Hôm nay,  

Đổi Mới Tư Duy: Thể Hiện Ở Cách Ăn Nói Và Xưng Hô

22/10/200500:00:00(Xem: 5829)
- Chương trình thời sự trên tivi tối 14-10-2005 có đưa tin về ông Hoàng Minh Chính (HMC) đi Mỹ chữa bệnh và phê phán những lời phát biểu của ông Chính ở đại học Havard và Hạ viện Mỹ.

Khoan nói về đúng sai hay khen chê. Đó là quyền của mọi người. Bài này chỉ bàn về cách ăn nói của chương trình thời sự. Mà chương trình thời sự là của Nhà nước. Tức là cách Nhà nước ăn nói với dân.
Chương trình thời sự buổi tối hôm ấy có dùng những từ: Nhà nước khoan hồng, đối xử nhân đạo cho ông HMC đi Mỹ chữa bệnh.... ấy thế mà ông HMC đã... đã... vân vân... và... vân vân...

Ông HMC là người có những ý kiến bất đồng về việc quản lý đất nước của Đảng lãnh đạo hiện nay. Trong nước ông ấy đã nói, ra nước ngoài ông ấy vẫn nói.

Cái điều muốn bàn ở đây là sự đổi mới tư duy của những người lãnh đạo trong việc cấp hộ chiếu để ông HMC đi Mỹ chữa bệnh.

Chúng ta thường bị thế giới lên án mất nhân quyền và dân quyền, hay nói cách khác, quyền làm dân và quyền làm người bị xâm phạm, trong đó có quyền ra nước ngoài và từ nước ngoài trở về trong nước.
Giải quyết việc ông HMC đi Mỹ, Nhà nước đã chứng tỏ có sự tiến bộ về nhân quyền và dân quyền. Dư luận trong nước hoan nghênh. Dư luận thế giới bớt căng áp lực.

Cứ nghĩ là khẩu hiệu "đổi mới tư duy" đã được đổi mới, nhưng nghe buổi thời sự tối hôm ấy lại giật mình, nhận ra vẫn còn cửa quyền nhiều lắm, hách dịch nhiều lắm, vẫn kiểu tư duy xin cho, vẫn lối ban ơn trên dưới theo nếp nghĩ chuyên chính vô sản....

Đổi mới tư duy, hay nôm na là đổi mới nếp suy nghĩ, thì phải nhận ra rằng, quyền đi nước ngoài và từ nước ngoài trở về là quyền của người dân. Quyền này đã ghi rõ ràng trong Hiến pháp, điều 68: "Công dân có quyền tự do đi lại và cư trú ở trong nước, có quyền ra nước ngoài và từ nước ngoài về nước theo quy định của pháp luật"

Không cho người dân xuất ngoại là nhà nước phạm pháp. Không có chuyện khoan hồng hay đối xử nhân đạo ở đây. Cơ quan hành pháp, cụ thể là chính quyền, phải tạo mọi điều kiện để người dân thực hiện được quyền công dân của mình.

Ông HMC không phải là tội phạm đang bị giam giữ, không bị mất quyền công dân, vả lại cuộc đi này Nhà nước không phải bỏ tiền, thì không thể nói là khoan hồng và nhân đạo được. Từ ngữ này là của tòa án thường dùng cho tội phạm.

Đổi mới tư duy thì phải nhận thấy rằng, ở đây không có chuyện ban ơn mà là chuyện thi hành luật pháp ở cả hai phía: phía người dân và phía chính quyền. Người dân không phải xin, mà chính quyền cũng không phải cho.

Tiện đây nói rộng ra một chút, đề nghị Nhà nước chấn chỉnh những từ ngữ dùng trong công việc hành chính, bãi bỏ qui định trong giấy tờ xin điều này, xin điều kia... (Đơn xin việc làm, đơn xin đi học, đơn xin xây nhà, đơn xin mở công ty...v.v...) Theo hệ tư tưởng phong kiến, quan lại là cha mẹ dân, là đèn trời soi xét, người dân bẩm báo điều gì đều cúi lậy xin xỏ kêu van, nó hạ thấp phẩm giá con người.
Vì thế mà có cách mạng Tháng Tám 1945. Người dân được làm chủ xã hội và làm chủ thân phận mình. Cuộc đổi đời đến nay đã được 60 năm rồi, vậy mà đến nay vẫn phải xin xỏ các quan cán bộ là nghĩa làm sao" Xin là từ ngữ của người bề dưới kêu với người bề trên. Nay dân làm chủ, cán bộ là đày tớ của dân. Chẳng nhẽ ông chủ cứ phải xin xỏ đầy tớ hoài. Nghĩ nó nực cười lắm!

Tôi đề nghị những giấy tờ công nên bỏ từ xin, thay vào đó là những từ đề nghị, hoặc yêu cầu, hoặc về việc... (Thí dụ: Đơn yêu cầu việc làm, đơn đề nghi đi học, đơn về việc xây nhà, đơn đề nghi mở công ty... v v... )

Đừng cho rằng, việc xưng hô này nó nhỏ mọn, làm gì phải để ý đến nó thế. Không phải đâu. Nó chứng tỏ trình độ dân trí của một nước đấy. Nó chứng tỏ con người đứng thẳng đến mức độ nào, hay lom khom ở mức độ nào.

Ơ phương Tây, người ta gặp nhau thường bắt tay, hoặc ôm hôn, áp má, vỗ lưng... thấy nó bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau, con người ra con người. Ơ những nước gặp nhau, người này quì xuống lậy người kia, thấy nó quá ư là cách biệt, người với ngừoi coi nhau không ra cái gì, nó là di chứng của những xã hội nô lệ hay phong kiến, con người lao động bị coi như đồ vật hoặc súc vật.

Bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1945 đã ghi rõ: "Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc...." Tuyên bố long trọng trước thế giới và đông bào cả nước ở vườn hoa Ba Đình, Hà Nội ngày 2-9-1945.

Viết đến đây lại nhớ đến câu chuyện vừa buồn cười vừa thương tâm đến chảy nước mắt. Nhà thơ Hữu Loan, người bị tai nạn Nhân văn-Giai phẩm 1957, bỏ về quê Nga Sơn, Thanh Hóa, đẩy xe thồ chở đá tôi vôi. Chính quyền địa phương ngăn trở không cho làm, bắt bỏ đá xuống rệ đường.

Hỏi: Ai cho anh làm nghề này"
Đáp: Có hai nghề tôi không làm được, là nghề cán bộ và đi ăn cắp. Tôi lao động để kiếm sống, cớ gì ngăn trở tôi"


- Anh làm ăn cá thể để phát triển tư bản. Không cho làm.
- Tôi là Nhân văn-Giai phẩm còn xấu xa hơn cả địa chủ. Ai cho vào hợp tác xã làm ăn tập thể. Thành ra phải làm ngoài để sống.
- Chúng tôi không cho anh làm, vì không muốn tư bản phát triển.
- Nếu vậy thì tôi chỉ còn một cách. Ngày mai tôi sẽ đội nón mê, cầm gậy, đeo bị, đi ăn xin thiên hạ. Tôi sẽ đeo tấm biển trước ngực: "Tú Loan, Nga Sơn, Thanh Hóa, cấm không được lao động, phải đi ăn xin". Lúc ấy các anh đừng trách tôi bêu xấu chế độ nhá.
Bọn thuế vụ và cán bộ địa phương chụm đầu trao đổi với nhau, rồi bỏ đi.
Tú Loan (nhà thơ đỗ tú tài thời Tây) lại xếp đá vào xe, thồ đi. Không thấy ai ngăn trở nữa. Lời nói phải thì củ cải cũng chịu.
Chủ thuyết đấu tranh giai cấp, chủ thuyết xóa bỏ tư hữu làm ăn tập thể đưa vào nước ta, nó không có chỗ dung nạp, nó trở thành cưỡng bức, áp đặt, xâm phạm đến nhân quyền và dân quyền, làm khổ con người.
Cho nên đất nước phải dân chủ hóa, phải xây dựng một xã hội công dân, trong đó quyền làm người và quyền làm dân phải được tôn trọng tối đa.

Trở lại việc ông HMC đi Mỹ. Ngày hôm sau tôi ra sạp báo sớm muốn đọc bằng mắt buổi đưa tin trên tivi tối 14-10-2005 cho đầy đủ chi tiết. Không thấy báo nào đăng. Tôi điện nhờ anh em trên phố tìm hộ, báo Nhân Dân, báo Quân Đội Nhân Dân, báo Hà Nội Mới cũng đều không thấy đăng. Thế là thế nào"
Có người bình phẩm: Đây là sự chuẩn bị dư luận sẽ dùng bạo lực với ông Chính, có thể về nước sẽ bắt giam, có thể không cho ông ấy về nước.

Nghĩ thế là vẫn theo cái lối tư duy chuyên chính vô sản, không có gì đổi mới. Bắt giam ông Chính về tội danh gì" Nếu ông Chính phạm pháp thì cứ chiếu theo luật pháp điều mấy, khoản mấy, mà trị tội. Còn ông Chính là công dân, ông có quyền sử dụng quyền người dân theo điều 69 Hiến pháp: "Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí; có quyền được thông tin; có quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật". (Hiến pháp CHXHCNVN sửa lần thứ tư 1992)

Và ông HMC còn sử dụng quyền làm người theo Công ước Quốc tế về quyền con người mà Nhà nước ta đã tham gia ký kết từ 1982, điều 19 về quyền Dân sự và Chính trị của Công ước Quốc tế ghi rõ:
"Mọi người đều có quyền giữ quan điểm của mình mà không bị ai can thiệp vào. Mọi người đều có quyền tự do ngôn luận. Quyền này bao gồm cả quyền tự do tìm kiếm, nhận và truyền đạt mọi loại tin tức, ý kiến, không phân biệt ranh giới, hình thức tuyên truyền miệng, hoặc bằng bản viết, in, hoặc bằng hình thức nghệ thuật, hoặc thông qua mọi phương tiện đại chúng khác tùy theo sự lựa chọn của họ". (Việt Nam với Công ước Quốc tế về quyền con người. Nhà xuất bản Sự Thật 1992)

Những điều luật như trên đáng lẽ phải phổ biến rộng rãi trong toàn dân để mọi người được biết, nhằm năng cao dân trí. Tiếc rằng về mặt này chúng ta làm quá kém, cứ úp úp mở mở, khiến mọi người sợ hãi và ngộ nhận.

Có người bảo: Nhưng quyền hành trong tay họ. Họ cứ làm bừa, bắt bừa, thì làm gì được họ"
Đã có sự làm bừa, bắt oan vô khối rồi. Vì thế mà phải đấu tranh dân chủ. Đấu tranh dân chủ không phải những điều gì xa vời mơ hồ, mà cụ thể là đấu tranh đòi thi hành đúng Hiến pháp và luật pháp. Tất cả các cơ quan Nhà nước, các cơ quan của Đảng, cùng toàn dân nhất nhất phải sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật, không ngoại trừ một ai.

Công an muốn bắt người ư" Xin thi hành đúng trình tự đã quy định trong luật Tố tụng Hình sự. Bắt sai người thì phải chịu hình phạt và đền bù danh dự theo luật định. Mà bắt người thì phải đem ra tòa xét xử hẳn hoi, không thể cứ giam cầm triền miên như trước đây theo lệnh miệng, một lệnh, hai lệnh (mỗi lệnh là 3 năm); sau rồi thả ra không có án. Cho về được sống với gia đình là may lắm rồi! Vì thế mà xã hội rối loạn không yên, bị mang tiếng với thế giới.

Còn việc không cho ông HMC trở về nước ư" Cũng lại phạm luật, vì Hiến pháp ghi rõ: "Công dân có quyền ra nước ngoài và từ nước ngoài về nước".

Lo sợ một cuộc trấn áp, lo sợ không cho ông HMC về nước, cũng là biểu hiện của kiểu tư duy chưa đổi mới. Ông HMC tuyên bố, sẽ trở về để tiếp tục đấu tranh dân chủ hóa đất nước. Tôi tin là trong hàng ngũ những người lãnh đạo hiện nay, có những người đổi mới tư duy, cập nhật thời đại, biết tôn trọng những ý kiến khác nhau, sẽ biết cách giải quyết vụ việc ông HMC một cách tốt đẹp.

Dân chủ là biết lắng nghe những ý kiến khác mình; hay nói cách khác, biết chung sống hòa bình với những ý kiến đối lập, nhờ thế mà đất nước càng phát triển. Còn bắt bớ lẫn nhau là chuyện cũ mèm. Bạo lực không giải quyết được vấn đề. Chỉ mang tiếng xấu mà thôi.
Rất mong các vị lãnh đạo Đảng và Nhà nước quan tâm.
Đất thiêng Thăng Long ngày 18 tháng 10 năm 2005

Hoàng Tiến, nhà văn.
Địa chỉ: Nhà A 11 Phòng 420, Thanh Xuân, Bắc Ố, Hà Nội.
Nơi nhận:
- Các vị lãnh đạo Đảng và Nhà nước
- Các cơ quan thông tấn, báo chí.
- Những ai quan tâm đến dân chủ hóa nước nhà

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Bốn người được báo cáo đã bị giết chết hôm Thứ Năm sau một vụ cảnh sát rượt đuổi qua nhiều quận đã kết thúc trong trận đấu súng trên đường Miramar Parkway theo sau một tên cướp có vũ khí tại Coral Gables, tiểu bang Florida.
Mỗi năm lên tuổi già đi, tưởng đâu đã được an nhàn, nào ngờ đảng Cộng sản Việt Nam vẫn phải tối mắt đấu tranh để tồn tại vì các chứng nan y: Suy thoái tư tưởng; Đạo đức xuống cấp; Tham nhũng; và, Lợi ích nhóm trong trong cán bộ,đảng viên.
Bản thông báo của cảnh sát đưa ra hôm Thứ Năm ngày 5 tháng 12/2019, cho biết cô bé mất tích tên Lara Nguyen, 12 tuổi, cư dân thị trấn Menda. Lần cuối cô bé được nhìn thấy là tại nhà cô bé này ở đường Coppice Street, khoảng 8 giờ sáng hôm Thứ Tư ngày 4 tháng 12/2019.
Sài Gòn: Trong 11 tháng kiều hối đạt 4,3 tỷ USD, dự kiến cả năm 2019 dự kiến 5,3 tỷ USD, tăng trên 9% so với năm 2018. Kiều hối về đã giúp sản xuất kinh doanh, giải quyết khó khăn đời sống người thân, giải quyết việc làm, tạo điều kiện cho kinh tế Tp SG phát triển.
Do dự đoán thời tiết sẽ có 40-50% cơ hội mưa rào vào Thứ Bảy tới, 7 tháng 12 - ngày sự kiện ‘Winter in the Grove’, Thành phố sẽ dời sự kiện này đến ngày thứ Năm tuần sau, vào ngày 12 tháng 12, và chương trình sẽ bắt đầu lúc 5:00 giờ chiều đến 8:00 giờ tối
Tại nhà hàng Diamond 3, Westminster, Nam California, Tối thứ Sáu, ngày 29 tháng 11 năm 2019, Hội Đồng Hương Quảng Nam – Đà Nẵng (QNĐN) đã tổ chức buổi tiệc tri ân các mạnh thường quân và các ân nhân đã ïđóng góp cho chương trình cứu trợ Thương Phế Binh Việt Nam Cộng Hòa Quảng Nam Đà Nẵng.
Hôm biểu tình 17/11, lãnh tụ trẻ Joshua Wong hô lớn khẩu hiệu "Hồng-kông là Bá-linh mới !" trước đông đảo dân Hồng-kông tụ tập tại Công trường Edimbourg trong khu phố doanh thương.
Chính phủ Trump đang thắt chặt các đòi hỏi làm việc đối với một số người nhận phiếu thực phẩm, một sự thay đổi dự kiến sẽ loại bỏ các lợi ích của Chương Trình Hỗ Trợ Dinh Dưỡng Bổ Sung (SNAP) cho 688.000 người lớn.
Tổng Thống Donald Trump hôm Thứ Tư đã đột ngột bãi bỏ cuộc họp báo đã được lên lịch trình để kết thúc chuyến đi đầy tranh cãi tới Anh cho cuộc họp năm thứ 70 của Tổ Chức Hiệp Ước Bắc Đại Tây Dương gọi tắt là NATO.
Có 422.9 triệu khẩu súng đang lưu hành, khoảng 1.2 khẩu cho một người Mỹ, và 8.1 tỉ dây đạn được bán vào năm ngoái, chứng tỏ súng là phổ biến tại Mỹ, theo National Shooting Sports Foundation cho biết.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.