Hôm nay,  

40 Năm Túc Cầu Vn Qua 20 Kỳ Đơng Nam Aù Vận Hội

15/08/199900:00:00(Xem: 5976)
Cách đây 40 năm, Đông Nam Á Vận Hội lần thứ nhất đã khai mạc tại Vọng Các, thủ đô Thái Lan. Lúc bấy giờ Đông Nam Á Vận Hội chỉ giới hạn trong 7 nước ở bán đảo Đông Dương gồm: Việt Nam Cộng Hòa, Căm Bốt, Lào, Miến Điện, Thái Lan, Mã Lai, Tân Gia Ba. Ngay trong giải đầu tiên này, đội tuyển túc cầu VNCH đã đoạt chức vô địch sau khi loại đội Mã Lai ở trận đấu cuối cùng. Hai năm sau, đội tuyển túc cầu VNCH có mặt tại Đông Nam Á Vận kỳ 2 tổ chức ở thủ đô Rangoon (Ngưởng Quang) của Miến Điện. Do nhiều tuyển thủ bị chấn thương nên đội VNCH đã thua trận bán kết trước đội chủ nhà và cuối cùng giành được huy chương đồng.
Đến năm 1963, đáng lý VNCH đứng ra tổ chức Đông Nam Á Vận kỳ 3, nhưng do tình hình chiến tranh, nên VNCH nhường quyền tổ chức cho một quốc gia khác, tuy nhiên do có một số nước trong khu vực đang trong tình trạng bất ổn xin không tham dự, do đó Đông Nam Á Vận kỳ 3 đã không tiến hành được. Từ 1965 đến 1973, đội tuyển túc cầu VNCH đã liên tục tham dự 5 kỳ Đông Nam Á Vận hội và giành được 2 huy chương bạc, 3 đồng.
Từ 1975, sau khi VNCH bị bức tử, Đông Nam Á Vận Hội vắng bóng đại diện của VN, trong khi đó, cuộc tranh tài này lại có thêm 3 quốc gia mới ở vùng biển Thái Bình Dương: đó là Nam Dương, Phi Luật Tân, Brunei. Từ 1977 đến 1987, Đông Nam Á Vận Hội (SEA Games) thường vắng 3 nước Đông Dương: Việt, Căm Bốt, Lào. Năm 1989, CSVN đã cử 1 đoàn thể thao tham dự SEA Games 15 tổ chức tại Kuala Lumpur, trong thành phần các bộ môn, không có đội tuyển túc cầu. Năm 1991, tại SEA Games kỳ thứ 16 tổ chức tại Manila (thủ đô Phi Luật Tân), lần đầu tiên đội tuyển túc cầu VN dưới chế độ CS mới được ngành thể thao CSVN cử đi tham dự. Tại giải này, đội VN chỉ hòa với đội Phi Luật Tân và thua 2 trận trước Mã Lai và Nam Dương. Hai năm sau, SEA Games kỳ 17 tổ chức tại Singapore, trong vòng loại, đội VN chỉ có 1 trận thắng, 1 trận hòa, 2 trận thua nên bị loại không được vào bán kết.

Tháng 12/1995, qua ba kỳ tham dự, lần đầu tiên đội VN vào đến chung kết và thua Thái Lan 4-0. Dù không đoạt chức vô địch, nhưng với thứ vị hạng 2, đội VN đã làm hơn điều mà tổng cục Thể dục Thể thao CSVN đưa ra là chỉ cần vào bán kết. Trong thành công này, có sự đóng góp của huấn luyện viên Weigang-người Đức. Ông Weigang là người đã huấn luyện đội tuyển VNCH trong thời gian 1965-1966 và đã cùng với các tuyển thủ đưa đội VNCH đoạt cúp vô địch Merdeka.
Túc cầu là môn thể thao đầy kịch tính và nghiệt ngã. Tại SEA Games kỳ thứ 19 tổ chức tại Jakarta 1997, đội VN suýt bị phơi áo không được vào bán kết khi bị Mã Lai hơn điểm ở chiếc vé thứ 2 để vào vòng trong, nhưng cuối cùng chính đội Lào đã mở cửa cho VN khi thắng Mã Lai 1-0. Chính nhờ trận này, VN hơn điểm Mã Lai và được dự vòng bán kết. Lại gặp Thái Lan-đương kim vô địch SEA Games, đội VN đã bị Thái chận cửa vào chung kết trong một trận đấu mà VN có hy vọng thủ hòa trong hai hiệp chính. Lần thua này nhẹ hơn với 2 bàn cách biệt. Món nợ túc cầu với Thái Lan phải đợi đến Tiger Cup kỳ 2, VN mới trả được khi thắng Thái Lan đến 4 trái (Tiger Cup là giải vô địch túc cầu Đông Nam Á, còn SEA Games là Đông Nam Á Vận hội, Tiger Cup tổ chức lần đầu vào năm 1996 tại Singapore, VN xếp hạng 3).
Dù đã thắng được Thái Lan trong Tiger Cup nhưng món nợ túc cầu SEA Games với Thái Lan vẫn còn. Và chiều ngày 14 tháng 9/1999, đội Việt Nam có dịp để thanh toán nợ nần. Bài này được viết trước khi có kết quả trận chung kết nên chúng ta khó mà đưa ra được một đáp số cho bài toán số học túc cầu này. Nếu thắng được Thái Lan, thì đội VN mới trả được món nợ đã vay từ 1995. Cũng xin được nói thêm rằng, trong thập niên 50 và nửa thập niên đầu 60, túc cầu Thái Lan chỉ là “tiểu đệ” của đại ca túc cầu Việt Nam Cộng Hòa, một trong 4 đội tuyển hay nhất châu Á. Những lần gặp đội VNCH, Thái Lan bị phơi áo với tỷ số đậm, từ ba bàn cách biệt trở lên. Đội Nhật Bản cũng đã từng tự ví mình như đôi giày bé nhỏ trước đôi giày khổng lồ VNCH, sau khi đã bị đội tuyển Quân đội VNCH hạ 3-1 tại giải Merdeka 1959 và cũng tỉ số đó trên sân Sài Gòn một tuần sau khi đoàn này trên đường về lại Tokyo.
Trong lịch sử thể thao, Đội tuyển VNCH đã lập nhiều chiến tích lẫy lừng trên sân cỏ châu Á trong hai thập niên 50 và 60...

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.