Hôm nay,  

Thử Thách Mới

05/11/200000:00:00(Xem: 4941)
Dân Việt ở đông nhứt tại Việt Nam, nhì tại Cali, ba tại Uùc. Quận Cam lại là quận người Việt ở nhiều nhứt của bang Cali. Đó là tài liệu giảng huấn của Tiến sĩ William, giáo sư môn Nhân văn của Đại học Cộng đồng Santa Ana. Little Saigon vì vậy có thể gọi là thủ phủ của người Việt hải ngoại.

Giáo sư Edward Feasel, giảng môn Kinh tế tại Đại học Soka ở Misson Viejo, cho biết Cali hiện là siêu cường kinh tế thứ sáu của thế giới, giàu hơn nươc Ý, so kè với nước Anh. Nhưng theo thống kê tháng rồi, hy vọng Cali trở thành siêu cường kinh tế thứ năm cuả thế giới sẽ thành sự thật trong ít năm tới, vượt nước Anh là quê hương của cuộc Cách mạng Kỹ nghệ.

Điều gì đã giúp cho bang Cali này đạt được thành quả trên" Kinh tế Cali phát triễn nhanh chóng; chánh yếu do vị trí quốc tếá của bang trên thế giới. Cali là bang xuất cảng mạnh nhứt trong năm mươi bang của Mỹ. Hàng hóa xuất nhiều nhứt về vùng Á châu Thái Bình dương. Cali là đầu cầu không thể thiếu đươc trong giao lưu kinh tế giữa Mỹ và Á châu Thái Bình Dương.

Vài tuần nữa, một phái đoàn trên hai ngàn người Mỹ do Tổng thống Bill Clinton sẽ đi viếng Việt Nam. Thương ước Mỹ Việt đã ký. Việc Quốc hội hai bên phê chuẩn chỉ còn là vấn đề thời gian tính bằng ngày. Phái đoàn trên hai ngàn người này, hơn phân nữa là thương, công, kỹ nghệ gia. Bàn bạc việc làm ăn là hẵn là mục tiêu chánh. Giả sử chỉ một phần tư số người làm ăn ấy, 250 người thôi, thương thảo xong, hứa hẹn hoặc ký kết được hợp đồng, Cali sẽ có rất nhiều thay đổi ngay sau khi phái đoàn về.

Giới sản xuất, mua bán chuẩn bị. Xâây cất.. Thuê mướn nhà, xưởng, kho, tiệm, Tuyển dụng người. Ở đâu tiện và rẻ" Cali , bên bờ Á châu Thái Bình dương. Ai hiểu thị trường VN rõ nhứt" Người Mỹ gốc Việt, đa số quần cư ở Cali.

Phe đối tác của Mỹ, cán bộ quốc doanh, mậu dịch, ngoại thương, đa số là đảng viên CSVN _ chớ dân dã làm gì có chuyện làm công tác ngoại thương trong chế độ CSVN _ cũng phải tới lui Cali. Nếu Los Angeles và San Francisco là cổâng quốc tế ra vào Á châu. thì Quận Cam phải là nơi thích hợp nhứt cho sự giao thương Việt Mỹ.

Cơ quan đối tác của Mỹ là cơ quan quốc doanh,trên nguyên tắc là cơ quan công quyền của Đảng và Nhà Nước CSVN. Giả sử họ treo cờ đỏ sao vàng ở trước, và ảnh Hồ chí Minh ở trong, như Trần Trường đã làm thì sẽ ra sao" Trần Trường là một cá nhân, một người Mỹ gốc Việt, treo cờ và hình CS. Cộng đồng người Việt ở Quận Cam phải một nắng hai sương hàng mấy chục ngày đêm mới hạ được. Huống hồ cơ quan quốc doanh của VNCS, dính líu tới bang giao của Mỹ, sự thể sẽ rắc rối đến mức nào khi Thương ước được thi hành, va nếu CSVN chơi khăm,và ngoan cố thượng bảng, thượng cờ, thượng ảnh . Các vấn đề gay góc ấy cần được nghĩ, tìm giải pháp ngay bây giờ nếu không muốn bị quá trễ. Lãnh đạo là tiên liệu.

Hội thảo, tham luận, tranh luận, mạn đàm, tọa đàm về ảnh hưởng, hậu quả của Thương ước đối với Mỹ, đối với VNCS trong cộng đồng người Việt ở Mỹ đã nhiều. Nhưng ít ai bàn đến ảnh hưởng và hậu quả của Thương ước đối với chính chúng ta, những người Mỹ gốc Việt đang sinh sống tại bang Cali, một cộng đồng lớn hàng thứ hai sau cộng đồng người Việt trong nước. Cái gì đến phải đến. Thử thách mới cho chúng ta, chúng ta không thể tránh né. Thái độ đà điểu hay xuôi tay chỉ là thái độ đầu hàng trước khi đối diện với sự thật

Sự thật phũ phàng là Công đồng thiểu số người Mỹ gốc Việt chúng ta không đủ thế lực chánh trị, kinh tế để cản trở chính sách của Washington. Gở cấm vận cho CSVN, bình thường hóa bang giao với VNCS, ký thương ước. Ta chống. Mỹ làm và làm tới. Làm tới đến mức Tổng thống Mỹ cùng hơn hai ngàn người đi viếng VNCS . Cũng chưa hết. Còn, có thể một ngày nào đó, tướng tá, cán bộ VNCS đi học, đi tu nghiệp Mỹ như người của VN Cộng hòa chúng ta, đồng minh của Mỹ, đi công du, công cán, tu nghiệp Mỹ trước đây!

Tình hình đã đổi mới. Cách nghĩ, cách làm cũng phải mới. Đổi thay là bản chất của sự sống. Vạn vật vô thường. Chính trị, chính sách hẳn nhiên cũng phải đổi thay. Bây giờ có lẽ đã hơi trễ. Nhưng trễ còn hơn không. Việc duyệt xét lại và tái thiết kế cho hợp thời cơ, địa lợi, nhơn hòa là cấp thiết.

Hai mươi lăm năm tư ngoài xa pháo kích, ngoại kích VNCS. Không kết quả. Tại sao không lợi dụng lúc Mỹ mở đường, có an ninh lộ trình, xâm nhập vào, bám thắt lưng địch mà đánh. Bắng cớ hiệu quả đã rõ. Mười năm đô la, tự do, dân chủ "diễn biến hòa bình" trong lục phủ ngũ tạng CSVN. Đảng chỉ còn là ban hội tề của xã thôn với mấy cường hào, ác bá đang tranh giành miếng thịt làng, phần xôi thịt. Tính đấu tranh, tinh thân tấán công cách mạng chống bất công của CS mất trắng.

Phong trào quần chúng nhân dân không ngừng nổi lên từ thành thị đến thôn quê dù chưa liên kết được nhưng cũng không dập tắt được. Qui luật cách mạng chỉ rõ, bao lâu mà chánh quyền không diệt nổi phong trào nhân dân, nhân dân sẽ nuốt mất chánh quyền. Số người ly khai đảng, đối lập đảng ngày càng cao. Chiến thuật xâm nhập, đột kích hữu hiệu hơn ngoại kích ở tầm xa.

Trong nước, chiến thuật chủ động tấn công bất bạo động ngay trong lòng địch tỏ ralà thượng sách. Nhưng ở Mỹ, nhứt là ở Quận Cam, sắp bị dặt vào một tình thế mới. Những ngày sắp tới, không còn cảnh một mình một chợ như ttrước đây.

Trước nhứt một đối sách với sinh viên từ VNCS qua du học là cấp thiết.. Giận cá chém thớt, ghét bỏ vì các em này vốnï là con cháu của cán bộ CS. Việc làm ấy quá dễ, Nhưng là việc làm hạ sách, lại thiếu công bằng. Ta đã chê chủ nghĩa lý lịch của CS thì đừng làm theo kiểu của họ. Có ai lựa được cha mẹ để đầu thai sanh ra đâu mà ghét bỏ trẻ đầu xanh vô tội. Thượng sách là giúp cho các em cháu ấy hòa nhập càng sớm càng tốt vào xã hội Mỹ.Văn hóa Mỹ là khắc tinh của độc tài, đảng tri, vô tự do, phi dân chủ. Sống theo kiểu Mỹ là gián tiếp chống CS rồi. Nếu các em cháu này ở lại không về càng có lợi. Nếu về cũng không hại cho chánh nghĩa tự do dân chủ. Nhìn xem sự sụp đổ của Liên xô, Đông Aâu, ai làm" Toàn người tiến bộ trong nước, chớ không phải dân tỵ nạn trở về làm. Trái lại dân tỵ nạn Cuba được CIA trang bị tới răng, vừa đổ bộ Vinh Con Heo, đã bị chận và diệt gần hết.

Đối diện với cán bộ quốc doanh, sự am tường luật pháp, hiệp ước có giá trị như luật là thiết yếu. Bám luật lệ, vận dụng tối đa quyền công dân Mỹ, quyền người tiêu thụ để đấu tranh, hành động nếu muốn công luận, luật pháp Mỹ đứng về phiá chánh nghĩa quốc gia.

Thí dụ cụ thể hàng hóa do CSVN xuất cảng thường không đạt tiêu chuẩn phẩm lượng vì cơ quan Kiểm tra và Đo lường Chất lương CSVN khômg đủ máy móc, và nhút là vì tham nhũng. Khiếu tố tối đa. Dựa và Hội Người tiêu thụ của Mỹ.

Cán bộ CSVN đến làm ăn chẳng có đặc miển tái phán nào cả, như phó thường dân chúng ta. Cảnh sát Mỹ còng, Toà Mỹ xử.Khám Mỹ nhốt. Hiệp ước dẩn độ cũng chưa thấy nói. Cali là đất địa của ta. Cán bộ CSVN chỉ là ngoại nhân, lạ nước, lạ cái. Kết hợp đấu tranh chánh qui đường phố và đấu tranh du kích buộc họ luôn luôn ở thế phòng thủ, thụ động mất tinh thần, thời giờ, tiền bạc, không còn làm ăn gì được nữa.Rảnh làm, mệt nghỉ. Làm bất ngờ. Làm dẻo dai.

Những ngày tháng sắp tới sẽ đầy thử thách mới, ngay tại đất địa của chúng ta. CSVN không còn ở bên kia nữûa vòng trái đất nữa. Họ xuất hiện trên phố Bolsa, trên đường Westminster, trong thủ đô tỵ nạn của chúng ta theo con đường Thương ước. Thử thách mới đòi hỏi suy nghĩ mới, cách làm mới, và tinh thần mới. Đương nhiên trong hàng ngũ ta sẽ phát sanh nhiều khác biệt do tình hình mới tạo ra. Hy vọng các sai biệt sẽ được dàn xếp trên mẫu số chung là quyền lợi tối thương của đất nước và trên tinh thần tôn trọng sự khác nhau với niềm tương kính của tự do dân chủ.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.