Hôm nay,  

Không Nhà, Không Phiếu

13/09/200000:00:00(Xem: 4849)
Hai ứng cử viên Tổng Thống, càng gần ngày bầu cử, càng đưa ra nhiều lời tuyên bố liên quan đến nguyện vọng của nhiều lớp người trong xã hội. Người mua nhà trả góp được tăng miễn thuế. Người có con đi học sẽ có trường lớp nhiều và tốt hơn, có nhiều giáo chức giỏi hơn. Người lớn tuổi đựơc tài trợ tiền thuốc cao hơn. Nhưng một lớp người đang có nhu cầu bức bách nhứt không được hai vị ứng cử viên nói đến. Đó là dân không nhà (homeless). Nhà là một nhu cầu căn bản cho cuộc sống con người. Sống, cái nhà; chết cái mồ. Thời ăn lông ở lổ, chưa biết xây cất, hang động là nhà. Thời săn bắn, hái lượm, mái lá, chòi tranh, ụ tuyết dùng làm nơi trú mưa, đụt nắng cũng là nhà. Thời nông nghiệp, kỹ nghệ, tin học hiện tại, cung vàng, điện ngọc, nhà chọc trời, ổ chuột cũng vẫn là nhà. Nhà là một nhu cầu của Con Người; bất cứ ở đâu, thời nào cũng có, cũng cần. Thiếu không được, nếu không muốn sự sống bị đe dọa.

Phải chăng vì số người không nhà quá ít mà hai vị rắp ranh ra gánh vác chuyện quốc gia đại sự thấy không cần nói đến" Hay vì lớp người vô phước này không nhà, không phiếu nên bị bỏ quên" Hoặc vì thế lực của giới chủ đất, chủ nhà mạnh không thua gì các giới sản xuất và buôn súng nên hai ứng cử viên thay mặt hai đảng tỏ ra im lặng đáng sợ trước hoàn cảnh bi đát này.
Đa số dân nghèo ở Mỹ không lo nổi nơi ăn chốn ở. Con số chính xác người vô gia cư chưa có, Sở Kiểm Tra Dân Số, đêm 20-3-1991, có tung viên chức ra khắp nước Mỹ, đếm được 177.882 người nằm sương dưới các mái hiên, gầm cầu và 49.793 người đang lang thang trên đường không có chỗ trú ngã lưng, tại các tụ điểm mà người vô gia cư thường lui tới. Tuy nhiên, nhiều nhà chuyên môn cho rằng, nếu đếm đầy đủ, con số sẽ lên đến ít nhứt 500.000 vào bất cứ đêm nào trong năm (Kozol, 1988; Wright, 1989).

Hình ảnh chung của người vô gia cư xưa, đàn ông ngủ bên đường, đàn bà mang bao tải dồn tất cả vật dụng hoặc chất lên chiếc xe chợ đẩy đi, đã thay đổi. Người vô gia cư hôm nay là những người bị mất việc làm, bị tống ra khỏi cư xá vì giá tiền cho thuê tăng, thiếu tiền mua trả góp do lương thấp hay không có việc làm. Ngày nay nguyên nhân gây thảm cảnh không nhà rất đa dạng, đa nguyên, không thể nào mô tả hết được.

Tuy nhiên tất cả những kẻ không nhà đều giống nhau một điểm là nghèo. Do đó, có người đổ tội nghèo, quy trách thảm trạng không nhà cho cá nhân những người đáng thương không nơi nương tựa này một cách chung chung. Nhưng thống kê, tính toán vô tư cho biết rõ rằng là chỉ có một phần ba số người vô gia cư nghiện ngập. Còn một phần tư thì bị bịnh tâm thần. Và đa số còn lại là những người không chịu đựng nổi sự cạnh tranh gay gắt của xã hội Mỹ phức tạp và căng thẳng này. Thương thay, đó lại là 1% của tổng dân số Mỹ (Bassuk 1984, Whitman, 1989).

Cũng có người xem nạn vô gia cư là hậu quả của cơ chế xã hội, phát sanh từ chế độ giá cả cho thuê nhà quá mắc, trong khi giá công xá, mức lương không theo kịp (Schutt 1989; Bohannan, 1991). Minh họa cho luận cứ này là hai phần ba tổng số người không nhà thuộc thành phần có gia đình, vợ con. Trẻ em là lớp người vô gia cư phát triển nhanh nhứt.

Đồng ý rằng, trong một chừng mực nào đó, lớp người vô gia cư cũng có những bất toàn; nhưng nguyên nhân chánh tạo ra thảm cảnh không nhà vẫn do sự thay đổi cơ cấu của xã hội và, quan yếu nhứt, là do sư cắt giảm của chánh quyền trong việc giúp đỡ người nghèo. So với ngân sách của các quốc gia Tây Âu, Mỹ là một nước chi cho dân nghèo cuả mình ít, đứng hàng thứ bảy, sau Thụy Điển, Đan mạch, Pháp, Ý, Canada (US Bureauof the Census, 1998). So với mức lương trung bình của các quốc gia đã kỹ nghệ hóa trên thế giới, Mỹ có mức lương thấp hơn Đức, Nhựt, Pháp (nguồn tin vừa dẫn). Thế nhưng, hai ứng cử viên cho đến bây giờ vẫn thủ khẩu như bình trước vấn đề vô gia cư nhứt nhối ấy. Một sự im lặng đáng sợ. Phải chăng do thế lực tài phiệt của giới chủ đất, chủ nhà. Thế lực được nằm trong số tiền yểm trợ kếch xù nhưng tán nhuyễn qua nhiều ngõ ngách để né luật pháp. Thế lực nhà đất không nhỏ hơn thế lực của các xưởng, tiệm làm và bán súng đã gây bao nhiêu cảnh bắn giết, hàng trăm học sinh đầu xanh vô tội ngã gục dưới mái trường. Thế lực đó cũng quá mạnh để làm hàng mấy trăm cánh tay quyền lực của nhân dân tại Quốc Hội Mỹ trở nên yếu như cọng bún thiêu, giơ lên không nổi. Hay đó là một vấn đề quá nhậy cảm đối với một nước giàu mạnh nhứt hoàn cầu. Vì quốc thể hai ứng cử viên đồng mặc thị tránh né.

Thảm cảnh không nhà lại càng thấm thía và bức bách hơn đối với chúng ta, trên 250.000 ngưòi đang sống tại Quận Cam. Xin đi một vòng qua các cơ quan nhà ở. Người xếp hàng dài, đông nhứt là dân Giao chỉ. Họ nhiều nhứt trong danh sách chờ nhà là Ngô, Đinh, Lê, Lý, Trần, Nguyễn, v.v... Quận xin cấp nhà lâu và khó nhứt, nhì và giá nhà cũng mắc nhứt, nhì Mỹ cũng vẫn là Quận Cam. Tiền mướn nhà là khỏan chi phí lơn nhứt của Người Việt Tỵ nạn CS vốn mới qua, chân ướt chân ráo, thường phải đi làm với mức lương tối thiểu hay vì tuổi già sức yếu phải sống nhờ trợ cấp xã hội. Thêm vào đó, tâm lý dân tộc, an cư mới lạc nghiệp, sống cái nhà, chết cái mồ, là một bức bách tâm lý khiến tốn bao nhiêu, người Việt cũng ráng mướn để có một chỗ ở. Nhiều khi, nhứt là quí vị cao niên, phải mất trên hai phần ba tiền trợ cấp để mướn chỉ một cái nhà xe, khô bếp núc, không lò sưởi, để có cái gọi là nhà. Lý do thứ ba trong việc tìm chỗ ở khó khăn, mắc mỏ là do thân phận thiểu số. Có nhiều khu nhà di động (mobile homes) thôi nhưng có những “lệ xóm” mặc thị không thuận lợi cho dân thiểu số. Thưa gởi bị kỳ thị, khó lắm. Con kiến làm sao kiện đưọc củ khoai; giới địa chủ rành tiếng Anh, luật lệ, và thường có luật sư; nén bạc đâm toạc tờ giấy.

Năm 1996, đa số dân Mỹ gốc Á châu bỏ phiếu cho Cộng hòa vì một phần lớn không thích chủ trương ngoại giao của Dân chủ hòa huỡn với CS vùng Đông Nam Á. Tinh thần vì nước vì dân đối với nước nhà thật đáng ngưõng mộ. Tuy nhiên theo nhận xét của Ủy ban Vận động Chánh trị của người Mỹ gốc Á châu thì hai đảng Cộng hòa cũng như Dân chủ, không đảng nào tốt với Người Mỹ gốc Á châu, Thái Bình Dương. Nhưng Đảng Dân Chủ do truyền thống thiên về khối cử tri có lợi tức thấp, dân da màu, dám đặt các vấn đề, và đối diện với các vấn đề của người thiểu số. Ý kiến trên đáng cho người Việt mình suy gẫm trước khi quyết định sử dụng lá phiếu của mình. Điều quan trọng là đi bầu. Có đi bầu đông, có nhiều phiếu, thì mới được được để ý, được nhắc tới tên. Đó là luật chơi của trò chơi dân chủ trên cõi Ta bà này.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.