Hôm nay,  

Cơ Sở Quê Mẹ Và Ủy Ban Bảo Vệ Quyền Làm Người Việt Nam Tường Trình Sơ Lược Năm 2002 Hoạt Động Cho Nhân Quyền Và Dân Chủ Việt Nam

05/02/200300:00:00(Xem: 4102)
(Trả lời Phỏng vấn Tết Quý Mùi của Đài Chân Trời Mới)

Chân Trời Mới (CTM) : (...) Kính xin Giáo sư Võ Văn Ái vui lòng cho thính giả Đài Chân Trời Mới tại Việt Nam biết nhận định của Giáo sư về tình hình nhân quyền ở VN năm Nhâm Ngọ 2002

Võ Văn Ái (VVA) : Tình hình nhân quyền tại Việt Nam năm qua rất tồi tệ. Một sự tồi tệ diễn biến ba bước theo tính tất yếu của chế độ độc tài toàn trị. Bước thứ nhất, sau năm 1975 là cuộc trả thù toàn thể nhân dân miền Nam với ba cơ chế : Trại tập trung cải tạo, Kinh tế mới, và chế độ lý lịch. Cả 3 cơ chế nhắm triệt tiêu quyền sống và quyền công dân của một quốc gia có chủ quyền, so ra còn tệ hơn dưới thời thực dân Pháp. Nhưng nhân dân vẫn cứng đầu không khuất phục, nên bước thứ hai là mở những phiên tòa rầm rộ, xử những án tử hình, chung thân hay 20 năm khổ sai nhằm răn đe quần chúng để ngằn chận những cuộc nổi dậy. Và bước thứ ba hiện nay, thực hiện trong thời kỳ xin xỏ viện trợ các nước Âu Mỹ. Bởi vì áp lực quốc tế ngày càng yêu sách dữ dội về nhân quyền và dân chủ, nhà cầm quyền Hà Nội không dám mở những phiên tòa ồn ào làm xôn xao thế giới. Họ áp dụng Nghị định 31/CP quản chế bất cứ ai bất đồng chíùnh kiến. Nghị định này biến nhà ở thành nhà tù, biến chùa viện, giáo đường thành nhà giam tại chỗ. Cho nên một phần thế giới bên ngoài không hiểu được vì sao trầm trọng, khi nghe nói Đại lão Hòa thượng Thích Huyền Quang đang "cư trú" ở chùa Quang Phước, tỉnh Quảng Ngãi, Hòa thượng Thích Quảng Độ đang "ở" Thanh Minh Thiền viện, Saigon.

Tuy nhiên cũng có biệt lệ trong bước thứ ba này, qua 2 vụ xử các ông Lê Chí Quang, Nguyễn Khắc Toàn, và vụ bắt giữ 2 ông Phạm Quế Dương và Trần Khuê cuối năm vừa qua. Trước kia chúng ta thấy có việc phân biệt xử án giữa các cựu đảng viên Cộng sản và giới trí thức, tôn giáo ở miền Nam. Các cựu đảng viên dù phê phán Đảng nặng nề bao nhiêu cũng được xử lý nhẹ. Còn thành phần chống đối ở miền Nam thì án nặng như búa tạ. Nhưng nay làm xong công tác biến miền Nam cũ thành một Nhà tù lớn qua Nghị định quản chế hành chính 31/CP. Nhà cầm quyền Hà Nội bắt đầu xử lý răn đe thành phần đối lập ở Hà Nội. Nhưng đừng lầm tưởng, chế độ ở thế mạnh khi làm như thế, mà cần thấy rõ nội dung xử lý này biểu hiện sự hốt hoảng lửa đốt của phản ứng bị động trước áp lực quốc tế ngày càng gia tăng trên lĩnh vực nhân quyền và dân chủ.

CTM : Xin Giáo sư cho biết tổng kết các sinh hoạt quốc tế vận của Cơ sở Quê Mẹ, Ủy ban Bảo vệ Quyền làm Người Việt Nam và Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế cũng như sự quan tâm của dư luận thế giới đối với Việt Nam trong năm Nhâm Ngọ 2002.

VVA : Năm nay, Cơ sở Quê Mẹ, Ủy ban Bảo vệ Quyền làm Người Việt Nam và Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế, có trụ sở tại Paris, thực hiện nhiều công tác quốc tế quan trọng cho tiến trình dân chủ hóa Việt Nam. Xin được kể ra vài ví dụ điển hình :

- Mồng Một Tết năm ngoái chúng tôi được Quốc hội Hoa Kỳ mời sang điều trần về tình trạng tôn giáo tại Việt Nam nói chung và Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất nói riêng. Những khuyến cáo của chúng tôi trong phần kết luận điều trần gây nhiều ảnh hưởng đến chính sách của Hoa Kỳ trong cuộc hậu thuẫn cho tự do tôn giáo ở nước ta ;

- Hạ tuần tháng 3 đến hạ tuần tháng 4, như mọi năm, chúng tôi tham dự Đại hội đồng Nhân quyền LHQ ở Genève. Tại đây tôi phát biểu trước hàng trăm phái đoàn quốc gia và phi chính phủ về tình trạng vi phạm nhân quyền và đàn áp tôn giáo tại Việt Nam. Nêu trường hợp của nhị vị Hòa thượng Thích Huyền Quang, Thích Quảng Độ, Linh mục Nguyễn Văn Lý, các ông Phạm Hồng Sơn, Lê Chí Quang, Trần Khuê, Phạm Quế Dương, Nguyễn Vũ Bình, v.v... Đặc biệt đệ trình LHQ "Niên biểu Đàn áp Nhân quyền tại Việt Nam năm 2000-2001" với 80 sự kiện. Cũng trong khuôn viên LHQ, chúng tôi tổ chức cuộc Hội luận thường niên để nói lên tiếng nói bị đàn áp tại Châu Á với sự tham gia của đại biểu các nước Lào, Mã Lai, Miến Điện, Tây Tạng, Trung quốc, Việt Nam. Đề tài hội luận là "Các Nhà nước khủng bố tại châu Á sau ngày 11.9". Hội luận gây tiếng vang trong dư luận các phái đoàn về phó hội, vì người ta bắt đầu thấy ra tính chất khủng bố của các chính quyền độc tài, quân phiệt ở Á châu.

- Tháng 5, can thiệp cho 2 Thượng tọa thuộc GHPGVNTN đến tị nạn ở Cam Bốt và đã được Cao ủy Tị nạn LHQ chấp thuận. Chẳng may, sau đấy, Mật vụ cộng sản Việt Nam đã lén lút đến Nam Vang bắt cóc Thượng tọa Thích Trí Lực. Thượng tọa có nguy cơ bị thủ tiêu, nếu không là dẫn độ về Việt Nam. Chúng tôi đã mở chiến dịch phản đối quốc tế với sự hậu thuẫn của Ân Xá Quốc tế, Human Rights Watch, Liên Đoàn Quốc tế Nhân quyền, v.v... Đặc biệt là 22 Thượng nghị sĩ và Dân biểu Quốc hội Cam Bốt đã lần đầu tiên lên tiếng cho một vấn đề Việt Nam, tố cáo chính quyền Hun Sen không làm tròn nghĩa vụ quốc tế bảo vệ người tị nạn.

- Tháng 7, LHQ mời Ủy ban Bảo vệ Quyền làm Người Việt Nam của chúng tôi đến điều trần về tình hình nhân quyền tại Việt Nam, trước khi nghe Phái đoàn Hà Nội do ông Hà Hùng Cường, Thứ trưởng Tư pháp báo cáo. Cần nói rõ rằng, Nhà cầm quyền Hà Nội ký kết tham gia "Công ước quốc tế về Các quyền Dân sự và Chính trị" năm 1982. Theo đúng phép, thì mỗi 2 năm một lần Hà Nội phải đến Genève phúc trình về sự áp dụng Công ước này tại Việt Nam. Thế nhưng đây là lần thứ 2 từ 20 năm qua, Hà Nội mới đến phúc trình. Hồ sơ điều trần của chúng tôi được 18 chuyên gia LHQ dùng như cứ liệu để chất vấn Phái đoàn Hà Nội, làm cho họ lúng túng, trả lời bậy bạ, và cuối cùng phải nhận lãnh 23 điều khuyến cáo của LHQ, mà Hà Nội phải thi hành trong vòng 12 tháng.

- Tháng 8 và 9, chúng tôi đi vận động Quốc hội Âu châu, chuẩn bị hồ sơ Nhân quyền cho Phái đoàn Quốc hội Âu châu về điều tra tôn giáo tại Việt Nam. Chúng tôi đến Bruxelles rồi Strasbourg, 2 trụ sở của Quốc hội Âu châu, để gặp gỡ các thành viên Phái đoàn cũng như ông Nassauer, Trưởng phái đoàn. Chuyến đi của Phái đoàn không thành vì Hà Nội ngăn cấm họ gặp Nhị vị Hòa thượng Thích Huyền Quang, Thích Quảng Độ và Linh mục Nguyễn Văn Lý, nhưng đã tạo tiếng vang quốc tế và lật mặt nạ giả nhân giả nghĩa của Hà Nội. Đáng lưu ý là Phái đoàn Quốc hội Âu châu đã khước từ lời yêu cầu của Hà Nội xin cho Sư Thích Thanh Tứ, đại biểu Phật giáo Quốc doanh, đến gặp Phái đoàn.

- Nhân danh "Diễn Đàn Dân chủ Châu Á", mà tôi làm chủ tịch, chúng tôi đã cùng với các Dân biểu Quốc hội Âu châu tổ chức 2 ngày Hội luận tại trụ sở Quốc hội Âu châu ở Bruxelles vào trung tuần tháng 9. Đề tài Hội luận là "Khước từ dân chủ và thảm sát tự do tại 3 nước Lào, Miến Điện và Việt Nam". Quy tụ đông đảo các chuyên gia 3 nước và các diễn giả quốc tế từ Hoa Kỳ đến Úc, Á, Âu châu. Thông điệp của Đại lão Hòa thượng Thích Huyền Quang và Bà Aung San Suu kyi khai mạc hội luận. Bà McKenna, Phó trưởng phái đoàn Quốc chội Âu châu đi Việt Nam về đã đến tường trình chuyến đi và tố cáo chế độ độc tài toàn trị tại Việt Nam.

- Tháng 10 có rất nhiều diễn biến : ông Trần Đức Lương đến Pháp công du, chúng tôi cùng với Liên Đoàn Quốc tế Nhân quyền và Hội Nhân quyền Pháp viết chung "Thư Ngỏ" gửi Tổng thống Chirac nói lên những vi phạm nhân quyền trầm trọng và yêu sách tổng thống trực tiếp đặt vấn đề nhân quyền với ông Lương và đòi trả tự do cho một danh sách tù nhân chính trị và tù nhân tôn giáo. Bức thư này gây động dư luận báo chí Pháp ; Cũng trong tháng 10, chúng tôi sang Houston, bang Texas, Hoa Kỳ tham dự Đại hội Thường niên Văn phòng II Viện Hóa Đạo, Gíao hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, để phúc trình cuộc đấu tranh của Cơ sở Quê Mẹ và Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế, tạo tiền đề cho kế hoạch đấu tranh của Giáo hội trong năm tới ; Sau Đại hội này, chúng tôi sang thủ đô Tirana ở Albanie tham dự Đại hội Đảng Cấp tiến Liên quốc gia để trình bày tình trạng bóp nghẹt dân chủ tại Châu Á và Việt Nam. Tại đây 4 Bộ trưởng và 22 Dân biểu Quốc hội Albanie đã tiếp đón chúng tôi, mở ra con đường vận động mới với các chính quyền Đông âu.

- Tháng 11, chúng tôi đi phó hội tại thủ đô Hán Thành ở Đại Hàn. Đây là "Diễn Đàn Phi Chính phủ thuộc Cộng đồng các Quốc gia Dân chủ" họp lần thứ hai. Có thể nói Hội nghị nầy rất quan trọng và đặc thù. Vì Hội nghị tổ chức cùng lúc một bên là 60 Ngoại trưởng các nước dân chủ Âu Mỹ Á Phi, một bên là đại biểu các tổ chức Phi chính phủ thuộc 111 quốc gia. Đại hội lần thứ nhất họp ở Varsovie năm 2000 cho ra đời "Cộng đồng các Quốc gia Dân chủ" nhằm hậu thuẫn tiến hành dân chủ trong các quốc gia độc tài. Trong bài diễn văn khai mạc, Tổng thống Đại Hàn, Kim Đại Trọng nói rằng : "Thế kỷ XXI sẽ là kỷ nguyên của các tổ chức Phi chính phủ. Vai trò các tổ chức Phi chính phủ là động cơ khởi động cho các xã hội công dân làm nền móng cho dân chủ". Với tư cách đại biểu cho Việt Nam trong vị thế Chủ tịch Cơ sở Quê Mẹ : Hành động cho Dân chủ Việt Nam, tôi được Ban tổ chức mời thuyết trình 2 đề tài : "Thăng tiến xã hội Công dân trong các xã hội bưng bít" và "Đánh giá các đại vấn nạn để tiên liệu đường hướng chiến lược tại vùng Đông Á và Thái Bình dương". Tại Đại hội, tôi lên tiếng tố cáo nền Pháp trị tùy tiện và khủng bố của luật pháp cộng sản, cũng như giới thiệu "Lời Kêu Gọi Cho Dân chủ Việt Nam" của Hòa thượng Thích Quảng Độ như một Giải Pháp Mới nhằm dân chủ hóa Việt Nam, cũng như nói lên bi kịch của các nhà đấu tranh cho tự do, dân chủ, như Nhị vị Hòa thượng Thích Huyền Quang, Thích Quảng Độ, Linh mục Nguyễn Văn Lý, Bác sĩ Nguyễn Đan Quế, ông Trương Văn Đức (Hòa Hảo) hay các ông Hoàng Minh Chính, Phạm Quế Dương, Trần Khuê, Phạm Hồng Sơn, Lê Chí Quang, v.v... Bốn biện pháp chế tài nhằm dân chủ hóa Việt Nam của tôi đã được Hội nghị đưa vào bản Quyết nghị Đại hội. Mặt khác, 196 đại biểu tham dự đại hội đã ký chung Kiến nghị yêu sách Hà Nội trả tự do cho Hòa thượng Thích Quảng Độ. Đứng đầu danh sách là bà cựu Ngoại trưởng Hoa Kỳ Madeleine Allbright và cựu Ngoại trưởng Ba Lan Bronislaw Geremek. Bà Paula Dobriansky, Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ thay mặt Ngoại trưởng tham dự hội nghị, đã tiếp riêng tôi hỏi han về tình hình nhân quyền và dân chủ tại Việt Nam. Bà hứa sẽ làm hết mọi sự để hỗ trợ cho tiến trình dân chủ hóa Việt Nam. Một bài báo dài đăng trên tờ Asian Wall Street Journal đã so sánh tầm quan trọng của Đại hội Hán Thành xẩy ra cùng lúc với Đại hội lần thứ 16 Đảng Cộng sản Trung quốc tại Bắc Kinh, và đánh giá rằng Hội nghị Hán Thành là cuộc chiến thắng của các quốc gia Dân chủ ở châu Á.

- Do những vụ xử các ông Lê Chí Quang, Nguyễn Khắc Toàn, cùng việc bắt bớ hai ông Phạm Quế Dương và Trần Khuê trong tháng 11 và 12, chúng tôi đã mở những cuộc vận động nhằm thông tin và phản đối tại LHQ, Quốc hội Âu châu và các trung tâm quyền lực trong thế giới. Nhiều Dân biểu Quốc hội Âu châu đã lên tiếng chất vấn các trường hợp cụ thể của Nhị vị Hòa thượng Thích Huyền Quang, Thích Quảng Độ, Lê Chí Quang, Nguyễn Khắc Toàn, v.v...

Là nguồn thông tin trung thực và chính xác, như một Trung tâm Dữ liệu về thực trạng nhân quyền và nền pháp trị chuyên chính tại Việt Nam, Cơ sở Quê Mẹ và Ủy ban Bảo vệ Quyền làm Người Việt Nam đã cung cấp tư liệu cho Ủy hội Hoa kỳ Bảo vệ Tự do tôn giáo trong Thế giới để chuẩn bị chuyến đi Việt Nam của Ủy hội hồi tháng 2 năm ngoái ; cũng như cho Bộ Giao Hoa Kỳ hồi tháng 11 trước phiên họp thường kỳ về Nhân quyền giữa Hoa Thịnh Đốn và Hà Nội.

Trong khi giới tài phiệt Tây phương cùng báo chí của chúng chỉ muốn nhắc nhở những "thành tích phát triển kinh tế" tại Việt Nam, như sản xuất nội địa lên 7,5%, hay Việt Nam là quốc gia đứng hàng thứ ba xuất khẩu gạo. Nhưng chẳng ai đoái hoài đền sự đói rách của 80% quần chúng nông dân, hoặc nhà tù chất đầy người bất đồng chính kiến. Thì những hoạt động vừa kể trên đây đã thức tỉnh lương tri nhân loại và công luận thế giới về tấn bi kịch Việt Nam. Thành quả rõ ràng là chính giới quốc tế, dư luận thế giới ngày càng hiểu rõ và phản đối chế độ độc tài toàn trị ở Hà Nội và nhiệt liệt ủng hộ cuộc đấu tranh cho tiến trình dân chủ hóa Việt Nam.

CTM : Xin Giáo sư có đôi lời tâm tình và chúc Tết đồng bào quốc nội.

VVA : Xin kính chúc Đồng bào một năm An lành, Hạnh phúc, Ấm no. Tôi cũng xin ngỏ lời cầu chúc các nhà lãnh đạo tôn giáo, các nhà đấu tranh cho nhân quyền, dân chủ một Năm Mới thu đạt nhiều thắng lợi cho sự vinh quang của dân tộc.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.