Hôm nay,  

26 Năm Một Nỗi Đau - Phần I

21/04/200100:00:00(Xem: 4541)
Vì Đâu Có Thảm Kịch 30-4"

Suốt thời gian hơn phần tư thế kỷ qua, nhiều sử gia, tướng lãnh, chính trị gia đều băn khoăn đi tìm câu trả lời cho câu hỏi: Vì đâu có thảm kịch 30-4" Trả lời câu hỏi trên, có một số người cho rằng tiến sĩ Henry Kisinger, cha đẻ của hiệp định Ba Lê với những điều khoản phi lý đã khiến Việt Nam Cộng Hòa bị bức tử. Nhiều người khác lại tin tưởng, chính vụ tai tiếng Watergate đã khiến tổng thống Nixon phải từ chức và những lời cam kết của ông đối với tổng thống Thiệu đã không được tổng thống Ford tôn trọng khi cộng sản ngang nhiên vi phạm hiệp định Ba Lê xua quân tấn công Việt Nam Cộng Hòa. Bên cạnh đó, thái độ chủ hòa, bạc nhược của quốc hội Mỹ trong suốt những năm tháng cuối của cuộc chiến tranh Việt Nam cộng với những ảnh hưởng của phong trào phản chiến tại Mỹ, thái độ chán nản của dân chúng và dư luận Mỹ cũng là những yếu tố quan trọng dẫn đến thảm kịch 30 tháng 4.

Nhiều người khác cũng có lý khi cho rằng, việc hành xử thiếu đúng đắn quyền hạn và trách nhiệm của đại sứ Martin, những sai lầm về chính trị, quân sự của tổng thống Nguyễn Văn Thiệu cũng như một số tướng lãnh, chính trị gia Việt Nam Cộng Hòa, đều là những yếu tố đáng kể đưa Việt Nam Cộng Hòa đến thảm kịch 30-4.

Ngoài ra, những ngây thơ về chính trị, những ảo tưởng về chủ nghĩa cộng sản, về hòa hợp hòa giải dân tộc của các cá nhân, các tầng lớp trong xã hội Miền Nam cũng là những yếu tố làm yếu đi tiềm năng chống cộng đồng thời là vùng đất màu mỡ tạo nên một tầng lớp chủ hòa, thân cộng, thậm chí đi đến hành động "đâm sau lưng chiến sĩ".

Tất cả những nhận định trên không phải là không có lý. Nhưng nếu nhìn vào cục diện cuộc chiến tranh Việt Nam trải dài suốt thời gian ba thập niên từ 1945 đến 1975, ta sẽ thấy nguyên nhân khởi thủy và chính yếu khiến Miền Nam lọt vào tay cộng sản phải nói là tham vọng thôn tính Miền Nam của những lãnh tụ cộng sản Hà Nội. Tham vọng đó không phải chỉ gói gọn có Miền Nam mà còn bao gồm cả Lào và Căm Bốt.

Sự thực, tham vọng này không phải là điều mới mẻ mà đã được viết xuống ngay từ năm 1930 khi đảng cộng sản Đông Dương được thành lập. Đến năm 1954, những người cộng sản đã âm mưu thực hiện cuộc chiến lũng đoạn Miền Nam bằng cách cài người ở lại hoặc tổ chức hàng trăm cuộc đám cưới "lửa" giữa cán bộ cộng sản tập kết với phụ nữ địa phương để gieo rắc mầm mống chống đối và thân cộng tại Miền Nam.

Đến những năm cuối thập niên 1950, cộng sản Hà Nội đã âm thầm đưa người vô Nam và mở đường mòn mệnh danh đường mòn Hồ Chí Minh để chuyển vũ khí, tài liệu vô Nam. Song song với âm mưu thôn tính Miền Nam, cộng sản Hà Nội còn thực hiện hàng loạt âm mưu chính trị, quân sự nhằm thao túng các quốc gia láng giềng là Lào và Căm Bốt.

Sau khi nặn ra cái gọi là Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam nhằm đánh lừa dư luận thế giới và lôi cuốn những người miền Nam nhẹ dạ, cộng sản Hà Nội đã ồ ạt đưa người và vũ khí vô Nam để thực hiện cuộc chiến tranh mệnh danh "giải phóng" bất chấp sự tốn kém tiền của, mồ hôi và xương máu của hàng chục triệu dân Miền Bắc.

Song song với tham vọng thôn tính Miền Nam, một nguyên nhân then chốt nữa là thái độ lật lọng tráo trở, đầy biển lận của các lãnh tụ cộng sản Hà Nội. Thái độ lật lọng tráo trở đó không phải chỉ bắt đầu khi cộng sản ngang nhiên xé bỏ Hiệp định Ba Lê, xua quân đánh chiếm Phước Long vào cuối năm 1974 mà phải nói sự lật lọng tráo trở đó đã được cộng sản quốc tế tiêm nhiễm vào đầu óc Hồ Chí Minh từ khi Hồ Chí Minh ra nhập đảng cộng sản Pháp vào năm 1921 và được Hồ Chí Minh truyền lại cho những người cộng sản Việt Nam khi Hồ Chí Minh thành lập cái gọi là "Việt Nam Kách Mạng Thanh Niên Hội" vào năm 1925, một tổ chức tiền thân của đảng cộng sản VN sau này.

Kể từ đó, lật lọng, tráo trở, biển lận đã là bản chất của cộng sản Hà Nội và bản chất này đã được phơi bầy qua một loạt các biến cố lịch sử như cuộc cướp chính quyền tháng 8 năm 1945, ám sát thanh toán các lãnh tụ tôn giáo, đảng phái đối lập trong thời kỳ Việt Minh, tạo nên cuộc thảm sát hàng trăm ngàn người qua cái gọi là "cải cách ruộng đất", bức tử, bỏ tù hàng trăm văn nghệ sĩ trong vụ "Nhân văn Giai Phẩm"...

Sau khi chiếm được Miền Nam, bản chất lật lọng, tráo trở và biển lận của cộng sản Hà Nội vẫn tiếp tục tồn tại tạo nên những thảm kịch kinh hoàng cho hàng chục triệu người qua một loạt chính sách cướp bóc trắng trợn giữa ban ngày như đánh tư sản mại bản, rêu rao "cải tạo 10 ngày" thành tù 10 năm, cưỡng bức người Hoa về nước, tổ chức những cuộc vượt biên để lấy vàng bạc, của cải...

Âm mưu của cộng sản và những điều cộng sản Hà Nội làm trong suốt thời gian qua là những điều hai năm rõ mười cả thế giới ai ai cũng biết. Đáng tiếc, một số người vì ngây thơ, một số khác vì những thù oán riêng tư, bổng lộc nhất thời, nhất định nhắm mắt, bịt tai không chịu nhận ra kẻ thù chính của mình là cộng sản Hà Nội. Thay vì vậy, họ lại quay sang chửi Mỹ, chửi Kissinger, Nixon, chửi tổng thống Thiệu hoặc chê tướng lãnh, quân đội Việt Nam Cộng Hòa là bất tài, bạc nhược... Họ đã vô tình quên mất những đóng góp tiền của, xương máu, công sức của chính phủ và nhân dân Mỹ, những hy sinh, những đớn đau vô bờ bến của quân, dân Việt Nam Cộng Hòa trong suốt 20 năm chiến tranh. Họ không hiểu rằng, nếu không có những hy sinh to lớn đó, Miền Nam đã lọt vào tay cộng sản ngay từ những năm đầu của thập niên 1960. Và như vậy, không phải đợi đến 1975, mà ngay từ 1960s, chắc chắn cuộc sống của mấy chục triệu người Miền Nam trong đó có chính bản thân họ cũng sẽ khốn khổ, đọa đầy tương tự như mấy chục triệu đồng bào Miền Bắc.

Đồng ý, Kissinger, Nixon, tổng thống Thiệu và một số tướng lãnh, quân nhân đồng minh cũng như Việt Nam Cộng Hòa đã phạm phải những sai lầm hoặc có những quyết định thiếu khôn ngoan dẫn đến sự sụp đổ của Việt Nam Cộng Hòa. Nhưng nếu nhìn vào bản chất hiếu chiến và tham vọng bành trướng của những lãnh tụ cộng sản Hà Nội, ta sẽ nhận thấy cho dù hiệp định Ba Lê không có những điều khoản phi lý bức tử Việt Nam Cộng Hòa, cho dù không có Kissinger, không có vụ triệt thoái Ban Mê Thuột, không có vụ Watergate và thậm chí tổng thống Nixon vẫn còn tiếp tục là tổng thống Hoa Kỳ, chắc chắn thảm kịch 30.4 vẫn xảy ra. Khác chăng, thảm kịch đó có thể xảy ra muộn hơn một vài năm hoặc một vài thập niên mà thôi.

Tại sao ta có thể nói như vậy" Lý do là cuộc chiến tại Việt Nam trong suốt ba thập niên là một cuộc xung đột giữa những người có tinh thần tự do dân chủ với những người cộng sản tôn thờ chuyên chế, độc tài và có đầu óc quá khích, sùng bái sức mạnh của nòng súng, lưỡi lê. Sự xung đột này nếu xảy ra trong một xã hội văn minh qua một thể thức bầu cử dân chủ, sự thất bại của cộng sản là điều chắc chắn. Nhưng nếu cuộc xung đột xảy ra trong một xã hội dân trí còn lạc hậu, đông đảo người dân còn chưa hiểu bộ mặt thật của cộng sản ghê gớm đến mức nào và hình thái cuộc xung đột là võ trang thì thế thắng thường nghiêng về phía những kẻ tôn thờ sức mạnh là những người cộng sản. Cuộc xung đột này cũng giống như một tên côn đồ vô học tay dao, tay búa nhào vô đâm chém rồi cướp nhà một vị thức giả có tâm hồn nghệ sĩ.

Tuy nhiên, chiến thắng của cộng sản nếu có, chỉ là chiến thắng tạm thời xét trên phương diện chiếm đất, giành dân. Trái lại, nếu xét trên phương diện tư tưởng và những ảnh hưởng kết quả của sự đồng hóa đối với người cộng sản trong suốt thời gian 26 năm qua, ta sẽ thấy cộng sản mới là những kẻ chiến bại. Bằng cớ như chúng ta đã thấy trong suốt 26 năm qua, quả thực cộng sản đã không nhuộm đỏ được đầu óc người Miền Nam, trái lại chính bản thân những người cộng sản lại bị tảy não trong đó có cả những đảng viên kỳ cựu hơn nửa thể kỷ tuổi đảng như Nguyễn Hộ, Hoàng Minh Chính, Đỗ Trung Hiếu... hay những nhà văn nhà báo suốt mấy chục năm lăng xăng, te tái chạy theo đảng như Bùi Tín, Dương Thu Hương...

Những Ngày Cuối Cùng Của Tháng 4-75

26 năm trước, cộng sản Bắc Việt ngang ngược vi phạm hiệp định Ba Lê, xua quân tiến chiếm Việt Nam Cộng Hòa, mở ra một trang sử đầm đìa máu và nước mắt cho cả một dân tộc. Suốt 26 năm qua, nhiều chính trị gia, tướng lãnh, ký giả, phóng viên tên tuổi của thế giới tự do trong đó có cả người Việt tỵ nạn, đã viết hàng trăm cuốn sách, trình bầy những sự kiện, giải thích các biến cố nhằm chứng minh những nguyên nhân dẫn đến bi kịch 30.4.75.

Trong số đó, cuốn hồi ký "Việt Nam Nhân Chứng" của cựu phó thủ tướng Trần Văn Đôn là một trong những cuốn có giá trị vì, thứ nhất, do những ngẫu nhiên của thời thế, tác giả cuốn hồi ký đã đóng vai trò một nhân chứng quan trọng trong suốt giai đoạn nhiễu nhương nhất của lịch sử Việt Nam hiện đại. Bên cạnh chức vụ tổng tư lệnh QĐVNCH kiêm tổng trưởng quốc phòng năm 1964, nghị sĩ thượng viện năm 1967, ông còn là phó thủ tướng vào năm 1974, 1975. Thứ hai, mặc dù là người từng trôi nổi cùng với các biến cố lịch sử, tác giả đã mô tả các sự kiện, các nhân vật một cách khách quan, chừng mực với tinh thần tự trọng và cẩn thận.

Nhân dịp kỷ niệm 26 năm ngày 30.4, chúng tôi mạn phép tác giả xin trích một số đoạn trong cuốn hồi ký để có thể làm sáng tỏ phần nào thảm kịch 30.4 của 26 năm về trước.

***

Ngày 20 tháng 4, lúc 10 giờ sáng Đại sứ Mỹ Martin đến gặp Tổng Thống Thiệu tại dinh Độc Lập báo cho ông Thiệu rõ tình hình:

- Muốn chận cuộc tiến quân của Việt Cộng phải có một giải pháp chính trị, cần phải nói chuyện với Hà Nội.

Đại Sứ Martin cũng cho biết Quốc Hội và chính phủ Hoa Kỳ sẽ ngưng viện trợ nếu ông Thiệu còn tại chức.

Nguyễn Văn Thiệu hỏi:

- Nếu tôi là trở ngại, vậy tôi từ chức, liệu Quốc Hội Hoa Kỳ có thay đổi lập trường tiếp tục viện trợ cho Miền Nam không"

- Nếu Tổng Thống từ chức, Quốc Hội Mỹ có thể viện trợ trở lại.

Đại sứ Martin sau này kể lại mẩu đối thoại giữa ông với ông Thiệu:

- Chánh phủ Hoa Kỳ không đòi Tổng Thống từ chức, nhưng Tổng Thống nên đề cử một ông Thủ Tướng toàn quyền như Bảo Đại đã làm năm 1954 để ông Thủ Tướng đó thương thuyết với phía bên kia.

Ông Thiệu hỏi:

- Theo ông ai có thể làm Thủ Tướng toàn quyền.

Martin trả lời ngay:

- Đại Tướng Dương Văn Minh.

Ông Thiệu im lặng không đáp.

Cũng trong ngày 20 tháng 4, lúc bốn giờ chiều tôi [tướng Trần Văn Đôn] đến gặp Đại Sứ Martin tại sứ quán, Martin kể lại cho tôi và nói với tôi:

- Thật sự lúc đó tôi muốn ông [Trần Văn Đôn] làm Thủ Tướng toàn quyền hơn là ông Minh, nhưng Hà Nội lại chỉ muốn nói chuyện với ông Minh mà thôi.

Sau hai tiếng đồng hồ nói chuyện với Đại Sứ Mỹ Martin, Nguyễn Văn Thiệu biết mình phải ra đi.

Ngày 21 tháng 4, 10 giờ sáng, Nguyễn Văn Thiệu triệu tập Hội Đồng An Ninh Quốc Gia... Sau nầy ông Cao Văn Viên cho tôi biết trong phiên họp đó ông Thiệu tuyên bố từ chức.

Ông Thiệu cho biết lý do thứ nhất là quân đội đưa ông ta lên ghế Tổng Thống, bây giờ ông ta làm vừa lòng Quân Đội vì Quân Đội định đảo chánh. Ông Thiệu không nói rõ tên ai chủ trương đảo chánh, nhưng ai cũng nghĩ là tôi. Sự thật không đúng như vậy.

Lý do thứ hai là ông ta ra đi để Mỹ viện trợ lại cho Miền Nam. Ông sẽ trao quyền lãnh đạo lại cho Phó Tổng Thống theo như Hiến Pháp quy định.

Lúc 19 giờ ngày 21 tháng 4, các nhân vật trong chính phủ, dân biểu, nghị sĩ, và các thẩm phán thuộc Tối Cao Pháp Viện đến Dinh Độc Lập để dự lễ bàn giao chức vụ Tổng Thống. Cuộc lễ bắt đầu lúc 19 giờ 30. Trong dịp này ông Thiệu trình bày các diễn tiến từ Hiệp Định Ba Lê 1973 đến chiến tranh leo thang năm 1974, việc Phước Long thất thủ, tiếp theo là trận đánh Ban Mê Thuột rồi mất miền Trung mà quốc tế và các siêu cường quốc đã ký bảo đảm Hiệp Định Ba Lê vẫn im hơi lặng tiếng, và ông Thiệu lên án đồng minh Mỹ không giữ lời hứa. Sau khi trình bày xong tình hình quân sự, ông Thiệu nghiêm trọng tuyên bố:

- Tôi đã quyết định từ chức Tổng Thống.

Ngưng một chút ông tiếp:

- Theo Hiến Pháp người thay thế tôi là Phó Tổng Thống Trần Văn Hương.

Nói đến đây đáng lý ra ông Giám Đốc Nghi Lễ phải bước ra mời ông Trần Văn Hương lên bục để tuyên thệ trước Tối Cao Pháp Viện, Chủ Tịch Thượng Nghị Viện và Chủ Tịch Hạ nghị Viện, nhưng ông Thiệu lại xuống mời ông Hương lên tuyên thệ. Tuyên thệ xong ông Thiệu ngồi vào ghế của ông Hương và ông Hương ngồi vào ghế Tổng Thống. Lúc đó ông Hương đã 71 tuổi. Lời tuyên bố đầu tiên của ông Hương ngắn gọn, kêu gọi anh em quân nhân giữ vững tay súng, ông sẽ đóng góp xương máu và chia xẻ với anh em ở chiến trường.

Không khí buổi lễ hôm ấy buồn tẻ, tất cả nhân vật ở các cơ quan hành pháp, lập pháp, tư pháp và quân nhân cao cấp ngồi đó buồn bã nhìn ông Thiệu lúng túng đứng ra điều hành cuộc lễ, ông Hương lọm khọm, nói không rõ ràng mạch lạc. Anh em buồn không phải vì sự ra đi của ông Thiệu mà ai cũng thấy rằng ông Hương không đủ khả năng lèo lái con thuyền quốc gia đang cơn nghiêng ngửa.

***

Chiều thứ ba, ngày 22 tháng 4, cố vấn chính trị Pháp Brochand đến nhà tôi. Tôi quen ông vì thỉnh thoảng gặp nhau tại câu lạc bộ thể thao. Ông ta nói với tôi là Pháp có liên lạc với Hà Nội, họ cho biết nếu có thương thuyết thì chỉ thương thuyết với ông Dương Văn Minh mà thôi.

Brochand nói tiếp:

- Ông Dương Văn Minh cần sự hợp tác của ông.

Tôi thoái thác:

- Lâu nay tôi không có gặp ông Minh, nếu ông Minh trở thành Quốc Trưởng, tôi không phải là người tiếp xúc với ông Minh.

Lúc 6 giờ 40 chiều, trước khi ra về, Brochand hỏi thêm:

- Ông Minh gọi điện thoại cho ông có được không"

- Được.

Mười phút sau ông Minh điện thoại cho tôi:

- Moa có thể gặp toa lúc nào, ở đâu"

Tôi trả lời:

- Tối nay tôi dùng cơm tại nhà ông Nguyễn Văn Hảo. Sau đó, khoảng 10 giờ, tôi sẽ ghé lại anh. Bữa cơm giữa tôi và Hảo đã định từ lâu rồi...

Dùng cơm với ông Hảo xong, ra về tôi ghé lại nhà ông Minh. Lâu quá không gặp nên chúng tôi bàn nhiều đến chuyện quốc phòng và chính trị. Tôi hỏi:

- Anh có thể thương thuyết với bên kia không"

- Được. Nhưng phải thật lẹ, nếu không chúng ta không có hy vọng.

Sau này ngồi nhớ lại câu nói trên tôi phục ông Minh tiên liệu sự việc rất đúng.

Ông Minh cho biết Hà Nội chờ ông Minh nắm quyền rồi sẽ thương thuyết. Ông Minh chưa tiếp xúc với tân Tổng Thống Trần Văn Hương vì ông Hương chậm chạp lại không thích ông Minh cho lắm nên kéo dài thời gian. Việc này rất là bất lợi, nhất là vừa có tin Xuân Lộc thất thủ, Việt Cộng đang tiến vào vây thủ đô Sài Gòn.

Ông Minh đề nghị:

- Bây giờ chỉ có Mỹ nói ông Hương mới nghe.

Tôi tán thành:

- Vậy thì mình phải làm cho lẹ.

Tôi đến thẳng nhà Đại sứ Martin, dù đã gần 12 giờ khuya tôi vẫn vào xin gặp. Sau khi sỹ quan tùy viên vào trình, Đại sứ Martin mời tôi vô.

Tôi vừa ngồi, thì sĩ quan tuỳ viên đến nói nhỏ bên tai ông Martin, ông ta xin lỗi tôi, bước vào phòng riêng, khi trở ra ông nói:

- Có một phi cơ xin phép đáp xuống phi trường Manila, vì Manila nghi trên phi cơ có Tổng Thống Thiệu nên họ điện thoại về hỏi thử có đúng không. Hỏi lại thì biết ông ấy còn ở trong Dinh Độc Lập.

Tôi xin lỗi ông Martin vì tình hình bắt buộc nên phải đến gặp ông ta khuya như vậy. Tôi cho biết tôi vừa gặp ông Minh, nếu muốn thương thuyết với Hà Nội thì ông Minh phải có chức vụ mới được. Tôi yêu cầu Martin đề nghị ông Hương giao quyền cho ông Minh đứng ra thương thuyết. Martin hứa với tôi sẽ thuyết phục ông Hương...

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
DB Rick Miller thuộc Đảng Cộng Hòa, đại diện khu vực Sugar Land, đã bị phản ứng gay gắt sau khi ông chụp mũ các đối thủ tranh ghế ông chỉ vì họ là người Mỹ gốc Á trong địa hạt đông ngưởi gốc Á.
Ai quyết tâm đi tìm chân lý và hướng thượng cuộc đời trong tinh thần – Tu là cõi phúc – đều hưởng được sự bình an trong tâm hồn, tức là hưởng được hạnh phúc, Thiên đàng, Niết bàn, Cõi phúc ở trần gian
nữ tài tử Julia Roberts và cựu đệ nhất phu nhân Michelle Obama sẽ có chuyến đi đặc biệt thăm Việt Nam trước khi sang Malaysia dự chương trình "Leaders: Asia-Pacific"
ông có tập Thơ Lửa, cùng làm với Đoàn Văn Cừ, gồm những bài thơ đề cao cuộc kháng chiến chống Pháp, do Cơ quan Kháng chiến Liên khu III xuất bản, được in ở Thái Nguyên năm 1948
James Nguyen Fernandes, 43 tuổi, bị buộc tội 6 vụ tấn công, gồm 2 tội tấn công cố ý sát hại, và 6 tội phạm tội liên quan súng, theo hồ sơ tòa án cho biết.
Cục Cảnh sát Hình sự của Bộ Công an mới đây thừa nhận Việt Nam là một “điểm nóng” của nạn buôn người và di cư bất hợp pháp, với lợi nhuận hàng năm lên đến hàng chục tỉ đôla.
Khi chưa thấy ánh mặt trời, Tôi đã cảm nhận được muôn ngàn đau khổ, Của mẹ cha, Của bà con và của muôn triệu người dân gần xa trong nước, Lúc mẹ ôm bụng bầu chạy từ chỗ nầy sang chỗ khác,
Theo bản tin từ đài KUSI, Dân biểu Cộng Hòa Duncan D. Hunter cho biết ông sẽ nhận một tội sử dụng sai trái quỹ vận động khi ra tòa vào hôm Thứ Ba ngày 3 tháng 12/2019 trước Chánh án Thomas J. Whelan.
Mùa cháy rừng hiện nay nêu bật việc cần phải nhanh chóng đạt được các mục tiêu loại bỏ carbon đầy tham vọng của California, và bản báo cáo ‘Lộ Trình 2045’ đặt ra sơ đồ định hướng để đạt được mục tiêu đó
Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump hôm Thứ Hai, 2 tháng 12, lên án các nhà Dân Chủ tại Hạ Viện về việc tổ chức điều trần luận tội trong khi ông đang dự hội nghị thượng đỉnh NATO tại London
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.