Hôm nay,  

Tư Lệnh Qđ 1 Ngô Quang Trưởng: Rời Huế 3/1975

01/04/200000:00:00(Xem: 5787)
Trong bài viết về hai cuộc họp lịch sử tại Dinh Độc Lập vào các ngày 13 và 19/3/1975, VB đã trình bày nội dung các quyết định của Tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu về chiến lược đối phó với tình hình lúc bấy giờ, trong đó có quyết định triệt thoái lực lượng Quân đoàn 1 khỏi Huế. Thể theo lời yêu cầu của một số đông bạn đọc, nhất là anh em cựu quân nhân đã từng chiến đấu tại chiến trường Trị-Thiên, muốn tìm hiểu rõ hơn về cuộc triệt thoái của lực lượng VNCH tại Huế, chúng tôi đã cố gắng thu thập các tài liệu để tổng hợp về sự kiện lịch sử này. Bài viết được biên soạn dựa theo hồi ký của cựu đại tướng Cao Văn Viên, nguyên Tổng tham mưu trưởng Quân lực VNCH, viết cho Trung tâm Quân sử Lục quân Hoa Kỳ vào năm 1982; lời kể của cựu trung tướng Ngô Quang Trưởng, nguyên tư lệnh Quân đoàn 1, trong cuộc trò chuyện với ông Lê Bá Chư, tổng thư ký tạp chí Đời vào năm 1983; nhật ký của cựu thiếu tướng Nguyễn Duy Hinh, nguyên tư lệnh Sư đoàn 3 Bộ binh; bản tin chiến sự của Tổng cục Chiến tranh Chính trị QL.VNCH, và tài liệu riêng của VB.

* Tư lệnh Quân đoàn 1 Ngô Quang Trưởng và các kế hoạch liên quan đến phòng thủ Huế
Ngày 13 tháng Ba năm 1975, trung tướng Ngô Quang Trưởng được gọi về Sài Gòn để tham dự cuộc họp mật tại Dinh Độc Lập do Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu chủ tọa. Cuộc họp hôm ấy có sự hiện diện các nhân vật cao cấp nhất trong chính phủ gồm có Thủ tướng kiêm Tổng trưởng Quốc phòng: đại tướng Trần Thiện Khiêm; Tổng tham mưu trưởng QL.VNCH: đại tướng Cao Văn Viên; Phụ tá An ninh và Quân sự của Tổng thống: trung tướng Đặng Văn Quang. Mở đầu, trung tướng Trưởng trình bày trước Hội đồng An Ninh Quốc gia về tình hình tại chiến trường Quân khu 1, sau đó Tổng thống nói chuyện với mọi người bằng một vẻ nghiêm trọng. Tổng thống phân tích tình hình chung và nêu ra những khó khăn mà chính phủ đang gặp phải khi thiếu quân viện. Tổng thống nhìn nhận rằng không hy vọng Không quân Hoa Kỳ sẽ can thiệp trong trường hợp Việt Nam Cộng Hòa bị tổng tấn công. Tổng thống thông cảm với những khó khăn thiếu thốn của các tư lệnh Quân khu. Cho đến giờ phút đó, Tổng thống nhìn nhận rằng dù ông có ra lệnh đi nữa thì lệnh đó khó có thể thi hành được.

Theo lời kể của đại tướng Cao Văn Viên, thì trong buổi họp, Tổng thống nói rằng trước tình hình như vậy thì chỉ còn một cách duy nhất là thay đổi chiến lược để giữ vững những nơi hiểm yếu có nhiều tài nguyên quốc gia. Tại Quân khu 1, khu vực trù phú cần phải giữ là Đà Nẵng. Chi tiết mà đại tướng Viên kể lại ở trên khác với nội dung lời kể của trung tướng Trưởng, theo đó, trong buổi họp ngày 13/3/1955, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu ra lệnh cho tướng Trưởng rút toàn bộ Quân đoàn 1 khỏi Vùng 1 (Quân khu 1) và rút về Phú Yên, VNCH thu gọn từ Phú Yên đến Hà Tiên.
Sau khi nhận chỉ thị của Tổng thống về kế hoạch tái phối trí quân, trung tướng Trưởng trở về Đà Nẵng ngay trong ngày. Suốt trong 6 ngày tiếp theo, dù tình hình quân sự tại Quân khu 1 trở nên rất đáng ngại, thế nhưng trung tướng Trưởng vẫn muốn giữ Huế và một số vị trí trọng yếu tại Quân khu 1. Sau khi suy nghĩ và phân tích tình hình, tướng Trưởng đã gọi điện thoại theo đường dây đặc biệt trình bày ý kiến với đại tướng Cao Văn Viên nhờ xin với Tổng thống cho ông được tận dụng mọi cách để giữ Huế và Vùng 1. Cuối cùng Tổng Thống chấp thuận.

Được sự đồng ý của Tổng thống, trung tướng Trưởng bay ra Huế họp với trung tướng Lâm Quang Thi, tư lệnh phó Quân đoàn 1, chỉ huy bộ Tư lệnh Tiền phương Quân đoàn, về kế hoạch phòng thủ Huế. Tướng Trưởng ra lệnh phải giữ Huế thật vững. Thế nhưng chiều hôm đó, khi trở lại Đà Nẵng, tướng Trưởng nhận được mật lệnh do đại tướng Cao Văn Viên ký thừa lệnh Tổng thống là phải bỏ Huế.

Ngày 19 tháng 3/1975, trung tướng Trưởng được gọi về Sài Gòn để họp một lần nữa. Cuộc họp bắt đầu 11 giờ, có Phó Tổng thống Trần Văn Hương tham dự. Theo lệnh của Tổng thống được chuyển đến vị tư lệnh Quân đoàn 1 trước đó, tướng Trưởng trình bày về kế hoạch rút quân của Quân khu 1. Theo ghi nhận của tướng Viên, kế hoạch của trung tướng Trưởng rất chu đáo và được tiến hành theo hai phương cách: phương cách thứ nhất sử dụng Quốc lộ 1. Theo đó thì có lực lượng từ Huế và từ Chu Lai cùng một lúc rút về Đà Nẵng. Phương cách thứ hai: nếu địch cắt Quốc lộ 1 thì sẽ rút quân về tập trung tại ba nơi khác nhau: Huế, Đà Nẵng, Chu Lai. Tuy nhiên Huế và Chu Lai chỉ là nơi tập trung tạm thời để sau đó các đơn vị được hải vận về Đà Nẵng, kết thúc cuộc bố trí giữ Đà Nẵng. Như vậy, Đà Nẵng sẽ trở thành ốc đảo trong lòng địch để cố thủ bằng 4 sư đoàn (Sư đoàn 1, 2, 3 Bộ binh, Sư đoàn Thủy quân Lục chiến) và 4 liên đoàn Biệt động quân.

* Trận chiến trong ngày 19 tháng 3/1975 tại Trị Thiên
Sáu giờ chiều ngày 19 tháng Ba, trung tướng Trưởng trở lại Đà Nẵng. Khi phi cơ ông vừa hạ cánh, thì ông nhận được báo cáo khẩn cấp của trung tướng Lâm Quang Thi, tư lệnh phó Quân đoàn gọi từ bộ Tư lệnh Tiền phương Quân đoàn 1 ở Huế vào. Tướng Thi báo rằng đại bác 130 ly của địch đang nã vào bản doanh của ông và CQ đang tung đợt tấn công quy mô lớn bằng xe tăng để tìm cách vượt qua vòng đai phòng thủ của lực lượng VNCH tại sông Thạch Hãn. Nhận được khẩn báo của trung tướng Thi, trung tướng Trưởng liền báo cáo cho đại tướng Viên và yêu cầu cho Quân đoàn 1 được giữ lại Lữ đoàn 1 Dù, đang có mặt tại Đà Nẵng chuẩn bị về Sài Gòn. Đại tướng Viên báo lại cho Tổng thống Thiệu. Là Tổng tư lệnh tối cao của Quân lực VNCH, Tổng thống Thiệu chấp thuận yêu cầu này với điều kiện: Lữ đoàn Dù được ở lại nhưng Quân đoàn 1 không được sử dụng để tung vào chiến trận.

Suốt đêm 19 và rạng sáng ngày 20 tháng 3/1975, tất cả lực lượng phòng thủ dọc theo bờ nam sông Bến Hải, kể cả Liên đoàn Địa phương quân, 1 tiểu đoàn Biệt độn quân và vài chi đoàn Thiết giáp đã rút về phòng ngự phía Nam sông Mỹ Chánh. Sáng ngày 20 tháng 3/1975, trung tướng Trưởng bay ra bộ Tư lệnh Tiền phương của Sư đoàn Thủy quân Lục chiến cách Mỹ Chánh khoảng 8 km. Tại đây trung tướng Trưởng đã gặp các chỉ huy của các đơn vị trong khu vực để cùng họ duyệt lại tình hình cùng kế hoạch phòng thủ Huế vì ông vừa được lệnh của Tổng thốn Thiệu phải phòng thủ Huế với bất cứ giá nào, khác với chỉ thị trước đó một ngày là phải bỏ Huế.
Vào ngày 20/3/1975, tình hình tại khu vực phía Nam sông Mỹ Chánh và khu vực phụ cận Huế chưa đến nổi quá xấu. Các đơn vị chủ lực quân và diện địa vẫn còn nguyên vẹn, kỷ luật nghiêm minh và tinh thần chiến đấu cao. Việc mất Quảng Trị tuy có ảnh hưởng phần nào nhưng không làm cho tinh thần quân sĩ nao núng. Dù sao thì dân chúng đã bỏ đi trước đó, nên không còn gây trở ngại cho các đơn vị khi giao tranh với Cộng quân. Hơn nữa với 1 Lữ đoàn Thủy quân lục ứng chiến tại phía Nam sông Mỹ Chánh và 2 Lữ đoàn Thủy quân Lục chiến đang là lực lượng tổng trừ bị tại Đà Nẵng thì Quân khu 1 vẫn có các lực lượng nòng cốt để tăng viện khi chiến trường sôi động. Sau buổi họp, các cấp chỉ huy đều bày tỏ sự quyết tâm giữ vững Huế.

Trên đường trở về Đà Nẵng, tướng Trưởng đã ghé vào bộ Tư lệnh Tiền phương của Quân đoàn 1 tại Mang Cá, Huế. Sau đó, ông cùng tướng Lâm Quang Thi, tư lệnh phó Quân đoàn 1, đi một vòng thanh tra các hệ thống phòng thủ trong thành phố Huế. Tinh thần tướng Trưởng lúc đó rất phấn chấn vì sự bố phòng bảo vệ Huế rất vững vàng. Đến 1 giờ 30 trưa, Tổng thống Thiệu lên tiếng trên đài phát thanh Sài Gòn và được đài Huế tiếp vận. Ông hứa với dân chúng, đặc biệt với dân chúng trong thành phố Huế, rằng quân đội VNCH sẽ bảo vệ Huế bằng mọi giá. Sự việc Tổng thống Thiệu lên tiếng trên đài phát thanh là điều mà theo tướng Trưởng nghĩ, tuy muộn màng, nhưng cũng rất cần thiết.

Cũng cần nói thêm rằng, trước cuộc họp ngày 19/3/1975 tại Dinh Độc Lập, thủ tướng Trần Thiện Khiêm và phái đoàn chính phủ ra Đà Nẵng để duyệt xét tình hình cứu trợ dân chạy nạn từ các tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên, Quảng Nam đang tập trung ở thành phố này. Trước khi cuộc họp với các viên chức chính quyền, Thủ tướng Khiêm được trung tướng Trưởng mời dự buổi thuyết trình về tình hình quân sự. Tướng Trưởng đã cho triệu tập tất cả các tư lệnh Sư đoàn, tỉnh trưởng kiêm tiểu khu trưởng, các chỉ huy trưởng các đơn vị trực thuộc Quân đoàn và bộ tham mưu Quân đoàn để dự buổi thuyết trình này.

Theo lời kể của trung tướng Trưởng, trước khi Thủ tướng Khiêm đến, ông đã nói cho các cấp chỉ huy biết về thực trạng Quân đoàn 1 và Quân khu 1. Ông yêu cầu các tỉnh trưởng phải nói tất cả sự thật về tình hình ở tỉnh mình cho Thủ tướng Khiêm để có biện pháp kịp thời, nhưng khi Thủ tướng Khiêm đến, chỉ có một mình vị tỉnh trưởng Quảng Trị trình bày về thực trạng của tỉnh mình. Tại buổi thuyết trình này, trung tướng Trưởng đã báo động cho Thủ tướng Khiêm biết về sự bất mãn trong dân chúng và thực trạng tại Quân khu 1. Nghe tướng Trưởng trình bày, Thủ tướng Khiêm không ngờ tình hình suy sụp nhanh như vậy.

* Mật lệnh của Tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu
Trở về bộ Tư lệnh Quân đoàn 1 ở Đà Nẵng vào chiều tối ngày 20/3/1975, tướng Trưởng nhận được một công điện khẩn có đề “MẬT”. Đó là lệnh của Tổng thống VNCH do Bộ Tổng tham mưu chuyển đến. Ngược với những gì đã nói trên đài phát thanh vào trưa ngày 20/3/1975, nay Tổng thống Thiệu cho tướng Trưởng được tùy nghi hành động. Trong mật điện, Tổng thống Thiệu đưa ra nhận định rằng vì không thể nào phòng thủ nổi ba căn cứ giữa lòng địch là Huế, Đà Nẵng và Chu Lai cùng một lúc nên Tổng thống khuyên vị tư lệnh Quân đoàn 1 & Quân khu 1 tùy nghi ứng phó và làm sao chỉ giữ một mình Đà Nẵng mà thôi. Lữ đoàn Dù cuối cùng được lệnh lên đường về Sài Gòn ngay tức khắc. Ngay khuya đêm đó lữ đoàn này lên đường.

* Tướng Trưởng trước quyết định bỏ Huế
Là tư lệnh Quân đoàn 1 & Quân khu, trung tướng Trưởng đứng trước những thử thách lớn nhất trong đời binh nghiệp của ông. Ông là người quê ở Bến Tre miền Nam, nhưng Huế là quê hương thứ hai của ông. Giữa năm 1966, Ông từ giả binh chủng Dù để đến Huế giữ chức vụ tư lệnh Sư đoàn 1 Bộ binh khi ông 37 tuổi và vừa mới thăng cấp đại tá. Với tướng Trưởng, chính Sư đoàn 1 Bộ binh là đại đơn vị đã chứng kiến những thăng tiến của ông. Chỉ 8 tháng sau, ông được thăng chuẩn tướng, 15 tháng sau đó (tháng 5/1968), ông được thăng thiếu tướng. Ông đã có hơn 4 năm 2 tháng gắn bó với Sư đoàn 1 Bộ binh, với Huế, với chiến trường hai tỉnh Thừa Thiên, trước khi ông vào Cần Thơ để giữ chức vụ tư lệnh Quân đoàn 4 & Quân khu 4 vào tháng 8/1970.

Tháng 5/1972, Cộng quân xua quân chiếm Quảng Trị, cả Vùng 1 (quân khu 1) dày dặc khói lửa chiến tranh. Ông được điều động trở lại miền Trung để ổn định tình thế. Cùng với Quân đoàn 1, và hai Sư đoàn Thủy Quân Lục Chiến, Nhảy Dù, ông đã xua được cái không khí u ám bao trùm vùng giới tuyến. Cộng quân bị đánh bật ra khỏi thị xã Quảng Trị. Huế đứng vững với tất cả tự hào. Các đơn vị Quân đoàn 1 đã kiểm soát được nhiều vị trí trọng yếu ở vùng cận sơn các tỉnh Thừa Thiên, Quảng Nam, Quảng Tín, Quảng Ngãi.

Nhớ lại những ngày của tháng 5 và tháng 6/1972, tướng Trưởng và quân sĩ của ông là hình ảnh của sự bảo bọc, che chở và giữ gìn Huế. Nhiều người dân khi nghe ông trở lại chiến trường Trị Thiên, họ đã quay về Huế và họ tin rằng Huế sẽ không mất. Cố đô Huế đã chia xẻ với ông bao buồn vui như thế, làm sao ông có thể bỏ Huế được. Nhưng vào những ngày của hạ tuần tháng 3/1975, ông nhận ra được rằng chỉ có một tấm lòng với Huế chưa đủ và một phải có cả một lực lượng hùng mạnh để bảo vệ thành phố này.

Tuần sau: Cuộc triệt thoái của Quân đoàn 1 khỏi Vùng 1.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Viện Kiểm Soát Nhân Dân Tối Cao tại Việt Nam đã đề nghị ngưng thi hành án lệnh hành quyết với tử từ Hồ Duy Hải để điều tra lại vụ án này, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do cho biết hôm 2 tháng 12.
Tuần báo OC Weekly đã viết twitter cho biết đóng cửa sau khi chủ nhân là công ty Duncan McIntosh Company đóng cửa tuần báo giấy một ngày trước Lễ Tạ Ơn.
Cha mất rồi. Em buồn lắm, vì không về thọ tang Cha được. Em đang xin thẻ xanh. Sắp được phỏng vấn. Vợ chồng em định năm sau, khi em đã thành thường trú nhân, sẽ về thăm Cha Mẹ. Ngày tạm biệt Cha lên đường đi Mỹ du học bốn năm trước, đã thành vĩnh biệt.
Tôi khẳng định những việc tôi làm là đúng đắn và cần thiết để kiến tạo một xã hội tốt đẹp hơn. Những gì tôi làm không liên can đến vợ con và gia đình tôi. Vì thế, tôi yêu cầu công an Hồ Chí Minh chấm dứt ngay việc sách nhiễu, khủng bố gia đình tôi.
Brilliant Nguyễn là một thanh niên theo trường phái cấp tiến và chủ thuyết Vô Thần (*). Chàng ta không tin ma quỷ đã đành mà cũng chẳng tin rằng có thần linh, thượng đế. Để giảm bớt căng thẳng của cuộc sống, theo lời khuyên của các nhà tâm lý và bạn bè, chàng ta đến Thiền Đường Vipassana ở Thành Phố Berkeley, California để thực hành “buông bỏ” trong đó có rất nhiều cô và các bà Mỹ trắng, nhưng không một ý thức về Phật Giáo
Có những câu chuyện ngày xửa ngày xưa mà chẳng xưa chút nào. Có những chuyện hôm nay mà sao nó xa xưa vời vợi. Chuyện ngày xưa... Có một ngôi chùa ở vùng quê thanh bình, trước mặt là đồng lúarì rào, cánh cò chao trắng đồng xanh. Trong chuà có vị hoà thượng già hiền như ông Phật, lông mày dài bạc trắng rớt che cả mắt...
Ông Gavin Newsom, Thống đốc tiểu bang California, đã tuyên bố ân xá cho hai người đàn ông từng dính vào hai vụ hình sự khác nhau khi họ mới 19 tuổi và đang mong muốn không bị trục xuất về Việt Nam.
Hoang Nguyen, 43 tuổi, bị bắt và bị truy tố về tội trộm sau khi bị cho là đổi nhãn giá trên hơn ba mươi chai rượu vang tuần trước, theo hồ sơ tòa.
Bé ngọc ngà của Mẹ cố thở chút không khí ít oi còn trong buồng phổi. Giây phút cuối. Để ngàn sau dân Hong Kong sống xứng đáng Con Người.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.