Hôm nay,  

Mong Sẽ Qua Đi

01/01/200300:00:00(Xem: 3752)
Tống cựu nghinh tân là mong muốn của mọi người trong đầu năm mới. Cái gì không thoải mái củøa năm cũ mong nó qua đi để hy vọng những gì tốt đẹp cho năm tới. Người Mỹ mong qua đi chẳng những năm rồi, mà hai năm trước từ cuộc khủng bố ngày 11 tháng 9 năm 2001 xảy ra ở Mỹ. Từ ấy, không những chỉ riêng Mỹ mà hầu như cả thế giới, bầu không khí chung của cuộc sống cảm thấy không thoải mái chút nào. Một nước Mỹ giàu mạnh hơn bao giờ hết cảm thấy bất an. Một đệ nhứt siêu cường qua bận với chuyện của mình không thể bảo đảm an ninh cho bè bạn. Nguyên do của sự bất an đó tương tác nhau và hậu quả đan chéo làm con người thêm bực bội, khó chịu. Ba vấn đề ấy là khủng bố, kinh tế, và Iraq.
Một, cuộc chiến chống khủng bố. Quân hhủng bố al Qaeda và Taleban đã bị đánh đổ nhưng đầu não Laden và Omar vẫn còn tại đào và chánh quyền mới A phú hản chưa đủ sức tư mình ổn định đất nước A phú hản. Mạn lưới Al Qaeda tuy nhiều cán bộ bị bắt, đường dây kinh tài tuy có bị chận, nhưng nhiều triệu chứng cho thấy tàn dư của khủng bố ù bung hoạt động ra một diện rộng ở Đông Nam Á và Phi châu. Nước Mỹ và đồng minh Tây Phương cảm thấy còn bị đe doạ. Mỹ và Anh thường báo động hết đề phòng khủng nơi này đến nơi khác, hết ngày này qua ngày khác. khiến người ta có cảm giác như hai nước lãnh đạo chánh Liên Minh Chống Khủng bố Thế giới có vẽ bật lực, không diệt trừ nổi khủng bố. Từ đó tâm lý bất an thường trực trong cuộc sống.
Hai, sau 8 năm liền kinh tế đi lên ở Mỹ, nhiều người tưởng chu kỳ suy thái thường lệ đã chấm dứt nhờ xu thế toàn cầu hóa kinh tế tạo cạnh tranh sản xuất và tăng năng suất. Nhưng đùng một cái cuộc khủng bố ngày 11 tháng 9 tại Mỹ, nền kinh tế mạnh nhứt hoàn cầu của Mỹ bị ảnh hưởng. Kỹ nghệ hàng không lổ lã, có công ty phải khai phá sản. Các công ty bảo hiểm súyt vở nợ với bồi thường nếu chánh quyền không can thiệp. Nhiều ngành sản xuất bị vạ lây vì tiêu tụ giảm. Thất nghiệp tăng kéo theo gánh nặng cho ngành xã hội, y tế, và lao động. Trước tình hình đó có hai cái nhìn. Người lạc quan cho kinh tế Mỹ chỉ khựng lại một thời gian và sẽ phục hồi lại mức phát triễn cũ vì nền kinh tế Mỹ căn bản lành mạnh và tiềm năng thâm hậu. Kẻ bi quan lo nền sản xuất của Mỹ dưa vào vay mượn từ chứng khoáng và ngân hàng, tâm lý bất ổn có thể dẫn đến thời kỳ khủng hoảng như năm 1929. Thêm vào đó, các vụ xì căn đan tài chánh của các công ty làm ăn gian dối như Enron làm xói mòn niềm tin của quần chúng mà tín lực là tiên quyết trong việc huy dộng vốn đầu tư và phát triễn. Nhân dân Mỹ bất mãn và chán chường cường về sự trong sáng quản trị và đạo đức của những người điều hành các công ty lớ, đa số vốn là tiền của nhân dân mua chứng khoáng. Tâm lý nghi ngờ và bi quan bao trùm đe doạ nền kinh tế Mỹ. Chánh quyền TT Bush lãnh hội được nguy cơ nên đã mạnh dạn đưa nhiều biện pháp trừng trị mạnh để củng cố tín lực. TT Bush cũng không ngần ngại thay đổi người thay đổi ê kíp lo về kinh tài trong chánh quyền của Ông. Tương đối bây giờ đã đỡ; chắc chắn đại khủng hoảng không xảy ra.

Ba, vấn đề Iraq tạo thêm một khó chịu khác . Ngày 11 tháng 9, 2001 là ngày Bin Laden muốn chiến tranh thế giới, một thánh chiến toàn cầu bắt đầu. Ý của y là lật đổ các chánh quyền Hồi giáo ôn hoà, theo chế độ dân chủ kiểàu Tây Phương, chống Tây Aâu và Bắc Mỹ theo Ky tô giáo. Hình thái chiến tranh của Laden là khủng bố phá hoại vật chất và tinh thần đưa làm cho Tây Phương mất sức đềà kháng. Cuộc chiến chống khủng bố do Mỹ lãnh đạo bắt đầu ở điểm là A phú hản. Quân khủng bố phản ứng bằng cách tung ra diện, khủng bố lan ra Đông Nam Á và Phi châu. TT Bush đào gốc A phú hản rồi, bốc rễ khủng bố ởø Iraq. Những nhân vật hàng đầu trong chánh quyền Bush nhận thấy việc lật đổ Sadam Hussein là diều phải làm để ngăn chận một hình thái khủng bố nguy hiểm hơn bằng vũ khí giêt người hàng loạt đồng thời ngăn chận sư phát triễn chủ nghĩa khủng bố trong thế giới Hồi giáo và vẽ lại bản đồ đia lý chánh trị dập tắt điểm nóng Trung Đông. Nguyên năm 2002 là năm chánh quyền Bush vận động ngoại giao và dư luận cho kế hoạch ấy. Đây là một cuộc vận động khó khăn và mất thì giờ hơn cuộc vận động thành lập liên minh chống khủng bố trước đó. Có hai khuynh hướng. Những nước tin ngoại giao có thể giải quyết được vấn đề Iraq đuà đẩy nội vụ cho Liên hiệp quốc giải quyết và đứng ra một bên. Những nước khác có cái nhìn thực tế hơn, xem Nghị Quyết 1441 chỉ là một ảo tưởng, sẽ không đi đến đâu. Bầâu không khí bất an và khó chịu nói trên ảnh hưởng khắp thế giới, nhứt là trong lãnh vực kinh tế vì Mỹ là một siêu cường kinh tế.
Nhưng một điểm son đáng nghi nhận trên đất nước và nhân dân Mỹ trong lãnh vực chánh trị nội bộ. Nước Mỹ là một khi quốc gia lâm nguy. Quốc Hội, trái tim của nhân dân Mỹ, ra tiền đình tiếp đón Tổng Thống Bush khi trở lại Thủ đô trong khi Ngũ giác Đài ở Washington và Trung Tâm Thương Mại Thế giới ở Nữu Ước còn bốc khói sau cơn khủng bố. Quốc Hội dành sư ủng hộ tuyệt đối khi cấp một ngân sách cao hơn yêu cầu của Hành pháp để chống khủng bố. Để tăng cường uy tín của Tổng Mỹ, để tiếng nói của nước Mỹ là một trước Liên hiệp quốc, Cộng hoà cũng như Dân chủ tại Lưỡng Viện Quốc Hội thông qua Nghị quyét Chiến tranh Iraq. Số phiếu ủng hộ cao hơn số phiếu Quốc hội xưa ủng hộ Chiến tranh Vùng Vịnh đối với thân phụ của TT Bush bây giờ. Dù đắc cử tổng thống với số phiếu nhân dân ít hơn Ông Al Gore và số phiếu cử tri đoàn nhiều nhưng nhiều tranh tụng sau một cuộc đếm phiếu lại lâu dài, việc bảo quốc an dân trong nước và bão vệ quyền lợi, danh dự Mỹ ở ngoại quốc của TT Bush sau cuộc khủng bố 911 đã biến Ô. Bush là người được nhân dân Mỹ xem như đúng người, đúng việc, đúng chỗ trong chức vụ Tổng Thống. Uy tín Ông chưa bao giờ thấp hơn 60%. Cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ hồi đầu thánh 11 năm 2002, của Ông là một trưng cầu dân ý về sự tín nhiệm của nhân dân đối với TT Bush. Lần đầu tiên sau 50 năm Đảng Cộng Hoà kiểm soát Lưỡng Viện Quốc Hội.
Hy vọng với tinh thần hiểu biết và xây dựng cao của Quốc Hội và nhân dân Mỹ bộc lộ rõ nét từ khi Mỹ bị tấn công ngày 11 tháng 9 năm 2001 đến giờ sẽ giúp Mỹ vượt qua hai vấn đề còn lại. Vấn đề Iraq không khó đối với Mỹ khi so tương quan lực lượng của Mỹ với Iraq và do sự chọn lựa sau cùng thuộc về Mỹ. Bài toán thứ hai là kinh tế khó hơn. Gần đây người ta thấy TT Bush tập chú nhiều vào bài toán này với tinh thần cương quyết , quả cảm như trong chiến tranh bão quốc an dân. Ông không ngần ngại cắt giảm thuế, thay người thân trong ê kíp, và bỏ thì giờ đi trong nước và ngoài nước để cỗ võ sản xuất, tăng cường ngoại thương.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
DB Rick Miller thuộc Đảng Cộng Hòa, đại diện khu vực Sugar Land, đã bị phản ứng gay gắt sau khi ông chụp mũ các đối thủ tranh ghế ông chỉ vì họ là người Mỹ gốc Á trong địa hạt đông ngưởi gốc Á.
Ai quyết tâm đi tìm chân lý và hướng thượng cuộc đời trong tinh thần – Tu là cõi phúc – đều hưởng được sự bình an trong tâm hồn, tức là hưởng được hạnh phúc, Thiên đàng, Niết bàn, Cõi phúc ở trần gian
nữ tài tử Julia Roberts và cựu đệ nhất phu nhân Michelle Obama sẽ có chuyến đi đặc biệt thăm Việt Nam trước khi sang Malaysia dự chương trình "Leaders: Asia-Pacific"
ông có tập Thơ Lửa, cùng làm với Đoàn Văn Cừ, gồm những bài thơ đề cao cuộc kháng chiến chống Pháp, do Cơ quan Kháng chiến Liên khu III xuất bản, được in ở Thái Nguyên năm 1948
James Nguyen Fernandes, 43 tuổi, bị buộc tội 6 vụ tấn công, gồm 2 tội tấn công cố ý sát hại, và 6 tội phạm tội liên quan súng, theo hồ sơ tòa án cho biết.
Cục Cảnh sát Hình sự của Bộ Công an mới đây thừa nhận Việt Nam là một “điểm nóng” của nạn buôn người và di cư bất hợp pháp, với lợi nhuận hàng năm lên đến hàng chục tỉ đôla.
Khi chưa thấy ánh mặt trời, Tôi đã cảm nhận được muôn ngàn đau khổ, Của mẹ cha, Của bà con và của muôn triệu người dân gần xa trong nước, Lúc mẹ ôm bụng bầu chạy từ chỗ nầy sang chỗ khác,
Theo bản tin từ đài KUSI, Dân biểu Cộng Hòa Duncan D. Hunter cho biết ông sẽ nhận một tội sử dụng sai trái quỹ vận động khi ra tòa vào hôm Thứ Ba ngày 3 tháng 12/2019 trước Chánh án Thomas J. Whelan.
Mùa cháy rừng hiện nay nêu bật việc cần phải nhanh chóng đạt được các mục tiêu loại bỏ carbon đầy tham vọng của California, và bản báo cáo ‘Lộ Trình 2045’ đặt ra sơ đồ định hướng để đạt được mục tiêu đó
Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump hôm Thứ Hai, 2 tháng 12, lên án các nhà Dân Chủ tại Hạ Viện về việc tổ chức điều trần luận tội trong khi ông đang dự hội nghị thượng đỉnh NATO tại London
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.