu nhập doanh nghiệp ở mức 10 phần trăm. ( Báo Tuổi Trẻ, 28-3-2003).
NGUYÊN NHÂN
Theo các chuyên viên kinh tế trong nước thì mặc dù mức phát triển của 3 tháng đầu năm rất khả quan trong nhiều lĩnh vực: sản xuất, tiêu thụ tăng trưởng khá, kiểm soát được mức lạm phát trong khuôn khổ chi - thu ngân sách với mức tăng 6,88 phần trăm so với cùng thời gian năm ngoái (6,52%) (Thời báo Kinh tế Việt Nam, 3-4-2003). Nhưng đó là tình trạng trước khi có cuộc chiến tại Iraq và nạn dịch hô hấp cấp tính (SARS) ngăn chặn du khách đến Việt Nam làm thiệt hại nặng cho ngành du lịch, khách sạn, dịch vụ phục vụ khách và hàng không. Nhiều hãng du lịch trong nước có nguy cơ đóng cửa, nhiều khách sạn không có khách và ngành phụ dịch chưa biết phải xoay xở ra sao.

Ngoài ra trong sản xuất, giá nguyên liệu dùng cho ngành công nghiệp như thép, dệt-may, chất dẻo, phân bón đã tăng giá lên 40%. Các chuyên gia kinh tế Việt Nam nói rằng gía nguyên liệu tăng ảnh hưởng đến toàn thế giới nhưng đối với Việt Nam thì ảnh hưởng này rất nặng.
"Nguyên nhân là năng suất lao động của Việt Nam thấp, quản lý kém nên chi phí lao động và quản lý trong giá thành sản phẩm cao. Ngoài ra, do công nghiệp Việt Nam phải nhập khẩu hều hết nguyên liệu, nên gặp bất lợi hơn so với các nước có nguồn nguyên liệu tại chỗ vì phải chịu thêm cước phí vận chuyển về Việt Nam, đó là chưa kể tác động do cước vận tải biển tăng. Ông Đinh Quang Huy, Tổng Giám đốc công ty Thủy Tinh và Gốm xây dựng nói:"Cước vận tải biển đã tăng tới 30% so với cách nay moat tháng." (Thới Báo Kinh tế Sài Gòn,13-4-2003)
Ngoài ra nguy cơ chậm phát triển còn có các nguyên do: chi phí vận tải trong nước tăng từ 20 đến 30 % do giá dầu xăng tăng; quản lý chặt chẽ xe chở quá tải và hạn chế xe tải chạy vào các thành phố lớn để tránh nạn kẹt giao thông và gây ra tai nạn.
Nguy cơ tụt hậu còn đe dọa bởi việc Việt Nam, kể từ ngày 1-7 tới đây sẽ phải áp dụng giảm thuế nhập khẩu xuống 20% đối với một số hàng hóa nước ngoài theo các điều khoản ràng buộc của AFTA. Báo Thời Báo Kinh tế Sài Gòn (TBKTSG) viết tiếp:"Những ngành lâu nay được bảo hộ bằng hàng rào thuế quan với mức thuế 40% như mía đường, điện tử, thép, giấy, chất dẻo …sẽ khó mà giữ được thị phần ở thị trường nội địa."
Tuy nhiên, theo lời Nhà kinh tế Lê Đăng Doanh, Tiến sỹ thì việc "cắt giảm thuế đối với nền kinh tế Việt Nam nói chung sẽ không lớn vì các nước ASEAN (Southeast Asian Nations) cũng sẽ giảm thuế tương ứng đối với hàng hóa nhập từ Việt Nam vì điều này tạo điều kiện cho Việt Nam xuất khẩu nhiều hơn vào ASEAN."


Tờ TBKTSG viết tiếp:" Chi phí đầu vào tăng đã tác động xấu đến khả năng cạnh tranh của hàng Việt Nam ở một số thị trường lớn. Trong ba tháng đầu năm nay, xuất khẩu hàng may vào thị trường châu Âu và Nhật giảm hơn 20%. Một chuyên viên kinh tế nói:" Các yếu tố bất lợi như chiến tranh Iraq, dịch bệnh mới xuất hiện (SARS) từ tháng 3-2003 nên tình hình xuất khẩu của những tháng tiếp theo có thể xấu đi."
Nhiều nước trong khu vực Á Châu đã phải điều chỉnh lại dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế của họ. Riêng Việt Nam, theo lời Nguyễn Bửu Quyền, Vụ trưởng Vụ Tổng hợp thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư thì Việt Nam chưa điều chỉnh lại các chỉ tiêu kinh tế phát triển cho năm 2003, nhưng "phấn đấu đạt được mục tiêu tăng trưởng 7 - 7,5% là việc rất khó khăn." (TBKTSG)
THUẾ CAO LÊN MÃI
Kinh tế Việt Nam cũng hụt hơi thêm vì nạn thuế chồng lên thuế của ông Nhà nước đánh vào các nhà sản xuất và các mặt hàng, nhất là thuế Giá trị Gia tăng. Chẳng hạn như bia sản xuất đóng vào chai bị đóng thuê cao hơn bia hộp. Bia hơi bị đóng thuế cao nhất mà chẳng ai hiểu lý do tại sao!
Để đóng cho đủ thuế, Nhà sản xuất phải tăng giá bán cho mỗi loại và người mua cũng phải chạy theo trả giá của hãng bia.
Báo Đầu Tư ngày 13-4-2003 viết:"Ý kiến của nhiều thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội trong lần nghe báo cáo về sửa đổi các luật thuế nói trên của Bộ Tài chính cũng cho rằng, cần phải xem xét và đề xuất mức thuế hợp lý đối với các mặt hàng sao cho không có biến động nhiều về giá đối với doanh nghiệp, đồng thời nâng cao được sức cạnh tranh của doanh nghiệp trong nước trong quá trình hội nhập."
Báo này cũng nêu ra việc "các doanh nghiệp tiếp tục kêu ca là việc áp thuế như Dự thảo của Bộ Tài chính nêu ra là quá thiếu đồng nhất..." Họ cũng than phiền đến rát cổ mà chưa thấy ông Nhà nước giải thích tại sao các doanh nghiệp vừa phải đóng "thuế tiêu thụ đặc biệt" (TTĐB) cho các hàng sản xuất mà còn phải chịu thêm thuế giá trị gia tăng (GTGT). Họ nói đây là hình thức "thuế đánh chồng lên thuế" (Báo Đầu Tư, 13-4-2003)
Trưởng phòng Tài chính - Kế toán Công ty Honda Việt Nam, Nguyễn Minh Tuấn nói:"Việc thu thuế GTGT trên giá hàng hóa, dịch vụ có thuế TTĐB là đánh trùng thuế. "
Đặng Duy Đông, Giám đốc Công ty cổ phần Bia Nghệ An nói:" Với cách tính thuế GTGT nói trên thì Doanh nghiệp từ chỗ có lãi cạ chục tỷ đồng sẽ chuyển sang bị thua lỗ do phải nộp thuế quá nhiều……..cách tính thuế này chỉ giúp cho Nhà nước cái lợi trước mắt, nhưng sẽ bị hại về lâu dài. Cụ thể, Doanh nghiệp thua lỗ sẽ không trả được nợ vay đầu tư, không có quỹ chia lãi cho các cổ đông và chủ trương cổ phần hóa…….."
THAM Ô - VÔ KỶ LUẬT
Ngoài những lý do kinh tế thiếu thực dụng, chỉ làm theo sách vở, chính sách lung tung, sưu thuế chồng chất đang tác hại đến nền kinh tế, Việt Nam còn phải đối phó với tệ nạn tham nhũng, vô kỷ luật coi tiền dân là tiến chùa chi tiêu thả giàn của nhiều viên chức Nhà nước.
Một bài trong báo Tuổi Trẻ, đăngh lại trên Thời báo Kinh tế Việt Nam ngày 13-4-2003 viết:"Toàn ngành thanh tra trong một năm qua đã kết thúc 9.633 cuộc thanh tra, 1.930 cuộc kiểm tra và đã phát hiện các hành vi vi phạm quản lý kinh tế với số tiền lên tới 2.739 tỉ đồng, 12.512 mâu đất và 171.500 Mỹ kim."
Số thất thoát khổng lồ này đã gây ra bởi 13 Bộ, ngành và 46 tỉnh, thành phố mua sắm ôtô vượt tiêu chuẩn. Số bộ, ngành chi phí điện thoại vào việc riêng là 31 đơn vị và có đến 58 trên tổng số 61 tỉnh, thành dùng điện thoại cho các việc ngoài cộng vụ, chi tiêu đi đây đi đó không dính đáng gì đến công việc nhà nước. Và số tiền mất không chứng minh được lên đến 8,2 tỉ đồng!
Trần Quốc Trượng, Phó Tổng thanh tra Nhà nhận định: "Tình hình tiêu cực, tham nhũng, lãng phí còn diễn biến phức tạp. Cuộc điều tra đã phát hiện được 378 vụ tham nhũng với tổng giá trị tài sản gần 140 tỉ đồng, 14 mẫu đất, 28 tấn lương thực, 200 lượng vàng đã bị phát hiện trong vòng có một năm."
Trượng nói:"Số tài sản bị tham ô là 62,4 tỉ đồng, hối lộ 69,5 tỉ, lợi dụng quyền hạn khi thi hành công vụ để vụ lợi 349 triệu đống. Ngành thanh tra đã buộc phải kiến nghị xử lý hành chính 482 người, chuyển cơ quan điều tra hình sự 214 "con sâu mọt" tham nhũng."
Tuy nhiên, theo báo Tuổi Trẻ, số người bị trừng phạt lại rất ít bởi vì "trước mỗi vụ việc, Thành tra Nhà nước thường báo cáo "heat sức nghiêm trọng" nhưng đến khi kết luận thanh tra nộp lean Thủ tướng thì lại "chẳng thấy vấn đề gì, chẳng thấy kỷ luật ai."
Trước tình trạng "điều tra cũng như không", Phan Văn Khải, Thủ tướng đã phải "nhận khuyết điểm vì chưa làm được" trước Hội nghị Thanh tra Nhà nước họp tại Hà Nội hồi tháng 2/2003.
Việc nhận lỗi của người đứng đầu Chính phủ như Khải không có gì đá đáng ngạc nhiên vì các cấp lãnh đạo trong Đảng và Nhà nước Hà Nội vẫn có thói quen làm như thế để xếp lại một vấn đề.
Phạm Văn Đồng, Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười, Lê Khả Phiêu v.v.. đã từng "nhận lỗi trước Quốc hội và đồng bào cả nước" như thế trong nhiều năm mà có thấy thay đổi gì đâu.
Đó là tổng quan của tình hình kinh tế Việt Nam trước khi có cuộc chiến ở Iraq và trận cuồng phong bệnh dịch SARS đang tác hại đến kinh tế chung của nhiều nước Á Châu và Châu Âu. Nhưng thị trường Iraq của Việt Nam không lớn, chỉ chiếm khoảng 2,8% trong tổng kim ngạch xuất khẩu.
Mấu chốt của tình trạng phát triển trì trệ là do chính sách không đồng nhất, khả năng sản xuất kém, hàng xấu, không tích cực mở cửa thương mại tự do thật sự mà chỉ mở cửa hội nhập nửa chừng. Thêm vào đó là tệ nạn tham nhũng, cửa quyền vẫn chưa thuyên giảm đã đóng góp vào việc làm chậm phát triển của Việt Nam. -/-
Phạm Trần (4-03)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
DB Rick Miller thuộc Đảng Cộng Hòa, đại diện khu vực Sugar Land, đã bị phản ứng gay gắt sau khi ông chụp mũ các đối thủ tranh ghế ông chỉ vì họ là người Mỹ gốc Á trong địa hạt đông ngưởi gốc Á.
Ai quyết tâm đi tìm chân lý và hướng thượng cuộc đời trong tinh thần – Tu là cõi phúc – đều hưởng được sự bình an trong tâm hồn, tức là hưởng được hạnh phúc, Thiên đàng, Niết bàn, Cõi phúc ở trần gian
nữ tài tử Julia Roberts và cựu đệ nhất phu nhân Michelle Obama sẽ có chuyến đi đặc biệt thăm Việt Nam trước khi sang Malaysia dự chương trình "Leaders: Asia-Pacific"
ông có tập Thơ Lửa, cùng làm với Đoàn Văn Cừ, gồm những bài thơ đề cao cuộc kháng chiến chống Pháp, do Cơ quan Kháng chiến Liên khu III xuất bản, được in ở Thái Nguyên năm 1948
James Nguyen Fernandes, 43 tuổi, bị buộc tội 6 vụ tấn công, gồm 2 tội tấn công cố ý sát hại, và 6 tội phạm tội liên quan súng, theo hồ sơ tòa án cho biết.
Cục Cảnh sát Hình sự của Bộ Công an mới đây thừa nhận Việt Nam là một “điểm nóng” của nạn buôn người và di cư bất hợp pháp, với lợi nhuận hàng năm lên đến hàng chục tỉ đôla.
Khi chưa thấy ánh mặt trời, Tôi đã cảm nhận được muôn ngàn đau khổ, Của mẹ cha, Của bà con và của muôn triệu người dân gần xa trong nước, Lúc mẹ ôm bụng bầu chạy từ chỗ nầy sang chỗ khác,
Theo bản tin từ đài KUSI, Dân biểu Cộng Hòa Duncan D. Hunter cho biết ông sẽ nhận một tội sử dụng sai trái quỹ vận động khi ra tòa vào hôm Thứ Ba ngày 3 tháng 12/2019 trước Chánh án Thomas J. Whelan.
Mùa cháy rừng hiện nay nêu bật việc cần phải nhanh chóng đạt được các mục tiêu loại bỏ carbon đầy tham vọng của California, và bản báo cáo ‘Lộ Trình 2045’ đặt ra sơ đồ định hướng để đạt được mục tiêu đó
Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump hôm Thứ Hai, 2 tháng 12, lên án các nhà Dân Chủ tại Hạ Viện về việc tổ chức điều trần luận tội trong khi ông đang dự hội nghị thượng đỉnh NATO tại London
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.