Hôm nay,  

Hôn Nhân Hmo-medicare?

02/07/200100:00:00(Xem: 4249)
Truyền thống xã hội Mỹ rất trân trọng hôn nhân, và cứ 10 người Mỹ có 9 người cưới vợ lấy chồng. Nhưng thời nay hôn nhân Mỹ đang bị phân hóa. Thống kê xã hội học, năm 1997, ghi cứ 10 cặp vợ chồng Mỹ có 4 cặp "anh đi đường anh, tôi đường tôi / Tình nghĩa đôi ta có thế thôi" trong năm năm đầu (US Bureau of the Census, 1998). Tỷ lệ cao nhứt thế giới: gấp đôi Canada, gấp 3 Nhựt và gấp 10 Ý). Mỹ vẫn chiếm kỷ lục thế giới - kỷ lục về ly dị! Tương tự, cuộc hôn nhân giữa Medicare và HMO (Health Maitenance Organization), kéo dài hai mươi năm, đang lâm cảnh cơm không lành, canh không ngọt. 1 triệu 600 ngàn người thụ hưởng Medicare đã bị rút tên ra khỏi danh sách phục vụ của HMO trong vòng ba năm qua. Sút giảm đáng ngaiï, làm Washington vò đâu, bứt tai tìm cách chận đứng cảnh tan đàn rã nghé.

Medicare và HMO đang đồng sàng di mộng. Ý muốn của cơ quan Medicare là giúp cho người lớn tuổi, 65 trở lên, trong chương trình Medicare được chăm sóc y tế càng nhiều càng tốt nhưng đồng thời lại muốn người dân đóng thuế để đài thọ cho Medicare đóng càng ít càng hay. Còn HMO là một cơ sở bảo hiểm lãnh thầu của Medicare, bao khoán, với giá nhứt định, lời ăn lổ chịu trong việc cung ứng các dịch vụ y tế nhằm bảo trì sức khỏe cho người thuộc chương trình Medicare. HMO là chữ tắt, nói lên nội dung việc làm của HMO ( Health Maintenance Organization). HMO thấy mình đang lổ trong khi Medicare không muốn chi thêm.

Bên nào cũng có lý. Medicare hàng năm nuốt hàng trăm tỷ la của ngân sách quốc gia, cụ thể tài khoá năm nay dự chi là 237 tỷ 800 triệu đô la, một gánh vô cùng nặng cho ngân sách Liên bang và dĩ nhiện do người đóng thuế Mỹ. Còn HMO thấy nền tài chánh của mình không ổn, đầu ra nhiều hơn đầu vào, nên lần lượt cắt ra khỏi danh sách HMO nhiều dân Medicare: 400 ngàn người năm 1998; 300 ngàn năm sau; và 900 ngàn năm nay. Dân Medicare chạy đôn chạy đáo, tự tìm thầy tìm thuốc, tựï tìm chỗ khác mà gia nhập. (tin Christian Science Monitor, ngày 20/6/01).

Nhiều người tưởng Medicare bảo bọc mọi chi phí y tế cho người lớn tuổi. Thực tế không hoàn toàn như thế. Có nhiều dịch vụ y tế Medicare không trả tiền. Cụ thể như kiếng già, răng giả và một số lớn tiền thuốc do toa của Bác sĩ trị liêu - trừ ra khi đang nằm nhà thương hay ở nhà dưỡng lão. Số tiền này dân Medicare phải tự trả, trung bình mỗi năm là 1000 đô. Những " medigaps" ấy có khi lên đến phân nửa tổng số chi phí y tế mà dân Medicare phải trả bằng tiền túi hay tiền đóng bảo phí.

Và đó là lý do của cuộc hôn nhân Medicare-HMO. Như đã nói cuộc sống chung ấy kéo dài gần 20 năm qua. Trong khi Medicare mới tròn 36 tuổi mà phải phụng dưỡng 40 triệu người Mỹ già trên 65. Medicare trả cho HMO một số tiền bao khoán mỗi năm để HMO cung ứng dịch vụ y tế cho dân Medicare chịu gia nhập HMO. HMO lời ăn lổ chịu.

Bên cạnh những phúc lợi, dịch vụ y tế bình thường do Medicare đòi hỏi, HMO trả thêm chi phí kiếng mắt và răng giả cho dân Medicare. Thế là người thuộc chương trình Medicare tràn vào HMO như thác đổ, từ chỉ 440 ngàn người, năm 85, lên đến 6 triệu 3, năm 1999.

Năm 1997, Quốc hội siết ngân khoản trả cho HMO. Để tránh lổ, HMO cắt giảm phúc lợi dành cho khách hàng và giảm bớt số người gia nhập. Và cho đến bây giờ số người thuộc Medicare rút tên ra khỏi HMO đáng báo động: 1 triệu 600 ngàn người trong vòng ba năm qua. Nhiều, rất nhiều ý kiến đã đưa ra ở cấp Liên bang. Gail Wilensky, Tổng Giám đốc Medicare thời TT Clinton tỏ ra thất chí. Người đồng nhiệm của Oâng thời TT Bush, Ô. Thomas Scully, nỗ lực làm sao ít nhứt 30% dân Medicare phải được HMO phục vu. Hiện tại chỉ có 14% thôi. Dư luận chung cho đây là một vấn đề thực dụng, chánh phủ không thể làm gì khác hơn là tăng giá thầu cho HMO. HMO sẽ bằng lòng vì HMO đã từng đòi hỏi khi Quốc hội cắt giảm tài trợ cho HMO năm 1997. Nông thôn là nơi dân Medicare bị loại tên ra khỏi danh sách HMO nhiều nhứt theo phân tích của Quốc hội. Có lẽ bước đầu, giá sẽ được tăng cho HMO ở vùng ấy. Và Quốc hội cũng đang cứu xét trả cho HMO một số dịch vụ y tế dành cho mọi người thuộc Medicare.

Medicare là một chương trình phúc lợi sát sườn với người Việt tỵ nạn CS ở xứ Mỹ này. Thân thiết vì đại đa số thế hệ thứ nhứt của người Việt hải ngoại, bây giờ tuổi đời đã kháù nặng vai, đã tròm trèm trên dưới 65. Nhưng lợi tức lại rất khiêm tốn, thường ở dưới mức nghèo khó luật định của Mỹ do hoàn cảnh đặc biệt mất nước, mất nhà, mất nghiệp, xa quê hương nửa vòng trái đất, đến Mỹ trong mùa thu của cuộc đời. Nhưng chẳng có gì đáng lo trước hiện tượng HMO từ chối nhậän dân Medicare. Bên nhà, xưa ta hay ngạo Nhà Nước CS rằng " đừng có "no" [lo], để Nhà Nước "no". Bây giờ tại quê hương thứ hai này, ta có thể vững tin Nhà nước sẽ lo thực sự. Chánh quyền do dân, vì dân, của dân, do dân bầu ra không bao giờ có thể làm ngơ trước một quốc gia đại sự như vậy vì số người lớn tuổi chiếm một tỷ số không nhỏ trong xã hội Mỹ và là những người cử tri mẫn cán trong mọi cuộc bầu cử ở đất nước giàu mạnh nhứt thế giới này.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.