Hôm nay,  

Tin Nước Úc

19/12/200500:00:00(Xem: 5568)
BẠO ĐỘNG CHủNG TỘC BÙNG NỔ KHẮP PHÍA NAM SYDNEY!

SYDNEY: Trong sự trả đũa tức khắc thái độ hung bạo bởi hàng ngàn cư dân trẻ tuổi ở Cronulla, làn sóng bạo động đã bùng nổ trong một số vùng ngoại ô Sydney buổi tối Chủ Nhật. Các lãnh tụ chính trị, cộng đồng và tôn giáo đã cùng với cư dân địa phương đồng thanh lên án cách cư xử hung bạo bởi một đám đông nhắm vào những người gốc Trung Đông và cả những người bảo vệ họ... gồm cảnh sát và nhân viên cứu thương.
Trong khi làn sóng bạo động tràn lan, các chiếc xe cảnh sát đã hoạt động bận rộn khắp các con đường Sydney từ Cronulla tới Miranda, Brighton-le-Sands, Rockdale, Maroubra, Woolooware và Tempe. Cảnh sát nói rằng họ đã nhận được nhiều báo cáo cho biết súng đạn đang được “phô bầy” một cách đe dọa, tuy nhiên cho tới nay không có vụ nổ súng nào đã xảy ra.
Một thanh niên 23 tuổi đang trong tình trạng nguy kịch ở bệnh viện St George Hospital sau khi một cuộc ẩu đả xảy ra vào lúc 10:25pm ở vùng Woolooware. Một bản tin trên radio cho biết một con dao vẫn còn đâm ngập vào lưng anh ta. Và cảnh sát nói rằng người đàn ông này đi cùng với một số người bạn khi cãi lộn với một “nhóm người có hình dáng gốc Trung Đông hoặc Địa Trung Hải” ở bên ngoài một câu lạc bộ chơi gôn.
ở Brighton-le-Sand, một nhóm người gốc Trung Đông đã lấy xuống lá cờ Úc từ Brighton RSL Club và đốt cháy nó trên đường phố. Nhiều thanh thiếu niên được nhìn thấy đổ đầy xăng vào những chai thủy tinh tại một garage gần Monterey. Cảnh sát đã đóng con đường Marine Parade ở Maroubra, nơi mà nhiều người trong các chiếc xe tụ tập ở bãi biển và bắt đầu ẩu đả với người địa phương, gồm các thành viên của băng trượt sóng Bra Boys. Cảnh sát cho biết khoảng 50 chiếc xe hơi chở đầy các thanh thiếu niên đập phá hơn 100 chiếc xe bằng các cây gậy bóng chầy và một số vũ khí khác. Trong cùng nơi này, một thiếu nữ đã bị đấm vào mặt.
ở Rockdale, cảnh sát chống bạo loạn đã tập hợp lại theo sau các báo cáo cho biết nhiều người trẻ tuổi trang bị xà beng tụ tập gần trạm xe lửa vào lúc 10 giờ tối, một tài xế xe hơi đã cố cán một cảnh sát viên, và nhiều gạch đá, chai lọ đang được ném vào các chiếc xe cảnh sát ở Bay Street, Brighton-le-Sand. Cả con đường này đã bị đóng. Các trạm cảnh sát từ Bankstown và Campsie đều được đặt trong tình trạng báo động giữa sự lo sợ làn sóng bạo động tràn lan. Vào lúc giữa đêm, cảnh sát nhận được báo cáo một đoàn xe hơi tới 40 chiếc chở đầy các thanh thiếu niên gốc Lebanese từ Punchbowl Oval tiến đến các vùng ngoại ô phía đông.
ở quanh khu vực bãi biển Cronulla, các thanh thiếu niên say rượu liên lạc với nhau bằng máy truyền tin walkie-talkie về tin các nhóm Lebanese. Đến 12:30am thứ Hai có khoảng 20 chiếc xe chở đầy các thanh niên Trung Đông có mặt tại một trạm xăng BP ở Cronulla, ném đá. Ít nhất 13 người bị thương trong vụ bạo động trước đó ở Cronulla gồm năm cảnh sát viên- và 12 người bị bắt giữ buổi tối Chủ Nhật.
Thủ hiến NSW, ông Morris Iemma, đã cầm đầu một cuộc đồng thanh lên án các cuộc tấn công ở Cronulla. Ông nói rằng:"Các nhóm du đãng này nên cảm thấy hổ thẹn về các hành động của họ. Một số người đã núp đằng sau lá cờ Úc. Nước Úc mà tôi biết, và có ý định gìn giữ trong tư cách là Thủ hiến, không ủng hộ cách cư xử mà chúng ta đã nhìn thấy ngày hôm nay.”
Trong khi đó Tư lệnh Cảnh sát Ken Moroney nói rằng những kẻ gây bạo loạn - nhiều người cầm lá cờ Úc và hát bài quốc ca - rõ ràng không - Úc chút nào (un-Australian). Ông Moroney nói rằng: “Tôi cảm thấy hổ thẹn trong tư cách là một người Úc và là một Tư lệnh cảnh sát. Tôi chẳng bao giờ nhìn thấy một đám đông đã nhắm mục tiêu tấn công vào phụ nữ và... các nhân viên cứu thương. Điều này đã mang lại một sự tủi nhục rất lớn cho những người can dự. Và những ai bị tìm thấy có cách cư xử hung bạo sẽ bị truy tố.”

CORBY CHỤP HÌNH CHUNG VỚI NGƯỜI ĐÀN ÔNG BỊ BUỘC TỘI MA TÚY!

ÚC ĐẠI LỢI: Ngày hôm qua Chính phủ Liên bang xác định rằng cảnh sát đã tịch thu một số tấm ảnh của Schapelle Corby chụp chung với một người đàn ông vừa bị bắt và bị buộc tội chuyển lậu cần sa. Các tấm ảnh này được tình cờ tìm thấy trong một cuộc đột kích căn nhà của tay buôn lậu ma túy này ở Nam Úc.
Người đàn ông này được nghĩ là đối tượng của một cuộc điều tra hỗn hợp bởi cảnh sát Queensland và Nam Úc về tổ chức chuyển lậu ma túy giữa hai tiểu bang. Trong một số tấm ảnh, tay buôn lậu ma túy này một mình đứng bên cạnh Corby. Trong những tấm khác, anh ta đứng cùng với Corby và một cặp khác. Người chị của Corby, Mercedes, nói với tờ The Sun-Herald rằng gia đình cô không biết về những tấm ảnh này: “Chúng tôi không thể bình luận bởi vì chúng tôi không biết bất cứ điều gì - chúng tôi không biết tên của anh ta, chúng tôi cũng đã không nhìn thấy những tấm ảnh này.”
Nếu là đích thực, các tấm ảnh này có thể gây ra choáng váng nghiêm trọng cho cô cựu học viên thẩm mỹ Gold Coast. Corby đang nạp đơn kháng án lên Tòa án Tối Cao Nam Dương, nói rằng các thẩm phán tòa án cấp dưới đã không xem xét đến những chứng cớ mà có thể đã phóng thích cô ta. Trong khi đó các công tố viên Bali cũng đang kháng án, tranh luận rằng quyết định giảm 5 năm trong bản án của Corby nên bị đảo ngược và bản án 20 năm ban đầu nên được phục hồi.
Một phát ngôn viên của Cảnh sát Nam Úc đã từ chối khẳng định hoặc phủ nhận sự hiện hữu của các tấm ảnh này. Nhưng một phát ngôn nhân của Tổng trưởng Công lý Chris Ellison đã nói với tờ The Sun-Herald rằng: “Chúng tôi đã được thông báo về việc này và tôi không nghĩ có bất cứ sự nghi ngờ nào về sự tồn tại của những tấm ảnh này.”

ÔNG PETER COSTELLO CÔNG BỐ MỘT CUỘC “HƯU CHIẾN SÁU THÁNG”!

ÚC ĐẠI LỢI: Trong một sự lùi bước chiến thuật về các tham vọng lãnh đạo, Tổng trưởng Ngân sách Peter Costello cuối cùng đã khẳng định ông sẽ là người công bố ngân sách tháng Năm năm tới, sau nhiều tuần lễ trả lời quấy quá về câu hỏi này. Lời tuyên bố này đã làm mờ nhạt niềm hy vọng của những người ủng hộ ông ta - những người đang áp lực một sự chuyển tiếp quyền lãnh đạo vào đầu năm tới.
Nhóm người ủng hộ này trước đây đã cảnh cáo về một sự bất ổn trong đảng nếu ông Costello không được tạo cho một thời gian vừa phải khoảng 18 tháng- để củng cố uy tín trong chức vụ lãnh đạo trước cuộc bầu cử tới vào cuối năm 2007. Trong khi những người ủng hộ nói rằng ông Costello vẫn sẽ nắm quyền lãnh đạo trước cuộc bầu cử, một dân biểu trung dung về vấn đề này nói rằng ông ta chấp 50 ăn một ông Howard sẽ từ chức vào lúc đó. Theo cuộc thăm dò Herald Poll trong tháng qua, hầu hết các dân biểu được nghĩ ủng hộ ông Howard tiếp tục lãnh đạo chính phủ trong cuộc bầu cử tới - một quan điểm được tán thành bởi hai phần ba cử tri.
Một người ủng hộ ông Costello nói rằng vị Tổng trưởng ngân sách và ông Howard nhận thấy Liên đảng không thể chấp nhận nguy cơ xảy ra sự chia rẽ thêm nữa trong đảng Tự Do về vấn đề lãnh đạo, theo sau sự bất đồng nội bộ về các sự thay đổi trong lãnh vực quan hệ lao tư, an sinh xã hội, luật lệ chống khủng bố và sự tự nguyện tham gia công đoàn của sinh viên. Khi bị hỏi về thời gian biểu để trở thành thủ tướng, ông Costello trả lời: “Không có chỗ trống. Chúng tôi sẽ giải quyết việc này nếu có một chỗ trống. Đó là tất cả những gì mà tôi có thể nói.”
Lãnh tụ Lao động Kim Beazley đã tố cáo “giải pháp cờ trắng” của ông Costello và chất vấn phải chăng ông ta ủng hộ quan điểm ông Howard nên rút lui trước cuộc bầu cử tới. Ông Costello trả lời: “Câu hỏi này dựa trên một giả thuyết không đúng.” Vị tổng trưởng ngân sách đã từ chối tất cả các cơ hội để khẳng định có sẽ công bố bản ngân sách kế tiếp hay không, nhưng ông ta đã thay đổi đường lối hành động. Ông Costello phát biểu: “Ông ấy chuẩn bị bản ngân sách được công bố bởi tôi. Tôi không chuẩn bị nó được công bố bởi bất cứ người nào khác, tôi có thể đoan chắc với bạn như vậy.”
Ông Peter Costello thật sự đã công bố một cuộc hưu chiến đơn phương trong cuộc vận động quyền lãnh đạo, và cuộc hưu chiến này sẽ chấm dứt trong sáu tháng. Bởi tuyên bố ông ta sẽ là người công bố bản ngân sách tháng Năm, vị Tổng trưởng ngân sách hứa sẽ không thách thức ông Howard trong khoảng thời gian này. Đây là một sự chấp nhận thực tại - ông Costello cần một thời gian để khôi phục lại uy tín và ông ta sẽ cần sáu tháng đầu của năm tới để làm điều này.
Một cuộc hưu chiến tạm thời của ông Costello là một sự công nhận ngầm ba thực tại. Trước tiên, ông Howard không có ý định về hưu trong sáu tháng tới, dù có sự suy luận ông ta sẽ làm như vậy. Thực tại thứ hai, ông Costello đang trong vị thế yếu kém và cần đưa ra một ngân sách gây ấn tượng mạnh mẽ, một thành tích cần thiết cho cuộc vận động giành quyền lãnh đạo. Thứ ba, bỏ rơi công việc soạn thảo ngân sách quốc gia để bắt đầu một cuộc thách thức quyền lực sẽ bị lên án là hành động vô trách nhiệm, và điều này sẽ làm suy yếu vị thế của ông ta.
Tất cả ba thực tại này tồn tại trước khi vụ rắc rối về việc chỉ định ông Robert Gerard vào ban lãnh đạo Ngân hàng Trung ương bùng nổ hồi tuần qua, nhưng xì-căng-đan này đã làm suy yếu vị thế của ông Costello thêm nữa. Quyết định đề cử một thương gia gặp rắc rối về vấn đề thuế má vào ban lãnh đạo của Ngân hàng Trung ương đã phơi bầy sự đánh giá chính trị sai lầm của ông Costello. Và ông ta đã tỏ ra không lanh lợi trong việc đối phó với các cuộc công kích của Đối lập. Bởi bào chữa cho ông Gerard quá mức trong những ngày đầu tiên, uy tín của ông Costello bị tổn hại không ít khi nhân vật này từ chức. Cả hai nhân tố này đã dấy lên sự hoài nghi về khả năng lãnh đạo của ông Peter Costello.

CHủ NHẬT 11 THÁNG MƯỜI HAI: NGÀY TủI NHỤC CủA SYDNEY!

SYDNEY: Một đám đông ít nhất 5000 người phần lớn dưới 25 tuổi- đã tràn ngập các con đường ở vùng bờ biển Cronulla. Cảnh sát hoàn toàn bất lực trong khi hơn 200 tên đầu sỏ, nhiều tên cầm các chai bia và hút cần sa, cầm đầu các cuộc hành hung nhắm vào các cá nhân và những nhóm nhỏ người Úc gốc Lebanese đã liều lĩnh xuất hiện trong cuộc biểu tình phản đối sáu tiếng đồng hồ.
Đám đông trở nên hỗn loạn sau khi một số người chạy tán loạn tìm nơi trú ẩn trong các nhà hàng, cửa tiệm, nhà vệ sinh và các chiếc xe cứu thương và cảnh sát. Sau khi một người địa phương, có tên gọi “Steely”, hô to khẩu hiểu “F..k off Lebs”, một người đàn ông trẻ đã chộp lấy cái megaphone và nói với đám đông đây là lời nói “kỳ thị chủng tộc”. Tức thì một chai bia từ đám đông ném vào giữa trán anh ta. Người này đã ôm đầu máu chạy trốn, và một số người la hét đuổi theo. Đôi khi một nạn nhân bị bao vây, đám đông hát bài Waltzing Maltilda. Bài quốc ca Úc cũng đã được hát lên để chống lại cảnh sát, và khẩu hiệu “Aussie, Aussie, Aussie”, “Oi, Oi, Oi” cũng được đám đông hô to bằng một thái độ rất hung hãn.
Vụ bạo loạn hôm Chủ Nhật đã âm ỉ trong vài tháng qua. Nó bắt đầu bùng nổ hồi cuối tuần qua khi một nhóm người Úc gốc Lebanese tấn công các thành viên của Nort Cronulla Surf Life Saving Club sau khi họ yêu cầu những người khách này ngưng chơi đá banh bởi vì làm phiền những người tắm biển khác.
“Steely” người không muốn cho biết tên thật vì sợ trả thù- nói rằng các đứa con của anh ta đã bị làm sợ hãi bởi những người Úc gốc Lebanese đến từ các vùng ngoại ô phía tây Sydney. Anh ta nói rằng: “Tôi có đứa con gái 4 tuổi và thằng con trai 11 tuổi, và chúng đã nhìn thấy những tên khốn kiếp này đến đây để nói những điều thô tục với các cô gái của chúng tôi. Đó không phải là cách ứng xử của người Úc. Cha ông chúng tôi đã chiến đấu chống lại người Nhật để nhìn thấy nước Úc được an toàn từ những kẻ đê tiện này, và đó là những gì tôi đang làm ngày hôm nay.”
Trong tuần qua tin đồn lan truyền rằng giới trẻ ở vùng Shire sẽ không ngồi yên nữa, và sẽ có một cuộc đụng độ lớn nếu người Úc gốc Lebanese đến để nhận lời thách đấu. Cronulla nổi tiếng là một vùng trượt sóng kể từ đầu thập niên 1960, khi mốt trượt sóng bắt đầu xuất hiện rầm rộ. Nền văn hóa trượt sóng này được hình thành bởi cách cư xử hung bạo và sự lạm dụng chất ma túy. Người hùng trượt sóng đầu tiên của nó, Bobby Brown, đã chết sau khi bị đâm bằng một chai bia thủy tinh trong một quán rượu năm 1967.
Cronulla lâu nay đã là nơi diễn ra các trận đánh với những người bên ngoài. Hồi đầu thập niên 1960 nơi đây đã diễn ra các cuộc ẩu đả ác liệt giữa “westies” và “surfies”. Lúc đó giới truyền thông miêu tả chúng là các cuộc chiến giữa những nhóm tuổi thiếu niên. Khi đó chính sách nước Úc da trắng (White Australia policy) vẫn tồn tại và chẳng ai nghĩ nó bắt nguồn từ sự phân biệt chủng tộc.


Giờ đây Hoàn cảnh đã thay đổi. Do đó ngày Chủ Nhật vừa qua, những người trẻ tuổi ở Cronulla đã xuất hiện rất sớm, và đến 10 giờ sáng một bầu không khí liên hoan đã bắt đầu. Trên đường phố, các lá cờ Úc bay phất phới trên hầu hết các chiếc xe hơi, các hệ thống car stereo mở tối đa các bài nhạc của Cold Chisel và Men At Work. Có rất nhiều áo thun tỏ rõ lòng ái quốc bằng hình ảnh kangaroo và những câu nói sặc mùi kỳ thị. Bia được khui khắp nơi.
Todd Russell, một công nhân đổ bê-tông ở địa phương, là một trong những người đến đầu tiên. Anh ta phân phát các tờ truyền đơn viết những câu sặc mùi kỳ thị như “Nước Úc Đã Quá Đông. Hãy Ngưng Di Dân!”, “Thầy giáo Đang nói Dối với Bạn! Chủ nghĩa Đa văn Hóa là Kỳ thị người Úc”. Đứng sau lưng anh ta, John Moffit, thuộc đảng Australian First Party, khoanh tay mỉm cười. Ông ta cũng đã phân phát các truyền đơn chính trị này cho những người qua lại.

THủ HIẾN NSW CảI TỔ NỘI CÁC

NSW: Thủ hiến Morris Iemma đang hoạch định một cuộc cải tổ nổi các nhằm cải thiện hình ảnh của chính phủ trong thời gian trước cuộc bầu cử tiểu bang, còn khoảng 16 tháng nữa. Các sự thay đổi trong nội các của ông ta xảy ra đồng thời với sự công bố chiến lược kinh tế của chính phủ và một nỗ lực phối hợp nhằm giành lại sự ủng hộ của cử tri đã bị mất trong những chiếc ghế quan trọng.
Nhân vật rất có thể bị loại là Bộ trưởng đặc trách Cờ bạc và Đua Ngựa Grant McBride, dân biểu đại diện cho vùng The Entrance. Hai vị bộ trưởng khác đang cố hết sức để giữ chiếc ghế trong nội các là Bộ trưởng Dịch vụ Công bằng Diane Beamer, dân biểu đại diện cho vùng Mulgoa, và Bộ trưởng đặc trách các Cơ sở Kinh doanh cỡ nhỏ David Campbell, dân biểu đại diện cho vùng Keira.
Ông Iemma rất muốn đề bạt hai khuôn mặt mới đại diện cho vùng phía tây Sydney và Illawarra, những khu vực rất quan trọng nếu Lao Động thắng cử lần thứ tư trong cuộc bầu cử được dự trù trong tháng Ba 2007. Ba vị nữ Bộ trưởng đang xếp hàng để thay thế bà Beamer và Kristina Keneall (vùng Heffron), bà Tanya Gadiel (vùng Parramatta) và bà Angela D’Amore (vùng Drummoyne), tất cả từ cánh cực-hữu cầm quyền của ông Iemma.
Việc cải tổ nội các đang được khởi động bởi nhóm tam hùng mới của chính phủ -ông Morris Iemma, Bộ trưởng Tài chính Michael Costa và Bộ trưởng Công lộ Joe Tripodi - ba nhân vật này nằm trong ủy ban duyệt xét chi tiêu đầy quyền lực của nội các. Ông McBride là nạn nhân của những lời chỉ trích liên tục từ ba nhóm vận động mạnh mẽ nhất của tiểu bang - Australian Hotels Association, ClubsNSW và Racing NSW.
Bà Carolyn Moore, Cố vấn về chính sách của ông Iemma, đã rời khỏi chức vụ để gia nhập AHA, và bí thư báo chí Jason Barlett đã nhận một công việc mới với Bộ trưởng Kỹ nghệ Cơ bản Ian Macdonald. Trong một bài diễn văn mới đây, ông McBride than thở ông cảm thấy giống vị thuyền trưởng của chiếc tầu Titanic. Dưới các sự thay đổi có ảnh hưởng sâu rộng trong đạo luật Liquor Act., hầu hết cương vị và trách nhiệm của ông McBride không bao lâu nữa sẽ biến mất. Cơ quan Liquor Administration Board sẽ bị hủy bỏ và Licensing Court sẽ được chuyển sang hệ thống tòa án địa phương.
Sự ra đi của ông McBride sẽ mở đường cho dân biểu Blacktown, ông Paul Gibson, chủ tịch ủy ban Staysafe của quốc hội, cuối cùng vào được nội các sau suốt 17 năm ngồi ở hàng ghế sau. Một dân biểu hàng ghế sau khác sẽ được đề bạt là ông Kevin Greene, dân biểu đại diện cho vùng George River kể từ năm 1999. Là một cầu thủ cricket và là giám đốc của Illawara Catholic Club, và khi là hiệu trưởng của trường tiểu học St Brendan ở Annadale ông Greene được chọn bởi ông Iemma để đánh bại dân biểu Tự do, Marie Ficarra.
Cả hai ông Gibson và Greene được xem là các ứng viên tốt nhất để nhận một bộ đặc trách các lãnh vực thể thao, đua ngựa, giải trí và đời sống khỏe mạnh cho người lớn tuổi. Dân biểu Kiama, ông Matt Brown, một cựu luật sư, có lẽ sẽ là người kế tục tự nhiên của ông Campbell, một cựu thị trưởng Wollongong. Tương lai của Bộ trưởng Cảnh sát, Carly Scully, vẫn rất bấp bênh mặc dù ông Iemma đã công khai ủng hộ trong tháng qua khi ông ta bị tấn công dữ dội bởi các đối thủ chính trị.

MSK: “TÔI CÓ QUYỀN HIẾP DÂM CÁC CÔ GÁI LANG CHẠ”!

SYDNEY: Kẻ lớn tuổi nhất trong nhóm bốn anh em gốc Pakistan bị kết tội hãm hiếp thú nhận đã nói dối tại phiên xử và xin lỗi các nạn nhân, nhưng lại nói y nghĩ mình có quyền cưỡng hiếp các thiếu nữ “chung chạ bừa bãi”. MSK, 27 tuổi, đã nói với Tòa Án Tối Cao NSW rằng y tin tưởng như vậy bởi vì các cô gái này đã không đội khăn che đầu, uống rượu và không có người đi kèm khi họ đi đến căn nhà ở Ashfield của y. MKS cũng cho rằng say rượu và chứng rối loạn tâm thần không được chẩn bịnh phải chịu trách nhiệm cho hành động của y. MSK và ba người em trai, MAK 25 tuổi, MRK 21 tuổi và MMK 19 tuổi tất cả đều không thể được nêu tên thật vì các lý do luật pháp- đang thọ án tù từ 10 đến 22 năm vì tội hãm hiếp hai cô gái trong năm 2002. Tất cả ngoại trừ MSK chưa bị tuyên án cho những vụ hãm hiếp khác. Chứng cớ được trình bày ở tòa án hôm thứ Sáu cho vụ MSK hãm hiếp hai cô gái khác, TW lúc đó 14 tuổi và CH lúc đó 13 tuổi. MSK thú nhận một số chứng cớ mà y đã đưa ra tại một phiên tòa trước đây là bịa đặt, nhất là y đã làm tình có sự thỏa thuận của TW và rằng cô ta đã cố thuyết phục y.
MSK nói rằng chỉ đến bây giờ, kể từ khi có được sự hiểu biết tốt hơn về nền văn hóa Úc, y mới biết hãm hiếp là hành động sai trái. Y đến Sydney lần thứ chín và lần cuối cùng bốn ngày trước khi phạm một số vụ hãm hiếp trong sáu tháng. MSK đồng ý đã biết các cô gái không muốn làm tình: “TW nói không nhưng tôi cứ làm bởi vì lúc đó tôi nghĩ cô ta là người chung chạ bừa bãi. Cô ấy không biết chúng tôi, cũng như không liên hệ với chúng tôi, không đội khăn purdah....không che mặt, không đội khăn trùm đầu, uống rượu và ca hát với chúng tôi.”
MSK nói thêm rằng: “Trước hết, tôi thật sự đã không uống thuốc vì vậy lúc đó tôi dưới sự ảnh hưởng bởi các tiếng nói. Kế đến, lúc tôi phạm tội tôi tin tưởng cô ấy không có quyền nói không.” Công tố viên Ken McKay nói rằng lời bào chữa bị ảnh hưởng bởi các tiếng nói là mánh khóe cuối cùng để né tránh công lý. Phiên tòa được đình hoãn đến ngày thứ Sáu tuần tới.

BẠO LOẠN TRở LẠI VỚI SỰ BÁO THÙ CủA NHÓM NGƯỜI GỐC TRUNG ĐÔNG

SYDNEY: Thành phố Sydney đã chịu đựng thêm một làn sóng bạo động chủng tộc thứ hai, vào buổi tối thứ Hai, khi các đám đông gốc Trung Đông đâm một phụ nữ, hành hung nhiều người khác và đập phá nhiều cửa tiệm quanh vùng Cronulla, trong khi có tới 600 thanh thiếu niên - trang bị súng, gậy gộc và xà beng- chuẩn bị cho một cuộc đối đầu ác liệt.
Giữa sự gia tăng đáng sợ của cuộc xung đột, cảnh sát đã cố gắng đóng cây cầu Tom Ugly’s Bridge và con đường Kingways dẫn tới Cronulla trong khi một nhóm khoảng 70 chiếc xe từ Hurstville cố xâm nhập vào khu ngoại ô bờ biển này để báo thù các vụ tấn công bởi người địa phương ở Cronulla tại một cuộc mít tinh hôm Chủ Nhật.
Hai mươi chiếc xe chở đầy các thanh niên đã đến Cronulla vào lúc 10:30pm, đập phá các cửa tiệm và nhiều xe hơi trên đường Elouera Rd, và đe dọa những người cản trở chúng. Một phụ nữ đã bị đâm tại Carringbah, nhưng không biết tình trạng của bà ta ra sao. Vào khoảng 11:30pm, một nhóm khoảng 100 cư dân Cronulla bao vây một chiếc xe chở những người gốc Trung Đông, nhưng cảnh sát đã giải tán đám đông và để chiếc xe này chạy thoát.
Vài tiếng đồng hồ trước đó, khoảng 200 người đàn ông đã tụ tập bên ngoài nhà thờ Hồi giáo Lakemba một số thủ các khẩu súng lục Glock- và hàng chục người khác tụ tập ở Campsie. Họ chuẩn bị di chuyển tới Maroubra Beach, nơi có tới 300 người địa phương, nhiều người cầm xà-beng, chờ đợi một cuộc thách đấu. Nhưng một số người Hồi giáo trẻ tuổi nói rằng họ tụ tập để bảo vệ nhà thờ này vì mối đe dọa tấn công bởi một nhóm người ở các vùng bờ biển phía nam.
Theo sau cuộc bạo loạn đổ máu hôm Chủ Nhật ở bờ biển Cronulla khi các đám du đãng địa phương đánh đập những người có hình dáng Trung Đông- cảnh sát tịch thu nhiều thanh sắt và các vũ khí khác tại Maroubra buổi tối thứ Hai và đóng mọi con đường chung quanh nhà thờ Hồi giáo. Khoảng 20 xe cảnh sát vây quanh nhà thờ Hồi giáo Lakemba, nơi bốn người đàn ông khoe các khẩu súng lục với một nhân viên đọc tin tức, và nói rằng nhiều người khác cũng mang theo vũ khí.
Vào lúc 10:45pm, trên đường Kingsway ở Caringbah, khoảng 12 chiếc xe chạy vụt qua và một chiếc ngừng lại. Bốn người đàn ông nhảy ra và bắt đầu tấn công các thực khách tại nhà hàng Antonio’s Pizzeria. Chúng đánh bất tỉnh một phụ nữ trên đường đi bộ và đập bể cửa sổ của một phòng mạch nha sĩ. Một phụ nữ Thái 44 tuổi, bà Suchada Goodier, chủ nhân một nhà hàng Thái trên đường Kingsway, nói rằng bà đang đi trên đường thì bị hành hung mà chẳng có lý do nào cả. Nhóm này sau đó đập phá chiếc xe của bà ta.
ở Bay Street, Brighton-le-Sands, một phụ nữ trẻ đang ngồi trong xe hơi thì bị một nhóm đàn ông tiến tới mở cửa xe và đe dọa hiếp dâm. Một nhân chứng 19 tuổi, Linda El-Hassan, kể rằng một viên đạn đã bắn vào chiếc xe của phụ nữ này nhưng cô ta không bị thương. El-Hassan cho biết cô là một người Lebanese và chống lại cách cư xử hung bạo. Con đường Bay Street vương vãi đầy gạch đá và một chiếc xe buýt của chính phủ bị tấn công. w, cửa kính phía sau của nó bị đập bể. Một số rất đông cảnh sát đã xuất hiện ở Bay Street, nơi mà một sĩ quan cảnh sát đã nói với các thuộc cấp rằng: “Chúng ta hãy trang bị đồ nghề chống bạo loạn và đập tan chúng.”
Trước đó tại nhà thờ Hồi giáo Lakemba, một nhóm truyền thông đã dính líu đến một vụ cãi lộn với một số người trong đám đông vào khoảng 7pm. Một người đàn ông được nghĩ đã bị đánh gẫy chân trong một vụ ẩu đả. Các lãnh tụ Hồi giáo đã cố gắng xoa dịu đám đông, kêu gọi họ vào trong nhà thờ để cầu nguyện. Trong khi đó bên ngoài Maroubra Bay Hotel, cảnh sát trang bị vũ khí chống bạo loạn chuẩn bị sẵn sàng để đối phó với với bất cứ vụ bạo động nào.
Một phóng viên của đài truyền hình số Bẩy, Robert Ovadia, đã bị bao vây bởi một nhóm người đe dọa ông ta, bị nhổ nước bọt vào mặt, dọa đánh và tố cáo rằng giới truyền thông đã khích động vụ rắc rối này. Ông Ovadia gọi cảnh sát, và một chiếc xe tuần tra đã chạy tới. Các phóng viên của tờ Herald đã rút lui dưới một trận mưa bom nước. Nhóm Bra Boys đã nói với giới truyền thông rằng họ không được hoan nghênh đến đó. Cảnh sát cho biết các lời nhắn trên điện thoại và email được loan truyền để kích động thêm một cuộc đối đầu khác tại Cronulla vào Chủ Nhật tới.
Thủ tướng John Howard nói rằng các vụ bạo loạn chỉ là vấn đề an ninh trật tự, chứ không phải do kỳ thị chủng tộc, trái ngược với những lời tuyên bố của Thủ hiến NSW, Tư lệnh Cảnh sát và nhiều lãnh tụ cộng đồng. Ông Howard phát biểu: “Bạo động băng đảng luôn luôn là điều đáng kinh tởm và luôn luôn bị lên án. Tấn công người khác trên căn bản chủng tộc, hình dáng bề ngoài của họ là điều hoàn toàn không thể chấp nhận được, và nên bị phản đối bởi tất cả người Úc, bất kể nguồn gốc hoặc quan điểm chính trị của họ. Tôi không chấp nhận rằng có một sự thù nghịch tiềm ẩn giữa các chủng tộc trong đất nước này. Tôi không nghĩ người Úc là những người kỳ thị chủng tộc.”
Thủ lãnh đối lập liên bang, Kim Beazley, cũng xem nhẹ động lực kỳ thị chủng tộc đã gây ra các vụ bạo loạn. Ông Beazley phát biểu: “Nó chỉ là cách ứng xử phạm tội mà thôi. Chủ nghĩa đa văn hóa Úc vẫn đang tồn tại và rất khỏe mạnh. Hãy nhìn lại phản ứng của người dân đối với chiến thắng World Cup của Úc cách đây vài tuần lễ.”
Thế nhưng Thủ hiến NSW đã lên án vụ bạo loạn hồi cuối tuần qua là “không Úc chút nào”. Ông Morris Iemma nói rằng: “Những gì đã cho thấy hồi cuối tuần qua là bộ mặt xấu xa của sự kỳ thị chủng tộc trong đất nước này. Chẳng thể nào cách ứng xử đáng hổ thẹn này sẽ được dung thứ ở bất cứ nơi đâu, không ở Cronulla, không ở Maroubra, không ở bất cứ nơi đâu.”
Trong khi đó Bộ trưởng Cảnh sát, Carl Scully, nói rằng dường như có một thành phần theo thuyết ưu thế tối cao của người da trắng (white supremacist) đã xúi giục vụ bạo loạn cuối tuần qua, và thái độ của họ không có chỗ trong xã hội chính mạch Úc. Những tính cách đó tồn tại ở Bá Linh trong khoảng thập niên 1930, chứ không ở Cronulla 2005.”

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tháng 12 sắp đến năm nay 2019, là tháng cuối cùng trước khi Hiệp Ước Thành Đô được áp dụng. Năm tới, 2020, Việt Nam sẽ chánh thức do Nhà cầm quyền Tàu Cộng kiểm soát …... Con đường đấu tranh để Việt Nam thoát khỏi quỷ đạo Cộng Sản Tàu e rằng bế tắc!
Lời Tòa Soạn: Họa sĩ Duy Thanh vừa từ trần vào giờ 9:30 PM, đêm Chủ Nhật 24/11/2019 tại bệnh viện General Hospital San Francisco, tại thành phố San Francisco, California.
Trong khi nhiều người Trung Quốc nhờ công dân Việt Nam đứng tên lập công ty, bơm tiền mua nhà đất ào ạt tại các thành phố du lịch ven biển, xem như đầu tư bất động sản và xây khu nghỉ dưỡng… một số công ty khác lặng lẽ thâu tóm, mua lại nhiều công ty Việt Nam để nắm chặt cổ họng nền kinh tế Việt…
Tội phạm Trung Quốc đóng giả cảnh sát, công tố viên để lừa đảo trực tuyến chuyển hướng sang Đông Nam Á khi bị trấn áp tại quê nhà.
COPENHAGEN - Đan Mạch nhận trọng trách dẫn đầu kế hoạch huấn luyện không tác chiến tại Iraq từ cuối năm 2020.
Theo báo cáo mới nhất của Cục điều tra liên bang Mỹ (FBI), các hãng sản xuất xe hơi Mỹ trở thành mục tiêu tấn công hàng đầu của tin tặc trong năm 2018.
Tăng sĩ Phật Giáo Thiền Tông Gregory Filson đang đạp xe xuyên qua nước Mỹ trong một nỗ lực nối kết với đất mẹ và nâng cao ý thức về bệnh Alzheimer’s.
Cảnh Sát Tiểu Bang Massachussetts trở thành đơn vị đầu tiên thử nghiệm Spot, một loại robot chó, được chế tạo bởi Boston Dynamics, để tham gia các đơn vị tháo dỡ bom.
Giá nhà tại 20 thành phố Hoa Kỳ đã tăng cao hơn dự kiến trong tháng 9, cho thấy tín hiệu rằng giá trị nhà đang ổn định ở mức cao, và nhu cầu nhà ở vẫn cao. Đây là đợt tăng giá đầu tiên kể từ năm 2018.
Ronna McDaniel – Chủ Tịch Uy Ban Quốc Gia Đảng Cộng Hòa (RNC)- đã tuyên bố hôm 26/11 rằng: hành động đầu tiên của tỉ phú Michael Bloomberg khi chính thức tuyên bố tranh cử ửng viên tổng thống đảng Dân Chủ không khác nào cộng sản.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.