Hôm nay,  

Ngôn Ngữ Mập Mờ

23/08/200100:00:00(Xem: 3868)
Báo chí nhà nước Việt Nam đã loan báo một số đề nghị sửa đổi Hiến pháp 1992, coi như để công chúng xem xét. Từ mấy tháng qua, có nhiều dư luận trong nước, kể cả tiếng nói của những người trong đảng góp ý về việc sửa đổi Hiến pháp, nhưng không hề được công bố trong nước, mặc dù đã lọt ra bên ngoài. Bây giờ không rõ những tiếng nói đó có được phổ biến hay không, chỉ thấy một số tiếng nói “được phép” đăng trên báo nhà nước như tờ Tuổi Trẻ hay tờ Việtnam News để người ngoại quốc đọc. Hiến pháp là mối quan tâm của toàn dân, nhưng tự do ngôn luận vẫn không có, chỉ có những dư luận một chiều được phổ biến. Đây là điều cần ghi nhận trước tiên khi nhìn đến chuyện sửa đổi Hiến pháp.

Như một sự tình cờ, trong lúc các đề nghị sửa đổi Hiến pháp được công bố, nữ phát ngôn bộ Ngoại giao Phan Thúy Thanh nói “Việt Nam đang chăm chú theo dõi những quan điểm và lý thuyết mới về chủ nghĩa xã hội của Trung Quốc”, và nhận định mọi đảng cầm quyền đều phải chú trọng đến tình hình đặc biệt của riêng đảng đó. Ở Trung Quốc, Giang Trạch Dân đang bị cánh tả cực đoan tố cáo đã bỏ rơi chủ nghĩa Mác-Xít vì hồi đầu tháng 7, Giang đề nghị mở cửa đảng cho dân doanh nghiệp tư bản gia nhập. Người phát ngôn chính thức của Hà Nội nói đảng CSVN vẫn tiếp tục được chỉ đạo bởi các nguyên tắc của chủ nghĩa Mác-Lê và “tư tưởng Hồ Chí Minh”. Sở dĩ có sự minh định này là vì trước ngày họp đại hội đảng hồi tháng 4 năm nay, đảng CSVN đã bác bỏ đề nghị cho phép đảng viên được đi vào kinh doanh.

Việc sửa đổi Hiến pháp và sự so sánh Trung Quốc với Việt Nam đã làm nổi bật một số chuyện mập mờ. Lời nói của Phan Thúy Thanh phải chăng có nghĩa là Việt Nam sẽ không làm như Trung Quốc, vì khi đã quyết định không cho phép đảng viên làm kinh doanh tất nhiên không thể mở cửa đón dân doanh nghiệp vào đảng. Để phụ họa cho lập trường này một ông Chủ tịch hội Luật gia “quốc doanh”, vạch ra một sự khác biệt quan điểm giữa Trung Quốc và Việt Nam về thời kỳ “quá độ”, nghĩa là chuyển tiếp lên chủ nghĩa xã hội. Trung Quốc nói thời kỳ này dài đến 100 năm, còn Việt Nam không nói dài bao lâu và không còn nói đến chuyển tiếp mà chỉ nói “định hướng xã hội chủ nghĩa”. Người ta muốn nói Việt Nam không bắt chước Trung Quốc để làm yên lòng một số người.

Ở Việt Nam đảng viên không được làm kinh doanh. Muốn kinh doanh. đảng viên phải ra khỏi đảng và như vậy là hết quyền lực. Trớ trêu thay, điều này cũng giống như đã xác nhận rằng đảng là nơi có quyền lực mạnh nhất để kinh doanh làm tiền. Nhưng ra khỏi đảng chưa chắc đã hết quyền lực. Trên thực tế một ông ra khỏi đảng không có nghĩa là ông ta đã hết quyền lực. Ở Việt Nam sự gắn bó của đảng viên đối với đảng vẫn không bao giờ mạnh bằng sự gắn bó truyền thống trong gia đình, thân thuộc và bè phái riêng tư. Một ông đảng viên lớn tại vị, hoặc đã rút khỏi chức lớn chỉ làm “cố vấn”, tuy không kinh doanh nhưng vợ con và bộ hạ thân thuộc kinh doanh thì sao" Và một ông trả thẻ đảng để kinh doanh, nhưng sự liên hệ bè phái với ông có chức có quyền có cách nào cắt đứt được hay không"

Về chuyện thời kỳ chuyển tiếp, Trung Quốc nói thời kỳ quá độ này phải mất 100 năm còn Việt Nam không nói thời kỳ này dài bao nhiêu. Như vậy là có thể dài hơn 100 năm hay ngắn hơn chăng" Nhưng đảng CSVN không nói đến quá độ chỉ nói đến “định hướng xã hội chủ nghĩa”. Vậy “quá độ” và “định hướng” khác nhau ở chỗ nào" Quá độ là chuyển tiếp từ cái này qua cái khác, rút cuộc cũng phải đến nơi. Còn định hướng là nhắm vào hướng mà đi và không biết đi đến bao giờ, điều khôi hài là nó cũng có ngụ ý ngầm cứ đi hoài khỏi cần đến đích, đi đến ngày tận đảng cũng được. Cái “chủ nghĩa xã hội” là cái gì mà cứ nhập nhằng như vậy"

Từ trước đấn nay, đảng Cộng sản đã luôn mồm nói đến “xã hội chủ nghĩa” như đọc kinh nhật tụng, một ngày không nói đến “chủ nghĩa xã hội” là thấy bứt rứt như bị trời đày. Nào là cả nước tiến mau tiến mạnh lên chế độ xã hội chủ nghĩa, coi đó như thời kỳ quá độ lên chế độ cộng sản. Sự thật chủ nghĩa xã hội là một từ ngữ rất bao quát, ý nghĩa rất rộng. Nhưng đảng CSVN vẫn chưa xác định nổi cái xã hội xã hội chủ nghĩa của họ như thế nào, ngoài những hình ảnh mầu mè sơn phết cho thật đẹp, nội dung chi tiết thực tế của nó ra sao họ vẫn còn phải đi tìm. Chưa định nổi cái thiên đường đó ra sao mà bắt cả nước “định hướng” vào đó là chuyện quái gở. Chỉ biết trong cuộc thí nghiệm định hướng này, dân chúng Việt Nam đã phải chịu biết bao điều điêu đứng.

Trong khi đó phát ngôn chính thức của Hà Nội đã nói rõ hơn về cái chủ nghĩa xã hội này. Phan Thúy Thanh nói đảng Cộng sản VN sẽ tiếp tục được hướng dẫn bởi các nguyên tắc của chủ nghĩa Mác-Lê và “tư tưởng Hồ Chí Minh”. Chủ nghĩa Mác-Lê đã đưa nước Cộng sản Liên Xô xuống mồ, nay kéo theo cái đuôi “tư tưởng Hồ Chí Minh” liệu có thoát khỏi vết xe đổ không" Không có “chủ nghĩa Hồ Chí Minh” vì ông Hồ đã là người Cộng sản trung thành với Mác-Lê. Tư tưởng Hồ Chí Minh không thể nào phản lại chủ nghĩa Mác-Lê, nhưng người ta vẫn dựa vào những lời tuyên bố của ông để mập mờ cho hiểu sẽ có sự áp dụng “nhuần nhuyễn” chủ nghĩa Mác-Lê ở Việt Nam. Sự nhuần nhuyễn đó như thế nào không ai biết, nhưng có điều chắc chắn không thể đi ra ngoài những nguyên tắc căn bản của Các Mác và Lê Nin.

Chuyện mập mờ đánh lận con đen vẫn là tay nghề quen thuộc của những người Cộng sản. Nay tình cờ nó được làm nổi bật cũng là điều tốt để người ta hiểu rõ hơn chuyện sửa dổi Hiến pháp của Hà Nội.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Viện Kiểm Soát Nhân Dân Tối Cao tại Việt Nam đã đề nghị ngưng thi hành án lệnh hành quyết với tử từ Hồ Duy Hải để điều tra lại vụ án này, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do cho biết hôm 2 tháng 12.
Tuần báo OC Weekly đã viết twitter cho biết đóng cửa sau khi chủ nhân là công ty Duncan McIntosh Company đóng cửa tuần báo giấy một ngày trước Lễ Tạ Ơn.
Cha mất rồi. Em buồn lắm, vì không về thọ tang Cha được. Em đang xin thẻ xanh. Sắp được phỏng vấn. Vợ chồng em định năm sau, khi em đã thành thường trú nhân, sẽ về thăm Cha Mẹ. Ngày tạm biệt Cha lên đường đi Mỹ du học bốn năm trước, đã thành vĩnh biệt.
Tôi khẳng định những việc tôi làm là đúng đắn và cần thiết để kiến tạo một xã hội tốt đẹp hơn. Những gì tôi làm không liên can đến vợ con và gia đình tôi. Vì thế, tôi yêu cầu công an Hồ Chí Minh chấm dứt ngay việc sách nhiễu, khủng bố gia đình tôi.
Brilliant Nguyễn là một thanh niên theo trường phái cấp tiến và chủ thuyết Vô Thần (*). Chàng ta không tin ma quỷ đã đành mà cũng chẳng tin rằng có thần linh, thượng đế. Để giảm bớt căng thẳng của cuộc sống, theo lời khuyên của các nhà tâm lý và bạn bè, chàng ta đến Thiền Đường Vipassana ở Thành Phố Berkeley, California để thực hành “buông bỏ” trong đó có rất nhiều cô và các bà Mỹ trắng, nhưng không một ý thức về Phật Giáo
Có những câu chuyện ngày xửa ngày xưa mà chẳng xưa chút nào. Có những chuyện hôm nay mà sao nó xa xưa vời vợi. Chuyện ngày xưa... Có một ngôi chùa ở vùng quê thanh bình, trước mặt là đồng lúarì rào, cánh cò chao trắng đồng xanh. Trong chuà có vị hoà thượng già hiền như ông Phật, lông mày dài bạc trắng rớt che cả mắt...
Ông Gavin Newsom, Thống đốc tiểu bang California, đã tuyên bố ân xá cho hai người đàn ông từng dính vào hai vụ hình sự khác nhau khi họ mới 19 tuổi và đang mong muốn không bị trục xuất về Việt Nam.
Hoang Nguyen, 43 tuổi, bị bắt và bị truy tố về tội trộm sau khi bị cho là đổi nhãn giá trên hơn ba mươi chai rượu vang tuần trước, theo hồ sơ tòa.
Bé ngọc ngà của Mẹ cố thở chút không khí ít oi còn trong buồng phổi. Giây phút cuối. Để ngàn sau dân Hong Kong sống xứng đáng Con Người.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.