Hôm nay,  

Ông Tướng Cầm Quyền

16/10/199900:00:00(Xem: 5754)
Chuyện đảo chính ở Hồi Quốc không làm ai ngạc nhiên, vì người ta đã dự liệu được vài ngày trước, khi sự rạn nứt đã trở thành quá lộ liễu giữa chính quyền dân sự và các tướng lãnh quân đội. Nếu bây giờ có một ông tướng lên cầm quyền, chuyện đó cũng không phải mới lạ ở một nước được độc lập từ 52 năm nay nhưng vẫn không có một nền dân chủ thực sự, quyền hành luôn luôn nằm trong tay các tướng lãnh dưới nhiều hình thức khác nhau.
Năm 1947, người Anh trao trả nền độc lập cho bán đảo Ấn Độ, nơi có nhiều sắc dân phức tạp, nhưng có hai tôn giáo lớn, Ấn giáo và Hồi giáo. Bán đảo Ấn đã phải chia thành hai nước, phía Tây với những sắc dân theo đạo Hồi là Hồi Quốc (Pakistan) và hầu hết phần giữa bán đảo những sắc dân theo Ấn giáo (Hinduism) họp thành nước Ấn Độ, nhưng ở phía Đông Ấn lại có môt mảnh đất gồm những sắc dân Hồi giáo nên đây cũng trở thành một mảnh tách rời của Hồi quốc gọi là Đông Hồi.
Hai tháng sau khi độc lập, chiến tranh Ấn-Hồi đã bùng nổ vì tranh chấp lãnh thổ Kashmir nằm giữa phía Bắc hai nước. Năm 1965 hai nước lại đánh lớn. Hồi quốc nhỏ hơn Ấn, lúc đó dân số chỉ có hơn 100 triệu, trong khi Ấn có 800 triệu, lẽ tự nhiên Tổng Thống đầu tiên của Hồi phải là một tướng lãnh. Vị Tổng Thống kế tiếp cũng là một tướng lãnh, tướng Yahya Khan, đã thiết quân luật năm 1969 và năm 1971 lại xẩy ra chiến tranh với Ấn, vì Đông Hồi đòi độc lập được Ấn ủng hộ. Rút cuộc Hồi quốc thua trận, Đông Hồi trở thành nước Bangladesh. Cuối năm 1971 tướng Yahya Khan phải trao quyền cho một chính phủ dân sự do Thủ tướng Ali Bhutto cầm đầu. Năm 1977, tướng Zia ul-Haq đảo chính, bắt giam ông Bhutto, thiết quân luật và năm 1979 treo cổ ông này sau khi kết tội ông đã can dự vào một cuộc ám sát chính trị. Năm 1988, tướng Zia chết vì một tai nạn phi cơ.
Đây là cơ hội để Hồi quốc xây dựng chế độ dân chủ đa nguyên. Cuối năm 1988, con gái của cố Thủ tướng Ali Bhutto là bà Benazir Bhutto, cầm đầu đảng Quốc dân Hồi, thắng cử trở thành nữ Thủ tướng đầu tiên của Hồi. Nhưng năm 1990 bà Bhutto bị Tổng Thống bãi chức vì lý do bất lực và tham nhũng, đảng đối lập lên cầm quyền và Thủ tướng là Nawz Sharif. Năm 1993 bà Bhutto lại thắng cử, làm Thủ tướng lần thứ hai. Nhưng năm 1997 bà Bhutto lại bị bãi chức và Nawz Sharif cũng lại lên làm Thủ tướng lần nữa. Và cũng năm này Quốc hội Hồi đã phải tu chính hiến pháp khiến Tổng Thống không có quyền cách chức Thủ tướng. Đến đây phải nói ngay rằng Hồi quốc vẫn chưa có một nền dân chủ vững mạnh, các chính quyền dân sự của Hồi vẫn không có quyền hành thực sự, Tổng Thống có quyền cách chức Thủ tướng lại cũng là người bị thế lực quân đội chi phối. Sau khi Tổng Thống hết quyền đó thì chính Thủ tướng dựa vào quân đội cũng đi vào con đường độc đoán.

Từ năm 1997, Thủ tướng Nawz Sharif đã bỏ tù đối lập, khủng bố hăm dọa báo chí truyền thông, lấn áp cả Tối cao Pháp viện và đuổi bà Benazir Bhutto ra nước ngoài sống lưu vong. Trong khi đó kinh tế Hồi suy thoái, chỉ thoát khỏi sụp đổ là nhờ những khoản tiền đi vay của ngoại quốc, hiện đã nợ đến 30 tỷ đô la Mỹ. Hồi quốc lại càng nghèo vì phải theo đuổi chương trình chế tạo vũ khí hạt nhân chạy đua với Ấn. Bây giờ tại sao Sharif bị quân đội lật đổ" Năm 1998, Sharif cất chức Tổng tư lệnh quân đội của tướng Karamat vì ông này công khai chỉ trích chính sách kinh tế và quốc phòng của Sharif. Tướng Tham mưu trưởng Musharraf được cử lên thay thế, nhưng Musharraf vẫn trung thành với phe quân nhân đầy quyền uy chớ không hề ủng hộ Sharif.
Hồi tháng 7 vừa qua, Ấn-Hồi lại đụng độ ở lằn ranh chi cắt Kashmir, sau khi dân quân Hồi có sự yểm trợ của quân đội lấn chiến phần đất của Ấn. Sợ xẩy ra chiến tranh nguyên tử, Tổng Thống Clinton ép buộc Sharif phải ra lệnh triệt thoái khỏi phần đất của Ấn. Vì mắc nợ và sợ bị cúp viện trợ, Sharif phải tuân theo, nhưng tướng Musharraf chống đối. Sharif định cất chức Tổng tư lệnh của tướng này, nhưng bị quân đội nổi lên lật đổ. Như vậy quân đội Hồi lên nắm chính quyền và chưa thấy nói gì đến tổ chức bầu cử để duy trì chế độ dân chủ, liệu chiến tranh nguyên tử Ấn-Hồi có xẩy ra không" Chúng tôi nghĩ hiểm họa là có thật nhưng chưa chắc chiến tranh nguyên tử có thể xẩy ra, vì vũ khí nguyên tử của hai bên vẫn là thứ để hăm dọa và cảnh giác lẫn nhau chớ không phải để dùng thật.
Trước hết chính quyền dân chủ của Hồi từ năm 1988 vẫn chỉ là cái vỏ bề ngoài, còn thực quyền vẫn nằm trong tay các tướng lãnh quân đội, cả vũ khí nguyên tử của Hồi cũng do quân đội kiểm soát chớ không phải do chính quyền dân sự kiểm soát. Nếu có xẩy ra chiến tranh nguyên tử thì đã xẩy ra rồi chớ không phải chờ đến lúc quân đội lật đổ chính quyền dân sự. Thứ hai bom nguyên tử chỉ nổ khi nước có bom bị lâm vào tình trạng tuyệt vọng, chẳng hạn như lãnh thổ bị xâm lăng. Bởi vậy nếu chỉ có tranh chấp lằn ranh ở Kashmir, không bên nào dám nổ nguyên tử trước để lãnh tất cả tai họa về sự trả đũa không thể tránh của đối phương cũng như phản ứng dữ dội của dư luận quốc tế.
Điều cần cho Hồi quốc hiện nay là một cuộc hòa để phát triển chớ không phải một cuộc chiến tuyệt vọng. Phe tướng lãnh lên cầm quyền sẽ không phải là điều xấu, nếu họ biết ổn định tình hình trong nước để sớm xây dựng một nền dân chủ thực sự. Ngược lại nếu họ tiếp tục nắm quyền độc đoán, họ chỉ đưa dất nước dến một ngõ cụt không lối thoát. Đó là bài học chung cho các nước Á châu vậy.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
tác giả Đinh Xuân Quân sinh trong một gia tộc Miền Bắc theo Công Giáo từ vài thế kỷ, qua các thời kỳ Quốc-Cộng đảng tranh, Hoàng Đế Bảo Đại, TT Ngô Đình Diệm, Đệ Nhị Cộng Hòa, du học, về VN làm việc, vào tù cải tạo sau 1975, vượt biên, làm một số dự án LHQ giúp các nước nghèo (kể cả tại VN)
Một chiếc máy bay rớt tại South Dakota hôm Thứ Bảy làm thiệt mạng ít nhất 9 người, gồm phi công và 2 trẻ em.
Cảnh sát lập hồ sơ khởi tố Nguyen về tội bạo lực gia đình, say, và 2 tội gây nguy hiểm cho trẻ em. Nguyen được tạm rời nhà tù quận Polk County Jail vào sáng Thứ Sáu 29/11/2019.
Mười người đã bị bắn tại Khu Phố Pháp ở thành phố New Orleans vào sáng Chủ Nhật, 1 tháng 12, theo cảnh sát cho biết.
Diễn cẩn thận từng bước, hết sức chậm rãi đi xuống đồi do bờ triền dốc đứng. Hân đi sau tay phải ôm chặt tay trái Diễn và nửa thân xô nghiêng ép vào người anh.
Như chúng ta biết, đảng SPD (Đảng Dân chủ Xã hội Đức) đã tìm kiếm lãnh đạo mới từ sáu tháng nay. Vào mùa hè 2019, nhà lãnh đạo đảng trước đó Nahles đã từ chức sau các cuộc tranh giành quyền lực nội bộ. Có nhiều ứng cử viên nhưng sau cuộc bầu cử sơ bộ chỉ còn hai cặp vào chung kết.
Hàng triệu người nghèo có thể bị mất phiếu thực phẩm (food stamps) quan trọng theo những thay đổi luật lệ được đề nghị bởi chính phủ Trump.
Con sông Hoàng Hạ chảy xuyên qua trấn Hoàng Hoa quanh năm xanh biếc, nước từ miền tuyết lãnh tan ra nên tinh khiết vô cùng.
Lý do để viết bài này là vì bản thân người viết có sai lầm cần bày tỏ. Tuy rằng sai lầm đã hiệu đính, nhưng cũng cần nói ra, vì Đức Phật đã dạy rằng hễ sai thì nên tự mình bày tỏ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.